intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình, thành Phố Huế

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:15

105
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm: Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ dưới 5 tuổi trong gia đình; đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại đây để từ đó có thể đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện những điểm chưa tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình, thành Phố Huế

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 18, 2003<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NGHIÊN CỨU KHẨU PHẦN ĂN VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ <br /> DƯỚI 5 TUỔI TẠI MỘT QUẦN THỂ DÂN CƯ SỐNG TRÊN THUYỀN <br /> Ở PHƯỜNG PHÚ BÌNH, THÀNH PHỐ HUẾ<br /> Phần I: Tình hình dinh dưỡng của trẻ<br /> Bùi Thị Tá Tâm<br /> Trường Trung học Y tế TT­ Huế<br /> Huỳnh Đình Chiến<br /> Trung tâm Học liệu Đại học Huế<br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Trong những năm qua với sự hỗ trợ rất lớn của các cấp, các ngành, đặc biệt  <br /> là ngành Y tế, nhiều chương trình chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng đã đạt được  <br /> nhiều thành tựu quan trọng. Nhờ đó, tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân  <br /> được nâng lên, có nhiều tiến bộ  đáng kể, tỷ  lệ  suy dinh dưỡng hàng năm trên toàn  <br /> quốc có giảm [1]. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách toàn diện và khách quan thì <br /> vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng ở nước ta đang còn nhiều thách thức cần <br /> được giải quyết. Thiếu dinh dưỡng protein ­ năng lượng, thiếu các vi chất ở  trẻ em  <br /> dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề  sức khỏe cộng đồng quan trọng và cấp bách hiện <br /> nay. <br /> Tình trạng dinh dưỡng của một cá thể, của một quần thể  không chỉ  do ăn  <br /> uống, mà nó còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như sự  thiếu kiến thức  <br /> nuôi con của bà mẹ, bệnh tật, cân nặng lúc sinh,.v.v. Mà các yếu tố này luôn thay đổi  <br /> theo thời gian và không gian vì vậy việc đánh giá, giám sát tình trạng dinh dưỡng là <br /> cần thiết. Trong điều kiện một nền kinh tế kém phát triển, thiếu lương thực ­ thực <br /> phẩm (LTTP), hoàn cảnh môi trường kém, phần lớn các bà mẹ thiếu kiến thức nuôi  <br /> con. Trẻ em sẽ là đối tượng đầu tiên chịu tác động của tình trạng đó mà hậu quả của  <br /> nó là suy dinh   dưỡng [2].<br /> Để  góp phần tìm hiểu tình hình dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe và phòng <br /> chống các bệnh truyền nhiễm cho cộng đồng dân nghèo ở Huế, chúng tôi thực hiện  <br /> <br /> <br /> 67<br /> đề  tài: Nghiên cứu khẩu phần ăn và tình trạng dinh dưỡng của trẻ  dưới 5 tuổi tại  <br /> một quần thể dân cư sống trên thuyền ở phường Phú Bình Thành phố Huế  nhằm: <br /> 1. Đánh giá khẩu phần ăn của trẻ dưới 5 tuổi trong gia đình.<br /> 2. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại đây để từ đó có thể <br /> đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện những điểm chưa tốt..<br /> 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> 2.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Quần thể  dân cư  sống trên thuyền tại phường Phú Bình ­ Thành phố  Huế: <br /> Tất cả các hộ gia đình, bà mẹ có con dưới 5 tuổi và tất cả trẻ em dưới 5 tuổi.<br /> 2.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.2.1. Chọn mẫu<br /> ­ Tất cả  hộ  gia đình, bà mẹ  có con dưới 5 tuổi tại 3 tổ  11,12 và 14 phường <br /> Phú Bình ­ thành phố Huế.<br /> ­ Tất cả  trẻ em dưới 5 tuổi  ở 3 tổ 11,12 và 14 được đưa vào danh sách điều  <br /> tra dựa vào sổ theo dõi tiêm chủng.<br /> Trẻ được phân theo các nhóm tuổi như sau: Nhóm 1: 0­12 tháng; Nhóm 2: 13­<br /> 24 tháng;  Nhóm 3: 25­36 tháng; Nhóm 4: 37­48 tháng; Nhóm 5: 49­60 tháng.<br /> 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu<br /> Tình hình dinh dưỡng<br /> ­ Nhân trắc: Đánh giá cân nặng, chiều cao:<br /> + Cân trẻ [3], [4]: Sử dụng cân đồng hồ có độ chính xác cao 0,1kg để cân trẻ.<br /> + Đo chiều cao [3], [5]: Đo chiều cao đứng với trẻ > 2 tuổi. Đo chiều dài nằm  <br /> đối với những trẻ   2 tuổi.<br /> + Phương pháp tính tuổi [6], [7], [8]<br /> Tuổi của trẻ được xác định từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong sổ tiêm chủng <br /> của Trạm Y  tế. Tuy nhiên khi tiếp xúc với bà mẹ cần xác định tuổi thật của trẻ. <br /> Đánh giá tình trạng suy dinh dưỡng protein­năng lượng:<br /> Chủ  yếu dựa vào 3 chỉ  tiêu: cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi  <br /> (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H) như đã trình bày ở phần tổng quan. Quần thể <br /> tham khảo là NCHS (National Center of Health Statistic).<br /> Điều tra khẩu phần ăn<br /> * Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đo lường và mẫu điều tra.<br /> * Bước 2:  Tiến hành phỏng vấn người trực tiếp cho trẻ ăn.<br /> <br /> <br /> 68<br /> * Bước 3: Đối chiếu với album "Các món ăn thông dụng" của Viện dinh  <br /> dưỡng và quy đổi ra đơn vị trọng lượng các thực phẩm một cách hợp lý.<br /> *  Bước 4 : Đánh giá khẩu phần ăn.<br /> Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ<br /> Dùng phương pháp phỏng vấn đối với các bà mẹ, chủ hộ và quan sát thực địa.<br /> 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu<br /> Sử dụng phần mềm vi tính EPI­INFO.<br /> III. KẾT QUẢ<br /> 3.1. Đặc điểm hộ gia đình<br /> 3.1.1. Trình độ văn hóa của mẹ<br /> Bảng 3.1: Trình độ văn hóa của mẹ<br /> Trình độ văn hóa Số bà mẹ (n) Tỉ lệ (%)<br /> Mù chữ 89 56,3<br /> Cấp I 62 39,2<br /> Cấp II và III 7 4,5<br /> Tổng cộng 158 100,0<br /> Nhận xét: Trình độ  văn hóa của mẹ  rất thấp, chủ  yếu là mù chữ  và cấp I  <br /> (56,3%  và 39,2%).<br /> 3.1.2. Nghề nghiệp của chủ hộ và mẹ<br /> Bảng 3.2: Nghề nghiệp của chủ hộ và mẹ<br /> <br /> Chủ hộ Mẹ<br /> Nghề nghiệp<br /> n % n %<br />  Ngư nghiệp 13 8,2 9 5,7<br />  Đạp xích lô, bốc vác 66 41,8 0 0,0<br /> Buôn bán nhỏ 0 0,0 47 29,7<br /> Làm thuê 0 0,0 40 25,3<br /> Làm cát sạn, gạch ngói 33 20,9 0 0,0<br /> Nội trợ 0 0,0 54 34,2<br /> Chạy thuyền rồng 0 0,0 0 0,0<br /> Cán bộ viên chức 0 0,0 0 0,0<br />  Khác (thất nghiệp, già) 46 29,1 8 5,1<br /> Tổng cộng 158 100,0 158 100,0<br /> Nhận xét:<br /> ­ Nghề nghiệp của chủ hộ chủ yếu là đạp xích lô, bốc vác (41,8%), (sau đó là  <br /> làm cát sạn, gạch ngói (20,9%). Đáng chú ý là có đến 29,1% chủ  hộ  là già và thất <br /> nghiệp.<br /> 69<br /> ­ Nghề nghiệp của mẹ chủ yếu là nội trợ (34,2%), tiếp theo là buôn bán nhỏ <br /> và làm thuê (29,7% và 25,3%).<br /> 3.1.3. Số con trong gia đình<br /> Bảng 3.3: Số con trong gia đình<br /> Số con Số bà mẹ Tỉ lệ (%)<br />  2 con 48 30,4<br />  3­ 5 con 89 56,3<br /> > 5 con 21 13,3<br /> Tổng cộng 158 100,0<br /> <br /> Nhận xét: Hầu hết gia đình có từ 3 con trở lên chiếm tỷ lệ 69,6%; gia đình có <br /> từ 1 ­ 2 con chiếm tỷ lệ 30,4%, có đến 13,3% gia đình có trên 5 con. <br /> 3.1.4. Thu nhập bình quân đầu người trong tháng<br /> Bảng  3.4: Thu nhập bình quân đầu người trong tháng<br /> <br /> Phân loại Số hộ Tỉ lệ (%)<br /> 0,05 >0,05 >0,05 >0,05 >0,05<br /> Tổng số  217 38,7 6,5 0,0 45,2 50,7 10,6<br /> <br /> Nhận xét: Tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi ở trẻ <br /> em trai cao hơn trẻ  em gái không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Mức độ  suy dinh <br /> dưỡng ở trẻ trai so với trẻ gái cũng không thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >  <br /> 0,05).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 72<br /> 3.2.2. Khẩu phần ăn thực tế của trẻ<br /> 3.2.2.1. Tần suất tiêu thụ LT ­ TP của trẻ trong tuần qua<br /> Bảng  3.9: Tần suất tiêu thụ LT ­ TP của trẻ trong tuần qua<br /> <br /> Tổng   5 lần Không sử dụng<br /> TT Tên thực phẩm<br /> số n n % n % n % n %<br /> <br /> 1. Thịt các loại 217 135 62,2 52 24,0 27 12,4 3 1,4<br /> <br /> 2. Cá các loại 217 107 49,3 35 16,1 61 28,1 14 6,5<br /> <br /> 3. Trứng các loại 217 158 72,8 15 6,9 3 1,4 41 18,9<br /> <br /> 4. Tôm, cua,hải sản 217 140 64,5 24 11,1 4 1,8 49 22,6<br /> <br /> 5. Khoai tây 217 144 66,4 18 8,3 1 0,5 54 24,9<br /> <br /> 6. Khoai lang, sắn 217 7 3,2 4 1,8 3 1,4 203 93,5<br /> <br /> 7. Rau xanh 217 32 14,7 101 46,5 76 35,0 8 3,7<br /> <br /> 8. Quả chín 217 84 38,7 71 32,7 38 17,5 24 11,1<br /> <br /> 9. Đậu các loại 217 149 68,7 10 4,6 3 1,4 55 25,3<br /> <br /> 10. Lạc, vừng 217 12 5,5 2 0,9 0 0,0 203 93,5<br /> <br /> 11. Bột dinh dưỡng sữa 217 29 13,4 3 1,4 2 0,9 183 84,3<br /> <br /> 12. Bánh các loại 217 169 77,9 7 3,2 4 1,8 37 17,1<br /> <br /> 13. Kẹo 217 158 72,8 8 3,7 13 6,0 38 17,5<br /> <br /> 14. Nước ngọt 217 59 27,2 4 1,8 1 0,5 153 70,5<br /> <br /> 15. Kem 217 128 59,0 8 3,7 7 3,2 74 34,1<br /> <br /> Nhận xét: Hầu hết các loại thực phẩm được sử dụng  0,05<br /> 5. Đậu phụ 10,18     34,86 10,30    38,06 10,08  31,92 > 0,05<br /> 6. Vừng, lạc 0,04   0,67 0,10   0,99<br /> 7. Dầu, mỡ 2,84   2,36 2,71   2,45 2,95   2,29 > 0,05<br /> 8. Thịt các loại 4,78   7,04 4,29   7,08 5,20   6,98 > 0,05<br /> 9. Cá các loại 5,84   12,88 6,61  15,78 5,21   9,76 > 0,05<br /> 10. Tôm, cua, hải sản 1,71   3,72 1,80   4,38 16,64   3,06 > 0,05<br /> 11. Trứng, sữa 22,35   18,3 13,24   11,9 31,35  21,7  0,05<br /> 13. Nước chấm 4,75  3,88 4,60   21,7 4,88   4,87 > 0,05<br /> 14. Hoa quả chín 37,49   40,19 42,46   40,19 33,31   39,71 > 0,01<br /> 15. Đường 4,10   10,41 4,83   10,62 3,50   10,20 > 0,01<br /> Nhận xét: Khẩu phần ăn của trẻ  0,05<br /> 2. Protein động vật 4,35   3,16 3,89   3,07 4,73   3,17  0,05<br /> 4. Lipit (gam) 9,84   5,49 8,72   4,57 10,72   6,01 0,05<br /> 8. Năng lượng (Kcal) 925,30   272,57 910,06   226,69 938,10   305,27  0,01<br /> P 305,79   122 297,39   129,55 315,20   119,94  0,05<br /> 10. Vitamin (mg)<br /> Caroten 0,43   0,83 0,42   0,86 0,44   0,79<br /> <br /> 74<br /> A 0,09   0,17 0,06   0,13 0,12   0,19  0,01<br /> B2 0,15   0,07 0,15   0,07 0,16   0,07 > 0,05<br /> PP 3,62   1,49 3,64   1,21 3,61   1,69 > 0.05<br /> C 21,3   18,89 19,43   18,70 22,74   18,92 > 0.05<br /> Nhận xét: Năng lượng khẩu phần và hàm lượng protein động vật, lipit, lipit <br /> động vật ở nhóm trẻ SDD thấp hơn nhóm trẻ bình thường có ý nghĩa thống kê. Khẩu  <br /> phần  ăn   có   vitamin   A   và   phospho   ở   số   nhóm   trẻ   SDD   thấp   hơn   nhóm   trẻ   bình  <br /> thường. <br /> 3.2.2.5. Tính cân đối của khẩu phần ăn theo nhóm tuổi<br /> Bảng 3.12:  Tính cân đối của khẩu phần ăn theo nhóm tuổi<br /> <br /> 6 ­12 13 ­ 24  25 ­ 36 37 ­ 48 NCKN <br /> 49 ­ 60 tháng<br /> tháng tháng tháng tháng (*)<br /> Tỷ  lệ   giữa   các   chất   sinh  9,8:25,4:6 10,5:9,8:7 9,9:7,8: 9,9:7,2: 12:18:<br /> 10,3:6,9:82,8<br /> năng lượng P : L : G 4,8 9,7 82,3 82,9 70<br />  Protein Đ.vật<br />   53,5 16,9 14,5 12,4 14,2 25­30<br /> Protein Tổng số<br /> Lipit T.vật<br /> 4,8 32,2 36 36,1 42,5 25­30<br /> Lipit Tổng số<br /> Tỷ lệ Ca/P 1,1 0,4 0,4 0,4 0,4 0,5­1,5<br /> Tỷ lệ Vitamin          <br /> 0,23 0,3 0,3 0,3 0,3 0,4<br /> B1/1000Kcal<br /> <br /> (*) Nhu cầu khuyến nghị<br /> Nhận xét: <br /> ­ Tỷ lệ giữa các chất sinh năng lượng: P:L:G ở tất cả các nhóm tuổi đều chưa  <br /> đạt so với NCKN (Protit: Lipit: Gluxit =12:18:70).<br /> ­   Tỷ   lệ:   Protein   động   vật/   Protein   tổng   số,   Canxi/Photpho,   Vitamin  <br /> B1/1000kcal phần lớn thấp hơn NCKN. Riêng trẻ  6 ­ 12 tháng tuổi   tỷ  lệ  Protein  <br /> động vật/Protein tổng số  (53,5%) cao hơn NCKN,  Ca/P (1,1) đạt NCKN của Viện  <br /> Dinh dưỡng.<br /> ­ Tỷ lệ Lipit thực vật/ Lipit tổng số nhóm trẻ 6 ­ 12 tháng (4,8%) thấp hơn rất  <br /> nhiều so với NCKN, trong khi đó các nhóm khác đều đạt được và cao hơn so với <br /> NCKN.<br /> 4. BÀN LUẬN<br /> 4.1. Đặc điểm hộ gia đình<br /> 75<br /> Qua kết quả ở Bảng 3.1 trình độ văn hóa của các bà mẹ  rất thấp, chủ yếu là <br /> mù chữ  và cấp I (56,3% và 39,2%). Điều này chắc chắn sẽ   ảnh hưởng rất lớn đến  <br /> việc tiếp thu, áp dụng những kiến thức khoa học trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc <br /> trẻ, mà  trong chiến lược quốc gia về  dinh dưỡng giai đoạn 2001 ­ 2010 đã khẳng  <br /> định trình độ học vấn của người phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng đối SDD.<br /> Nghề  nghiệp chủ hộ  và bà mẹ  của trẻ   được trình bày ở  Bảng 3.2, trong đó <br /> chủ hộ, người đóng vai trò chính về thu nhập kinh tế trong gia đình thường có nghề <br /> nghiệp không ổn định: 41,8% làm nghề đạp xích lô, bốc vác; 29,1% là thất nghiệp và <br /> già. Đây là những con số  đáng quan ngại. Còn nghề  nghiệp của mẹ  chủ  yếu là nội  <br /> trợ và buôn bán nhỏ (34,21% và 29,7%). Thêm vào đó có đến 66,9% hộ gia đình đông  <br /> con (Bảng 3.3), trong đó 3 ­ 5 con là 56,3%; trên 5 con là 13,3%. Do vậy mức thu  <br /> nhập bình quân đầu người/ tháng  ở  đây rất thấp (Bảng 3.4); tỷ lệ đói nghèo có đến  <br /> 98,1%, quá cao so với tỷ lệ toàn tỉnh năm 2000 là 17,9%; toàn quốc năm 2000: 11%. <br /> Tài sản trong gia đình (Bảng 3.5) phần lớn là không có giá trị (58,3%), ngay cả <br /> radio để nghe cũng không có, chưa kể đến những rủi ro do thiên tai gây ra vào những  <br /> tháng bão lụt, bệnh tật.v.v. Nhiều tác giả nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng đã có  <br /> nhận định chung về ảnh hưởng của điều kiện kinh tế đến tình trạng dinh dưỡng và  <br /> cho rằng điều kiện kinh tế   ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ.  <br /> Tình trạng dinh dưỡng của trẻ tốt hơn khi điều kiện kinh tế khá hơn [8], [9].<br /> Mở  rộng dân số  được tiếp cận với nước sạch, giải quyết các bảo đảm vệ <br /> sinh môi trường ở khu vực trung tâm là một trong những chính sách của Đảng và Nhà <br /> nước ta và là nội dung thiết yếu liên quan đến chăm sóc dinh dưỡng [10]. Khi môi  <br /> trường bị ô nhiễm, hàng loạt các mầm bệnh có điều kiện phát triển làm tăng nguy cơ <br /> bị nhiễm khuẩn của trẻ em và tình trạng suy dinh dưỡng ngày càng tăng. Kết quả  ở <br /> Bảng 3.6 cho thấy điều kiện vệ sinh môi trường ở đây cũng là vấn đề cần phải quan  <br /> tâm. Có đến 96,2% các hộ  gia đình không có hố  xí, phần lớn các hộ  này phóng uế <br /> xuống sông Hương, xung quanh nhà  ở  và nhà vệ  sinh công cộng. Các dụng cụ chứa  <br /> nước chỉ đủ để dùng cho việc ăn uống, xô là dụng cụ chứa nước chủ yếu, nước sinh  <br /> hoạt là dòng sông Hương (59,5%)<br /> Nhìn chung tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường của quần thể dân  <br /> cư  sống trên thuyền phường Phú Bình rất thấp so vói các nơi khác trong thành phố <br /> Huế, cũng như  các nơi khác trong Tỉnh, điều này sẽ   ảnh hưởng rất lớn đến tình  <br /> trạng sức khỏe của trẻ vì đây là cụm dân cư nằm giữa thành phố Huế, trung tâm văn  <br /> hóa du lịch của cả nước, nên các cấp chính quyền, các ngành cần quan tâm nhiều hơn  <br /> nữa đến việc cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là giúp đỡ để  trẻ phát triển <br /> tốt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng.<br /> 4.2. Tình hình dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi<br /> 4.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0