Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 3
lượt xem 9
download
Java Mobile Thay thế cho hệ thống file, thiết bị MIDP lưu trữ thông tin qua các record stores. Chúng ta có thể xem các record store này như một bảng dữ liệu gồm nhiều dòng record. Mỗi dòng record có một số ID và gồm một mảng các bytes. Người ta thường xem record store như một cấu trúc file phẳng (flat-file). Record ID 1 2 3 Data Mảng các bytes Mảng các bytes Mảng các bytes . Bảng 6.1 Mô hình Record Store Mỗi record có một trường Record ID có kiểu dữ liệu integer, đóng vai trò như...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 3
- Java Mobile Thay thế cho hệ thống file, thiết bị MIDP lưu trữ thông tin qua các record stores. Chúng ta có thể xem các record store này như một bảng dữ liệu gồm nhiều dòng record. Mỗi dòng record có một số ID và gồm một mảng các bytes. Người ta thường xem record store như một cấu trúc file phẳng (flat-file). Record ID Data 1 Mảng các bytes 2 Mảng các bytes 3 Mảng các bytes ……………. …………………. Bảng 6.1 Mô hình Record Store Mỗi record có một trường Record ID có kiểu dữ liệu integer, đóng vai trò như khóa chính trong bảng dữ liệu và một trường “Data” là một mảng các bytes để chứa dữ liệu. Một tập hợp các record này được gọi là một record store (tương ứng với một bảng dữ liệu). Một ứng dụng MIDlet có thể có bao nhiêu record store tùy ý (kể cả không có), mỗi record store được phân biệt bởi tên định danh duy nhất. Mở rộng ra, các Record Stores của các ứng dụng MIDlet cùng chung một bộ (suite) thì cũng phải có tên phân biệt. Tên của record store có thể chứa đến 32 ký tự Unicode (16 bits) và tên này phân biệt hoa thường. Các ứng dụng MIDlet không những truy xuất được các record stores do nó tạo ra mà còn truy xuất được các record stores do các ứng dụng khác trong cùng một bộ (MIDlet Suite) tạo ra. Đây là một lý do khiến các nhà phát triển đặt ra khái niệm MIDlet Suite, tuy nhiên các MIDlet không cùng một suite không thể truy xuất Record Suite của nhau. Đây là một hạn chế của Record Store khi so sánh với hệ thống file trên các thiết bị khác. Một record store quản lý hai thông số để quản lý việc truy cập dữ liệu, hai thông số này tự động được cập nhật khi có record được thêm, xóa hay sửa: 107
- Java Mobile • Số Version : đây là một giá trị integer. Tuy nhiên, có một điều không may là giá trị khởi điểm của version không được định nghĩa bởi API. Nếu chúng ta cần biết giá trị ban đầu này, ngay sau khi tạo record mới ta có thể gọi hàm getVersion(). • Ngày tháng: là một số long, thể hiện số millisecond tính từ nửa đêm ngày 1/1/1970. Chúng ta có thể lấy ra thông số này bằng hàm getLastModified(). Các yêu cầu xử lý record store được thiết bị đồng bộ hóa tự động: khi có hai hay nhiều yêu cầu xử lý thì yêu cầu đến trước được xử lý trước và các yêu cầu xử lý khác sẽ được đặt vào hàng đợi. Các hàm xử lý Record Store thông dụng: Lớp javax.microedition.rms.RecordStore Phương thức Mô tả Constructor: Không có phương thức khởi tạo static RecordStore Mở một record store, tùy chọn tạo mới openRecordStore(String nếu record store chưa tồn tại. recordStoreName, boolean createIfNeccessary) void closeRecordStore() Đóng record store static void deleteRecordStore(String Xóa record store rcdStoreName) static String[] listRecordStore() Liệt kê các record stores trong MIDlet Suite int addRecord(byte[] data, int offset, int Thêm một record numBytes) void setRecord(int recordID,byte[] Thay đổi nội dung một record. newData,int offset, int numBytes) void deleteRecord(int RecordID) Xóa một record khỏi record store byte[] getRecord(int RecordID) Lấy mảng byte chứa nội dung record 108
- Java Mobile int getRecord(int RecordID, byte[] Lấy nội dung record từ vị trí offset đưa buffer, int offset) vào mảng byte. int getRecordSize(int RecordID) Lấy kích thước của record int getNextRecordID() Lấy ID của record tiếp theo int getNumRecords() Lấy số lượng Record trong Record Store long getLastModified() Thời điểm thay đổi cuối cùng của Record Store int getVersion() Lấy version của Record Store String getName() Lấy tên của Record Store int getSize() Tổng số bytes được sử dụng bởi Record Store int getSizeAvailable() Lấy dung lượng còn lại (bytes) được phép dùng bởi Record Store. RecordEnumeration enumerateRecords Bổ sung chức năng duyệt các record (RecordFilter filter, RecordComparator dưới dạng một tập hợp. (sẽ được đề cập comparator, boolean keepUpdate) sau) void addRecordListener(RecordListener Thêm một bộ lắng nghe trên Record listener) Store (sẽ được đề cập sau) void removeRecordListener Gỡ bỏ bộ nghe (sẽ được đề cập sau) (RecordListener listener) Bảng 6.2 Lớp RecordStore Ghi chú: Record ID được tính bắt đầu từ 1 chứ không phải từ 0 như chỉ số mảng. Sau đây là một ví dụ về việc nhập xuất dữ liệu thông qua record store bằng kỹ thuật stream. Ví dụ đã được tinh giản và chỉ trình bày những phân đoạn chính. //Import các thư viện cần thiết import java.io.*; import javax.microedition.midlet.*; 109
- Java Mobile import javax.microedition.rms.*; public class ReadWriteStreams extends MIDlet { private RecordStore rs = null; // Record Store static final String REC_STORE = "db_1"; // Tên của Record Store public ReadWriteStreams() { openRecStore(); // Hàm tạo Record Store writeTestData(); // Hàm ghi dữ liệu readStream(); // Hàm đọc dữ liệu closeRecStore(); // Đóng Record Store deleteRecStore(); // Xóa Record Store } … public void startApp() { // Không có giao diện, chương trình sẽ ghi, đọc dữ liệu và thoát destroyApp(false); notifyDestroyed(); } public void openRecStore() { try { // Tạo record store mới nếu chưa tồn tại rs = RecordStore.openRecordStore(REC_STORE, true ); } catch (Exception e) { //Xuất thông báo lỗi } } public void closeRecStore() { try { rs.closeRecordStore(); 110
- Java Mobile } catch (Exception e) { //Xuất thông báo lỗi } } public void deleteRecStore(){ if (RecordStore.listRecordStores() != null){ try{ RecordStore.deleteRecordStore(REC_STORE); } catch (Exception e){ //Xuất thông báo lỗi } } } /*-------------------------------------------------- * Tạo 3 mảng để mô phỏng việc ghi dữ liệu *-------------------------------------------------*/ public void writeTestData() { String[] strings = {"String 1", "String 2"}; boolean[] booleans = {false, true}; int[] integers = {1 , 2}; writeStream(strings, booleans, integers); } /*-------------------------------------------------- * Viết vào record store dùng stream *-------------------------------------------------*/ public void writeStream(String[] sData, boolean[] bData, int[] iData) { try{ 111
- Java Mobile /* Tạo stream để viết dữ liệu, ở đây ta tạo ra 2 streams, một stream có tác dụng như buffer, stream còn lại để ghi dữ liệu vào Record*/ //Buffer ByteArrayOutputStream strmBytes = new ByteArrayOutputStream(); DataOutputStream strmDataType = new DataOutputStream(strmBytes); byte[] record; //Ba mảng có kích thước bằng nhau for (int i = 0; i < sData.length; i++) { // Ghi dữ liệu strmDataType.writeUTF(sData[i]); strmDataType.writeBoolean(bData[i]); strmDataType.writeInt(iData[i]); strmDataType.flush(); // Biến dữ liệu trong stream thành dạng mảng để ghi vào //record, vì các record chỉ chấp nhận dữ liệu dạng mảng record = strmBytes.toByteArray(); rs.addRecord(record, 0, record.length); // Xóa hết dữ liệu trong buffer để tiếp tục ghi các phần //tử tiếp theo của mảng strmBytes.reset(); } //Sau khi hoàn tất việc ghi các mảng, đóng các stream strmBytes.close(); strmDataType.close(); } 112
- Java Mobile catch (Exception e){ //Xuất các thông báo lỗi } } /*-------------------------------------------------- * Đọc lại dữ liệu đã được ghi *-------------------------------------------------*/ public void readStream(){ try{ // Tạo một mảng có kích thước đủ lớn // Trong thực tế nên kiểm tra và cấp phát lại kích thước nếu cần byte[] recData = new byte[50]; // Tạo một stream làm buffer lấy dữ liệu từ mảng recData ByteArrayInputStream strmBytes = new ByteArrayInputStream(recData); // Tạo stream để xuất dữ liệu theo đúng khuôn dạng đã ghi DataInputStream strmDataType = new DataInputStream(strmBytes); for (int i = 1; i
- Java Mobile } strmBytes.close(); strmDataType.close(); } catch (Exception e){ //Xuất các thông báo lỗi } } … } Ví dụ trên đã nêu một cách cơ bản nhất các bước cần thiết để ghi dữ liệu và truy xuất dữ liệu bằng record store. Ví dụ đã được tinh giản và chỉ nêu các hàm thật cần thiết. Việc mở, ghi record, đọc record, đóng và xóa record được thể hiện thành từng hàm riêng biệt để tiện theo dõi. Trong ví dụ trên có một số điểm ta cần chú ý: Chỉ số RecordID bắt đầu từ 1 chứ không phải từ 0 như chỉ số của các phần tử trong mảng. Nếu ta cố gắng truy xuất phần tử số 0 sẽ phát sinh lỗi. Tương tự như các hàm truy xuất I/O khác của Java, các hàm liên quan đến Record Store cần phải được đưa vào trong khối try – catch vì các hàm này có thể phát sinh các exceptions. Trong ví dụ trên chúng ta dùng stream để ghi và xuất dữ liệu có khuôn dạng; do đó khi chúng ghi theo trình tự nào thì xuất cũng phải theo trình tự đó. 114
- Java Mobile 6.2. Duyệt danh sách Record với RecordEnumeration Ngay trên ví dụ vừa rồi, chúng ta duyệt qua danh sách các records trong record store bằng dòng lặp. Đây là các tiếp cận được những lập trình viên nghĩ đến ban đầu vì chúng ta đã nhận định các record như các dòng trong một bảng của CSDL. Tuy nhiên, MIDP cung cấp cho chúng ta một công cụ thuận tiện và chính xác hơn để duyệt qua các record trong một record store. Chúng ta đề cập đến khái niệm “chính xác hơn” ở đây vì lý do khi duyệt bằng vòng lặp thực chất có thể gây nên một exception trong chương trình. Giả sử chúng ta có 3 record đánh số từ 1 đến 3, vì lý do nào đó chúng ta xóa record số 2 bằng phương thức deleteRecord(int RecordID) thì số 2 không bao giờ được sử dụng để gán làm RecordID cho một record khác. Vậy khi ta duyệt bằng vòng lặp, giả sử i từ 1 đến 3, khi giá trị i=2 sẽ gây ra một lỗi exception. Khi đó, chúng ta bắt buộc phải duyệt bằng công cụ enumeration. Ngoài ra, khi chúng ta sử dụng các chức năng lọc (filter) và sắp xếp (sort) các record, giá trị trả về sẽ là một RecordEnumeration vì các RecordID lúc này không tuân theo bất kỳ một thứ tự nào cả. Việc tạo ra một RecordEnumeration là một công việc đơn giản, chỉ tốn một vài dòng lệnh. Lớp RecordEnumeration không có phương thức khởi tạo (constructor), ta tạo ra RecordEnumeration bằng phương thức enumerateRecord(…) của lớp RecordStore Ví dụ: RecordEnumeration re = rs.enumerateRecords(null,null,false); while (re.hasNextElement()) { // lấy thông tin record tiếp theo ra buffer String str = new String(re.nextRecord()); //xử lý tùy theo yêu cầu } 115
- Java Mobile Hàm enumerateRecord nhận vào ba tham số: • Tham số đầu là bộ lọc (filter), nếu không muốn lọc record ta để null • Tham số thứ nhì là bộ sắp xếp (sort), nếu không muốn sắp xếp ta cũng để null. Nếu cả hai tham số trên đều là null thì các record được lấy ra và sắp xếp theo thứ tự bất kỳ. • Tham số cuối cùng là một biến boolean bUpdate, nếu bUpdate là true thì khi danh sách các record có sự thay đổi (bị thêm, xóa hay sửa) biến RecordEnumeration sẽ tự cập nhật, nếu là false chúng ta phải tự cập nhật bằng hàm rebuild(). Sau đây là các hàm thông dụng nhất của lớp RecordEnumeration Lớp javax.microedition.rms.RecordEnumeration Phương thức Chức năng Construtor Không có constructor, tạo từ lớp RecordStore int numRecords() Số lượng records trong tập hợp byte[] nextRecord() Lấy record kế tiếp, duyệt theo thứ tự tiến (forward) int nextRecordId() Lấy RecordID của record kế tiếp byte[] previousRecord() Lấy record trước đó, duyệt theo thứ tự lùi (backward) int previousRecordId() Lấy RecordID của record trước đó boolean hasNextElement() Kiểm tra còn record để tiếp tục duyệt tiến (forward) hay không? bolean hasPrevioussElement() Kiểm tra còn record để tiếp tục duyệt lùi (backward) hay không? void keepUpdate(boolean Bật, tắt chế độ tự cập nhật của enum keepUpdate) boolean isKeptUpdate() Kiểm tra xem enum có chức năng tự cập nhật hay không? 116
- Java Mobile void rebuild() Tự cập nhật lại enumeration void reset() Đưa enumeration về trạng thái ban đầu, lúc vừa khởi tạo void destroy() Trả lại hết tài nguyên giữ bởi biến enum này. Bảng 6.3 Lớp RecordEnumeration 6.3. Sắp xếp bằng RecordComparator Yêu cầu sắp xếp dữ liệu là một yêu cầu thường được đặt ra cho các ứng dụng tiện ích. Công việc này trên các máy desktop thường được thực hiện thông qua các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, trên môi trường J2ME chúng ta cũng có một công cụ khá hiệu quả để sắp xếp dữ liệu trên Record Store, đó là RecordComparator. RecordComparator là một Java interface, khi có nhu cầu sắp xếp dữ liệu thì ứng dụng của ta phải cài đặt (implements) interface này. Sau đây là một ví dụ của lớp có cài đặt interface RecordComparator: public class Comparator implements RecordComparator { public int compare(byte[] rec1, byte[] rec2) { String str1 = new String(rec1), str2 = new String(rec2); int result = str1.compareTo(str2); if (result == 0) return RecordComparator.EQUIVALENT; else if (result < 0) return RecordComparator.PRECEDES; else return RecordComparator.FOLLOWS; } } Chúng ta cài đặt interface này bằng cách cung cấp hàm int compare(byte[],byte[]). Hàm này trả về 3 giá trị đặc biệt đã được định nghĩa trước là: 117
- Java Mobile • RecordComparator.EQUIVALENT • RecordComparator.PRECEDES • RecordComparator.FOLLOWS Khi đó, để bắt đầu quá trình sắp xếp và xử lý dữ liệu ta tạo ra một đối tượng Comparator (lớp có cài đặt RecordComparator) và một RecordEnumeration: // Tạo đối tượng Comparator để sắp xếp Comparator comp = new Comparator(); // Tạo đối tượng enum, tham số thứ nhì là comparator RecordEnumeration re = rs.enumerateRecords(null,comp,false); // Duyệt danh sách thông qua enum while (re.hasNextElement()) { String str = new String(re.nextRecord()); ... } Lúc này hàm compare trong lớp Comparator sẽ được dùng làm cơ sở để sắp xếp các record. Hàm này nhận vào hai tham số là hai mảng byte (là 2 record dùng để so sánh). int compare (byte[] r1, byte[] r2) Tùy theo giá trị trả về của hàm mà record r1 sẽ được xếp trước record r2, xếp sau r2 hay 2 records được xem là “bằng nhau”. Giá trị Ý nghĩa EQUIVALENT Record r1 và r2 được xem là bằng nhau, thực chất lúc này r1 được xếp trên r2 vì không có sự thay đổi thứ tự FOLLOWS Record r1 được xem là “lớn hơn” r2 và sẽ xếp sau. PRECEDES Record r1 được xem là “nhỏ hơn” r2 và sẽ xếp trước. Bảng 6.4 Các giá trị hằng để sắp xếp record 118
- Java Mobile Lúc này, khi ta dùng hàm enumerateRecords(…) của lớp RecordStore, kết quả trả về sẽ là một tập hợp (enum) đã được sắp thứ tự và ta có thể thao tác trên tập hợp này một cách bình thường. Nguyên lý sort thực chất cũng khá đơn giản: đối với những record gồm nhiều trường (compound record), khi chúng ta có nhu cầu chỉ search trên một trường bất kỳ thì trước nhất phải đọc trường đó của 2 record cần so sánh ra 2 biến trung gian. Sau đó việc so sánh 2 records trên thực chất là việc so sánh 2 biến trung gian. Tùy theo nhu cầu sort ta sẽ gán giá trị trả về cho hàm compare của lớp Comparator một cách tương ứng. 6.4. Lọc record với RecordFilter Ngoài chức năng sắp xếp các record, J2ME còn hỗ trợ chúng ta công cụ lọc các record. Phần vừa rồi chúng ta đề cập đến việc sắp xếp các record và đưa vào tập hợp, quá trình này ứng dụng sẽ sắp xếp tất cả các records có trong record store. Nếu chúng ta chỉ có nhu cầu lấy ra và sắp xếp các record thỏa mãn một yêu cầu nhất định nào đó (ví dụ trường năm sinh trong record phải nhỏ hơn 1990) thì ta phải dùng thêm công cụ RecordFilter. Cũng giống như RecordComparator, RecordFilter là một interface, khi ta có nhu cầu lọc record thì ta phải cài đặt (implements) interface này qua hàm boolean matches(byte[] candidate). Hàm matches(byte[] candidate) này nếu trả về giá trị true thì record candidate sẽ có mặt trong RecordEnumeration, ngược lại nếu trả về giá trị false thì record sẽ bị loại. Giả sử ta có bài toán lọc theo năm sinh như sau: Trong một record sẽ có hai trường, trường HoTen được lưu dưới dạng String UTF8 và trường năm sinh lưu dưới dạng integer. Ta cần lấy ra danh sách những người sinh trước năm 1990. Bài toán được giải quyết như sau: public class YearFilter implements RecordFilter{ private int Year=1990; 119
- Java Mobile public boolean matches(byte[] candidate) { String HoTen; Int NamSinh; ByteArrayInputStream strm=new ByteArrayInputStream(candidate); DataInputStream dataStrm=new DataInputStream(strm); Hoten=dataStrm.readUTF(); NamSinh=dataStrm.readInt(); return (NamSinh
- Java Mobile 6.5. Nhận thông điệp khi Record Store thay đổi Đôi khi chúng ta có nhu cầu cần được thông báo mỗi khi các records trong record store bị thay đổi, xóa hay được thêm vào. Để phục vụ cho nhu cầu này, J2ME cung cấp cho chúng ta interface RecordListener. Interface này hoạt động tương tự các interface chúng ta đã đề cập đến trong phần RMS này. Khi lớp ứng dụng của ta cài đặt interface này, nếu có sự biến đổi nào trên các records của bộ record store chúng ta sẽ nhận được thông điệp thông qua các hàm recordAdded(), recordChanged() và recordDeleted(). Phương thức Ý nghĩa void recordAdded(RecordStore recordStore, int Được gọi khi có một record recordId) được thêm vào record store void recordChanged(RecordStore recordStore,int Được gọi khi có một record bị recordId) thay đổi nội dung. void recordDeleted(RecordStore recordStore, int Được gọi khi một record bị recordId) xóa khỏi record store. Bảng 6.5 Lớp RecordListener Các hàm sự kiện trên đều có hai tham số: • RecordStore recordStore: cho biết record store nào bị thay đổi. • int recordID: cho biết ID của record bị thay đổi 121
- Java Mobile 6.6. Xử lý lỗi khi thao tác với Record Store Hãng Sun đã đặt ra tổng cộng 5 exceptions dành riêng cho việc xử lý RMS. Tất cả các exception này đều kế thừa từ lớp java.lang.Throwable, sau đây là danh sách các exception trên và ý nghĩa của chúng: InvalidRecordIDException: Được dùng để thông báo người dùng truy xuất đến RecordID không hợp lệ. Ví dụ như khi hàm RecordStore.getRecord(int ID) được gọi và tham số ID bằng 0 thì exception này sẽ phát sinh. Constructor: public InvalidRecordIDException(String message) public InvalidRecordIDException() RecordStoreException: Một exception dạng “chung chung”, được phát sinh khi có lỗi xảy ra do truy xuất record store. Constructor: public RecordStoreException() public RecordStoreException(String message) RecordStoreFullException Thông báo record store đã đầy: ví dụ khi gọi hàm RecordStore.add Record(byte[],int,int) để thêm một record, nếu record này đã đạt đến dung lượng tối đa sẽ phát sinh exception dạng này. Constructor public RecordStoreFullException() public RecordStoreFullException(String message) 122
- Java Mobile RecordStoreNotFoundException Thông báo tên của record store không tồn tại. Ví dụ khi ta gọi hàm RecordStore.deleteRecordStore (String) với một tên không tồn tại thì exception này sẽ phát sinh. Constuctor: public RecordStoreNotFoundException() public RecordStoreNotFoundException(String message) RecordStoreNotOpenException Được phát sinh khi ta thực hiện một số công việc truy vấn trên record store như thêm record, xóa record, đếm số record mà record store chưa được mở trước đó Consturctor public RecordStoreNotOpenException() public RecordStoreNotFoundOpen(String message) 123
- Java Mobile Chương 7: Kết nối mạng với Generic Connection Framework (GCF) 7.1. Giới thiệu GFC Trong bộ J2SE và J2EE chúng ta thực hiện các công việc liên quan đến truy xuất tài nguyên mạng qua hai packages chính là: java.io và java.net. Với kích thước hơn 200 kbytes và bao gồm hơn 100 lớp và interfaces, cách thức truy xuất thông qua hai gói io và net này vượt quá khả năng của thiết bị J2ME. Ngoài ra, trong bộ J2EE và J2SE này, nhà phát triển còn chú trọng nhiều đến các phương thức mạng và hệ thống file system trong khi thiết bị J2ME lại không quan tâm nhiều đến các vấn đề này. Vì các lý do trên, bộ thư viện Generic Connection Framework (GCF) đã được phát triển và nhắm đến các thiết bị di động J2ME. Các nhà phát triển không đưa ra mục tiêu phát triển một bộ thư viện cung cấp các lớp, phương thức hoàn toàn mới mà họ muốn đưa ra một bộ thư viện con của các thư viện đã được phát triển khá tốt trên môi trướng J2SE và J2EE. Bộ thư viện con này sẽ có một số thay đổi nhỏ để thích ứng với các hạn chế trên thiết bị di động cài đặt MIDP. 7.2. Lược đồ lớp Mục tiêu chung đươc đề ra là chúng ta cần có một lớp chính: lớp Connector. Lớp này sẽ có khả năng tạo các loại kết nối khác nhau: http, datagram, file… Phương thức mở kết nối sẽ có dạng: Connector.Open("protocol:address;parameters"); Ví dụ: Connector.Open("http://www.some_web_address.com"); Connector.Open("socket://someaddress:1234"); Connector.Open("file://testdata.txt"); 124
- Java Mobile Lúc này GCF cho thấy khả năng linh hoạt của mình. Tùy theo các protocol khác nhau mà một kết nối loại tương ứng sẽ được mở và trả lại cho người dùng. Lớp Connector sẽ tìm kiếm các lớp cài đặt cho loại protocol được yêu cầu, việc này được thực hiện thông qua phương thức Class.forName(). Ví dụ khi có một yêu cầu mở kết nối HTTP, lớp Connector sẽ thực thi hàm: Class.forName(“com.sun.midp.io.j2me.http.Protocol”); Sau khi kiểm tra, nếu lớp này tồn tại thì người dùng sẽ được trả lại một đối tượng cài đặt (implements) interface Connection và các thao tác truy cập sẽ được thực hiện thông qua đối tượng này. Lớp Connector và interface Connection được định nghĩa trong CLDC. Lược đồ các lớp trong thư viện: Hình 7.1 Lược đồ các lớp trong thư viện GCF Thực chất CLDC chỉ cung cấp các định nghĩa cho các interface. Quá trình cài đặt (implement) các protocols được thực hiện trong Profiles. Ví dụ, trong MIDP 1.0 lớp HTTPConnection sẽ cài đặt (chỉ một phần) bộ giao thức HTTP 1.1. Lớp 125
- Java Mobile HTTPConnection cài đặt interface ContentConnection và có hơn 20 phương thức để hỗ trợ người dùng tương tác với giao thức HTTP. Mặc dù DatagramConnection được biểu diển trên lược đồ nhưng MIDP 1.0 chỉ yêu cầu bắt buộc hỗ trợ giao thức HTTP. Các nhà phát triển có thể hỗ trợ thêm các giao thức khác nhưng điều này không bắt buộc. Trong MIDP 2.0, chúng ta được hỗ trợ các phương thức kết nối thông qua TCP và UDP. Tuy nhiên, ở phần này chúng ta chú trọng đến việc kết nối thông qua HTTP, đây là yêu cầu bắt buộc với các thiết bị MIDP. Sau đây là danh sách các lớp,interfaces và hàm chính trong bộ GCF: Connection (public abstract interface Connection) public void close() InputConnection (public abstract interface InputConnection extends Connection) public InputStream openInputStream() public DataInputStream openDataInputStream() OutputConnection (public abstract interface OutputConnection extends Connection) public OutputStream openOutputStream() public DataOutputStream openDataOutputStream() StreamConnection (public abstract interface StreamConnection extends InputConnection, OutputConnection) ContentConnection (public abstract interface ContentConnection extends StreamConnection) public long getLength() public String getEncoding() public String getType() HttpConnection (public interface HttpConnection extends ContentConnection) //Hơn 20 phương thức hỗ trợ truy cập HTTP Connector (public class Connector) 126
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 1
59 p | 114 | 13
-
Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 2
59 p | 49 | 7
-
Nghiên cứu JM và xây dựng ứng dụng minh họa (Đặng Nguyễn Kim Anh vs Đào Anh Tuấn) - 4
57 p | 46 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn