Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ
lượt xem 6
download
Bài viết Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ tập trung nghiên cứu về khả năng ứng dụng các mẫu ngữ pháp đơn giản của một bộ phận nhỏ sinh viên theo học tiếng Nhật hệ không chuyên ngữ để có cái nhìn tổng quan hơn, qua đó có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ sinh viên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ
- NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG NHỮNG MẪU NGỮ PHÁP SƠ CẤP TIẾNG NHẬT TRONG GIAO TIẾP HÀNG NGÀY CHO SINH VIÊN KHỐI KHÔNG CHUYÊN NGỮ Lê Thanh Hằng, Quách Hoa Hạ, Phan Nguyễn Ngọc Hân, Lê Kim Oanh Viện Công Nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Lê Nguyễn Minh Thanh TÓM TẮT Muốn thành thạo một ngôn ngữ nào đó thì việc học lý thuyết suông thôi là chưa đủ, mà còn cần phải ứng dụng được vào thực tế hàng ngày. Hiện nay, nhiều sinh viên theo học tiếng Nhật chỉ tập trung vào khả năng dịch thuật văn bản mà bỏ qua vấn đề về giao tiếp, đặc biệt là việc rèn luyện ứng dụng ngữ pháp vào thực hành giao tiếp thường ngày. Vì vậy, với mục tiêu nghiên cứu thêm về việc sinh viên khối không chuyên ngữ có khả năng chủ động trong việc ứng dụng ngữ pháp khi giao tiếp bằng tiếng Nhật hay không, cũng như lý do tại sao, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng những mẫu ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong giao tiếp hàng ngày cho sinh viên khối không chuyên ngữ”. Nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu phát triển, đổi mới phương pháp giảng dạy ở cấp độ sơ cấp. Từ khóa: giao tiếp hàng ngày, ngữ pháp sơ cấp, sinh viên không chuyên, tiếng Nhật, ứng dụng thực tế. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiều sinh viên hiện nay có thành tích khá tốt trong các kỳ kiểm tra đánh giá về khả năng giao tiếp tiếng Nhật theo chủ đề nhưng trong giao tiếp hàng ngày thì lại gặp nhiều khó khăn trong việc nói lưu loát. Có nhiều nguyên nhân như khả năng phân biệt các mẫu ngữ pháp của sinh viên còn kém, do môi trường giao tiếp tiếng Nhật tại Việt Nam còn hạn chế, do khả năng phản xạ của sinh viên chưa tốt vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn,… Việc vận dụng được những ngữ pháp đơn giản trong tiếng Nhật một cách tự tin là điều cần thiết nhất và cũng là cơ sở để phát triển năng lực lên mức độ cao hơn. Hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cũng như chưa có nhiều sự quan tâm về việc vận dụng ngữ pháp sơ cấp tiếng Nhật trong thực tế. Vì thế, trong nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung nghiên cứu về khả năng ứng dụng các mẫu ngữ pháp đơn giản của một bộ phận nhỏ sinh viên theo học tiếng Nhật hệ không chuyên ngữ để có cái nhìn tổng quan hơn, qua đó có những giải pháp kịp thời để hỗ trợ sinh viên. 1411
- 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp hệ thống hoá lý thuyết từ các nguồn tài liệu khoa học và phương pháp nghiên cứu thực tiễn – nghiên cứu điều tra khảo sát. Nhóm tác giả từ những câu giao tiếp tiếng Việt thường gặp trong đời sống thực tế của sinh viên, tham khảo thêm các nguồn tài liệu để tìm ra mẫu câu sơ cấp thích hợp sử dụng làm cơ sở lý luận. Tiếp đến nhóm tác giả tiến hành khảo sát bằng cách phỏng vấn trên 100 sinh viên của Viện Công nghệ Việt Nhật – sinh viên học chuyên ngành kế toán, công nghệ thông tin…và học tiếng Nhật là môn ngoại ngữ 2 bắt buộc. Mục đích của phương pháp điều tra khảo sát là thu thập thông tin thực tiễn để tìm ra tỉ lệ ứng dụng được - tỉ lệ chưa ứng dụng được các mẫu ngữ pháp trong nhóm sinh viên đại diện thực hiện khảo sát, cũng như tìm ra lý do mà sinh viên dễ nhầm lẫn khi biên phiên dịch Việt - Nhật. Lấy kết quả khảo sát làm cơ sở để giải quyết vấn đề. 3. CẤU TRÚC NGỮ PHÁP CƠ BẢN 1. Động từ thể ば + Động từ thể từ điển + ほど Tính từ い ければ + Tính từ い + ほど Tính từ なら(ば) + Tính từ な + ほど Dùng để diễn tả tính chất sự việc thay đổi theo mức độ tăng tiến, biểu thị ý nghĩa 1 sự việc tiến triển thay đổi thì sự việc khác cũng tiến triển, thay đổi theo. 2. Tính từ い + く + なります Danh từ / Tính từ な + に + なります Biểu thị sự thay đổi về trạng thái hoặc tính chất. 3. Động từ thể từ điển + ために Danh từ + の + ために Dùng để biểu thị mục đích của chủ thể. 4. Động từ thể て + 来ます Lấy 1 thời điểm cố định làm chuẩn, trường hợp diễn tả sự biến đổi trạng thái hay sự di chuyển từ trước thời điểm cố định đó đến thời điểm cố định. 5. Động từ thể thông thường +ようです Tính từ い/ Tính từ な + ようです Danh từ + の + ようです Là cách nói biểu thị sự suy đoán, đánh giá mang tính chủ quan dựa trên thông tin mà người nói nhận được từ giác quan của mình. 6. Động từ thể thông thường / Danh từ + かもしれません Tính từ い + かもしれません Tính từ な + かもしれません Diễn tả khả năng việc gì đó xảy ra nhưng không chắc chắn, khả năng thấp nhưng vẫn có thể xảy ra. 1412
- 7. Động từ thể thông thường + ので Tính từ い + ので Danh từ / Tính từ + な + ので Dùng để biểu thị nguyên nhân, lý do. Thông thường thì biểu thị một cách khách quan quan hệ nhân quả như một diễn biến tự nhiên. 8. Động từ thể た + ばかりです Dùng để thể hiện hành động vừa mới xảy ra, cách thời điểm hiện tại chưa lâu theo quan điểm và cảm nhận của người nói. 4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT Câu 1. Hình 1. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 1 Đối với câu hỏi đầu tiên, đáp án chính xác nhất là đáp án “食べれば食べるほど太ってきます”. Theo kết quả điều tra cho thấy số người trả lời đúng chỉ có 14%. Trong khi đó tổng phần trăm số người trả lời sai lên đến 86%. Lý do khiến sinh viên sai hoặc còn nhầm lẫn là chưa biết được cách dùng của người Nhật, mà chỉ thông qua phương thức tìm kiếm từ vựng “mập – 太ります/ 太い” rồi gắn kết mẫu ngữ pháp đã học, dẫn đến việc chỉ dịch từ mà chưa sử dụng được tiếng Nhật một cách tự nhiên “太ってきます”. Câu 2. Hình 2. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 2 Trong câu hỏi “Tại sao? Càng làm kiểm tra điểm càng thấp” Thì số người trả lời đúng lên đến 46%, tuy nhiên tỷ lệ làm sai ở câu này vẫn còn rất cao chiếm 54% trong tổng số người trả lời. Như vậy hơn một nửa số người trả lời sai câu này. Lý do hay mắc phải dẫn đến hiểu sai ở câu này là do không chú ý các nghi vấn từ, các cách chia từ, thiếu các yêu tố nhỏ trong câu. 1413
- Câu 3. Hình 3. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 3 Ở câu hỏi thứ ba là “Cô cầm 1 sấp photo. Hình như hôm nay kiểm tra.” Số người trả lời đáp án “先生はコ ピーを持っています。今日、テストがあるようです” và đáp án “先生はコピーを持っています。 今日、テストをあるそうです” bằng nhau với tỷ số chiếm 32% trên tổng số câu trả lời. Tuy nhiên đáp án đúng là “先生はコピーを持っています。今日、テストがあるようです”. Vì「そうです」và 「 ようです」vừa có âm đọc trại trại giống nhau vừa mang ý nghĩa dự đoán. Tuy nhiên, với mẫu câu「そう です」mang ý nghĩa dự đoán việc sắp xảy ra thì dạng từ kết hợp không phải động từ thể từ điển. Khi sử dụng các bạn sinh viên dễ dàng bị nhầm lẫn nếu không chú ý cách chia thể và không nhớ rõ ý nghĩa của từng mẫu câu. Câu 4. Hình 4. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 4 Ở câu hỏi này số người chọn đáp án đúng “旅行のために新しい服を買います” chiếm khoảng 60%. Nhưng vẫn còn 40% những bạn sinh viên, người học tiếng Nhật chọn đáp án sai. Lý do là một cấu trúc có thể có nhiều cách sử dụng dạng từ khác nhau để kết nối, thường các bạn sẽ sử dụng “旅行するために” mà quên cách sử dụng “旅行のために”, vì vậy các bạn sinh viên đã lựa chọn những đáp án sai. Câu 5. 1414
- Hình 5. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 5 Với câu hỏi “Hình như ăn nhiều quá nên bị đau bụng” thì số người trả lời đáp án “お腹が痛いです。食 べ過ぎたそうです” chiếm 36%, trong khi số người trả lời đúng chỉ 28% là đáp án “お腹が痛いです。 食べ過ぎたかもしれません”. Vì đa số người học, sinh viên đều học thuộc lòng “Hình như” là「そうで す」mà không phân biệt hoàn cảnh sử dụng. Câu 6. Hình 6. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 6 Câu hỏi thứ 6 “Tôi uống thuốc để khỏi bệnh”, số người đúng ở câu hỏi này là 46% với câu trả lời “病気を 治すために薬を飲みます” và số người trả lời sai là 54%. Cùng một nghĩa tiếng Việt nhưng khi chuyển sang tiếng Nhật sẽ có những cách diễn đạt khác nhau. Nhưng vì vốn ngữ pháp còn ít, cũng như chưa nắm rõ các thể động từ đi với từng ngữ pháp nên các bạn thường hay sử dụng một thể động từ cho tất cả các mẫu câu khi diễn đạt, dẫn đến sai. Câu 7. Hình 7. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 7 1415
- Với câu hỏi thứ 7, đa số người học, sinh viên trả lời là “先週の金曜日に日本語テストを受けたばかり です”, chiếm tỷ lệ 44% và đây là câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, trong câu hỏi này vẫn có nhiều người học, sinh viên chọn câu trả lời “てばかり”, “ないばかり”, “るばかり” là do chưa nắm vững ý nghĩa của từng mẫu câu khi chia các thể của động từ đi với “ばかり”. Ví dụ: “てばかり” thì sẽ tạo nên mẫu câu có ý nghĩa “toàn là”. Câu 8. Hình 8. Biểu đồ tròn thể hiện kết quả khảo sát câu hỏi 8 Trong câu khảo sát “Vì trời mưa hoài nên đồ mãi chưa khô” thì số người trả lời đúng chiếm 44% với đáp án là “雨の日が続けているので、なかなか洗濯物が乾きません”. Số lượng người học, sinh viên chọn đáp án sai lên đến 56%. Ở câu này, chưa kể đến lý do không thuộc mẫu câu “ので” mang nghĩa “vì… nên”, còn một lý do khác đó là người học, sinh viên sử dụng sai trợ từ. Đây là lỗi rất dễ gặp ở người học, sinh viên theo học tiếng Nhật. 5. GIẢI PHÁP 1. Thường xuyên hệ thống các kiến thức ngữ pháp Sau khi kết thúc 1 tuần học, bạn nên tổng kết lại những mẫu ngữ pháp mình đã học, về cấu trúc, dấu hiệu nhận biết và cách sử dụng và giành khoảng thời gian để ôn lại. Phương pháp tổng hợp là phương pháp có hiệu quả tốt đối với việc học bất kì ngôn ngữ nào, đặc biệt là tiếng Nhật thì phương pháp này lại càng cần thiết vì lượng ngữ pháp tiếng Nhật rất nhiều rất đa dạng. Việc tổng hợp lại giúp bạn hệ thống lại kĩ một lần nữa những gì mình đã học để tránh tình trạng nhầm lẫn, dễ lẫn lộn khi học một ngữ pháp khác có nghĩa gần giống. 2. Luyện tập nghe – nói phản xạ Ngoài việc làm bài tập lý thuyết để thành thục các thể từ và ý nghĩa các mẫu cấu trúc câu. Người học, sinh viên cần dành thêm từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày để luyện nghe nói tuỳ theo sở thích của bản thân. Hãy thử nghe nhạc, nghe podcast tiếng Nhật, xem phim hoạt hình tiếng Nhật, tham gia câu lạc bộ tiếng Nhật để tìm cho bản thân sự hứng thú và động lực nâng cao cách phát âm, phản xạ giao tiếp tiếng Nhật. 3. Chủ động giao tiếp với người Nhật 1416
- Giao tiếp nhiều hơn với người Nhật để có thể áp dụng ngữ pháp vào thực tế. Bất kể học cái gì cũng vậy, đặc biệt là ngôn ngữ bạn càng phải ôn luyện lặp đi lặp lại nhiều lần vì nếu không ôn luyện bạn sẽ rất nhanh quên nó. Hơn nữa đã học ngôn ngữ là phải nói phải ứng dụng, nếu không thể nói với người Nhật bạn cũng có thể nói và luyện tập những mẫu Ngữ Pháp Tiếng Nhật bạn đã học với bạn bè. 4. Tìm kiếm thêm những nguồn tài liệu nâng cao khả năng giao tiếp Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều nguồn tài liệu phục vụ cho việc học tiếng Nhật. Tuy nhiên, người học, sinh viên phải tuỳ vào mục đích của bản thân để tìm tài liệu thích hợp. Một trong số những tài liệu bổ trợ cho việc nghe – nói là tài liệu “Shadowing” giúp người học học thuộc cụm từ, cách nói của người Nhật từ căn bản đến nâng cao. 6. KẾT LUẬN Mục tiêu của bài nghiên cứu là xác định khả năng ứng dụng ngữ pháp sơ cấp trong giao tiếp thực tế của sinh viên khối không chuyên ngữ. Kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn khá nhiều sinh viên mắc phải sai lầm, nguyên nhân chủ yếu là do chưa nắm vững ngữ pháp, chưa phân biệt được hoàn cảnh sử dụng của các ngữ pháp tương đồng cũng như trợ từ sử dụng. Qua phân tích và tìm ra hướng giải quyết, nhóm tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp cải thiện khả năng giao tiếp và nâng cao khả năng phân biệt các mẫu ngữ pháp như thường xuyên hệ thống các kiến thức ngữ pháp; luyện tập nghe – nói phản xạ; tìm thêm tài liệu nâng cao khả năng giao tiếp và đặc biệt là chủ động giao tiếp với người Nhật nhiều hơn. Trong nghiên cứu tiếp theo, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về khả năng ứng dụng ngữ pháp và phản xạ khi giao tiếp ở cấp bậc cao hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Sanshusha, 2014, Marugoto Elementary 1 A2 Rikai 2/ Series Network, 2012, Minna no Nihongo Shokyu II 1417
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí quyết học tiếng Anh dành riêng cho người đi làm
4 p | 135 | 12
-
Khảo sát, đánh giá khả năng ứng dụng M-Learning trong sinh viên Sư phạm Anh trường Đại học Sài Gòn
5 p | 31 | 5
-
Trao đổi kinh nghiệm nâng cao kỹ năng viết của sinh viên năm nhất Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng bằng phương pháp đọc tài liệu có định hướng
14 p | 8 | 4
-
Áp dụng phương pháp tranh luận để phát triển năng lực giao tiếp tiếng Anh và tư duy phản biện cho sinh viên đại học
8 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn