Nghiên cứu khoa học " CÔNG TÁC BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG GIAI ĐOẠN 1996-2010 "
lượt xem 20
download
Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Năm mươi ba loài cây lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu; 216 loài/phân loài của 25 chi tre, và 107 loài cây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " CÔNG TÁC BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG GIAI ĐOẠN 1996-2010 "
- CÔNG TÁC BẢO TỒN NGUỒN GEN CÂY RỪNG GIAI ĐOẠN 1996-2010 Nguyễn Hoàng Nghĩa và Phí Hồng Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM T ẮT Từ năm 1989, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Năm mươi ba loài cây lá kim, 42 loài thuộc 6 chi Dầu; 216 loài/phân loài của 25 chi tre, và 107 loài cây lá rộng khác đã được điều tra v à lên danh sách, từ đó làm cơ sở cho chọn lọc loài bảo tồn v à đánh giá mức độ đe dọa theo tiêu chí của IUCN (2001). Cho tới nay, gần 80 ha quần thụ bảo tồn ex-situ v à trên 60ha rừng trồng bảo tồn của 192 nguồn gen thuộc 84 loài, trong đó có 100 nguồn gen của 38 loài quý hiếm, đã được xây dựng tại Ba Vì - Hà Nội, Cầu Hai - Phú Thọ, Xuân Sơn - Phú Thọ, Lương Thịnh - Yên Bái; Bến En - Thanh Hóa, Măng Linh - Lâm Đồng, Đakplao - Đắk Nông, Bình Thuận, Bầu Bàng - Bình Dương, Cát Tiên - Đồng Nai v à Cà Mau. Bên cạnh đó, công tác bảo tồn hạt giống cũng đã bước đầu được tiến hành cho 1000 lô hạt cá thể v à xuất xứ của các loài như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Bạch đàn uro, Bạch đàn pellita, Bạch đàn grandis và Bạch đàn camal. Sử dụng hai loại chỉ thị phân tử RAPD và DNA lục lạp (cpADN) đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài cây (cho 17 loài thuộc 6 chi họ Dầu v à 12 loài cây họ Dầu) v à đánh giá đa dạng di truyền trong loài (cho Linh xanh, Gõ đỏ, Giổi xương, Giổi xanh, Pơ mu, Sao lá hình tim, Bách xanh) đã được chú trọng thực hiện. Nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng đã thành công cho nhiều loài cây bản địa. Công tác tư liệu hóa trên máy vi tính danh sách giống (xuất xứ và lô hạt) của 16 loài Bạch đàn, 31 loài Keo, 6 loài Thông, 10 loài Tràm, và 2 loài Phi lao. Chương trình tra cứu cơ sở dữ liệu trên máy tính đã được thiết kế cho 150 loài cây bản địa và bước đầu thử nghiệm trên Website của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. T ừ khóa: Bảo tồn nguồn gen I. MỞ ĐẦU Bảo tồn các tài nguyên sống có ba mục tiêu chủ yếu, đó là (1) Bảo vệ các hệ sinh thái (bảo tồn thiên nhiên), (2) Bảo tồn sự đa dạng di truyền (bảo tồn nguồn gen) v à (3) Bảo đảm sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên. Như v ậy có thể dễ dàng nhận thấy vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng của bảo tồn nguồn gen trong chiến lược bảo vệ đa dạng sinh học (FAO, 1983). Bảo tồn nguồn gen thực chất là bảo tồn đa dạng di truyền tồn tại bên trong mỗi loài và giữa các loài. Đa dạng di truyền là biến dị di truyền có trong biến dị tự nhiên. Biến dị tự nhiên có bên trong mỗi loài là kết quả của các tương hỗ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau như di truyền, phản ứng với sự đa dạng của môi trường sống, hệ thống nhân giống, mức độ lai chéo, lai giống, kích thước quần thể v à sự cách ly. Cùng với quá trình tiến hóa, các yếu tổ này thường tạo nên các quần thể khác biệt về mặt di truyền bên trong một loài và tạo nên các cá thể khác biệt nhau về mặt di truyền bên trong quần thể (Baradat, 1986; Cossalter, 1989). Việt Nam có một hệ thực vật rất phong phú v à đa dạng, trong đó có khoảng 20% số loài là đặc hữu (N.N.Thìn 1997, T. V. Trừng 1998). Các nhà khoa học dự đoán Việt Nam có khoảng 15.000 loài thực vật, trong đó trên 10.000 đã được nhận biết. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân như chiến tranh kéo dài, khai thác lạm dụng, du canh du cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm diện tích v à chất lượng rừng của nước ta bị suy giảm. Các hệ sinh thái rừng cũng bị suy thoái nghiêm trọng. Nhiều loài thực vật rừng quý hiếm đang bị khai thác, chặt hạ trái phép nên đang đứng trước nguy cơ bị đe doạ tuyệt chủng. Năm 1996, Việt Nam có 356 loài thực vật bị đe doạ tuyệt chủng (Sách đỏ Việt Nam 1996), thì con số này đã tăng lên 45
- 450 loài vào năm 2007 (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Nếu chúng ta không có những chính sách v à chiến lược bảo tồn kịp thời và hiệu quả thì con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Suốt từ năm 1989, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam được chỉ định là cơ quan đầu mối về bảo tồn nguồn gen cây rừng, và cũng từ đó công tác nghiên cứu bảo tồn được coi là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài nhằm phục vụ cho mục tiêu bảo vệ các nguồn gen quý hiếm v à đặc thù của đất nước, góp phần duy trì sự tồn tại của một số loài bị đe dọa cho các thế hệ tương lai. Báo cáo này trình bày các kết quả bảo tồn v à sử dụng quĩ gen cây rừng đã đạt được trong giai đoạn từ năm 1996 tới nay. II. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, THU THẬP VÀ XÂY DỰNG CÁC QUẦN THỤ BẢO TỒN CÁC LOÀI CÂY QUÝ HIẾM Qua 15 năm triển khai, đề tài nghiên cứu “Bảo tồn nguồn gen cây rừng” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm chủ trì đã thực hiện công việc điều tra khảo sát, xây dựng phương án bảo tồn, thu thập hạt giống, cây con hoặc cành hom và xây dựng một số khu sưu tập, quần thụ bảo tồn cho hàng trăm loài cây rừng quý hiếm và có giá trị kinh tế. Một số loài trong đó có tiềm năng gây trồng trong thực tiễn trồng rừng sản xuất hoặc phòng hộ. 2.1. Điều tra, khảo sát và đánh giá nguồn gen Đối với một số nhóm loài, việc xác định chính xác tên loài, phạm vi phân bố v à mối liên kết di truyền là một yêu cầu không thể bỏ qua trong chiến lược và kế hoạch bảo tồn. Thông qua khảo sát thực địa và tập hợp tài liệu hiện có, đề tài đã lên được danh sách các loài cây cho một số họ thực vật quan trọng làm cơ sở cho chọn lọc loài bảo tồn và đánh giá mức độ đe dọa theo tiêu chí của IUCN (2001). Các nhóm loài được quan tâm trong giai đoạn vừa qua là: Các loài cây lá kim Trong nhiều năm qua, 53 loài cây lá kim có mặt tại nước ta đã được điều tra khảo sát v à 33 loài đã được đánh giá mức độ đe dọa v à tiềm năng gây trồng (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Có thể thấy rõ là nhiều loài cây lá kim Việt Nam đang đứng trước các mức độ đe dọa cao, trong đó mức độ Rất nguy cấp (CR) có 3 loài là Hoàng đàn Chi Lăng, Thủy tùng và Thông đỏ Lâm Đồng; mức độ Nguy cấp (EN) là 10 loài (Bách vàng, Bách xanh đá, Bách Đài Loan, Đỉnh tùng, Thông đỏ Pà Cò, Dẻ tùng sọc nâu, Thiết sam, Thông năm lá Pà Cò, Du sam đá vôi, Vân sam Fansipăng); và 12 loài ở mức Sắp nguy cấp (VU). Đặc trưng nổi bật ở phần lớn các loài cây lá kim bản địa là chúng sống trên các vùng núi cao, núi đá vôi khắc nghiệt, điều kiện khí hậu và lập địa không thuận lợi cho tái sinh tự nhiên và bị tác động chặt phá mạnh của con người. Quần thể cuối cùng của loài Hoàng đàn Chi Lăng chỉ còn lại một số ít cây trong Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn); Thủy tùng chỉ còn lại 30 cây ở Trấp Ksor v à 230 cây tàn tạ ở Ea Hleo (Đăk Lăk). Bách vàng chỉ tìm thấy duy nhất một khu phân bố trên độ cao 1200-1400m trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bát Đại Sơn (Hà Giang); Bách Đài Loan chỉ có duy nhất ở Văn Bàn (Yên Bái); Dẻ tùng sọc nâu ở Thài Phìn Tủng (Hà Giang); Du sam đá vôi ở Kim Hỷ (Bắc Cạn); Vân sam Fansipăng chỉ có ở Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004). Như vậy việc bảo tồn các loài cây này đã trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các loài cây họ Dầu Dựa v ào các công bố trước đây v à các công bố mới (Nguyễn Tích v à Trần Hợp, 1971; FIPI, 1996; Phạm Hoàng Hộ, 1999; Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ NN&PTNT, 2000; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003; Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia, 2003) kết hợp với các chuyến điều tra khảo sát thực tế tại hiện trường, tổng số các loài họ Dầu của nước ta được xác định có 42 loài thuộc 6 chi (Anisoptera: 1 loài; Dipterocarpus: 12 loài; Hopea: 11 loài; Parashorea: 2 loài; Shorea: 8 loài và Vatica: 8 loài và 1 phân loài). So với các loài cây lá kim, các loài cây họ Dầu có mức độ đe dọa thấp hơn và số loài bị đe dọa thấp hơn; 22 loài trên tổng số 42 loài bị đe dọa. Có 2 loài ở mức rất nguy hiểm (CR) là Sao lá hình tim và Sao mạng Cà Ná; 3 loài ở mức Nguy cấp (EN) là Chò nâu, Dầu mít và Dầu bao; 17 loài ở mức Sắp nguy cấp (VU). Sao lá hình tim chỉ còn không quá 250 cây tại Cam Ranh (Khánh Hòa), trong khi đó Sao mạng Cà Ná chỉ còn không quá 200 cây tại Cà Ná (Ninh Thuận). Chai lá cong trước đây được xếp vào mức Rất nguy cấp (CR) vì 46
- chỉ tìm thấy 13 cây tại Khánh Hòa và Phú Yên, nhưng một quần thể tự nhiên với hàng trăm héc ta đã được tìm thấy tại Mỹ Ca (Cam Ranh - Khánh Hòa) nên mức độ đe dọa của loài này được hạ xuống mức Sắp nguy cấp. Các loài tre Việt Nam Nghiên cứu loài tre trúc ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã được tiến hành nhiều năm trên cơ sở kế thừa và phát triển các kết quả điều tra và thu thập mẫu thực vật từ nhiều vùng trong cả nước. Mở đầu bằng các nghiên cứu do tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng chủ trì trong khuôn khổ của Chương trình nghiên cứu KN03, giai đoạn 1991-1995. Trong ba năm 2003-2005, dưới sự phối hợp của dự án “Đa dạng loài và bảo tồn ex situ một số loài tre ở Việt Nam” được tài trở bởi IPGRI và sự hỗ trợ của hai chuyên gia phân loại tre Trung Quốc, nhiều chuyến điều tra khảo sát suốt từ Bắc v ào Nam đã được thực hiện v à công tác đánh giá lại danh sách các loài tre trúc năm 2003 và định danh loài cũng được tiến hành. Kết quả là 133 loài của 24 chi tre trúc ở nước ta đã đưa vào danh sách mới. Bên cạnh đó, đề tài cũng bổ sung các loài mới thu thập vào danh sách này v à đến nay danh sách đã có 216 loài/phân loài của 25 chi tre trúc ở Việt Nam (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Trong số này, nhiều loài được xếp v ào nhóm có giá trị kinh tế cao v à được đưa vào gây trồng rộng rãi (như Tre gai, Luồng, Trúc sào, Vầu, Diễn v à Nứa), trong khi một số loài được xếp vào nhóm quý hiếm cần sớm được thu thập bảo tồn (như Trúc đen, Trúc vuông, Trúc hóa loang và Tre bông). Có hàng chục loài tre trúc được coi là mới phát hiện vì tới nay chưa tìm thấy trong các tài liệu và báo cáo khoa học đã công bố. Hầu hết chúng đã có tên địa phương, song chưa được tập hợp v ào tài liệu khoa học, chẳng hạn như: Mạy pau (Acidosasa), Mạy loi (Ampelocalamus), Mạy khô, Mạy quân và Nôm ở Sơn La và Điện Biên; Xả má (Ampelocalamus), Hao biảng v à Tre dẻo ở Hà Giang; Tre bông (Bambusa maculata) ở Bến Tre; Là a Cà Ná ở Ninh Thuận; Mò o ở Bình Định; Tre leo ở Tân Phú v.v.. (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Các loài cây bị đe dọa khác Ngoài 40 loài cây đã từng điều tra khảo sát và công bố trong cuốn sách “Một số loài cây bị đe dọa” (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999) v à các loài đã được đưa vào nhóm cây lá kim, cây họ Dầu v à Tre trúc, 67 loài khác đã được tiếp tục khảo sát v à đánh giá. Danh sách này bao gồm một số loài hiện đang bị đe dọa cao (Sơn đào, Sơn huyết, Re hương, Xá xị, Trai Nam Bộ) và một số loài mặc dù có mức độ đe dọa thấp song có tiềm năng trồng rừng lớn như Vạng trứng, Dẻ đỏ, Kháo v àng, Xoay, Ràng ràng mít, Ươi, Giổi xanh, Sú, Trang v.v... Xác định cấu trúc tổ thành và mối quan hệ giữa các loài trong quần thể tự nhiên v à các xuất xứ trong loài cũng đã được tiến hành ở hàng chục ô tiêu chuẩn cho một số loài có tiềm năng trồng rừng để có cơ sở khoa học cho khai thác và sử dụng sau này, chẳng hạn như: Ràng ràng mít (Phú Thọ), Pơ mu (Lào Cai, Lâm Đồng), Kiền kiền (Thừa Thiên Huế), Chiêu liêu đen (Đắk Lắc), Song mật (Đồng Nai), Thông đỏ (Lâm Đồng), Thông Pà Cò (Hòa Bình), Thông năm lá (Lâm Đồng, Gia Lai), Bách xanh đá (Quảng Bình), Bách xanh (Hà Nội), Giổi xanh (Phú Thọ, Thanh Hóa, Gia Lai) và Re gừng (Thanh Hóa và Lâm Đồng). Rừng trồng bảo tồn các loài cây này được thiết lập với mục tiêu vừa bảo tồn vừa góp phần cung cấp giống trồng rừng trong tương lai. 2.2. Thu thập nguồn gen và xây dựng các khu bảo tồn Mặc dù đã có hệ thống các khu BTTN, song nhiều loài cây quý hiếm v à cây bị đe doạ hiện vẫn chưa có mặt trong các khu này. Hơn nữa, các loài đã sưu tập cũng chưa đầy đủ xuất xứ, hầu hết chỉ có 1-2 xuất xứ. Do v ậy bảo tồn ex-situ là cần thiết trên cơ sở xây dựng các v ườn sưu tập cây gỗ, v ườn thực vật và đặc biệt là quần thụ bảo tồn ex-situ. Đối với các đề tài bảo tồn, v ì kinh phí hạn hẹp nên chỉ tập chung xây dựng các quần thụ bảo tồn ex-situ và rừng trồng bảo tồn. Cho tới nay, gần 80 ha quần thụ bảo tồn ex-situ và trên 60 ha rừng trồng bảo tồn đã được xây dựng tại Ba Vì (Hà Nội), Cầu Hai và Xuân Sơn (Phú Thọ), Lương Thịnh (Yên Bái); Bến En (Thanh Hóa), Cam Ly v à Lang Hanh (Lâm Đồng), Đakplao (Đắk Nông), Bình Thuận, Bầu Bàng (Bình Dương), Cát Tiên (Đồng Nai) v à Cà Mau (B¶ng 1 và 2). Trong các quần thụ bảo tồn v à rừng trồng bảo tồn này, 192 nguån gen cho 84 loµi, víi gÇn 100 nguån gen cña 38 loµi quý hiÕm ®· ®îc thu thËp c¶ b»ng h¹t gièng, c©y con vµ cµnh hom. Cho tới nay, hầu hết các nguồn gen này đều sinh trưởng tốt, nhưng một số nguồn gen của loài Vạng trứng, Chai lá cong, Ràng ràng mít, Xoan đào, Chò chỉ đã phát hiện có hiện tượng sâu bệnh trong các quần thụ bảo tồn. 47
- Bên cạnh việc xây dựng các khu bảo tồn trên hiện trường, với sự giúp đỡ một phần kinh phí của đề tài, công tác bảo tồn hạt giống đã bước đầu được tiến hành cho các loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao nhằm phục vụ các nghiên cứu trong tương lai. Trên 1000 lô hạt cá thể và xuất xứ của các loài như Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm, Bạch đàn urophylla, Bạch đàn pellita, Bạch đàn grandis và Bạch đàn camaldulensis đã được bảo quản như vậy. Bảng 1. Loài, số lượng giống và diện tích hoặc số cây/loài tại các quần thụ bảo tồn đã xây dựng trong giai đoạn 2000-2010 Số Diện tích lượng Nơi trồng quần thụ bảo tồn Loài (ha)/Số cây giống Bạch tùng Cam Ly - LĐ 2 1,0 Cam Ly-LĐ; Ba Vì - HN; Cầu Hai - PT; Xuân Sơn - 22 5,9 Bách xanh PT Cẩm lai Bà Rịa Lang Hanh - LĐ 2 1,0 Căm xe Lang Hanh - LĐ; Ba Vì - Hà Nội; Đắc Nông 2 2,1 Lang Hanh - LĐ Chai lá cong 2 0,5 Chiêu liêu nghệ 1 1,0 Ba Vì - HN Chò chỉ 4 7,0 Yên Bái; Cầu Hai - PT; Ba Vì - HN; Xuân Sơn - PT Cầu Hai - PT Chò nâu 4 2,0 Dầu đọt tím Lang Hanh - LĐ 1 40 cây Dầu lá bóng Đắc Nông 1 0,7 Dầu song nàng Đắc Nông 1 0,5 Dẻ đỏ Cầu Hai - PT 1 2,0 Cam Ly - LĐ Du sam 1 100 cây Giẻ lau Cầu Hai - PT 1 1,0 Giổi bà 1 0,5 Ba Vì - HN Giổi xanh + Giổi ăn quả Ba Vì - HN; Xuân Sơn - PT; Bến En - TH 4 3,0 Gỏ đỏ Lang Hanh - LĐ 3 1,0 Gõ mật Lang Hanh - LĐ 2 0,5 Hồng quang Cam Ly - LĐ 1 200 cây Hồng tùng Cam Ly - LĐ 1 0,4 Cầu Hai - PT Kháo vàng 1 2,0 Kiền kiền Đắc Nông; Cầu Hai - PT; Ba Vì - HN; Xuân Sơn - PT 2 3,7 Kim giao Bắc Cam Ly - LĐ 1 150 cây Cam Ly - LĐ Kim giao Nam 1 50 cây Lang Hanh - LĐ; Yên Bái Mun 2 1,1 Nghiến 1 1,0 Yên Bái Pơ mu Cam Ly-LĐ; Ba Vì - HN; 5 2,6 Cầu Hai - PT Ràng ràng mít 1 1,0 Re gừng 4 1,0 Ba Vì - HN Re hương Cầu Hai - PT 1 4,0 Săng đá Đắc Nông 1 1,0 Lang Hanh - LĐ Sao lá hình tim 1 1,0 Sao mạng Lang Hanh - LĐ 1 0,5 Sến mật Yên Bái; Cầu Hai - PT 2 10,0 Song mật 2 1,0 Ba Vì - HN Sưa Cầu Hai - PT 1 0,5 48
- Tấu duyên hải Đắc Nông 1 0,5 Tấu nước 1 1,0 Yên Bái Thiết đinh 1 1,0 Yên Bái Thông đỏ Cam Ly - LĐ; Lang Hanh-LĐ 51 2,05 Thông hai lá dẹt Cam Ly - LĐ 17 1,1 Thông năm lá Cam Ly - LĐ 1 1,05 Thông Pò Cò 1 80 cây Ba Vì - HN Cầu Hai - PT Thông tre 1 1,0 Cam Ly - LĐ Thông tre lá dài 1 100 cây Trắc Lang Hanh - LĐ 1 1,0 Trắc dây Đắc Nông 1 200 cây Trắc nghệ Lang Hanh - LĐ 1 0,5 Trầm hương Đắc Nông; Cầu Hai - PT 2 4,0 Ươi Đắc Nông 1 0,5 Vạng trứng Cầu Hai - PT 1 3,0 Lang Hanh - LĐ Xoay 2 300 cây Tổng cộng 169 77,2 ha Ghi chú: LĐ: Lâm Đồng; HN: Hà Nội; PT: Phú Thọ Bảng 2. Địa điểm, diện tích và loài cây của rừng trồng bảo tồn được xây dựng trong giai đoạn 2000-2005 Loµi §Þa ®iÓm DiÖn tÝch Chß n©u, SÕn mËt, Chß chØ, TrÇm h¬ng, Mun, Mì Ba V×, T¸u CÇu Hai, Phó Thä 29,5 ha mËt, NghiÕn, ThiÕt ®inh, Sa, V¹ng trøng, Rµng rµng mÝt, Kh¸o vµng, DÎ ®á, Re gõng, Xoan ®µo, DÎ cau vµ bæ sung cho Vên su tËp Cam Ly v µ Lang Hanh, 14,5 CÈm lai, Tr¾c, Gâ ®á, Gô mËt, Th«ng tre, Th«ng ®á L§, B¸ch xanh, Mun vµ bæ sung cho Vên su tËp ë Lang Hanh, Cam Ly L©m §ång Mét sè loµi hä DÇu vµ hä §Ëu Dakplao, §¾c N«ng 4,2 L¬ng ThÞnh, Yªn B¸i TrÇm h¬ng, Th«ng tre, B¸ch xanh, 3 BÇu Bµng, B×nh D¬ng Mét sè loµi hä DÇu vµ hä §Ëu 3 B×nh Ch©u, Bµ RÞa Mét sè loµi hä DÇu vµ hä §Ëu 3 B×nh ThuËn 1 Chai l¸ cong Mét sè loµi hä DÇu vµ hä §Ëu VQG C¸t Tiªn 1 Cµ Mau 10 loµi hiÕm c©y rõng ngËp mÆn 1 Tæng 60,2 ha III. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ DI TRUYỀN GIỮA CÁC LOÀI VÀ ĐA DẠNG DI TRUYỀN TRONG LOÀI BẰNG CHỈ THỊ PHÂN TỬ Những năm gần đây, các chỉ thị phân tử đã được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu nguồn gốc phát sinh loài, phân loại, tìm mối quan hệ di truyền giữa các loài, đánh giá đa dạng di truyền trong loài và trong xuất xứ (Nguyễn Đức Thành, 1999). Từ năm 2001 đến nay, đề tài đã sử dụng hai loại chỉ thị phân tử RAPD và DNA lục lạp (cpADN) để đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài cây và đánh giá đa dạng di truyền trong loài cho một số loài cây quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Một số kết quả chính như sau: 3.1. Đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài cây 49
- Mười bảy loài thuộc 6 chi họ Dầu đã được thu thập và đánh giá mối quan hệ di truyền giữa các loài. Nhìn chung, các loài cây nghiên cứu thuộc chi họ Dầu có mối quan hệ di truyền khá xa. Mức độ tương đồng di truyền giữa các chi và các loài trong một chi khá thấp (hệ số tương đồng di truyền phần lớn dưới 0,5) chứng tỏ mức độ đa dạng di truyền cao. Đây là những nguồn gen phong phú của cây thuộc chi họ Dầu ở nước ta. Chi Dầu (Dipterocarpus) gồm 4 loài, đó là Dầu nước, Dầu trà beng, Dầu song nàng và Dầu đọt tím. Chi Hopea gồm Sao lá hình tim, Săng đào, Sao đen và Sao mạng Cà Ná. Chi Shorea gồm Cà chít, Sến mủ và Cẩm liên, trong đó Cà chít và Cẩm liên nằm cùng nhóm với chi Hopea. Riêng Sến mủ có quan hệ di truyền xa với các loài khác của chi Shorea và Hopea. Trong hai chi Anisoptera (Vên Vên) và Parashorea (Chò chỉ) thì Chò chỉ nằm cùng nhóm với chi Shorea, còn Vên vên thì cách biệt hẳn. Đối với chi Vatica, Táu duyên hải và Táu ngâu có quan hệ di truyền rất xa với các loài khác trong chi họ Dầu; nhưng Táu mật và Táu trắng lại có quan hệ di truyền gần hơn (Nguyễn Đức Thành et al., 2005). Trong 12 loài cây họ Dầu (Dầu rái, Dầu bao, Chò nâu, Dầu cát, Dầu trà beng, Dầu lông, Dầu đồng, Dầu lá bóng, Dầu song nàng, Dầu Haselt, Dầu mít và Dầu đọt tím), phân tích số liệu RAPD và cpADN cho thấy mức độ tương đồng di truyền dao động từ 0,18-0,41. Biểu đồ quan hệ di truyền (Biểu đồ 1) cho thấy 12 loài nghiên cứu có quan hệ di truyền rất xa nhau. Điều này chứng tỏ sự đa dạng di truyền cao của 12 loài thuộc chi họ Dầu ở Việt Nam. Riêng hai loài Dầu trà beng và Dầu cát có mối quan hệ di truyền gần nhau hơn so với các loài khác trong chi (Nguyễn Thuý Hạnh et al., 2005). DR r¸i D Çu DB bao D Çu Chß n©u CN DC c¸t D Çu DB Trµ beng T Çu DL l«ng D Çu DD ®ång D Çu DÇu l¸ bãng LB DÇu song nµng SN DS Haselt H Çu DM mÝt D Çu DT §ät tÝm D Çu Biểu đồ 1. Biểu đồ quan hệ di truyền (hệ số Jaccard) giữa 12 loài thuộc họ Dầu 0.18 0.24 0.30 0.36 0.41 Coefficient Các loài cây lá kim trước đây thường được chia thành 7 họ là Araucariaceae, Cephalotaxaceae, Cupressaceae, Pinaceae, Podocarpaceae, Taxaceae, và Taxodiaceae. Việt nam có tổng số 33 loài của 19 chi thuộc 6 họ. Các nghiên cứu của chúng tôi v à kết hợp với các nhà khoa học Thụy Điển (Wang, Szmidt và Hoàng Nghĩa, 2000) cho thấy Thông hai lá dẹt rõ ràng thuộc v ào chi Thông (Pinus) và không nhất thiết phải tách thành chi Ducampopinus. 3.2 Đánh giá đa dạng di truyền trong loài Đánh giá đa dạng di truyền giữa các xuất xứ trong một loài nhằm thúc đẩy quá trình khai thác và sử dụng hiện quả, bảo tồn bền vững và đa dạng các nguồn gen cây rừng, và đồng thời phục vụ công tác cải thiện giống sau này. Đầu tiên, 9 xuất xứ Lim xanh (Thanh Hóa, Ba Vì, Hà Bắc, Đông Giang, Lanh Hanh, Nghệ An, Cầu hai, Tam Đảo và Quảng Ninh) đã được đánh giá đa dạng di truyền giữa các xuất xứ và trong từng xuất xứ. Kết quả cho thấy sự đa dạng di truyền trong các xuất xứ Lim xanh là rất cao (Quách Thị Liên et al., 2004); Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2005). Tất cả các xuất xứ có hệ số tương đồng di truyền nhỏ hơn 0,5. Hai xuất xứ Lanh Hanh và Cầu Hai được coi là gần nhau nhất về quan hệ di truyền, chứng tỏ các cây Lim xanh trồng tại Lanh Hanh (Lâm Đồng) có thể có nguồn gốc từ Cầu Hai (Phú Thọ). Hai xuất xứ Quảng Ninh và Nghệ An có mối quan hệ di truyền xa nhất so với các xuất xứ còn lại. Như v ậy, nếu cần phải chọn 3 xuất xứ cho công tác bảo tồn in situ, trước hết nên chọn xuất xứ Quảng Ninh v à Nghệ An. Xuất xứ Tam Đảo v à Cầu Hai, nơi có điều kiện bảo vệ v à theo dõi nghiên cứu lâu dài, có thể được chọn cho công tác bảo tồn. Giống như Lim xanh, loài Gõ đỏ có mức đa dạng di truyền cao. Hệ số tương đồng di truyền dao động từ 47 đến 100%. Trong tổng số 50 mẫu thu được từ 7 vùng của 4 tỉnh thì các mẫu từ Đắc Lắc và Gia Lai có 50
- mức độ khác biệt di truyền cao hơn so v ới các mẫu còn lại. Các mẫu còn lại chia làm 3 nhóm chính: Nhóm I gồm các mẫu E1 (Eakmat, Đắc Lắc), N1, N2, N3 (Đèo Ngoạn Mục, Ninh Thuận), K9 (Kon Hà Nừng, Gia Lai), L1, L6, và L7 (Lắc, Đắc Lắc), có sự khác biệt so với hai nhóm II và nhóm III khoảng 50%; Nhóm II gồm E5 (Eakmat, Đắc Lắc), K1, K2, K3, K7, K10 (Kon Hà Nừng, Gia Lai), B1, B2, v à B4 (Bắc ái, Ninh Thuận), có mức độ khác biệt so với nhóm III khoảng 45% và Nhóm III gồm các mẫu còn lại (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2007). Giổi xương (Michelia baillonii) là loài cây gỗ lớn thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), có phân bố tự nhiên ở Nam Trung Quốc, Lào, Myanma và Việt Nam. Một số xuất xứ Giổi xương đã được nhập từ Trung Quốc vào khảo nghiệm ở nước ta và việc đánh giá đa dạng di truyền của các xuất xứ này là cần thiết. Nghiên cứu cho thấy các mẫu Giổi xương có mức độ đa dạng di truyền gen nhân cao. Các xuất xứ Giổi xương có mối quan hệ di truyền rất khác nhau (hệ số tương đồng di truyền chỉ là 0,3) và chia thành 4 nhóm chính. Các xuất xứ của Trung Quốc khác biệt rõ rệt v ới hai xuất xứ của nước ta (xuất xứ Đà Lạt v à Phú Thọ) (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2009). Như v ậy, việc đưa các xuất xứ từ Trung Quốc v ào khảo nghiệm và gây trồng ở nước ta là góp phần vào làm tăng đa dạng di truyền của loài và bổ sung nguồn gen quý cho loài Giổi xương. Sao lá hình tim (Hopea cordata) là loài được xếp vào hạng rất nguy cấp v ì khu phân bố đã bị phá hủy nghiêm trọng trong những năm qua, hiện chỉ còn 3 đám với số lượng cây cá thể rất ít. Chính vì vậy, 15 mẫu cây đại diện được thu thập tại 3 đám rừng còn sót ở nước ta để đánh giá đa dạng di truyền của loài này. Kết quả phân tích cho thấy, các mẫu Sao lá hình tim có sự khác biệt nhỏ ở mức độ genome (Nguyễn Hoàng Nghĩa et al., 2006). Các mẫu thu trong một vùng đều nằm trong cùng một nhóm riêng biệt. Sự khác nhau ở mức độ genome này có thể do những tác động của điều kiện sinh thái lên các tính trạng thích nghi của từng vùng cụ thể. Về mặt tiến hóa thì các mẫu Sao lá hình tim có cùng nguồn gốc vì không có sự đa hình các gen lục lạp đã nghiên cứu. Tương tư như Sao lá hình tim, đa dạng di truyền giữa các xuất xứ của Giổi xanh và Pơ mu cũng rất thấp. Trong 19 mẫu trộn của 95 cây đại diện cho 4 xuất xứ (Phú Thọ, Ninh Bình, Hà Tĩnh và Gia Lai) của Giổi xanh thì hệ số tương đồng về di truyền dao động từ 0,57-0,95 và chỉ được phân làm hai nhóm chính. Nhóm 1 chỉ có 1 mẫu thu từ Gia Lai, có mức độ tương đồng di truyền với nhóm 2 (18 mẫu còn lại) là 0,62. (Đinh Thị Phòng, et al., 2009). Tuy nhiªn, hÇu hÕt c¸c mÉu cña cïng mét xuÊt xø ®îc lËp thµnh mét nhãm nhá, ch¼ng h¹n nh 5 mÉu thu tõ Gia Lai lËp thµnh một nhãm phô, hay c¸c mÉu thu cã nguồn gèc tõ Hà TÜnh nằm trong nhãm phô. Nhng c¸c mÉu thu tõ Phó Thä vµ Ninh B×nh l¹i chØ ®îc xÕp vµo 1 nhãm, viÖc ph©n lo¹i thùc vËt kh¼ng ®Þnh Giæi t¹i Xu©n S¬n – Phó Thä lµ Giæi ¨n qu¶. Với loài Pơ mu, khi phân tích 25 mẫu trộn của 100 cây địa diện từ các xuất xứ Lâm Đồng, Khánh Hòa, Lào Cai và Hòa Bình, cho thấy 25 mẫu này cũng chỉ phân làm 2 nhánh chính có mức độ sai khác di truyền dao động trong khoảng 12,4% (Hệ số Dice dao động từ 0,876 - 1) (Vũ Thị Thu Hiền, et al., 2009). Nhánh I chỉ có duy nhất mẫu thu tại Lâm Đồng. Nhánh chính II bao gồm 24 mẫu còn lại. Như vậy, tính đa dạng di truyền giữa các xuất xứ của Giổi xanh và Pơ mu hiện nay là rất thấp v à có thể đe dọa sự tồn vong của 2 loài trong quá trình tiến hóa và sự cố gắng bảo tồn nguồn gen cho các loài này. Đối với loài Bách xanh (Calocedrus macrolepis), hệ số tương đồng di truyền Dice của 20 mẫu trộn từ 100 cây đại diện thu tại Hà Nội, Lâm Đồng v à Quảng Bình dao động từ 0,69 đến 1,0 (Vũ Thị Thu Hiền, et al., 2009). Trong đó các mẫu có cùng nguồn gốc địa lý thì có hệ số tương đồng di truyền cao hơn khi so sánh với các mẫu khác nguồn địa lý. Từ kết quả nhận được cho thấy các mẫu thu được phân ra làm 3 nhóm rõ ràng. Nhóm I tập trung cả 7 mẫu thu tại Hà Tây, nhóm II gồm 7 mẫu thu tại Lâm Đồng và nhóm III gồm 6 mẫu thu tại Quảng Bình. Như v ậy khi tiến hành bảo tồn loài Bách xanh cần thu thập ít nhất hai xuất xứ là Ba Vì v à Lâm Đồng. Loài Bách xanh tại Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình được xác định là loài Bách xanh đá (Calocedrus rupetris), v ới quần thể rộng tới 2400 ha trên núi đá vôi ở độ cao 650m-700m so v ới mực nước biển (Phan Kế Lộc, 2009), nên cần chú trọng hơn đến bảo tồn in situ cho quần thể này. IV. KẾT QUẢ NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH PHỤC VỤ TRỒNG RỪNG BẢO TỒN Nhân giống sinh dưỡng cây rừng bằng hom v à mô đang được phát triển rất nhanh v à được áp dụng khá rộng rãi trong trồng rừng cao sản cũng như phục vụ công tác bảo tồn tài nguyên di truyền cây rừng. Cây bản địa quý hiếm vừa có phân bố rải rác, vừa có số lượng cá thể ít, lại khó thu hái hạt nên thành công nhân giống sinh dưỡng là rất đáng khích lệ, nó sẽ giúp đưa nhanh loài cây bản địa v ào các chương trình trồng 51
- rừng ở nước ta. Trong 15 năm vừa qua, đề tài bảo tồn nguồn gen cây rừng đã nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng thành công cho nhiều loài cây bản địa như Hồng tùng, Bách xanh, Pơ mu, Thông đỏ Lâm Đồng, Re hương, Vù hương, Hồng Quang, Xá xị, Sưa, Xạ đen và Giổi xanh. Nhìn chung, nhân giống hom cho Hồng tùng, Bách xanh, Pơ mu, Vù hương, Sưa và Xạ đen là khá dễ dàng, do đó trồng rừng bảo tồn cho các loài cây này có thể sử dụng hom chồi vượt từ các cá thể trong quần thể tự nhiên (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005). Nghiên cứu nhân giống bằng nuôi cấy mô cho Vù hương cũng đã bước đầu được tiến hành trong giai đoạn 2005-2010. Tuy chưa có kết quả cuối cùng, nhưng nghiên cứu này cũng đã có một số kết quả nhất định như: phương pháp khử trùng thích hợp cho Vù hương là khö trïng b»ng HgCl20,1%, thêi gian khö trïng thÝch hîp lµ tõ 5 ®Õn 7 phót; thêi ®iÓm lÊy mÉu thÝch hîp nhÊt cho Vï h¬ng lµ vµo th¸ng 5-8, vô hÌ; m«i trêng t¸i sinh ban ®Çu lµ m«i trêng MS vµ ®îc x¸c ®Þnh sö dông cho c¸c thÝ nghiÖm tiÕp theo (PhÝ Hång H¶i, 2009). V. TƯ LIỆU HÓA THÔNG TIN Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài và một số dự án hợp tác quốc tế về bảo tồn nguồn gen, nhiều bài báo đã công bố v à một số quyển sách liên quan đến các vấn đề lý luận, phương pháp luận, và kết quả nghiên cứu của đề tài trong những năm vừa qua cũng đã được xuất bản. Đã tư liệu hóa trên máy vi tính danh sách giống (xuất xứ và lô hạt) của 16 loài Bạch đàn, 31 loài Keo, 6 loài Thông, 10 loài Tràm, và 2 loài Phi lao. Chương trình tra cứu cơ sở dữ liệu trên máy tính đã được thiết kế cho 150 loài cây bản địa quý hiếm và/hoặc có giá trị kinh tế. Bước đầu thử nghiệm trên Website của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. VI. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2015 Hướng nghiên cứu bảo tồn nguồn gen cây rừng trong giai đoạn tới nên tập trung vào bảo tồn v à phát triển 3 nhóm loài chính là (1) bảo tồn nguồn gen cây rừng quý hiếm, bị đe doạ tuyệt chủng; (2) bảo tồn nguồn gen cây rừng có giá trị kinh tế cao phục vụ trồng rừng v à; (3) bảo tồn nguồn gen các loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao phục vụ trồng rừng. Đối với cả 3 nhóm loài trên, công tác bảo tồn, phát triển v à sử dụng cũng phải tuân thủ đầy đủ các bước đi là (1) Điều tra, khảo sát; (2) Thu thập, đánh giá; (3) Bảo tồn; v à (4) Phát triển, sử dụng. Bước phát triển, sử dụng v à tư liệu hóa thông tin về nguồn gen cây rừng còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên cũng cần được chú trọng hơn trong giai đoạn tới. Công tác rà soát lại các biện pháp bảo tồn đã được áp dụng v à thực hiện cho các loài cần được tiến hành. Phương án bảo tồn tại chỗ v à chuyển chỗ là hai phương pháp v ẫn cần được ưu tiên sử dụng trong giai đoạn tới. Trong đó, bảo tồn tại chỗ phải được coi là biện pháp quan trọng v à được đầu tư trực tiếp cho các khu bảo tồn v à vườn quốc gia. Bảo tồn chuyển chỗ phải kết hợp xây dựng các v ườn sưu tập nguồn gen với khảo nghiệm xuất xứ hay xây dựng vườn giống. Ngoài ra, phương án bảo tồn hạt giống v à nguồn gen bằng in vitro cũng cần được phải tiến hành nhằm đảm bảo duy trì v ật liệu cho sử dụng lâu dài trong gây trồng các nguồn gen quý hiếm. Để đảo bảo tính đa dạng di truyền phục vụ công tác nghiên cứu trong tương lai và phòng chống biến đổi khí hậu, các đối tượng cây nhập nội có giá trị kinh tế cao cũng nên được bảo tồn hạt giống (xuất xứ và lô hạt) tại các kho lạnh. T ÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội. 484 trang. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật, Hà Nội. 611 trang. Đinh Thị Phòng, Đỗ Tiến Phát, Nguyễn Văn Phượng và Phí Hồng Hải, 2009. Đa dạng di truyền 19 mẫu Giổi bằng chi thị RAPD và DNA lục lạp. Tạp chí Công nghệ sinh học 7 (1): 75-83. FAO, 1993. Conservation of genetic resources in tropical forest management. Principles and concepts. FAO, Rome, Forestry Paper No.107. Forest Inventory and Planning Institute, 1996. Vietnam Forest Trees. Agricultural Publishing House, Hanoi, 790pp. 52
- IUCN, 2001. Red List Categories and Criteria, version 3.1. Gland, Switzerland. 32pp. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Nghiên cứu quan hệ di truyền của một số loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) ở Việt Nam dựa trên đa hình ADN genome và lục lạp. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc “Những v ấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005. 1379-1382. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2008. Átlát cây rừng Việt Nam, tập 2. Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội, 250 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Đức Thành, Trần Thùy Linh, 2007. Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz)) bằng chỉ thị phân tử RAPD. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 14/2007, 44- 48. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Quốc Trọng, Nguyễn Đức Thành, 2005. Kết quả bước đầu đánh giá đa dạng di truyền của ba xuất xứ Lim xanh bằng chỉ thị phân tử RAPD và ADN lục lạp. Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 15/2005, 80-81. Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến, Nguyễn Thúy Hạnh, Nguyễn Đức Thành, 2006. Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Sao hình lá tim (Hopea cordata Vidal) thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) bằng chỉ thị phân tử. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, 1:1-6. Nguyễn Thuý Hạnh, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học toàn quốc “Công nghệ sinh học trong nghiên cứu cơ bản”, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 2005. 89-92. NguyÔn Hoµng NghÜa, 1999. Mét sè loµi c©y bÞ ®e do¹ ë ViÖt Nam. Nhµ xuÊt b¶n N«ng nghiÖp, Hµ Néi, 148 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003. Dipterocarp species in Vietnam. In: H. Aminah, S.Ani, H.C.Sim and B.Krishnapillay (eds), “Proceedings of the Seventh Round-table Conference on Dipterocarps, 7-10 October 2002, Kuala Lumpur, Malaysia”. APAFRI, Kuala Lumpur, Malaysia 2003, 73-79. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004. Các loài cây lá kim ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 148 trang. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2005. Tre trúc Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 406 trang. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội: 223 Nguyễn Tích và Trần Hợp, 1971. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản nông thôn, Hà Nội, 258 trang. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ, TP Hồ Chí Minh, 3 tập Quách Thị Liên, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Hoàng Nghĩa 2004. Sử dụng các chỉ thị RAPD và ADN lục lạp trong nghiên cứu quan hệ di truyền của một số xuất xứ cây Lim xanh Erythrophloeum fordii Oliv. Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc “Những v ấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống”, Nhà xuất bản Khoa học v à kỹ thuật, Hà Nội, 2004. 464 – 468. Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ NN&PTNT, 2000. Tên cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 460 trang. Vũ Thị Thu Hiền, Đinh Thị Phòng, Phí Hồng Hải và La Ánh Dương, 2009. Phân tích mối quan hệ di truyền giữa các xuất xứ Pơ mu (Fokienia hodginsii) bằng chỉ thị RAPD và DNA lục lạp. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, số (12): 195-201. Vũ Thị Thu Hiền, Trần Thị Viết Thanh, Đinh Thị Phòng, Lê Anh Tuấn v à Phí Hồng Hải, 2009. Phân tích mối quan hệ di truyền tập đoàn giống cây Bách xanh (Calocedrus macrolepis) bằng chỉ thị RAPD và DNA lục lạp. Kỷ yếu Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh v ật lần thứ 3. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 122-128. W ang X.R, A. E. Szmidt and Hoang Nghia Nguyen, 2000. The phylogenetic position of the endemic flat- needle pine Pinus krempfii (Pinaceae) from Vietnam, based on PCR-RFLP analysis of chloroplast DNA. Plant Systematics and Evolution, 220 : 21 - 36. FOREST GENETIC GENE CONSERVATION FROM 1996 TO 2010 Nguyen Hoang Nghia Phi Hong Hai Forest Science Institute of Vietnam 53
- SUMMARY From 1989, the national project “Genetic gene conservation” implimented by Forest Science Institute of Vietnam (FSIV) has carried out survey of plant resources, setup of gene conservation plans, collection of genetic materials and establishment of ex-situ gene conservation stands, for hundreds of rare/high value species. Fifty three conifer species, 42 species of Dipterocarpaceae, 216 species/subspecies of Bambusa, and 107 other broad-leave species, were listed and surveyed to select the species for genetic gene conservation and to evaluate threatening level followed by IUCN (2001) criterion. So far, 140 ha ex-situ conservation stands of 192 gene sources of 84 species, in which there are 100 gene sources of 38 rare species, were established at Ba Vi-Ha Noi, Cau Hai-Phu Tho, Xuan Son-Phu Tho, Luong Thinh-Yen Bai, Ben En-Thanh Hoa, Mang Linh-Lam Dong, Dakplao-Daknong, Binh Thuan, Bau Bang-Binh Duong, Cat Tien- Dong Nai and Ca Mau. In addition, seed conservation has been just implimenting for 1000 seedlots, including individual and provenance seedlots, of Acacia mangium, A. auriculiformis, A. crassicarpa, Eucalyptus urophylla, E. pellita, E. grandis and E. camaldulensis. Using RAPD and Chloroplast DNA for evaluating relatedness of species (such as 17 species of Dipterocarpaceae and 12 Dipterocarpus sepcies) as well as genetic diversity of some species and provenances (such as Afzelia xylocarpa, Hopea cordata, Erythrophloeum fordii, Fokienia hodginsii, Calocedrus macrolepis, Michilia mediocris and Michelia baillonii) has been also paid attention to carry out. Research on vegetative propagation was also successful for many indigenous species. Database and documentation of conservation species were established for 16 Eucalyptus species, 31 Acacia species, 6 Pinus species, 10 Melaleuca species, 2 Casuarina species and 150 indigenus species. This database was tested on website of FSIV. Keywords: Genetic gene conservation 54
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học - Vũ Cao Đàm
200 p | 768 | 191
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tình huống tại Nhà khách Hải Quân – công ty Hải Thành
77 p | 532 | 143
-
Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vá công nghệ ở các trường đại học : Báo cáo tổng kết đề tài
101 p | 901 | 121
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: " Một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Việt Nam"
14 p | 214 | 70
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lí cây xanh đô thị tại thành phố Đà Nẵng
5 p | 368 | 69
-
Bài giảng Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 3
28 p | 685 | 59
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Công tác kiểm tra nội bộ trường học ở trường tiểu học Mương Mán. Giải pháp và thực trạng
31 p | 635 | 52
-
Tiểu luận Phương pháp nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu công nghệ viễn thám và GIS trong thành lập bản đồ khu vực
34 p | 194 | 40
-
Luận văn: Phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học
18 p | 177 | 39
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu Khoa học - Công nghệ cho giảng viên Cao đẳng nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long
225 p | 171 | 35
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh đạo ôn
7 p | 176 | 32
-
Báo cáo tổng kết đề tài: Xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ (lĩnh vực khoa học giáo dục) ở một số cơ sở nghiên cứu
123 p | 198 | 25
-
Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Chương 13: Trình bày công trình nghiên cứu
52 p | 101 | 21
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Kết quả nghiên cứu lúa lai viện cây lương thực và cây thực phẩm giai đoạn 2006 - 2010
7 p | 188 | 13
-
Nghiên cứu khoa học " Bước đi ban đầu của Trạm thực nghiệm khkt tân lạc – hoà bình thuộc Trung tâm ứng dụng KHKT lâm nghiệp "
7 p | 134 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học – công nghệ cho giảng viên Cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu Long
28 p | 76 | 9
-
Nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng triển khai thuốc tập hợp tuyển apatit loại III Lào Cai
401 p | 64 | 9
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học công nghệ: Nghiên cứu biện pháp chiếu sáng bổ sung cho cúc CN20 (Chrysanthemum sp.) ra hoa vào các dịp lễ Tết
5 p | 83 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn