Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 23 - 29<br />
<br />
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÁI SINH IN VITRO CỦA CÂY CHÈ<br />
Nguyễn Thị Hải Yến*, Trần Thị Thu Hương<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Để chọn tạo các giống chè có năng suất và chất lượng tốt phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ chè,<br />
việc ứng dụng công nghệ gen là một hướng tiếp cận có triển vọng. Tuy nhiên, các nghiên cứu sử<br />
dụng công nghệ gen thường đòi hỏi hệ thống tái sinh phù hợp và hiệu quả cao. Trong nghiên cứu<br />
này, chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số kích thích sinh trưởng lên khả năng tạo mô<br />
sẹo và tái sinh của cây chè. Kết quả cho thấy 2,4-D phù hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo<br />
từ mẫu thân và lá chè. Môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ lá<br />
chè và môi trường MS có bổ sung 1,5 mg/l 2,4-D thích hợp cho tạo mô sẹo từ thân cây chè. Các<br />
mảnh lá mầm mang phôi đã xuất hiện chồi nhỏ sau 6 tuần nuôi cấy trên môi trường bổ sung BAP<br />
và kinetin. Các đoạn thân không chứa nách và mảnh lá không tái sinh trên môi trường MS có bổ<br />
sung BAP. Các nồng độ khác nhau của BAP trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác nhau<br />
đến khả năng tái sinh chồi từ đoạn thân mang nách lá, môi trường MS bổ sung 1mg/l BAP thích<br />
hợp cho tái sinh đa chồi.<br />
Từ khóa: cây chè, tái sinh, kích thích sinh trưởng<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Trên thế giới, chè là một trong những cây<br />
công nghiệp quan trọng, góp phần thu hút<br />
nhiều lao động dư thừa và là mặt hàng xuất<br />
khẩu thu ngoại tệ của nhiều nước [7]. Ở nước<br />
ta, cây chè là một trong 10 chương trình trọng<br />
điểm về phát triển nông nghiệp. Hiện nay,<br />
nhu cầu tiêu thụ chè trong nước và xuất khẩu<br />
ngày càng cao vì vậy công tác chọn tạo giống<br />
chè phải đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe<br />
hơn về giống có năng suất và chất lượng.<br />
Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu về<br />
cây chè nhưng chủ yếu đi sâu nghiên cứu về<br />
đặc tính sinh hóa, đặc điểm sinh thái, giải<br />
phẫu lá, thân; đặc điểm sinh trưởng, phát<br />
triển, năng suất chất lượng chè [1], [3].<br />
Để cải thiện năng suất và nâng cao chất lượng<br />
cây giống, các phương pháp tiếp cận theo<br />
hướng công nghệ gen đã được chứng minh là<br />
cho kết quả khả quan trên nhiều đối tượng cây<br />
trồng. Một trong những kỹ thuật mới được<br />
nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới sử dụng<br />
có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng<br />
cây trồng là kỹ thuật chuyển gen. Tuy nhiên,<br />
kỹ thuật này đòi hỏi phải có hệ thống tái sinh<br />
phù hợp và hiệu quả. Đã có một số công trình<br />
*<br />
<br />
Tel: 0982 982291; Email: nguyenhaiyensh@gmail.com<br />
<br />
nghiên cứu về tái sinh chè được thực hiện đã<br />
cho thấy tiềm năng tái sinh cây chè in vitro<br />
khá cao [4] [5] [6] [8]. Trong bài báo này,<br />
chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu khả<br />
năng tái sinh in vitro của giống chè Trung Du<br />
(Camellia sinensis var. Macrophylla). Các kết<br />
quả thu được sẽ là tiền đề cho những nghiên<br />
cứu sâu hơn nhằm cải thiện năng suất và chất<br />
lượng các giống chè trồng hiện nay.<br />
VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Vật liệu<br />
Hạt của giống chè Trung Du (Camellia<br />
sinensis var. macrophylla) được Công ty chè<br />
Sông Cầu, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên<br />
cung cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thu và xử lý mẫu<br />
Các hạt chè được chọn có kích thước to, chắc,<br />
không sâu bệnh. Trước khi tiến hành đưa vào<br />
nuôi cấy, các hạt chè được phơi khô và bảo<br />
quản trong lọ có chứa hạt silica gel hút ẩm ở<br />
nhiệt độ phòng.<br />
Khử trùng hạt đưa vào nuôi cấy<br />
Sử dụng javen 30 % hoặc HgCl2 0,1% theo<br />
các bước như sau: (1) Lắc hạt trong dung dịch<br />
cồn 70o với thời gian 1 phút, tráng qua nước<br />
cất. Sau đó tiếp tục lắc hạt trong dung dịch<br />
23<br />
<br />
Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
giaven 30% trong vòng 30 phút (hoặc HgCl2<br />
0,1% trong vòng 10 phút). Tráng lại nhiều lần<br />
bằng nước cất vô trùng. Các hạt sau đó được<br />
thấm khô trước khi đưa vào nuôi cấy.<br />
<br />
123(09): 23 - 29<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện khử<br />
trùng tới việc nảy mầm của hạt<br />
Hạt chè trước khi khử trùng được chia làm 2<br />
lô thí nghiệm, lô 1 tách vỏ sành còn lô 2 để<br />
nguyên vỏ. Cả 2 lô này đều được khử trùng<br />
sơ qua bằng cồn 70o trong 1 phút, rửa bằng<br />
nước cất, tiếp tục khử trùng bằng HgCl2 0,1%<br />
trong vòng 10 phút. Sau đó, lô 1 được đặt lên<br />
môi trường MS, lô 2 đượ chia thành 2 phần,<br />
một phần đặt trực tiếp lên môi trường MS;<br />
phần còn lại được tách hết vỏ sành bằng dao<br />
sắc rồi mới đặt lên môi trường nuôi cấy.<br />
Kết quả sau 6 tuần nuôi cấy thu được tỉ lệ nảy<br />
mầm của những hạt tách vỏ rồi khử trùng là<br />
16,7 %, thấp hơn tỉ lệ nảy mầm của hạt để<br />
nguyên vẹn và tách vỏ sành sau khử trùng.<br />
Điều này có thể giải thích như sau: khi tách<br />
vỏ sành trước khử trùng hóa chất khử trùng<br />
không những làm chết vi sinh vật mà còn gây<br />
ảnh hưởng tới phôi trong hạt nên ảnh hưởng<br />
tới tỷ lệ nảy mầm và dẫn đến tỷ lệ sống của<br />
hạt thấp. Ngược lại, những hạt chè tách vỏ<br />
sành sau khử trùng có tỷ lệ sống lớn (60%) và<br />
thời gian nảy mầm nhanh hơn cả. Tuy nhiên,<br />
công việc tách vỏ sau khi khử trùng rất khó<br />
khăn do hạt chè tròn và vỏ sành cứng nên khó<br />
thao tác trong box cấy.<br />
<br />
Tạo mô sẹo<br />
Sử dụng các mảnh lá (kích thước 1cm x 1cm)<br />
hoặc đoạn thân in vitro đặt lên môi trường tạo<br />
mô sẹo chắc các kích thích sinh trưởng nhóm<br />
auxin. Các mẫu nuôi cấy được đặt trong tối để<br />
kích thích phân chia tế bào.<br />
Tái sinh chồi<br />
Các thí nghiệm tái sinh chồi được thực hiện<br />
với các nguyên liệu khác nhau: (1) Tái sinh<br />
chồi từ mô sẹo (mô sẹo tạo thành từ lá chè)<br />
(2) Tái sinh chồi từ phôi hạt (hạt được cắt bỏ<br />
một bên lá mầm còn bên lá mầm chứa phôi<br />
cấy lên môi trường tái sinh chứa kích thích<br />
sinh trưởng tạo chồi) (3) Tái sinh chồi từ thân<br />
mầm (Các đoạn thân có kích thước 1 – 1,5 cm<br />
có hoặc không mang nách lá) được nuôi cấy<br />
trên môi trường tạo chồi.<br />
Môi trường sử dụng trong thí nghiệm là môi<br />
trường MS (Murashige & Skoog), bổ sung 30g/l<br />
đường sucrose, 9g/l agar và các chất kích thích<br />
sinh trưởng theo mục đích thí nghiệm.<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của điều kiện khử trùng tới việc nảy mầm của hạt tách vỏ và không tách vỏ sành<br />
Lô thí nghiệm<br />
Bóc vỏ sành trước<br />
khử trùng<br />
Để nguyên hạt<br />
Bóc vỏ sành sau khử<br />
trùng<br />
<br />
Số hạt nảy mầm mới sau các tuần<br />
4 tuần<br />
5 tuần<br />
6 tuần<br />
Tổng<br />
<br />
Số hạt<br />
đưa vào<br />
<br />
2 tuần<br />
<br />
30<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
5<br />
<br />
16,7<br />
<br />
30<br />
<br />
1<br />
<br />
7<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
16<br />
<br />
53,3<br />
<br />
10<br />
<br />
6<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
6<br />
<br />
60<br />
<br />
Hình 1. Hạt chè nảy mầm trên môi trường MS sau 3 tuần (A) và sau 6 tuần (B)<br />
<br />
24<br />
<br />
%<br />
<br />
Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 23 - 29<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả tạo mô sẹo từ mảnh lá chè<br />
Mô sẹo tạo thành trên môi trường 2,4-D<br />
Hàm<br />
lượng<br />
<br />
Số mẫu<br />
đưa vào<br />
<br />
Tỷ lệ tạo mô sẹo<br />
Sau 20 ngày<br />
Sau 40 ngày<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
15<br />
<br />
1<br />
<br />
Mô sẹo tạo thành trên môi trường NAA<br />
Hàm<br />
lượng<br />
<br />
Số mẫu<br />
đưa vào<br />
<br />
Sau 20 ngày<br />
<br />
Sau 40 ngày<br />
<br />
13.33 ± 1,34<br />
<br />
0<br />
<br />
15<br />
<br />
0<br />
<br />
13.33 ± 1,34<br />
<br />
40 ± 1,22<br />
<br />
86,67 ± 1,32<br />
<br />
0,5<br />
<br />
18<br />
<br />
16.67 ± 1,22<br />
<br />
38,89 ± 1,15<br />
<br />
14<br />
<br />
35,71 ± 1,31<br />
<br />
71,43 ± 1,41<br />
<br />
1<br />
<br />
18<br />
<br />
22,22 ± 1,27<br />
<br />
50 ± 1,78<br />
<br />
1,5<br />
<br />
12<br />
<br />
33,33 ± 1,40<br />
<br />
58,33 ± 1,21<br />
<br />
1,5<br />
<br />
18<br />
<br />
22,22 ± 2,12<br />
<br />
55,55 ± 1,98<br />
<br />
2<br />
<br />
12<br />
<br />
25 ± 1,16<br />
<br />
41,67 ± 1,34<br />
<br />
2<br />
<br />
18<br />
<br />
38,80 ± 1,56<br />
<br />
77,78 ± 2,25<br />
<br />
Kết quả tạo mô sẹo<br />
Kết quả tạo mô sẹo từ lá chè<br />
Lá chè in vitro được sử dụng làm nguyên liệu<br />
cho thí nghiệm tạo mô sẹo. Các mảnh lá kích<br />
thước 1cm x 1cm được đặt lên môi trường<br />
MS bổ sung 2,4-D và NAA với các nồng độ<br />
thay đổi từ 0; 0,5; 1; 1,5 và 2 mg/l và nuôi<br />
trong điều kiện tối. Kết quả cho thấy, khả<br />
năng tạo mô sẹo của các mẫu lá chè ở các<br />
công thức môi trường bổ sung nồng độ 2,4-D<br />
khác nhau có sự khác nhau rõ rệt (Bảng 2).<br />
Sau 20 ngày theo dõi nhận thấy, mô sẹo bắt<br />
đầu hình thành tại những vết cắt và tỷ lệ mô<br />
sẹo là khác nhau ở các công thức môi trường<br />
có bổ sung 2,4-D. Nhìn chung, khi tăng nồng<br />
độ 2,4-D theo dãy nồng độ 0,5mg/l; 1mg/l;<br />
1,5mg/l; 2mg/l thì tỷ lệ mô sẹo giảm tương<br />
ứng 40%, 35,71%, 33,33%, 25%. Sau 40<br />
ngày nuôi cấy, mô sẹo đạt kích thước lớn hơn,<br />
sắc màu có phần chuyển sang hơi xanh sau đó<br />
dần chuyển sang màu đỏ thẫm. Tỷ lệ tạo mô<br />
sẹo vẫn giảm dần khi nồng độ 2,4-D tăng dần.<br />
Tỷ lệ tạo mô sẹo cao và đồng đều nhất tại tất<br />
cả các mô nuôi cấy là môi trường bổ sung 0,5<br />
mg/l 2,4-D (86,67%).<br />
Trên môi trường tạo mô sẹo bổ sung NAA<br />
với các nồng độ khác nhau sau 20 ngày đã bắt<br />
đầu hình thành mô sẹo. Khi tăng nồng độ<br />
NAA từ 0,5 mg/l lên 2,5 mg/l thì tỷ lệ tạo mô<br />
sẹo tăng tương ứng là 16,67%, 22,22%,<br />
22,22%, 38,80%, 50%. Sau 40 ngày nuôi cấy<br />
tỷ lệ tương ứng đạt 38,89%, 50%, 55,55%,<br />
<br />
88,89%. Tuy nhiên kích thước khối mô không<br />
có sự tăng trưởng rõ rệt như trên môi trường<br />
bổ sung 2,4-D ở cùng thời gian nuôi cấy.<br />
Kết quả tạo mô sẹo từ đoạn thân chè<br />
Đối với các đoạn thân in vitro trên các môi<br />
trường tạo mô sẹo bổ sung 2,4-D với các<br />
nồng độ khác nhau thì sau 20 ngày nuôi cấy<br />
mô sẹo đã bắt đầu được tạo thành. Tuy nhiên,<br />
kích thước mô sẹo còn rất nhỏ chỉ là những<br />
hạt trắng li ti tại các vết cắt. Khác với thí<br />
nghiệm ảnh hưởng của 2,4-D đến khả năng<br />
tạo mô sẹo ở lá cây, khi thay đổi nồng độ 2,4D từ 0,5; 1; 1,5 và 2 mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo<br />
từ thân lại tăng lên tương ứng (từ 25% lên<br />
41,67%). Sau 40 ngày nuôi cấy thấy tỷ lệ tạo<br />
mô sẹo ở các nồng độ 2,4-D là 0,5; 1; 1,5<br />
mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo tăng tương ứng<br />
58,33%, 66,67%, 83,33%. Nhưng tại môi<br />
trương có 2mg/l 2,4-D thì tỷ lệ tạo mô sẹo lại<br />
giảm điều này chứng tỏ ở nồng độ 2,4-D 2<br />
mg/l đã bắt đầu gây độc cho cây khi thời gian<br />
nuôi cấy kéo dài.<br />
Đối với các công thức môi trường bổ sung<br />
NAA chúng tôi nhận thấy, giống như ảnh<br />
hưởng của NAA lên khả năng tạo mô sẹo từ<br />
lá chè. Khi tăng nồng độ NAA từ 0,5 mg/l<br />
đến 2,5 mg/l thì tỷ lệ tạo mô sẹo cũng tăng<br />
tương ứng là 13,33%, 27,78%, 50%, 55,56%,<br />
58,82% sau 20 ngày và là 33,33%, 61,11%,<br />
83,33%, 94,44%, 94,11% sau 40 ngày nuôi<br />
cấy. Tuy nhiên ở đây có thể nhận thấy kích<br />
thước mô sẹo tương đối hạn chế.<br />
25<br />
<br />
Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
123(09): 23 - 29<br />
<br />
Bảng 3. Kết qủa tạo mô sẹo từ đoạn thân chè<br />
Mô sẹo tạo thành trên môi trường 2,4-D<br />
2,4-D<br />
mg/l<br />
<br />
Số mẫu<br />
đưa vào<br />
<br />
0<br />
<br />
Mô sẹo tạo thành trên môi trường NAA<br />
<br />
Tỷ lệ tạo mô sẹo<br />
Sau 20 ngày<br />
<br />
Sau 40 ngày<br />
<br />
NAA<br />
mg/l<br />
<br />
15<br />
<br />
6,67 ± 1,73<br />
<br />
20 ± 1,23<br />
<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
12<br />
<br />
25 ± 1,35<br />
<br />
58,33 ± 1,56<br />
<br />
1<br />
<br />
12<br />
<br />
25 ± 1,72<br />
<br />
1,5<br />
<br />
12<br />
<br />
2<br />
<br />
12<br />
<br />
Số mẫu<br />
đưa vào<br />
<br />
Tỷ lệ tạo mô sẹo<br />
Sau 20 ngày<br />
<br />
Sau 40 ngày<br />
<br />
15<br />
<br />
6,67 ± 1,73<br />
<br />
20 ± 1,23<br />
<br />
0,5<br />
<br />
15<br />
<br />
13,33 ± 1.67<br />
<br />
33,33 ± 1,57<br />
<br />
66,67 ± 1,34<br />
<br />
1<br />
<br />
18<br />
<br />
27,78 ± 1,89<br />
<br />
61,11 ± 1,26<br />
<br />
41,67 ± 1,23<br />
<br />
83,33 ± 1,55<br />
<br />
1,5<br />
<br />
18<br />
<br />
50 ± 1,23<br />
<br />
83,33 ± 1,37<br />
<br />
41,67± 1,42<br />
<br />
75 ± 1,47<br />
<br />
2<br />
<br />
18<br />
<br />
55,56 ± 1,56<br />
<br />
94,44 ± 1,24<br />
<br />
Hình 3. Hình ảnh mô sẹo được tạo thành từ lá chè và đoạn thân sau 20 ngày nuôi cấy<br />
(A; B) Mô sẹo được tạo thành từ lá trên môi trường bổ sung 2,4D và NAA<br />
(C; D) Mô sẹo được tạo thành từ thân trên môi trường bổ sung 2,4D và NAA<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ auxin/cytokinin đến sự phân hóa mô sẹo lá cây Chè<br />
NAA<br />
(mg/l)<br />
0<br />
<br />
0,5<br />
<br />
26<br />
<br />
BAP<br />
(mg/l)<br />
1<br />
1,5<br />
2<br />
1<br />
1,5<br />
2<br />
<br />
Số mẫu<br />
đưa vào<br />
20<br />
17<br />
23<br />
21<br />
20<br />
25<br />
<br />
Sự phân hóa của mô sẹo sau 50 ngày<br />
Tạo rễ<br />
Lục hóa<br />
Tái sinh<br />
0<br />
75,73 ± 1,37<br />
0<br />
0<br />
94,11 ± 1,41<br />
0<br />
0<br />
86,95 ± 1,98<br />
0<br />
28,57 ± 1,13<br />
85,71 ± 1,25<br />
0<br />
90,85 ± 1,16<br />
100 ± 0,00<br />
0<br />
95,21 ± 1,73<br />
100 ± 0,00<br />
0<br />
<br />
Nguyễn Thị Hải Yến và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Từ các kết quả trên có thể cho rằng 2,4-D phù<br />
hợp hơn NAA trong thí nghiệm tạo mô sẹo từ<br />
mẫu thân và lá chè. Tỷ lệ tạo mô sẹo trên môi<br />
trường bổ sung 2,4-D cao đồng thời kích<br />
thước khối mô to và chắc hơn.<br />
Kết quả Tái sinh chồi<br />
Sự phân hóa chồi từ mô sẹo<br />
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ<br />
auxin/cytokinin đến sự phân hóa mô sẹo lá<br />
cây chè được thể hiện ở trong bảng 3.10.<br />
Nhìn chung, tỷ lệ lục hóa của mô sẹo ở các<br />
môi trường bổ sung các chất kích thích sinh<br />
trưởng đều cao đạt trên 75%. Cao nhất ở trên<br />
2 môi trường bổ sung 0,5mg/l NAA và 1,5 –<br />
2,0mg/l BAP, đều đạt tới 100% ở 3 lần thí<br />
nghiệm khác nhau. Ở các môi trường chỉ bổ<br />
sung BAP nhận thấy khả năng tạo rễ rất hạn<br />
chế. Tiến hành bổ sung NAA 0,5 mg/l vào các<br />
môi trường nuôi cấy thì kết quả cho thấy cả tỷ lệ<br />
lục hóa và tỷ lệ tạo rễ đều tăng mạnh. Trên môi<br />
trường chứa NAA 0,5mg/l; BAP l,5mg/l và<br />
2mg/l thì tỷ lệ tạo rễ tương ứng là 90,85%;<br />
95,21% còn tỷ lệ lục hóa đạt tới 100%.<br />
Kết quả tái sinh đa chồi trực tiếp từ mảnh lá<br />
mầm mang phôi<br />
Trong nghiên cứu quy trình tái sinh cây trồng<br />
phục vụ chuyển gen, tái sinh chồi trực tiếp từ<br />
mảnh lá mầm mang phôi hoặc không mang<br />
phôi đã được tiến hành trên nhiều đối tượng<br />
thực vật như đậu tương (từ phôi mầm) hay cà<br />
chua (từ mảnh lá mầm). Với mục đích tìm<br />
hiểu khả năng tái sinh đa chồi trực tiếp từ<br />
phôi mầm, chúng tôi đã tiến hành nuôi cấy<br />
các mảnh lá mầm mang phôi lên môi trường<br />
tái sinh đa chồi (MS bổ sung BAP và<br />
kinetinvới các nồng độ thay đổi.) Sau 6 tuần<br />
nuôi cấy, chúng tôi nhận thấy, các mẫu lá<br />
mầm mang phôi đã xuất hiện chồi nhỏ và<br />
chậm phát triển hơn về chiều cao, đặc điểm<br />
<br />
123(09): 23 - 29<br />
<br />
của cây là lùn, lá to, xanh, tuy nhiên chúng tôi<br />
chưa thu được sự khác biệt trên các môi<br />
trường nuôi cấy.<br />
Kết quả tái sinh chồi từ đoạn thân<br />
Các thân mầm được nảy mầm sau 10 tuần<br />
được chúng tôi sử dụng để tiến hành tái sinh<br />
chồi. Những đoạn thân dài khoảng 1cm có<br />
hoặc không mang nách lá được cấy lên môi<br />
trường MS có bổ sung BAP với nồng độ thay<br />
đổi từ 0,5mg/l; 1mg/l; 1,5mg/l; 2mg/l;<br />
2,5mg/l; 3mg/l. Đối với các đoạn thân không<br />
mang nách lá, chúng tôi không thu được chồi<br />
tái sinh, các mẫu nuôi cấy đen dần rồi chết.<br />
Ngược lại, với các mẫu mang nách lá, sau<br />
khoảng 2 tuần đã thấy chồi được hình thành ở<br />
tất cả các mẫu tái sinh. Sau 6 tuần quan sát<br />
nhận thấy các mẫu thân trên tất cả môi trường<br />
bổ sung BAP đều thấy xuất hiện đa chồi<br />
(Bảng 5).<br />
Kết quả thu được cho thấy, ở môi trường bổ<br />
sung 0,5mg/l; 1mg/l; 1,5mg/l BAP cho hệ số<br />
nhân chồi cao tương ứng là 2,39; 3,15; 2,82.<br />
Tuy nhiên, ở nồng độ 1,5mg/l BAP hệ số<br />
nhân chồi giảm so với ở nồng độ 1mg/l BAP<br />
chứng tỏ ở nồng độ này đã có sự ảnh hưởng<br />
của nồng độ hóa chất tới sự sinh trưởng của<br />
mẫu nuôi cấy. So sánh với kết quả nhân chồi<br />
của Sandal và cộng sự 2005, tác giả đã thiết<br />
lập được quy trình tái sinh chồi đạt kết quả tối<br />
ưu là 14 ± 1,16 chồi/ mẫu cấy sau 24 tuần<br />
nuôi cấy. Trong nghiên cứu đó, tác giả đã sử<br />
dụng 2,4-D là chất điều hoà sinh trưởng với<br />
nồng độ rất cao (7,5 - 10 mg/l) và nuôi cấy<br />
trong thời gian khá dài (hơn 5 tháng) [8]. Mặc<br />
dù kết quả tốt nhất chúng tôi thu được trung<br />
bình khoảng 5 chồi/mẫu tái sinh nhưng thời<br />
gian nuôi cấy ngắn hơn nhiều (sau 6 tuần nuôi<br />
cấy) và nồng độ chất điều hoà sinh trưởng<br />
cũng thấp hơn nhiều (0 - 3 mg/l BAP).<br />
<br />
Bảng 5. Ảnh hưởng của BAP lên khả năng tái sinh cây của thân mầm<br />
Lô thí nghiệm<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
Nồng độ BAP<br />
(mg/l)<br />
0<br />
0,5<br />
1<br />
1,5<br />
2<br />
2,5<br />
3<br />
<br />
Số thân mầm đưa<br />
vào<br />
12<br />
18<br />
20<br />
20<br />
20<br />
17<br />
19<br />
<br />
Số chồi tái sinh<br />
trung bình<br />
12<br />
43<br />
63<br />
57<br />
37<br />
31<br />
25<br />
<br />
Hệ số nhân<br />
1 ± 0,00<br />
2,39 ± 0,01<br />
3,15 ± 0,02<br />
2,85 ± 0,03<br />
1,85 ± 0,04<br />
1,82 ± 0,01<br />
1,32 ± 0,02<br />
<br />
27<br />
<br />