intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khả năng xử lý khí độc hại bằng hệ quang xúc tác TiO2 phần II: Xử lý formaldehyde

Chia sẻ: ViTomato2711 ViTomato2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

53
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tình hình phát thải các khí hữu cơ độc hại ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay đang ngày càng phức tạp, một trong những khí độc hại cần quan tâm là formaldehyde.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khả năng xử lý khí độc hại bằng hệ quang xúc tác TiO2 phần II: Xử lý formaldehyde

TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 25 - Thaùng 12/2014<br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ KHÍ ĐỘC HẠI<br /> BẰNG HỆ QUANG XÚC TÁC TiO2.<br /> PHẦN II: XỬ LÝ FORMALDEHYDE<br /> <br /> PHẠM NGUYỄN KIM TUYẾN(*)<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tình hình phát thải các khí hữu cơ độc hại ở các khu công nghiệp nước ta hiện nay<br /> đang ngày càng phức tạp, một trong những khí độc hại cần quan tâm là formaldehyde.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã thiết kế mô hình thí nghiệm bằng phương pháp quang<br /> xúc tác TiO2/UV, từ đó đánh giá khả năng xử lý hơi formaldehyde của vật liệu xúc tác TiO2<br /> dưới tác dụng của tia UV. Khả năng chuyển hóa HCHO trên hệ liên tục với xúc tác cố định<br /> (continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất thấp do hạn chế về yếu tố thời gian lưu của<br /> formaldehyde trên bề mặt xúc tác. Khả năng chuyển hóa formaldehyde trên hệ gián đoạn<br /> với xúc tác cố định (continuous fixed bed reactor) cho hiệu suất rất cao và đạt đến hơn<br /> 90% sau 3 giờ xử lý, cho thấy tiềm năng ứng dụng của loại vật liệu này trong tương lai.<br /> Các khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác, nồng độ chất ô nhiễm, độ ẩm, lưu lượng<br /> dòng khí, lên hiệu suất của quá trình cũng đã được thực hiện trong nghiên cứu này.<br /> Từ khóa: TiO2, formaldehyde, xúc tác quang hóa, hệ liên tục với xúc tác cố định, hệ<br /> gián đoạn với xúc tác cố định<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The emission of toxic organic vapor pollutants from industrial parks in our country is<br /> increasingly becoming a complicated issue, one of concerned component is formaldehyde.<br /> By photocatalytic oxidation system based on lab-scale model, this study aimed to estimate<br /> ability of formaldehyde vapor treatment by using titanium dioxide in the presence of<br /> ultraviolet light. The formaldehyde conversion of the continuous fixed bed reactor gave a<br /> low efficiency due to the limitation of the contact time of formaldehyde on the catalyst<br /> surface. The formaldehyde conversion of the discontinuous fixed bed reactor obtained a<br /> very high efficiency, which could reach 90% after 3 hours of treatment that showed the<br /> very promising application. The study of the influence of catalyst weight, concentration of<br /> pollution, humidity and air flow rate to the performance of the process have also been<br /> studied.