BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM<br />
<br />
LÊ THỊ THƠ<br />
<br />
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU<br />
KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ<br />
CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ<br />
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG<br />
<br />
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục<br />
Mã số : 62.14.01.02<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS LÊ VÂN ANH<br />
2. TS. NGUYỄN HỒNG THUẬN<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS MẶC VĂN TIẾN<br />
Phản biện 2: PGS.TS NGUYỄN ĐỨC MINH<br />
Phản biện 3: PGS.TS NGUYỄN THANH BÌNH<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện<br />
khoa học giáo dục Việt Nam, 101 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.<br />
Vào hồi....giờ...., ngày.....tháng......năm.......<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia<br />
- Thư viện Viện Khoa học giáo dục Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Theo định hướng chiến lược của Việt Nam từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2030,<br />
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.<br />
Một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp<br />
ứng nhu cầu của thị trường lao động. Trong Đại hội Đảng lần thứ XI đưa ra định<br />
hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ: “Phát triển giáo dục và đào<br />
tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu”.<br />
Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020: “Phát triển dạy nghề là sự<br />
nghiệp, trách nhiệm của toàn xã hội” với mục tiêu cụ thể đưa ra: đến năm 2015 có tỉ lệ<br />
lao động đã qua đào tạo nghề đạt 40% (tương đương 23,5 triệu người và 55% đến năm<br />
2020 (tương đương 34,4 triệu người). Về đội ngũ giảng viên cao đẳng nghề (GVCĐN)<br />
đến năm 2015 có 13.000 GV; đến năm 2020 đội ngũ GVCĐN có 28.000 giáo viên.<br />
Trong các giải pháp của chiến lược có đề cập đến việc phát triển đội ngũ GV và CBQL<br />
dạy nghề: Chuẩn hóa giáo viên dạy nghề (GVDN), đồng thời chiến lược cũng đề cập<br />
đến công tác NCKH thông qua việc “đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý<br />
dạy nghề; NCKH dạy nghề”.<br />
Nhiệm vụ giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ chủ chốt của GV các trường ĐH,<br />
CĐ. Đối với GVDN đã có quy định rõ qua thông tư số 09 /2008/TT-BLĐTBXH của<br />
Bộ LĐTB & XH về việc Hướng dẫn chế độ làm việc của GVDN, trong đó hoạt động<br />
NCKH của GVDN: “Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, NCKH:12 tuần đối với<br />
giáo viên dạy cao đẳng nghề; 8 tuần đối với giáo viên dạy trung cấp nghề”.<br />
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cho GVDN rất cần thiết để tạo ra đội ngũ GV đảm<br />
bảo đủ về số lượng và chất lượng. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề<br />
được chú trọng nhiều, tuy nhiên bồi dưỡng về NCKH cho GVDN thực tế chưa được<br />
quan tâm đúng mức. Hoạt động NCKH-CN tại các trường CĐN còn nhiều hạn chế,<br />
các đề tài nghiên cứu (NC) chưa hình thành một hệ thống hoàn chỉnh về cơ sở lý<br />
luận đến thực tiễn và chưa có qui trình đánh giá các công trình NC một cách cụ<br />
thể, năng lực (NL) NC của GVDN còn yếu.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Bồi dưỡng năng lực nghiên<br />
cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề vùng Đồng bằng sông Cửu<br />
Long”.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Xây dựng quy trình bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực và chất lượng hoạt<br />
động NCKH-CN của GVCĐN vùng ĐBSCL, góp phần nâng hiệu quả đào tạo của các<br />
trường CĐN trong giai đoạn hiện nay ở vùng ĐBSCL.<br />
3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu<br />
3.1 Khách thể NC: Hoạt động NCKH-CN của GVCĐN.<br />
3.2 Đối tượng NC: Quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng<br />
ĐBSCL.<br />
4. Giả thuyết khoa học: Hoạt động NCKH-CN và năng lực NCKH-CN của GVCĐN<br />
còn gặp nhiều khó khăn: trong việc tìm ý tưởng và phát hiện vấn đề cần nghiên cứu; trong<br />
việc đưa ra các luận điểm khoa học và xác định kiến thức, kỹ năng nền tảng của chuyên<br />
môn kỹ thuật để ứng dụng vào quá trình thực hiện các nghiên cứu. Phần lớn GVCĐN còn<br />
thiếu kiến thức, kỹ năng trong việc thiết kế bộ công cụ khảo sát và xử lý dữ liệu dựa trên<br />
các phần mềm công nghệ thông tin hiện đại; Và, đặc biệt khó khăn trong việc viết báo cáo<br />
kết quả nghiên cứu. Nếu có được quy trình bồi dưỡng NCKH-CN cho GVCĐN theo<br />
hướng tiếp cận năng lực, nội dung bồi dưỡng có tính thách thức, khuyến khích được<br />
<br />
2<br />
<br />
GVCĐN tham gia bồi dưỡng có hướng suy nghĩ chủ động, sáng tạo, linh hoạt, tiếp thu<br />
được kiến thức, kỹ năng về NCKH-CN dựa trên sự trải nghiệm và kinh nghiệm chuyên<br />
môn của bản thân thì sẽ nâng cao năng lực NCKH-CN của đội ngũ GVCĐN vùng<br />
ĐBSCL, đồng thời góp phần nâng chất lượng giảng dạy của GVCĐN vùng ĐBSCL.<br />
5. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về bồi dưỡng NL NCKH-CN cho GVCĐN.<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng về bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN<br />
vùng ĐBSCL.<br />
- Xây dựng quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL.<br />
- Tổ chức thử nghiệm 02 mô đun trong nội dung bồi dưỡng, đánh giá tính hiệu quả và<br />
tính khả thi của quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL.<br />
6. Phạm vi nghiên cứu<br />
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:<br />
- Giới hạn về nội dung NC: Luận án tập trung nghiên cứu quy trình bồi dưỡng<br />
năng lực NCKH-CN thuộc một số khối ngành kỹ thuật (Điện, Điện Tử, Tin Học, Cơ<br />
Khí, Công nghệ Ô Tô) cho GVCĐN vùng ĐBSCL. Nội dung quy trình bồi dưỡng<br />
trong luận án được nghiên cứu theo tiếp cận năng lực.<br />
- Giới hạn về đối tượng khảo sát, điều tra:<br />
280 GV và 70 CBQL của 07 trường CĐN (CĐN Cần Thơ; CĐN Sóc Trăng; CĐN<br />
An Giang; CĐN Tiền Giang; CĐN Long An; CĐN Kiên Giang; CĐN Đồng Tháp)<br />
thuộc vùng ĐBSCL. Phỏng vấn trò chuyện 07 CBQL, chuyên viên của 03 sở khoa học<br />
công nghệ (Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang).<br />
- Giới hạn về địa bàn NC: Khảo sát, điều tra 07 trường CĐN của 13 tỉnh/thành<br />
vùng ĐBSCL.<br />
- Giới hạn về tổ chức thử nghiệm: Luận án sẽ tổ chức thử nghiệm 02 mô đun trong<br />
nội dung của quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GV trường CĐN Cần Thơ.<br />
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
7.1 Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận theo quan điểm hệ thống - cấu trúc, Tiếp cận<br />
theo quan điểm thực tiễn, Tiếp cận theo quan điểm mục tiêu, Tiếp cận theo năng lực.<br />
7.2 Phương pháp NC: Phương pháp nghiên cứu lý luận, Phương pháp nghiên cứu<br />
thực tiễn, Phương pháp thống kê toán học, Phương pháp thử nghiệm.<br />
8. Những luận điểm cơ bản cần bảo vệ<br />
- NCKH-CN là một quá trình tìm tòi, khám phá, sáng tạo của cá nhân hoặc nhóm.<br />
Đối với hoạt động lao động nghề nghiệp của GV nói chung, GVDN nói riêng, hoạt<br />
động NCKH-CN là một trong những yếu tố quan trọng giúp cá nhân phát triển năng<br />
lực về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là năng lực về khoa học, kỹ thuật và công nghệ<br />
trong đào tạo nghề.<br />
Nâng cao năng lực NCKH-CN cho GVDN của các trường CĐN là nâng cao năng<br />
lực tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo kỹ thuật và các năng lực khác (như: năng lực<br />
phát hiện vấn đề; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu; năng lực tìm<br />
kiếm và chọn lọc thông tin...)<br />
Bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN cần thiết phải dựa trên mô hình<br />
hoạt động của GVDN, phản ánh cấu trúc, chức năng của các thành tố trong các hoạt<br />
động lao động nghề nghiệp của GVDN nói chung, GVCĐN vùng ĐBSCL nói riêng.<br />
9. Những đóng góp mới của luận án<br />
9.1 Về lý luận<br />
Luận án đã xác định được cơ sở khoa học của bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho<br />
GVCĐN. Đây là khung lý thuyết tương đối chặt chẽ với những khái niệm, quan điểm<br />
<br />
3<br />
<br />
khoa học, mô hình hoạt động nghề nghiệp của GVCĐN, xác định khung năng lực, các<br />
thành tố trong quy trình bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN.<br />
9.2 Về thực tiễn<br />
Luận án đã phác họa bức tranh tổng thể về năng lực NCKH-CN và bồi dưỡng<br />
NCKH-CN của GVCĐN vùng ĐBSCL. làm rõ những mặt đạt được, chưa đạt được,<br />
những yếu kém, những khó khăn của GVCĐN khi tham gia hoạt động NCKH-CN.<br />
Đồng thời, nó cũng phản chiếu những vấn đề còn bất cập, còn thiếu sót trong bồi<br />
dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL.<br />
Xác định một số nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này, đó là: chưa có quy trình bồi<br />
dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL phù hợp, họ chưa được bồi<br />
dưỡng hoặc bồi dưỡng chưa đầy đủ, chưa phát huy được năng lực về NCKH-CN của<br />
cá nhân GV.<br />
Đưa ra được quy trình và tổ chức bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho GVCĐN vùng<br />
ĐBSCL, góp phần nâng cao chất lượng của đội ngũ GVCĐN.<br />
10. Cấu trúc của luận án<br />
Mở đầu<br />
Nội dung: gồm 3 chương<br />
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về bồi dưỡng NL NCKH-CN cho GVCĐN.<br />
CHƯƠNG 2: Cơ sở thực tiễn về hoạt động và bồi dưỡng NL NCKH-CN cho GVCĐN<br />
vùng ĐBSCL.<br />
CHƯƠNG 3: Quy trình bồi dưỡng NL NCKH-CN cho GVCĐN vùng ĐBSCL.<br />
CHƯƠNG 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ<br />
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề<br />
1.1.1 Những nghiên cứu về năng lực nghiên cứu khoa học - công nghệ<br />
Luận án đề cập đến các công trình NC trong và ngoài nước về năng lực NCKH-CN.<br />
1.1.2 Những nghiên cứu về hoạt động nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng năng lực<br />
nghiên cứu khoa học - công nghệ cho giảng viên cao đẳng nghề<br />
Luận án đề cập đến các công trình NC trong và ngoài nước về hoạt động NCKH và<br />
bồi dưỡng năng lực NCKH-CN cho giảng viên.<br />
1.2 Các khái niệm cơ bản<br />
1.2.1 Năng lực NCKH-CN của GVCĐN<br />
Năng lực: được hiểu là các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết đối với một người<br />
để thực hiện hoạt động có kết quả của các công việc nhất định, theo mục tiêu đã xác<br />
định.<br />
Nghiên cứu khoa học - công nghệ của GVCĐN: là các nghiên cứu về NC ứng dụng<br />
và NC triển khai về các đề tài thiết kế, cải tiến máy móc, thiết bị, dụng cụ, công<br />
nghệ..., xây dựng chương trình đào tạo (ở luận án này, đề tài nghiên cứu về chương<br />
trình đào tạo là các chương trình đào tạo cho ngành nghề khối kỹ thuật đã được đề cập<br />
trong giới hạn phạm vi của đề tài, gồm các ngành nghề: Điện, Điện tử, Công nghệ Ôtô,<br />
Cơ khí, Tin học) và phương pháp dạy học nghề (đặc biệt là các phương pháp dạy học<br />
tích hợp và dạy học thực hành)...trong công tác đào tạo nghề và trong sản xuất..<br />
Năng lực NCKH-CN của GVCĐN: là kiến thức, kỹ năng, thái độ của các năng lực<br />
của chủ thể nghiên cứu (GVCĐN) để thực hiện có hiệu quả các công việc của hoạt<br />
động NCKH-CN về các đề tài NC ứng dụng và NC triển khai bao gồm: nghiên cứu về<br />
việc áp dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới của máy móc, thiết<br />
bị, quy trình sản xuất, công nghệ thông tin, xây dựng chương trình đào tạo ngành nghề<br />
<br />