<br /> Keywords: TiO2, formaldehyde, Photocatalytic, continuous fixed bed reactor,<br /> discontinuous fixed bed reactor<br /> <br /> 1. PHẦN MỞ ĐẦU (*) dệt, nhựa, chất dẻo (chiếm tới một nửa<br /> Formaldehyde là một hóa chất quan tổng số formaldehyde tiêu thụ), giấy, sơn,<br /> trọng cho nền kinh tế toàn cầu, được sử xây dựng, mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, keo<br /> dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp dán, thuốc nổ, các sản phẩm làm sạch,<br /> trong thuốc và sản phẩm nha, giấy than,<br /> (*) mực máy photocopy, làm chất khử trùng<br /> TS, Trường Đại học Sài Gòn<br /> <br /> 28<br /> trong nông nghiệp và thủy sản [1,2]. Tổ PA từ hãng Merck - Đức.<br /> chức Y tế thế giới đã đưa formaldehyde Dung dịch chuẩn HCHO 1000 mg/L<br /> vào danh sách nhóm các hợp chất có khả được chuẩn bị bằng cách dùng pipet lấy<br /> năng gây ung thư và cấm sử dụng [8-6]. Do chính xác 3 mL dung dịch HCHO 37% cho<br /> đó, việc xử lý formaldehyde trong môi vào bình định mức 1000 mL, định mức<br /> trường không khí luôn là một nhiệm vụ bằng nước cất. Sau đó, pha loãng 1mL<br /> quan trọng trong việc bảo vệ môi trường dung dịch HCHO 1000 mg/L đến 100 mL<br /> sống. Có nhiều phương pháp xử lý hơi bằng nước cất thì được dung dịch HCHO<br /> fomaldehyde như phương pháp đốt, ngưng chuẩn 10 mg/L cho nghiên cứu.<br /> tụ, hấp thụ và hấp phụ [1,7]. Tuy nhiên, xử Impinger thu mẫu khí, cột hút ẩm silica<br /> lý hơi fomaldehyde bằng phương pháp gel và máy đo quang Jasco V-650 được sử<br /> quang xúc tác TiO2/UV thu hút được nhiều dụng trong quá trình rút mẫu khí HCHO<br /> sự quan tâm của các nhà khoa học vì sản đem phân tích để xác định hiệu suất xử lý<br /> phẩm của quá trình oxy hóa nâng cao là khí của hệ quang xúc tác TiO2.<br /> CO2 và hơi H2O rất thân thiện với môi 2.2. Thí nghiệm xử lý hơi HCHO trên<br /> trường cũng như tính đơn giản, rẻ tiền của mô hình hệ liên tục<br /> phương pháp quang xúc tác [4,9]. Trong Tác chất HCHO được đưa liên tục vào<br /> nghiên cứu này, khả năng xử lý hơi HCHO mô hình còn xúc tác TiO2 ở tầng cố định<br /> bằng hệ quang xúc tác TiO2 được khảo sát (fixed bed reactor) và cho ra sản phẩm liên<br /> trên hai mô hình là hệ liên tục và hệ gián tục. Mô hình xử lý HCHO bằng hệ quang<br /> đoạn với xúc tác cố định. xúc tác TiO2 trên hệ liên tục với xúc tác cố<br /> 2. THỰC NGHIỆM định được trình bày ở hình 1. Trong đó: (1)<br /> 2.1. Hóa chất- thiết bị Erlen dung dịch HCHO bảo hòa; (2,3) Đèn<br /> Xúc tác titanium dioxide (TiO2) dạng UV; (4) Reactor chứa xúc tác; (5) Erlen<br /> bột và dung dịch HCHO 37% sử dụng đựng nước cất để hấp thu HCHO chưa<br /> trong quá trình nghiên cứu được mua loại chuyển hóa.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Không khí<br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Mô hình xử lý HCHO trên hệ liên tục<br /> <br /> 29<br /> Thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ nghiệm được thực hiện trong điều kiện<br /> phòng, nồng độ HCHO dao động từ 4,03– không chiếu đèn UV và có chiếu đèn UV.<br /> 33,9 mg/m3, vận tốc dòng khí là 2.3. Thí nghiệm xử lý hơi HCHO trên<br /> 0,4Lít/phút, ống phản ứng chứa 2g TiO2 mô hình hệ gián đoạn<br /> được làm bằng thạch anh. Dùng đèn tạo Tác chất và xúc tác được đưa vào hệ<br /> UV-A Dulux S blue UVA 9W/78 (công thống, tác chất được giữ cố định trong hệ<br /> suất 9W) để tạo điều kiện bức xạ cho phản để tăng thời gian tiếp xúc cho quá trình xử<br /> ứng. Hơi HCHO sau khi đi qua ống phản lý. Mô hình xử lý HCHO bằng hệ quang<br /> ứng lấy bằng dụng cụ hấp thụ impringer và xúc tác TiO2 trên hệ gián đoạn với xúc tác<br /> được xác định bằng phương pháp trắc cố định được trình bày ở hình 2. Trong đó:<br /> quang sử dụng acid choromotropic (1) Bơm thổi; (2) Erlen; (3) Đèn UV; (4)<br /> ((HO)₂C₁₀H₄(SO3H)₂), từ đó xác định Mặt phẳng tráng TiO2; (5) Impinger (6);<br /> được hiệu suất chuyển hóa HCHO. Thí Bộ hút ẩm silica gel; (7) Bơm hút.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> (3)<br /> <br /> <br /> (4) (6)<br /> <br /> (7)<br /> (1 (2) (5)<br /> )<br /> <br /> Hình 2. Mô hình xử lý HCHO trên hệ gián đoạn<br /> <br /> Thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ suất chuyển hóa HCHO. Thí nghiệm được<br /> phòng, nồng độ HCHO dao động từ 4,01 – thực hiện trong điều kiện không chiếu đèn<br /> 67,5mg/m3, vận tốc dòng khí là UV và có chiếu đèn UV.<br /> 0,4Lít/phút, ống phản ứng chứa 2g TiO2 Để so sánh hiệu quả xử lý hơi HCHO<br /> được làm bằng thạch anh. Dùng đèn tạo trong hai mô hình trên, thí nghiệm được<br /> UV-A Dulux S blue UVA 9W/78 (công thực hiện theo kiểu đơn biến, nghĩa là chỉ<br /> suất 9W) để tạo điều kiện bức xạ cho phản có 1 điều kiện thí nghiệm thay đổi còn các<br /> ứng. Sau mỗi giờ lại rút mẫu một lần đem điều kiện khác giữ nguyên theo điều kiện<br /> đi phân tích, thời gian rút mẫu diễn ra trong tối ưu đã làm 1 vòng trước đó. Các yếu tố<br /> vòng 15 phút (~ 4,5 Lít khí). Mẫu được lấy có ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý HCHO<br /> bằng dụng cụ hấp thụ impinger sau khi qua như: có UV; không UV; hàm lượng chất<br /> một bộ hút ẩm silica gel và được xác định xúc tác; lưu lượng khí đầu vào; độ ẩm<br /> bằng phương pháp trắc quang sử dụng acid không khí…<br /> choromotropic, từ đó xác định được hiệu<br /> <br /> <br /> 30<br /> 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN thực hiện trong điều kiện không xúc tác,<br /> 3.1. Khả năng xử lý hơi HCHO trên với nồng độ HCHO dao động từ 4,03 –<br /> mô hình liên tục với xúc tác cố định 33,9 mg/m3, vận tốc dòng khí là<br /> 3.1.1. Ảnh hưởng của bức xạ đến khả 0,4Lít/phút. Các kết quả thu được trên các<br /> năng chuyển hóa HCHO hệ không xúc tác trong điều kiện: (i) không<br /> Để đánh giá ảnh hưởng của bức xạ đèn UV và (ii) bức xạ đèn UV được trình<br /> lên độ chuyển hóa HCHO, thí nghiệm được bày trong bảng 1.<br /> <br /> <br /> Bảng 1. Ảnh hưởng của bức xạ lên độ chuyển hóa HCHO trên hệ liên tục<br /> Không đèn UV Đèn UV<br /> Độ giảm nồng độ<br /> 2% 3%<br /> HCHO<br /> <br /> Kết quả trong bảng 1 cho thấy ảnh HCHO, khối lượng chất xúc tác TiO2 được<br /> hưởng của bức xạ đến nồng độ của HCHO tăng dần từ 2g đến 8g (khối lượng xúc tác<br /> là rất thấp, thời gian chiếu bức xạ không không tăng cao hơn nữa do khó khăn về trở<br /> ảnh hưởng đến nồng độ HCHO. Trong điều lực). Kết quả phần trăm chuyển hóa HCHO<br /> kiện không chiếu đèn UV, nồng độ HCHO trên mô hình liên tục, với lưu lượng khí<br /> cũng giảm đi một lượng nhỏ, điều này có HCHO 0,4 Lít/phút được trình bày trong<br /> thể giải thích là do HCHO rất dễ bị oxy bảng 2.<br /> hóa thành HCOOH khi tiếp xúc với không Kết quả từ bảng 2 cho thấy hiệu suất<br /> khí. Tuy nhiên lượng giảm do bị oxy hóa xử lý HCHO của hệ liên tục khá thấp trong<br /> và do ảnh hưởng của bức xạ đều rất thấp, điều kiện có chiếu UV và không chiếu UV.<br /> do đó có thể xem như đây là điểm 0 để tính Với khối lượng xúc tác TiO2 sử dụng là 2g<br /> hiệu suất của các hệ sau. Như vậy, trong thì hiệu suất của hệ thống chỉ đạt 17%. Khi<br /> những khảo sát tiếp theo trên hệ có xúc tác tăng dần khối lượng TiO2 lên 8g thì hiệu<br /> và bức xạ UV thì hiệu suất chuyển hóa suất xử lý HCHO đạt 19%. Do vậy, khối<br /> HCHO chính là do hoạt tính quang xúc tác. lượng xúc tác chưa phải là nguyên nhân<br /> 3.1.2. Ảnh hưởng của khối lượng xúc tác dẫn đến hiệu suất xử lý HCHO thấp của hệ<br /> Để đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng liên tục nên ta chọn 2g TiO2 cho mô hình<br /> chất xúc tác TiO2 đến khả năng chuyển hóa liên tục.<br /> <br /> Bảng 2. Phần trăm chuyển hóa HCHO trên mô hình liên tục<br /> Khối lượng TiO2 (g) Không đèn UV Đèn UV<br /> 2 10,4% 17,0%<br /> 4 12,3% 18,5%<br /> 6 13,1% 19,2%<br /> 8 13,7% 19,0%<br /> <br /> <br /> 31<br /> 3.1.3. Ảnh hưởng của lưu lượng dòng khí đầu vào dao động trong khoảng 4,03 – 33,9<br /> Thí nghiệm với 3 mức lưu lượng khí là mg/m3. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của<br /> 0,1; 0,2 và 0,4 Lít/phút. Ứng với mỗi lần lưu lượng dòng khí HCHO đến khả năng<br /> giảm của lưu lượng, thời gian tiến hành chuyển hóa HCHO của hệ liên tục với 2g<br /> một thí nghiệm được tăng lên tương ứng để xúc tác TiO2 trong điều kiện (i) không đèn<br /> đảm bảo các kết quả được tương quan với UV và (ii) bức xạ đèn UV được trình bày<br /> nhau một cách tốt nhất. Nồng độ HCHO trong bảng 3.<br /> <br /> Bảng 3. Phần trăm chuyển hóa HCHO với các lưu lượng khác nhau<br /> Lưu lượng (L/ph) không đèn UV Đèn UV<br /> 0,1 5% 11%<br /> 0,2 7% 11%<br /> 0,4 8% 15%<br /> <br /> Kết quả ở bảng 3 cho thấy hiệu suất 3.2.1. Ảnh hưởng của bức xạ đến khả<br /> chuyển hóa của hệ liên tục không được cải năng chuyển hóa HCHO<br /> thiện khi giảm lưu lượng dòng khí. Hạn Tương tự như hệ liên tục, trong hệ gián<br /> chế về thời gian lưu đối với quang xúc tác đoạn này các khảo sát hoạt tính của xúc tác<br /> TiO2 trên liên tục đã cản trở khả năng xử lý cũng lấy điểm 0 theo kết quả của hệ không<br /> HCHO. Do đó, lưu lượng dòng khí thích xúc tác (i) khi không có sự hiện diện của<br /> hợp để xử lý HCHO là 0,4L/ph. bức xạ và (ii) dưới sự hiện diện của bức xạ<br /> 3.2. Khả năng xử lý hơi HCHO trên UV để đánh giá ảnh hưởng riêng của bức<br /> hệ gián đoạn với quy trình lấy mẫu theo xạ lên độ chuyển hóa HCHO. Các kết quả<br /> thời gian được trình bày trong bảng 4.<br /> <br /> Bảng 4. Ảnh hưởng của bức xạ đèn UV đối với nồng độ HCHO trên hệ gián đoạn<br /> Không đèn UV Đèn UV<br /> Độ giảm nồng độ<br /> 1% 2%<br /> HCHO<br /> <br /> Kết quả trong bảng 4 cho thấy thời Thí nghiệm với nồng độ đầu vào<br /> gian chiếu bức xạ không ảnh hưởng đến HCHO trong khoảng 4,01 – 67,5 mg/m3<br /> nồng độ HCHO, do đó coi đây như là điểm (nồng độ được tính từ thực nghiệm) và 2g<br /> 0 để tính được hiệu suất của các hệ sau. Và TiO2. Mỗi thí nghiệm được tiến hành trong<br /> như vậy trong những khảo sát tiếp theo trên vòng 5 giờ, mỗi giờ tiến hành rút mẫu 1<br /> hệ có xúc tác và bức xạ UV thì hiệu suất lần, thời gian mỗi lần rút mẫu là 15 phút<br /> chuyển hóa HCHO chính là do hoạt tính (lưu lượng 0,3L/ph). Kết quả xử lý HCHO<br /> quang xúc tác của TiO2. của hệ gián đoạn khi có xúc tác TiO2 được<br /> 3.2.2. Khả năng xử lý HCHO của hệ gián thể hiện trong hình 3.<br /> đoạn khi có xúc tác TiO2<br /> <br /> <br /> 32<br /> Hình 3. Khả năng chuyển hóa HCHO trong điều kiện có xúc tác và bức xạ UV<br /> <br /> Từ đồ thị ta thấy trong điều kiện có lượng chất xúc tác đến quá trình chuyển<br /> xúc tác và chiếu bức xạ UV hiệu quả xử lý hóa HCHO<br /> của hệ gián đoạn khá cao, hiệu suất xử lý Thí nghiệm với 3 lượng TiO2 là 2g, 4g<br /> này giảm dần khi ta tăng nồng độ HCHO và 6g, mỗi hàm lượng tiến hành 2 thí<br /> đầu vào, nồng độ HCHO 4,01 mg/m3, sau nghiệm chiếu đèn UV và không chiếu đèn.<br /> 5h xử lý hiệu suất đạt gần 100%, khi tăng Nồng độ HCHO đầu vào dao động trong<br /> dần nồng độ HCHO tới 67,5 mg/m3 thì khoảng 32,7 – 32,9 mg/m3 (nồng độ được<br /> hiệu suất giảm còn 84,7%. tính từ thực nghiệm). Kết quả thí nghiệm<br /> 3.2.3. Khảo sát ảnh hưởng của khối được biểu diễn trong hình 4.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác đến khả năng chuyển hóa HCHO<br /> <br /> Dựa vào đồ thị trên ta thấy, khi tiến Điều này chứng tỏ hiệu suất xử lý chỉ phụ<br /> hành xử lý cùng một giá trị nồng độ HCHO thuộc vào hàm lượng xúc tác ở một giá trị<br /> với những hàm lượng TiO2 khác nhau thì giới hạn nào đó, khi vượt qua giới hạn này,<br /> hiệu suất xử lý tăng khi ta tăng lượng TiO2 các hạt xúc tác dư thừa sẽ làm cản trở quá<br /> từ 2g lên 4g, tuy nhiên khi tăng hàm lượng trình tiếp nhận ánh sáng của các hạt xúc tác<br /> TiO2 lên 6g thì lại không có sự biến đổi khác, làm giảm hiệu quả xử lý của hệ<br /> đáng kể về hiệu suất chuyển hóa HCHO. thống. Mặt khác, để dễ so sánh hiệu quả xử<br /> <br /> 33<br /> lý trong hai mô hình liên tục và gián đoạn đổi hiệu suất chuyển hóa khi bổ sung độ<br /> thì lượng xúc tác thích hợp và giống nhau ẩm. Thí nghiệm được thực hiện trong vòng<br /> là 2g TiO2. 5 giờ, mỗi giờ tiến hành rút mẫu một lần,<br /> 3.2.4. Khảo sát ảnh hưởng của độ ẩm thời gian một lần rút mẫu là 15 phút với<br /> không khí đến quá trình chuyển hóa HCHO lưu lượng 0,3 Lít/phút. Nồng độ HCHO<br /> đầu vào dao động trong khoảng 33,2 – 33,5<br /> Thí nghiệm thay đổi độ ẩm không khí<br /> mg/m3. Kết quả thí nghiệm được thể hiện<br /> bằng cách đặt một chén nước nhỏ vào<br /> trong hình 5.<br /> trong buồng xử lý. Ở cùng một khoảng<br /> nồng độ HCHO đầu vào ta khảo sát sự thay<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Ảnh hưởng của độ ẩm đến khả năng chuyển hóa HCHO<br /> <br /> Với hệ phản ứng không cung cấp thêm diễn ra tốt nên dẫn đến hiệu suất xử lý<br /> nước, hiệu suất chuyển hóa HCHO theo thấp, cao nhất chỉ đạt 19%. Đây cũng là<br /> thời gian không khác biệt nhiều so với hệ hạn chế chính của hệ liên tục với xúc tác<br /> khi thêm nước. Nồng độ HCHO giảm vẫn cố định.<br /> đạt giá trị rất cao do đó có thể kết luận Nồng độ HCHO đầu vào trong mô<br /> bước đầu rằng sự bổ sung hơi nước này là hình gián đoạn từ 4,01 – 67,5 mg/m3 và<br /> không cần thiết, với mô hình cung cấp khí trong mô hình liên tục từ 4,03 – 33,9<br /> HCHO qua phương pháp sục đuổi khí từ mg/m3 là giá trị đo được từ thực nghiệm.<br /> dung dịch formaldehyde thì lượng hơi Khoảng nồng độ HCHO xử lý trong mô<br /> nước cuốn theo vào trong reactor đã đủ để hình gián đoạn rộng hơn trong mô hình liên<br /> cung cấp độ ẩm cho quá trình phản ứng. tục là vì trong mô hình gián đoạn hiệu suất<br /> 4. KẾT LUẬN xử lý HCHO tốt nên thí nghiệm tăng nồng<br /> Hệ gián đoạn xử lý hơi HCHO cao hơn độ HCHO lên 67,5 mg/m3 mà hiệu suất xử<br /> hệ liên tục. Điều này có thể giải thích là (i) lý vẫn đạt 84,7% trong khi ở mô hình liên<br /> hệ gián đoạn thì HCHO và xúc tác được tục hiệu suất xử lý cao nhất chỉ đạt 19%.<br /> đưa vào hệ thống và được giữ cố định Độ ẩm cung cấp thêm cho mô hình xử lý<br /> trong hệ để tăng thời gian tiếp xúc cho quá là không cần thiết vì trong mô hình thí<br /> trình xử lý; (ii) hệ liên tục do thể tích nghiệm cung cấp khí HCHO qua phương<br /> reacter nhỏ, thời gian lưu của dòng khí pháp sục đuổi khí từ dung dịch formaldehyde<br /> chưa đủ để quá trình chuyển hóa HCHO thì lượng hơi nước cuốn theo vào trong<br /> <br /> 34<br /> reactor đã đủ để cung cấp độ ẩm cho quá mẫu 1 lần, thời gian mỗi lần rút mẫu là 15<br /> trình phản ứng. phút (lưu lượng 0,3L/ph), hiệu suất xử lý<br /> Bằng thực nghiệm đã tìm được mô hình của hệ đạt khoảng 85%. Nồng độ HCHO<br /> xử lý tốt hơi HCHO là hệ gián đoạn với các sau khi qua hệ gián đoạn đều thấp hơn 20<br /> điều kiện thích hợp: nồng độ HCHO đầu mg/m3, đạt QCVN 20:2009/BTNMT (Quy<br /> vào từ 4,01 – 67,5 mg/m3, khối lượng xúc chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công<br /> tác TiO2 là 2g, lưu lượng khí đầu vào nghiệp đối với một số chất hữu cơ).<br /> 0,4L/ph, thời gian xử lý 3 giờ, mỗi giờ rút<br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> 1. C. Chang and S. Chou, P. Wu (2002), Determination of Formaldehyde in Cosmetics<br /> by HPLC Method and Acetylacetone Method, Journal of Food and Drug Analysis,<br /> 11(1), 8-15.<br /> 2. J. G. Calvert (1981), Formaldehyde and other aldehydes, National Academy Press, 6.<br /> 3. M. Wang, G. Cheng, S. Balbo (2009), Clear differences in levels of a formaldehyde-<br /> DNA adduct in leukocytes of smokers and nonsmokers, Cancer Research, 69, 7170–<br /> 7174.<br /> 4. R.L. Organic Chemical Manufacturing Standifer (1987), Adsorption, Condensation,<br /> and Absorption Devices, Report 3, Gas Absorption, U. S. Environmental Protection<br /> Agency. Research Triangle Park, N.C. Publication No. EPA-45013-80-027., 5.<br /> 5. S. M. T. Salthammer, R. Marutzky (2010), Formaldehyde in the Indoor Environment,<br /> Chemical Review, 110, 2536–2572.<br /> 6. S. Z. Y. Youa, L. Wanb, D. Xua (2011), Preparation of continuous TiO2 fibers by sol–<br /> gel method and its photocatalytic degradation on formaldehyde, Applied Surface<br /> Science.<br /> 7. T. S. K. Takayanagi, M. Shiraishi, Y. Hisashi (1999), Acute toxicity of formaldehyde<br /> to the pearl oyster pinctada fucata martensii, Elsevier Science, 1.<br /> 8. T. Vaughan, P. Stewart, K. Teschke, C. Lynch, G Swanson, J. Lyon, and M. Berwick<br /> (2000), Occupational exposure to formaldehyde and wood dust and nasopharyngeal<br /> carcinoma, Journal of Occupational and Environmental Medicine, 57, 376–384.<br /> 9. Zhang L, Tang X, Rothman Net al.(2010), Occupational exposure to formaldehyde,<br /> hepatotoxicity, and leukemia-specific chromosome changes in cultured myeloid<br /> progenitor cells, Cancer Epidemiol Biomarkers Prev, 19, 80–88.<br /> <br /> <br /> *Ngày nhận bài: 12/8/2014. Biên tập xong: 1/12/2014. Duyệt đăng: 6/12/2014<br /> <br /> 35<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2