intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Nhiên Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án với mục tiêu phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN THỊ THU QUỲNH QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021 1
  2. Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Tất Thắng 2. TS. Nguyễn Quốc Oánh Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan Hội Khoa học Kinh tế nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đình Long Viện Đào tạo và Môi trường quản lý Phản biện 3: TS. Trương Đức Toàn Trường Đại học Thủy lợi Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2
  3. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Mục tiêu cung cấp nước sạch cho người dân nói chung và đặc biệt là người dân nông thôn nói riêng đã trở thành mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc ngay từ năm 2000 và được cụ thể hóa trong Chiến lược và các Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020 ở nước ta (Thủ tướng Chính phủ, 2000, UNICEF & WHO, 2015). Tuy nhiên, nước là một loại tài nguyên hữu hạn và ngày càng khan hiếm. Do vậy, cần thiết phải quản lý nước sạch nông thôn (NSNT) để đảm bảo hài hòa lợi ích trong việc cung ứng và sử dụng nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân nông thôn một cách đầy đủ, công bằng và bền vững (ILO, 2019). Hải Phòng là một trong những địa phương sớm đi đầu trong cả nước về thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ dân nông thôn của Thành phố được cung cấp nước sinh hoạt đạt quy chuẩn nước sạch của Bộ Y tế QCVN02:2009/BYT (QC02) trở lên là 92,1% (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2019). Kết quả trên đạt được là do chính quyền thành phố đã có sự quan tâm, nỗ lực trong quản lý hệ thống cung ứng NSNT trên địa bàn với 215 công trình nhà máy nước (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2019). Tuy nhiên, quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại: việc chậm trễ trong xây dựng quy hoạch hệ thống các nhà máy cấp nước trên địa bàn dẫn đến đầu tư dàn trải (công suất nhỏ, trùng địa điểm, nguồn nước đầu vào không đáp ứng); việc quản lý, giám sát chất lượng nước chưa chặt chẽ dẫn đến nhiều nhà máy cấp nước chưa đạt tiêu chuẩn như cam kết (Sở NN&PTNT TP Hải Phòng, 2017; 2019). Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên, đầy đủ dẫn đến việc nhiều hộ dân trên địa bàn chưa coi nước sạch do các nhà máy cung cấp là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu (Hiền Anh, 2016). Thực trạng trên cho thấy cần thiết có một nghiên cứu để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp mới nhằm tăng cường quản lý NSNT trong thời gian tới. Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào tìm ra các vấn đề tồn tại trong quản lý NSNT hay phân tích từng nội dung quản lý như quản lý chất lượng nước sạch; quản lý giá bán nước; đánh giá tính bền vững của hệ thống cấp nước. Chưa có nghiên cứu nào xây dựng được khung lý thuyết để phân tích đầy đủ thực trạng các nội dung quản lý theo chức năng của cơ quan quản lý nhà nước cũng như đánh giá kết quả quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn 1 tỉnh/thành phố như thành phố Hải Phòng. Với các lý do như trên cho thấy nghiên cứu về quản lý nước sạch nông thôn là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể + Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý NSNT; + Phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng; + Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. 1
  4. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là các nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. - Đối tượng khảo sát, điều tra thông tin, số liệu: các đối tượng, tác nhân liên quan đến quản lý NSNT (bao gồm: cán bộ quản lý các cấp về NSNT; đại diện đơn vị cung cấp dịch vụ nước sạch; người dân và các đối tượng liên quan). 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: nội dung của Luận án tập trung chủ yếu vào các nội dung quản lý nước sạch nông thôn theo chức năng quản lý các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp Thành phố, huyện, xã thực hiện. Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn các khu vực nông thôn của thành phố Hải Phòng. Trong đó, nghiên cứu thực địa chủ yếu được thực hiện ở 2 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng. Về thời gian: các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ 2016 đến nay, các dữ liệu sơ cấp được thu thập chủ yếu trong các năm 2016, 2017, 2018, và 2019. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lý luận, Luận án đã làm rõ khái niệm về nước sạch nông thôn theo quy định hiện hành của Bộ Y tế; làm rõ khái niệm và xác định đầy đủ các nội dung quản lý nước sạch nông thôn theo chức năng của quản lý nhà nước. Các kinh nghiệm trong quản lý nước sạch nông thôn ở một số nơi trên thế giới và một số địa phương ở Việt Nam cũng được nghiên cứu tổng kết, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho thành phố Hải Phòng. Luận án đã tổng hợp, lựa chọn được 04 nhóm tiêu chí (bao gồm: tính hiệu lực, tính bao phủ, tính công bằng và tính bền vững) để đánh giá kết quả quản lý nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, luận án đã minh họa cho việc lựa chọn, sử dụng kết hợp linh hoạt các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng, phương pháp vẽ đường cong Lorenz và tính hệ số Gini) để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Về thực tiễn, Luận án đã mô tả lại thực trạng thực hiện đầy đủ các nội dung quản lý NSNT theo chức năng của quản lý nhà nước, vận dụng 04 nhóm tiêu chí đã lựa chọn để đánh giá những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế trong quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng thời gian qua. Luận án cũng phân tích và chỉ ra được chủ trương, chính sách chưa nhất quán; thiếu kinh phí và nhân lực gây là các yếu tố gây khó khăn trực tiếp cho công tác quản lý NSNT. Từ đó, Luận án đã đề xuất 05 nhóm giải pháp tăng cường quản lý NSNT trong thời gian tới, trọng tâm là bố trí nguồn lực hợp lý cho thực hiện các nội dung quản lý NSNT ở các cấp, đồng thời hoàn thiện chính sách, tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức và mức sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch của người dân nông thôn. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu cung cấp các tài liệu mang tính học thuật về: nước sạch, nước sạch nông thôn, quản lý nước sạch nông thôn với những bình luận và góc nhìn mới. Đặc biệt, nghiên cứu đã tổng hợp, chọn lọc và đưa ra 4 nhóm tiêu chí giúp đánh giá vừa trực tiếp vừa gián tiếp kết quả của công tác quản lý nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tiếp theo có thể tham khảo việc lựa chọn cách tiếp cận, khung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của Luận án để đảm bảo phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu về quản lý nước sạch nông thôn. Bên cạnh đó, 5 nhóm giải pháp mà Luận án đề xuất, kiến nghị được rút ra dựa trên cơ sở khoa học là các kết quả phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh 2
  5. hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn đảm bảo phù hợp với các chiến lược, kế hoạch về cấp nước an toàn mà UBND Thành phố đã đề ra. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Nghiên cứu cung cấp một hệ thống các nội dung, tiêu chí phục vụ cho đánh giá thực tiễn thực hiện công tác quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn 1 tỉnh/thành phố nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng. Các kết quả phân tích trong luận án của tác giả có thể trở thành kênh tham khảo để các Bộ, ban, ngành, nhất là Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng và UBND các huyện ngoại thành ban hành các chính sách và giải pháp nhằm tăng cường quản lý NSNT, nâng cao tính hiệu lực, bao phủ, công bằng và bền vững của hệ thống trong thời gian tới. Hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của Luận án là tài liệu bổ ích có thể được sử dụng cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong lĩnh vực kinh tế phát triển, quản lý dịch vụ công, phát triển nông thôn. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN 2.1.1. Khái niệm quản lý nước sạch nông thôn 2.1.1.1. Khái niệm quản lý "Quản lý" là một khái niệm đã được thừa nhận một cách rộng rãi bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Tổng hợp các quan điểm của Harpe (2007), Hufty (2011) trích dẫn bởi (Berg, 2016), Đoàn Thị Yến (2014) và Dương Văn Toàn (2001) có thể hiểu "quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt tới mục tiêu với kết quả tốt nhất". Sự tác động của quản lý mang tính hai chiều và được thực hiện thông qua các hoạt động chính là: (1) hoạch định, (2) tổ chức, (3) thực hiện (4) kiểm tra và đánh giá, điều chỉnh. 2.1.1.2. Khái niệm nước sạch nông thôn a. Khái niệm nước sạch "Nước sạch" là loại nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã được xử lý, kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng nhằm đảm bảo không chứa thành phần hóa học có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, hoặc có thể chứa các thành phần với nồng độ đạt dưới mức tiêu chuẩn cho phép (Brown & cs, 2013). Nước sạch ăn uống (QC01) Nước sạch sinh hoạt (QC02) Nước hợp vệ sinh Nước không hợp vệ sinh Hình 2.1. Tháp tiêu chuẩn nước sạch Ở Việt Nam, theo tổng hợp của tác giả thì tiêu chuẩn nước sạch sạch và an toàn nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng ngày của người dân được chia thành 4 tiêu chuẩn từ thấp tới cao như mô tả ở hình 2.1. 3
  6. b. Khái niệm nước sạch nông thôn "Nước sạch nông thôn” là loại nước đạt tiêu chuẩn sạch theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (từ QC02 trở lên) được cung cấp nhằm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng dân cư sinh sống và làm việc tại các đơn vị hành chính cấp xã. 2.1.1.3. Khái niệm quản lý nước sạch nông thôn “Quản lý nước sạch nông thôn” là một khái niệm tổng hợp, thể hiện chức năng quản lý của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và cả cộng đồng đối với các hoạt động cung cấp và sử dụng nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng dân cư sinh sống ở khu vực nông thôn. 2.1.2. Sự cần thiết của quản lý nước sạch nông thôn Thứ nhất, để đảm bảo việc khai thác và sử dụng nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho người dân được diễn ra một cách phù hợp và bền vững (UNICEF & WHO, 2015). Thứ hai, để đảm bảo khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch đầy đủ và công bằng tất cả mọi người đặc biệt là người dân nông thôn với điều kiện kinh tế thấp hơn nhiều so với khu vực thành thị (Phạm Thị Hồng Điệp, 2013), hướng tới việc cung cấp đầy đủ nước sạch cho tất cả mọi người – “enough safe water for all” (World Water Council, 2015, ILO, 2019). Thứ ba, để đảm bảo hài hòa lợi ích cung cầu giữa các bên để cung - cầu trên thị trường nước sạch được diễn ra cân đối, hài hòa, bền vững thì cần có sự quản lý của các cấp chính quyền (Harpe, 2007). 2.1.3. Vai trò của quản lý nước sạch nông thôn Nước sạch có một vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của người dân, do vậy quản lý việc cung ứng và sử dụng nước sạch trong sinh hoạt của người dân cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thứ nhất, quản lý tốt sẽ đảm bảo cung ứng đầy đủ, hợp lý và bền vững nước sạch phục vụ nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt của người dân nông thôn. Thứ hai, quản lý tốt sẽ góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước. Thứ ba, quản lý tốt sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Thứ tư, quản lý tốt sẽ góp phần phát triển xã hội nông thôn. 2.1.4. Đặc điểm của quản lý nước sạch nông thôn Thứ nhất, quản lý nước sạch nông thôn là hoạt động mang tính cộng đồng, liên quan đến chính trị, xã hội, kinh tế và hành chính ở các phạm vi xã hội khác nhau (Hendry & Akoumianaki, 2016). Thứ hai, quản lý NSNT là một nhiệm vụ của quản lý nhà nước (SIWI, 2004; Harpe, 2007; Nguyễn Quang Sáng, 2014; Tanik, 2014; United Nations, 2016). Thứ ba, quản lý NSNT là sự tác động có tổ chức và bằng các quy định, tiêu chuẩn của chính quyền, tổ chức và cá nhân - những nhà quản lý cấp trên lên các đối tượng quản lý. 2.1.5. Nguyên tắc quản lý nước sạch nông thôn Quản lý NSNT trên địa bàn một tỉnh/thành phố đều được thực hiện dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản (Chính Phủ, 2007; OECD, 2015): 1) Quản lý NSNT được thực hiện một cách thống nhất; 2) Quản lý NSNT phải đảm bảo tính cộng đồng; 3) Quản lý NSNT hướng tới phát triển bền vững hệ thống; 4) Quản lý NSNT cần thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch và 5) Quản lý NSNT mang tính hiệu lực cao. 2.1.6. Nội dung quản lý nước sạch nông thôn Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án này, nội dung quản lý NSNT gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quản quản lý cấp tỉnh/thành phố trở xuống, bao gồm: 2.1.6.1. Ban hành, hoàn thiện chính sách, quy định về nước sạch nông thôn Luận án này sẽ tập trung tổng hợp lại các chính sách đã và đang được ban hành; tìm hiểu các nội dung điều chỉnh của các chính sách; đánh giá về tính đổi mới, cập nhật của các chính sách theo thời gian. 4
  7. 2.1.6.2. Tổ chức bộ máy, phân công chức năng, nhiệm vụ về quản lý nông thôn Nội dung nghiên cứu này của Luận án sẽ tập trung tìm hiểu: sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NSNT và việc phân công, chức năng, nhiệm vụ quản lý NSNT đối với từng đơn vị, cán bộ chuyên môn ở các cấp. 2.1.6.3. Quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống nước sạch nông thôn Luận án sẽ tập trung làm rõ: thời điểm xây dựng; giai đoạn quy hoạch, kế hoạch; mục tiêu, phạm vi quy hoạch, kế hoạch; kết quả phổ biến thông tin, tuyên truyền về quy hoạch, kế hoạch. 2.1.6.4. Quản lý đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn Nội dung này nghiên cứu các hoạt động phê duyệt các dự án đầu tư; cơ chế ưu đãi, hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển hệ thống cấp nước; quản lý, theo dõi, phân loại các mô hình cấp nước đó để có kế hoạch đầu tư cho giai đoạn mới. 2.1.6.5. Quản lý chất lượng nước sạch nông thôn Nội dung này sẽ được nghiên cứu thông qua: tiêu chuẩn chất lượng nước đang áp dụng trên địa bàn; tần suất, phương thức kiểm tra, giám sát chất lượng nước. 2.1.6.6. Quản lý giá nước sạch nông thôn Nội dung nghiên cứu công tác quản lý giá nước sẽ tập trung vào các vấn đề: thực trạng mức giá bán nước được quy định trên địa bàn, đánh giá của các bên về mức giá bán nước. 2.1.6.7. Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về nước sạch nông thôn Nội dung nghiên cứu này sẽ tập trung vào các hoạt động: Phương thức, tần suất kiểm tra, giám sát; các sai phạm được phát hiện; số vụ sai phạm được xử lý. 2.1.6.8. Kết quả quản lý nước sạch nông thôn Các kết quả trực tiếp và gián tiếp mà quản lý NSNT cần đạt được đó là: (1) Tính hiệu lực – đảm bảo các hoạt động của các chủ thể liên quan trong hệ thống NSNT tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về NSNT đã đề ra. (2) Tính bao phủ - đảm bảo mức độ bao phủ cung ứng nước là cao nhất nhằm làm tăng khả năng tiếp cận và sử dụng nước sạch của người dân. Thể hiện ở tỷ lệ cao hộ dân trên địa bàn được tiếp cận và sử dụng nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày. (3) Tính công bằng - đảm bảo cung cấp nước sạch, liên tục và an toàn phục vụ nhu cầu sử dụng cho sinh hoạt, giữ gìn sức khỏe như nhau cho mọi người dân. Tính công bằng thể hiện các hộ nghèo, cận nghèo cũng có cơ hội tiếp cận và sử dụng nước sạch như các hộ bình thường khác. (4) Tính bền vững - đảm bảo duy trì bền vững hệ thống cung ứng và sử dụng nước theo thời gian, xem xét theo 6 tiêu chí bền vững: 1) nguồn nước đầu vào, 2) công suất hoạt động; 3) bộ máy quản lý; 4) tài chính; 5) công nghệ và 6) khả năng cấp nước thường xuyên. 2.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn Theo nghiên cứu của Naiga & cs. (2012), OECD (2015), Chukwu (2015) và RWSN (2017) đã cho thấy các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến quản lý NSNT: Tính nhất quán của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về NSNT; Nguồn lực cho quản lý nước sạch nông thôn; Thông tin, tuyên truyền về NSNT; Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị cấp nước; Nhận thức của người dân về NSNT; Sự hài lòng của người dân về dịch vụ NSNT; Mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với dịch vụ nước sạch. 5
  8. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.2.1. Kinh nghiệm quản lý nước sạch nông thôn ở một số nơi trên thế giới 2.2.1.1. Kinh nghiệm của một số nước châu Âu Kinh nghiệm từ các nước châu Âu như Phần Lan, Scotland, Đan Mạch, Đức cho thấy: công tác quản lý hệ thống NSNT đều do chính quyền địa phương cấp tỉnh/thành phố thống nhất thực hiện; giá bán nước được quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước. 2.2.1.2. Kinh nghiệm của một số nước châu Á Kinh nghiệm quản lý NSNT ở các nước châu Á như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Phillipine và đặc biệt là từ Trung Quốc cho thấy công tác này chỉ có thể thành công khi có sự thực hiện một cách hệ thống các nội dung quản lý từ hoàn thiện chủ chương, chính sách, pháp luật thống nhất, cụ thể về NSNT; có quy hoạch, kế hoạch xây dựng các công trình cấp nước phù hợp với điều kiện và tập quán của nhân dân; huy động tối đa mọi nguồn lực; phân công chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phối hợp giữa các cá nhân, đơn vị đến thực hiện tốt công tác tuyên truyền về NSNT. 2.2.2. Kinh nghiệm quản lý nước sạch nông thôn ở Việt Nam Kinh nghiệm quản lý NSNT ở cấp Trung ương và ở Hà Nội, Tiền Giang và Nam Định chỉ ra bên cạnh những kết quả đạt được các cơ quan quản lý cần cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách, quy định về NSNT; sớm ban hành quy hoạch cấp nước; tích cực huy động tối đa nguồn vốn xã hội hóa cho công tác xây dựng các công trình cấp nước; phân công rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý cho từng đơn vị, các nhân; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng nước; tích cực tuyên truyền về lợi ích của NSNT để người dân tham gia sử dụng và bảo vệ các công trình cấp nước. 2.2.3. Các công trình nghiên cứu liên quan Tổng quan lại các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới thời gian qua cho thấy các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào 4 vấn đề chính: nghiên cứu vai trò của các bên trong việc phát triển hệ thống cung ứng NSNT; nghiên cứu thực trạng phát triển của hệ thống cung ứng NSNT; nghiên cứu liên quan đến chất lượng NSNT; nghiên cứu đánh giá tính bền vững và các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống NSNT. Tác giả nhận thấy chưa có nghiên cứu nào thực hiện đánh giá công tác quản lý NSNT theo từng nội dung quản lý, chỉ rõ tính hiệu lực của quản lý trong thực tế ở các địa bàn. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý NSNT trên thế giới, nhưng chưa có nghiên cứu nào tổng quát hóa và đề xuất nhóm các tiêu chí phù hợp với thực tiễn thực hiện công tác quản lý ở nước ta. Do vậy, đây chính là điểm mới trong nghiên cứu của tác giả, thể hiện tính khách quan, đa chiều trong nghiên cữu lĩnh vực này. 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng Một là, cần hoàn thiện chủ trương, chính sách, quy định thống nhất, cụ thể về NSNT đặc biệt là quy định về mức giá bán nước. Hai là, cần sớm xây dựng quy hoạch, phân vùng cấp nước rõ ràng để đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, phù hợp. Ba là, phân công chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các cấp chính quyền, các ngành từ thành phố đến các huyện, các xã, thôn. Bốn là, huy động tối đa các nguồn tài chính xã hội hóa đa dạng cho xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn. Năm là, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng NSNT. Sáu là, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đối với vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng. 6
  9. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên Hải Phòng là thành phố đô thị cảng, nằm ở phía Đông miền Duyên hải Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng với các tỉnh trong nước và quốc tế. Có hệ thống sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấp nước đầu vào quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Hải Phòng là thành phố cảng công nghiệp, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh sang hướng Dịch vụ - công nghiệp- (UBND TP Hải Phòng, 2018). Tổng sản phẩm trong nước thực tế (GDP) năm 2020 theo giá so sánh 2010, ước đạt 190.768,8 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tương đối cao nhưng không đồng đều ở các quận, huyện. 3.1.3. Đặc điểm hệ thống nước sạch nông thôn 3.1.3.1. Thực trạng cung cấp nước sạch nông thôn Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 215 nhà máy đang cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, 205 nhà máy nước được xây dựng phân bố trên địa bàn 7 huyện ngoại thành, trung bình mỗi xã có 1,5 nhà máy nước cung ứng (bảng 3.1). Huyện Thủy Nguyên có 61 nhà máy nước cung cấp cho 35 xã. Tiên Lãng có 22 nhà máy nước cung cấp cho 22 xã. Bảng 3.1. Tổng hợp các nhà máy cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Số nhà Tiêu chuẩn Địa bàn Công suất Phạm vi cấp nước máy nước cấp hoạt động Công suất nhỏ (200- QC02, 205 Chỉ cấp nước cho KVNT 141 xã 500m3/ngày đêm) QC01 Chủ yếu cấp nước cho KV đô Công suất lớn 10 QC01 thị, cấp nước bổ sung cho 57 xã (>1000m3/ngày đêm) KVNT Nguồn: Sở NN&PTNT TP Hải Phòng (2019) Các nhà máy NSNT trên địa bàn được xây dựng từ nguồn vốn của nhiều chủ đầu tư khác nhau. Các nhà máy cung cấp NSNT theo mô hình doanh nghiệp và mô hình tư nhân quản lý chiếm ưu thế. Theo thực tế phân loại các nhà máy theo tình trạng hoạt động năm 2016, có 60 nhà máy cấp nước đã dừng hoạt động nên thực tế hiện nay có 145 nhà máy nước cấp nước còn hoạt động. 3.1.3.2. Thực trạng sử dụng nước sạch nông thôn Đến năm 2019, tỷ lệ hộ dân nông thôn của thành phố được tiếp cận và sử dụng nước sạch sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QC02 trở lên đạt 92,1% cao hơn tỷ lệ 65% mà Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đề ra đến năm 2020 (UBND TP Hải Phòng, 2019). Tỷ lệ này tăng hơn so với năm 2014 là 29,6%. Tuy nhiên, theo thống kê của của Sở Nông nghiệp và PTNT (2019) thì 47,7% các hộ sử dụng NSNT do 205 nhà máy cấp nước mini cung cấp, còn lại, các hộ gia đình khác được cấp nước bổ sung bởi các nhà máy nước đô thị. Đa số hộ dân ở các huyện Thủy Nguyên, Tiên Lãng phụ thuộc vào nguồn cấp nước của các nhà máy nước mini trên địa bàn. 3.2. CÁCH TIẾP CẬN Nội dung quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng liên quan đến nhiều đối tượng, ở các cấp khác nhau. Do vậy, nghiên cứu sử dụng 4 cách tiếp cận khác nhau để có các đánh giá nhiều chiều: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo các cấp quản lý, tiếp cận quản lý theo kết quả và tiếp cận theo tình trạng hoạt động của các công trình cấp nước. 7
  10. 3.3. KHUNG NGHIÊN CỨU Dựa trên các cách tiếp cận, tác giả thực hiện nghiên cứu theo khung phân tích với trình tự các nội dung nghiên cứu như mô tả ở hình 3.1. Hình 3.1. Khung phân tích của luận án 3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Nghiên cứu lựa chọn các mẫu nghiên cứu có chủ đích đối với 3 nhóm đối tượng liên quan (cán bộ quản lý các cấp, đại diện đơn vị cấp nước, hộ gia đình) như mô tả ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Số lượng mẫu nghiên cứu Đối tượng Số lượng Cách chọn mẫu chọn mẫu mẫu Cán bộ quản lý 1 Phó chủ tịch UBND TP, 1 Phó GĐ Sở NN& PTNT, 1 Phó GĐ Cục Thủy 5 cấp thành phố lợi, 1 cán bộ TTYT Dự phòng TP, 1 cán bộ phòng QL công trình thủy lợi Cán bộ quản lý Mỗi huyện chọn: 1 Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng/Phó phòng 6 cấp huyện NN&PTNT, 1 cán bộ TTYT Dự Phòng huyện Cán bộ quản lý Mỗi xã chọn: 1 Chủ tịch/Phó CT UBND xã, 1 công chức phụ trách 24 cấp xã NN&PTNT, 1 cán bộ TTYT Dự Phòng huyện Chọn toàn bộ 11 nhà máy cấp nước cho người dân trên địa bàn 8 xã nghiên Đại điện đơn vị 10 cứu. Mỗi nhà máy chọn phỏng vấn chủ đầu tư hoặc người đại diện pháp cấp nước luật, có 2 nhà máy cùng 1 chủ đầu tư Đại diện hộ dân Chọn các hộ gần nhau ở 3 thôn/đội tại 8 xã điểm nghiên cứu theo phương 405 sử dụng nước pháp phi xác suất, thuận tiện - Kiền Bái, 55 Đội 3, 6, 7 - Liên Khê, 55 Đội 1, 2, 9 - Ngũ Lão 60 Thôn Trung Sơn, My Sơn, Quán Đá - Gia Minh 55 Xóm 1- Thủy Minh, Xóm 1, 2 - Đá Bạc - Đoàn Lập 45 Thôn Tân Lập, Cầu Đầm, Đông Xuyên - Bạch Đằng, 45 Thôn Pháp Xuyên, Xuân Hòa, Xuân Lai - Tiên Thắng 45 Thôn Lộc Trù, Mỹ Lộc, Sơn Đông - Quyết Tiến 45 Thôn Phú Cơ, La Cầu, Cầu Cá 8
  11. 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin đã công bố Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập, tổng hợp, so sánh, đối chiếu các thông tin đã công bố từ nghiên cứu liên quan để hoàn thành nội dung tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài. Tất cả các các thông tin được sử dụng trong luận án đều được trích dẫn nguồn theo đúng quy định, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và tính kế thừa của một luận án Tiến sĩ. 3.4.2.2. Phương pháp thu thập thông tin mới a. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: xây dựng 3 mẫu phiếu xin ý kiến 3 nhóm đối tượng cán bộ quản lý, đại diện nhà máy nước, hộ dân với các câu hỏi đóng, mở liên quan đến các nội dung nghiên cứu. b. Phương pháp phỏng vấn sâu: áp dụng đối với các cán bộ quản lý cấp thành phố, huyện để xin ý kiến về đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý trong thời gian tới. 3.4.3. Phương pháp phân tích 3.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Các chỉ tiêu thống kê về tổng số, số lớn nhất, số nhỏ nhất, số trung bình, mức độ biến thiên, ... đều được sử dụng để phán ánh được đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, thực trạng các nội dung của công tác quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng. 3.4.3.2. Phương pháp so sánh Các số liệu thống kê được phân tổ theo các huyện để so sánh khả năng cung ứng của các đơn vị cấp nước và theo đặc điểm của các đối tượng sử dụng nước ở các khu vực sinh sống với các mức thu nhập khác nhau. 3.4.3.3. Phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng Phương pháp đánh giá cho điểm xếp hạng được vận dụng kết hợp với phương pháp ma trận chỉ số hoạt động (PMS) với nền tảng là phiếu điểm cân bằng (Balanced Scorecard) theo đề xuất của Franceschini & Turina (2011). Phương pháp này được thực hiện thông qua việc tác giả thiết kế các ma trận cho điểm theo thang đo của Likert (1932) từ mức độ thấp thấp đến cao: từ 1 đến 3 điểm đối với đánh giá các kết quả quản lý về tính hiệu lực, tính bền vững và từ 1 đến 5 điểm đối với đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý NSNT trên địa bàn. 3.4.3.4. Phương pháp đường cong Lorenz và hệ số Gini Phương pháp đường cong Lorenz và hệ số Gini được sử dụng để đánh giá tính công bằng trong tiếp cận nước sạch của người dân sinh sống ở khu vực nông thôn ở 2 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng. Theo Cullis & Koppen (2007), hệ số Gini càng lớn cho thấy sự mất công bằng trong tiếp cận của người dân. Điều này cũng phản ánh rõ qua độ lệch của đường Lorenze với đường công bằng tuyệt đối. Công thức tính hệ số Gini được áp dụng trong Luận án theo công thức do Ray (1998) đề xuất: 3.4.3.5. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) cho phép xác định được “mức sẵn lòng chi trả” (WTP) - số tiền cao nhất háng tháng mà các hộ sẵn lòng chi trả cho dịch vụ nước sạch để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của gia đình họ (Gunatilake & cs., 2007). Dạng câu hỏi: ”hộ gia đình CÓ sẵn sàng chi trả hay KHÔNG sẵn sàng chi trả cho dịch vụ nước sạch đối với 1 số tiền xác định – Bid(i)” được sử dụng để ước lượng mức WTP trung bình. Dạng mô hình Probit dưới đây được sử dụng để ước lượng mức WTP trung bình của mẫu nghiên cứu theo mô hình đề xuất trong báo cáo của ADB (2013): 9
  12. Z2 1 − Y(Z) = 2 e 2 Với Z= β1+ β2iXi + β3Bidi + ε Mức WTP trung bình cho dịch vụ nước sạch hàng tháng của 1 hộ dân trên địa bàn 2 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng được xác định dựa trên hiệu ứng biên của mức Bid đến WTP theo kết quả chạy mô hình Probit (Gunatilake & cs., 2007): Mean WTP = ((b1 +∑(b2i*Xai))/ b3)*(-1) Bên cạnh đó, dạng câu hỏi mở: “Ông/Bà sẵn sàng chi trả TỐI ĐA bao nhiêu tiền cho dịch vụ nước sạch hàng tháng?” được sử dụng để tính toán mức WTP cao nhất trung bình nhằm đối chiếu với kết quả ước lượng của mô hì̀nh trên. 3.5. HỆ THỐNG CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU Bao gồm 3 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng hệ thống nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng; Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 4.1.1. Thực trạng ban hành, hoàn thiện chính sách, quy định về nước sạch nông thôn Bên cạnh việc phổ biến, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương, chính quyền Thành phố Hải Phòng cũng tích cực ban hành, hoàn thiện chính sách, quy định riêng của Thành phố về nước sạch nông thôn. Các văn bản có nội dung chuyên đề về quản lý lĩnh vực NSNT hoặc được lồng ghép với các nội dung khác liên quan các lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực nông thôn mới nói chung (hình 4.1). Tổng số 2 4 19 2016 đến nay Nội dung chuyên về quản lý NSNT 0 16 Nội dung lồng ghép về NSNT 2 4 3 Tổng số 0 2000-2010 2011-2015 6 Nội dung chuyên về quản lý NSNT 0 6 Nội dung lồng ghép về NSNT 0 Tổng số 1 1 4 Nội dung chuyên về quản lý NSNT 1 4 Nội dung lồng ghép về NSNT 1 0 5 10 15 20 25 Đảng bộ TP HĐND TP UBND TP Hình 4.1. Số lượng các văn bản, quy định về nước sạch nông thôn của thành phố Hải Phòng 4.1.2. Sơ đồ tổ chức quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng Công tác quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng được tổ chức trên cơ sở phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chức năng ở các cấp. Sơ đồ 4.2 cho thấy, cùng một nhiệm vụ quản lý NSNT nhưng lại do nhiều Ban chuyên trách, với các cơ quan thường trực khác nhau thực hiện gây ra sự chồng chéo chức năng, thiếu tính thống nhất. Mặt khác việc phân công chức năng quản lý mới rõ ràng ở cấp thành phố, còn xuống cấp huyện, xã thì lại chưa rõ ràng. 10
  13. Hình 4.2. Sơ đồ tổ chức quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng 4.1.3. Quy hoạch, kế hoạch phát triển hệ thống nước sạch nông thôn 4.1.3.1. Quy hoạch phát triển hệ thống nước sạch nông thôn Ở giai đoạn khi Chương trình mục tiêu quốc gia về NSNT bắt đầu được triển khai (năm 2000) đến năm 2010, thành phố Hải Phòng chưa xây dựng được quy hoạch về cấp nước cho khu vực nông thôn trên địa bàn. Đến năm 2011, Ủy ban nhân dân thành phố ra Quyết định số 94/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến 2020. Năm 2018, UBND thành phố ban hành Quyết định 487/2018/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2018 phê duyệt đồ án Quy hoạch cấp nước Hải Phòng đến 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay, vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn, bất cập xung quanh vấn đề quy hoạch: Thứ nhất, số lượng nhà máy được xây dựng nhiều nhưng 184/205 nhà máy là nhà máy công suất nhỏ (200m3/ngày đêm), do nhiều chủ đầu tư nên gây khó khăn trong công tác quản lý đảm bảo chất lượng đồng đều cũng như tính ổn định, bền vững của dịch vụ cấp nước (UBND TP Hải Phòng, 2017). Thứ hai, do quy hoạch còn chậm được điều chỉnh nên nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng thậm chí ngừng hoạt động nhưng chính quyền địa phương còn lúng túng trong tìm hướng xử lý, giải thể do vướng mắc về đất đai và vốn đầu tư ban đầu (hộp 4.3). Thứ ba, quy hoạch cấp nước của thành phố chưa đề cập rõ ràng về tiêu chuẩn nước sạch nên người dân không có cơ hội được lựa chọn sử dụng dịch vụ cấp nước của đơn vị khác có chất lượng tốt hơn để sử dụng. 4.1.3.2. Kế hoạch phát triển hệ thống cấp nước sạch nông thôn Công tác kế hoạch của Thành phố về NSNT luôn được triển khai hiệu quả cho từng giai đoạn. Kế hoạch được lập với các chỉ tiêu cụ thể, với các mức độ không ngừng được nâng cao về tính bao phủ (tỷ lệ số dân được tiếp cận và sử dụng nước sạch), tính hiệu lực (đảm bảo tiêu chuẩn nước sạch), tính bền vững (huy động vốn từ nhiều thành phần) theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng cho người dân nông thôn. Tuy nhiên, kế hoạch còn nặng về gia tăng số lượng nhà máy cấp nước mà chưa quan tâm đến tính chất lượng và tính bền vững trong duy trì hoạt động của các nhà máy. 4.1.4. Quản lý về đầu tư, phát triển hệ thống nước sạch nông thôn Cả 205 nhà máy cấp nước mini trên địa bàn đều được UBND thành phố phê duyệt, cấp phép đầu tư xây dựng thông qua các Quyết định cụ thể ở từng giai đoạn. Các dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước đều được thực hiện theo hình thức đầu thấu công khai ở các địa phương. Cụ thể ở Quyết định số 859/QĐ – UBND ngày 8/6/2012 về 11
  14. việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây dựng các hạng mục công trình cấp NSNT năm 2012; Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 25/8/2017 về việc ban hành quy định điều kiện, tiêu chí lựa chọn các tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình đầu tư, cải tạo, mở rộng dự án cấp NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng (UBND thành phố Hải Phòng, 2017). Trong suốt giai đoạn từ 1997-2016, trên địa bàn thành phố có 172/205 nhà máy nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong quá trình đầu tư xây dựng với tổng mức hỗ trợ lên tới 87,75 tỷ đồng. Mức hỗ trợ trung bình mỗi nhà máy là 477,3 triệu đồng, mức hỗ trợ cao nhất là 2,4 tỷ đồng, mức hỗ trợ thấp nhất là 2 triệu đồng. Về cơ cấu tổng vốn đầu tư thì ngân sách Thành phố hỗ trợ trung bình ở mức 53,7%, còn lại là phần vốn của các doanh nghiệp, tư nhân cũng như các nguồn vốn huy động từ cộng đồng khác. Các nhà máy nước ở huyện Thủy Nguyên lại nhận được tỷ lệ hỗ trợ cao nhất, ở huyện Tiên Lãng có mức hỗ trợ trung bình cao nhất, lên tới 707 triệu đồng/nhà máy. Bên cạnh những hỗ trợ về vốn đầu tư xây dựng ban đầu, nhằm thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đến năm 2025, Thành phố cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ kinh phí để nâng cấp, phát triển hệ thống nước sạch trên địa bàn với các nội dung cụ thể: Bảng 4.1. Nội dung hỗ trợ của ngân sách cho phát triển hệ thống nước sạch nông thôn STT Nội dung hỗ trợ Hỗ trợ tiền sử dụng đất, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng xây dựng trạm cấp nước 1 mạng lưới cấp nước (trước 2016) Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay ưu đãi với mức tối đa không quá 70% vốn vay, trong 10 2 năm, mỗi năm 20 tỷ đồng (từ năm 2016) Hỗ trợ cho người dân kinh phí lắp đặt đồng hồ đo nước đối với các hộ đã lắp đặt đồng hồ 3 đo nước của hệ thống cũ nhưng đồng hồ không đảm bảo theo quy định Đầu tư hệ thống, thiết bị quản lý giám sát chất lượng nước: thiết bị giám sát chất lượng 4 nước đầu vào, đầu ra với 4 chỉ tiêu chính (Độ đục, Clo dư, độ PH, độ dẫn điện) Nguồn: UBND TP Hải Phòng (2016) Tuy nhiên, đại diện 11 nhà máy nước được phỏng vấn đều cho rằng mức hỗ trợ không đáng kể, chủ yếu là hỗ trợ về đất và hỗ trợ giải phóng mặt bằng để xây dựng nhà máy nước. 4.1.5. Quản lý về chất lượng nước sạch Các cán bộ cấp Sở, huyện đã nhận thức được về chức năng, nhiệm vụ được giao, riêng đối với cấp xã thì chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quản lý này. Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát chất lượng NSNT trên địa bàn quản lý còn mang tính bị động, chỉ thực hiện khi có khiếu nại của người dân hoặc yêu cầu từ cấp trên. Cán bộ Trung tâm y tế dự phòng Thành phố cho biết thì từ năm 2015 đến nay mới chỉ tiến hành kiểm lấy mẫu kiểm tra 1 lần đối với toàn bộ 197 trạm cấp nước trên địa bàn để phục vụ tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2015. Việc kiểm tra chất lượng nước sau khi xử lý do cơ quan y tế thành phố lấy mẫu kiểm tra đột xuất rất hãn hữu, và chỉ thực hiện khi có yêu cầu từ cấp trên. Nguyên nhân được cho là do thiếu kinh phí, thiếu nhân lực để thực hiện hoạt động này. Không phải đơn vị cấp nước nào cũng tự lấy mẫu nước đi kiểm định theo quy định (bảng 4.2). Bảng 4.2. Chế độ tự giám sát chất lượng nước của các trạm cấp nước ở Hải Phòng Số Tỷ lệ % STT Chế độ tự giám sát trạm (N=175) 1 Kiểm nghiệm mẫu nước định kỳ các chỉ tiêu nhóm A (3 tháng/lần) 37 21,1 2 Kiểm nghiệm mẫu nước định kỳ các chỉ tiêu nhóm B (6 tháng/lần) 2 1,1 Nguồn: UBND TP Hải Phòng (2016) 12
  15. 4.1.6. Quản lý về giá nước sạch nông thôn Qua tổng hợp và đối chiếu các mức giá được UBND Thành phố quy định và áp dụng hiện nay cho thấy các mức giá bán NSNT được ban hành, áp dụng cho các đơn vị bán nước, loại nước khác nhau có sự chênh lệch. Bảng 4.3. Các mức giá bán nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định hiện hành Đơn vị: đồng/m3 Công ty cổ phần Công ty cổ phần Các nhà máy Giá bán cấp nước Hải xây dựng tổng khác Phòng hợp Tiên Lãng Nước sạch sử dụng nước thô từ công 8.000 9.000 trình thủy lợi Nước sạch không sử dụng nước thô 8.100 Nước sạch khu vực nông thôn 9.000 Bán buôn NSNT 7.000 Nguồn: UBND TP Hải Phòng (2016, 2017) 4.1.7. Kiểm tra, giám sát và xử lý sai phạm về nước sạch nông thôn Hàng năm, các sở đều có xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ các nhà máy nước trên địa bàn ít nhất 1 lần. Và theo ý kiến của cán bộ Sở NN&PTNT TP Hải Phòng cho biết, các vi phạm được phát hiện sẽ báo cáo trực tiếp lên UBND Thành phố để xử lý, Sở NN&PTNT không có chế tài gì để xử phạt. Ở cấp huyện và cấp xã thì việc phân công chức năng kiểm tra, xử lý sai phạm về NSNT chưa được phân công cụ thể theo kế hoạch định kỳ hàng năm, chủ yếu chỉ thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên hoặc khi có phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân (hộp 4.8). 4.1.8. Kết quả quản lý nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hải Phòng 4.1.8.1. Tính hiệu lực Qua đối chiếu với các quy định và tiêu chuẩn về hệ thống NSNT có thể đánh giá chung về tính hiệu lực của công tác quản lý NSNT trên địa bàn thành phố Hải Phòng ở mức điểm trên “trung bình” (13/18 điểm) như mô tả ở bảng 4.4. Tuy nhiên mới chỉ có 2 quy định đạt mức độ tuân thủ tốt còn các quy định khác thì chưa tuân thủ hoặc tuân thủ ở mức trung bình. Do vậy, để công tác quản lý NSNT trên địa bàn đạt được tính hiệu lực cao thì cần nhiều nỗ lực của của chủ thể quản lý và khách thể quản lý trong hệ thống nước sạch nông thôn trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn trong lĩnh vực này. Bảng 4.4. Đánh giá chung về tính hiệu lực của quản lý hệ thống nước sạch nông thôn Không Tuân thủ Tuân Quy định cần tuân thủ tuân thủ trung bình thủ tốt Ghi chú (1 điểm) (2 điểm) (3 điểm) Quy hoạch xây dựng hệ Một số xã còn tình trạng vi phạm 2 thống nước sạch nông thôn chồng lấn quy hoạch vùng cấp nước Quản lý đầu tư phát triển hệ Các cơ quan quản lý đều nắm rõ hồ sơ 3 thống NSNT năng lực của các chủ đầu tư Tần suất tuyên truyền ít, nội dung Tuyên truyền về NSNT 3 tuyên truyền chưa đầy đủ Đa số nhà máy bán nước với giá thấp Giá bán nước 1 hơn hoặc cao hơn giá quy định Vệ sinh ngoại cảnh và vệ sinh Chỉ còn 1 số nhà máy chưa đạt tiêu 3 hệ thống xử lý nước chuẩn vệ sinh ngoại cảnh 54,2% nhà máy đạt tiêu chuẩn nước Tiêu chuẩn nước sạch 2 sạch như cam kết Tổng điểm 13 13
  16. 4.1.8.2. Tính bao phủ a. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được tiếp cận và sử dụng nước sạch Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia chỉ không ngừng gia tăng. Đặc biệt, tại thời điểm 2014 thì tiêu chuẩn nước sạch chỉ đánh giá theo quy chuẩn nước sinh hoạt (QC02) thì đến năm 2018, trong tỷ lệ 90,1% hộ dân, thì có 52,3% hộ dân được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn nước sạch đô thị (QC01). Hình 4.3. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia Nguồn: UBND TP Hải Phòng (2015, 2019) b. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước máy là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu Theo số liệu điều tra chỉ có 201/405 hộ (chiếm 49,6%) cho biết họ sử dụng nước máy làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu. 51,5% số hộ còn lại vẫn đang sử dụng các nguồn nước từ giếng khoan, giếng đào và nước mưa làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu hàng ngày (bảng 4.5). Nguyên nhân được cho là do nước máy phải trả tiền, nên người dân không muốn sử dụng nhiều. Chính tâm lý này của người dân nông thôn đã giải thích vì sao mặc dù điều kiện sống của người dân 2 huyện nghiên cứu khá khác biệt nhưng tỷ lệ hộ dân dùng nước máy làm nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở 2 huyện không có sự chênh lệch đáng kể. Bảng 4.5. Nguồn nước sử dụng chủ yếu cho sinh hoạt của các hộ điều tra Thủy Nguyên Tiên Lãng Nguồn nước Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Nước đã xử lý làm sạch Nước máy 115 51,1 86 47,8 Nước chưa qua xử lý làm sạch Nước mưa 38 16,0 21 11,7 Giếng khoan 46 17,8 66 36,7 Giếng đào 26 10,7 7 3,9 Tổng 225 100,0 180 100,0 4.1.8.3. Tính công bằng a. Công bằng trong tiếp cận và sử dụng nước sạch theo thu nhập của hộ Đến năm 2019, vẫn còn 10,83% số hộ nghèo và 15,59% số hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn Hải Phòng thiếu hụt nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Tuy nhiên kết quả này đã có tiến bộ hơn so với năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn Hải Phòng được sử dụng nước máy mới chỉ đạt 38,9% (UBND TP Hải Phòng, 2016). Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ nước sạch của các hộ dân còn chưa thực sự đồng đều trên địa bàn 2 huyện Thủy Nguyên và Tiên Lãng. Theo đó, hệ số Gini về tính công bằng 14
  17. trong tiếp cận và sử dụng nguồn nước của các hộ dân trên 2 địa bàn nghiên cứu được tác giả tính ra lần lượt là 0,292 và 0,506 và được biểu diễn trên đồ thị đường Lorenz như ở hình 4.4. 0% 20% 40% 60% 80% 100% 100% Tỷ lệ % lượng nước sử dụng cộng dồn 80% 60% 40% 20% 0% Tỷ lệ % số hộ cộng dồn Thủy Nguyên Equality Tiên Lãng Hình 4.4. Phân bổ lượng nước sử dụng của các hộ điều tra tại địa bàn nghiên cứu b. Công bằng trong tiếp cận và sử dụng nước sạch theo vị trí địa lý Qua khảo sát cho thấy, tiếp cận nước sạch của các hộ dân có sự khác biệt về mặt địa lý. Hộp 4.1. Nước máy áp lực yếu, lúc có, lúc không “Nhà tôi ở cuối xã, xa nhà máy nước thì áp lực nước bơm rất yếu, lúc có, lúc không. Đa số các hộ ở xóm này nhà nào cũng có giếng khoan để chủ động hơn trong sinh hoạt.” Nguồn: phỏng vấn Bác Nguyễn Văn Cường, thôn Lộc Trù, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng Mặt khác, mặc dù cùng phải trả mức giá nước sạch gần như nhau nhưng người dân ở các khu vực nông thôn lại được sử dụng nước sạch theo 2 tiêu chuẩn khác nhau. Đa số người dân ở huyện Thủy Nguyên hiện dùng nước của các nhà máy nước đô thị, công suất lớn nên được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn QC01. Còn ở Tiên Lãng, người dân hiện đang sử dụng nước do các nhà máy nước công suất nhỏ trên địa bàn cung cấp, 100% các nhà máy đang cung cấp nước theo tiêu chuẩn QC02. 4.1.8.4. Tính bền vững a. Bền vững về nguồn nước đầu vào Thực tế cho thấy việc thiếu quy hoạch NSNT dẫn tới nguồn nước đầu vào của hơn 46% các nhà máy nước trên địa bàn đang bị ô nhiễm nặng nề hoặc có nguy cơ ô nhiễm, tập trung chủ yếu ở trên địa bàn 2 huyện Thủy Nguyên, An Lão (bảng 4.6). Bảng 4.6. Thực trạng nguồn nước đầu vào của các nhà máy nước sạch nông thôn Thực trạng nguồn nước đầu vào Số nhà máy Tỷ lệ (%) Điểm đánh giá Chưa ô nhiễm 109 53,2 1,6 Có nguy cơ ô nhiễm 83 40,5 0,8 Ô nhiễm 13 6,3 0,1 Tổng 205 100,0 2,5 Nguồn: Sở NN&PTNT TP Hải Phòng (2019a) b. Bền vững về công suất hoạt động Theo thống kê các nhà máy thì hầu hết các nhà máy đều có công suất thiết kế nhỏ từ 200-500m3/ngày đêm. Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay đa số các nhà máy nước trên địa bàn thành phố mới chỉ hoạt động với công suất thực tế chỉ dưới 50% so với công suất thiết kế. 15
  18. Bảng 4.7. Công suất hoạt động thực tế của các nhà máy nước trên địa bàn Công suất hoạt động thực tế Số nhà máy Tỷ lệ (%) Điểm đánh giá >70% 83 40,5 1,2 50-70% 15 7,3 0,1 100%, điều đó cho thấy doanh thu của họ cao hơn so với kỳ vọng, họ có lãi trong kinh doanh dịch vụ nước sạch. Điểm đánh giá trung bình của tiêu chí này là 2,0 điểm. Bảng 4.8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà máy nước Hiệu quả Số nhà máy Tỷ lệ (%) Điểm đánh giá Lãi 2 18,2 0,5 Cân bằng thu chi 7 63,6 1,3 Lỗ 2 18,2 0,2 Tổng 11 100,0 2,0 e. Bền vững về công nghệ Theo thống kê của Sở NN&PTNT TP Hải Phòng (2017) thì đa số các nhà máy nước trên địa bàn có công nghệ xử lý nước lạc hậu (24%) hoặc chỉ phù hợp với cấp nước theo tiêu chuẩn QC02 (67%) (hình 4.5), chưa đảm bảo nâng chất lượng nước cấp đầu ra lên tiêu chuẩn nước sạch ăn uống QC01. Điểm đánh giá trung bình cho tiêu chí này là 2,4 điểm. Lạc hậu, 50, Hiện đại, 18, 24% 9% Phù hợp, 137, 67% Hình 4.5. Thực trạng công nghệ xử lý của các nhà máy nước trên địa bàn Hải Phòng Nguồn: Sở NN&PTNT TP Hải Phòng (2019a) f. Bền vững về khả năng cấp nước thường xuyên Kết quả khảo sát cho thấy, ngoài 41 nhà máy đã dừng hoạt động vẫn có một số nhà máy hoạt động cầm chừng, tỷ lệ các nhà máy nước cấp nước không thường xuyên, liên tục chiếm 60%. Chỉ có 40,5% số nhà máy có khả năng cấp nước thường xuyên, liên tục. Điểm đánh giá trung bình cho tiêu chí này là 2,2 điểm (bảng 4.9). 16
  19. Bảng 4.9. Khả năng cấp nước thường xuyên của các nhà máy nước Khả năng cấp nước Số nhà máy Tỷ lệ (%) Điểm đánh giá Luôn luôn ổn định 83 40,5 1,2 Thỉnh thoảng bị gián đoạn 81 39,5 0,8 Dừng hoặc hoạt động cầm chừng 41 20,0 0,2 Tổng 205 100,0 2,2 Nguồn: Sở NN&PTNT TP Hải Phòng (2019a) Như vậy, tổng hợp kết quả đánh giá theo cả 6 tiêu chí về tính bền vững của hệ thống các nhà máy cấp nước trên địa bàn cho thấy, tổng điểm của cả 6 tiêu chí chỉ đạt 13 điểm, chỉ đạt mức hoạt động bình thường, chưa thực sự bền vững. Tiêu chí bền vững cao nhất là về đầu vào và công nghệ; tiêu chí công suất là thấp nhất. Điều này phù hợp với điểm tự chấm của 11 nhà máy điều tra (bảng 4.10). Do vậy trong thời gian tới các nhà quản lý các đơn vị cung ứng nước cần rà soát, đánh giá và có những giải pháp phù hợp để cải thiện các tiêu chí bền vững này của hệ thống. Bền vững về nguồn nước đầu vào 3 2,5 Bền vững về khả năng Bền vững về công suất cấp nước thường xuyên 2,2 2 1,9 1 2,0 Bền vững về bộ máy Bền vững về công nghệ2,4 2,0 quản lý Bền vững về tài chính Hình 4.6. Điểm đánh giá tính bền vững của hệ thống nước sạch nông thôn Bảng 4.10. Bảng tự chấm điểm bền vững của đại diện các nhà máy nước Điểm cho từng tiêu chí Điểm tổng Nhà máy nước bền vững hợp 1 2 3 4 5 6 I Huyện Thủy Nguyên 1 CNTT Kiền Bái I, III (cùng địa điểm) 3 3 3 2 2 3 17 2 CNTT Kiền Bái II 2 1 1 1 1 1 7 3 CNTT xã Liên Khê 3 2 2 2 2 2 13 4 CNTT xã Gia Minh 2 1 1 1 1 1 7 5 CNTT Ngũ Lão I 3 2 2 2 2 2 13 6 CNTT xã Ngũ Lão II 3 3 3 3 2 3 18 II Huyện Tiên Lãng 7 CNTT xã Bạch Đằng 2 3 2 2 2 2 13 8 CNTT xã Đoàn Lập 1 2 1 1 1 2 3 10 8 CNTT xã Đoàn Lập 2 2 3 2 2 3 3 15 10 CNTT xã Tiên Thắng 2 1 1 1 1 2 8 CNTT xã Khởi Nghĩa 1,2 (cùng địa điểm, 11 2 3 2 2 2 2 13 cấp nước cho cả xã Quyết Tiến) 17
  20. 4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NƯỚC SẠCH NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 4.3.1. Tính nhất quán trong chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về nước sạch nông thôn Các chính sách quy định về NSNT ở nước ta còn nhiều vấn đề bất cập chưa thống nhất, chưa phù hợp với thực tiễn. Nội dung liên quan đến quản lý NSNT nhưng lại được quy định ở nhiều văn bản Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định khác nhau, giao cho nhiều cơ quan chủ trì khác nhau. Việc quy định thiếu đồng bộ, chưa tạo ra chuỗi liên hoàn gắn kết trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý, dẫn đến tình trạng vẫn còn “đùn đẩy” lẫn nhau, hoăc “cha chung không ai khóc”; ý thức của doanh nghiệp, người dân và cộng động không được đảm bảo làm giảm tính hiệu lực của công tác quản lý NSNT trên địa bàn thành phố. 4.3.2. Nguồn lực cho công tác quản lý nước sạch nông thôn Thứ nhất, nguồn nhân lực làm công tác quản lý về NSNT chưa chuyên trách và có chuyên môn sâu. Cán bộ làm công tác quản lý NSNT đều làm công tác kiêm nhiệm, như một mảng công việc được giao chứ chưa phụ trách chuyên trách riêng nội dung này. Thứ hai, nguồn lực tài chính cho công tác quản lý về NSNT chưa được đưa vào dự toán kinh phí hoạt động hàng năm của các cơ quan quản lý. 4.3.3. Sự lồng ghép mục tiêu nước sạch nông thôn trong các chương trình mục tiêu Do các chương trình mục tiêu được thực hiện đan xen, lồng ghép dẫn đến làm cho nguồn lực cho công tác theo quản lý bị phân tán, kém hiệu quả. 4.3.4. Thông tin, tuyên truyền về nươc sạch nông thôn Hoạt động tuyên truyền về NSNT còn mang hình thức phong trào, chứ chưa thực sự quan tâm mục tiêu tuyên truyền và hiệu quả tuyên truyền là làm cho người dân nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch và sử dụng nước sạch một cách đầu đủ. 4.3.5. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị cấp nước Kết quả khảo sát đại diện các nhà máy nước cho thấy chỉ 2/10 đại diện các nhà máy cho biết họ có lãi, các nhà máy còn lại hoạt động cầm chừng nên chỉ thu đủ bù chi, thậm chí báo lỗ, mức hỗ trợ của ngân sách là rất ít (hộp 4.14). Các đại diện nhà máy vẫn đánh giá các tiêu chí hiệu quả kinh doanh của mình với mức điểm trên trung bình – 3/5 điểm (Hình 4.7). Doanh thu bán nước luôn đủ để bù đắp chi phí 5 4 3,46 3 2 Tỷ suất lợi nhuận trên một Lợi nhuận tăng dần qua các đồng vốn đầu tư đạt được 3,45 1 3 năm cao hơn các ngành kinh doanh khác 3,78 Nhà máy luôn có tích lũy để đầu tư nâng cấp, cải tạo các công trình Cao nhất Trung bình Thấp nhất Hình 4.7. Đánh giá của chủ đầu tư về hiệu quả kinh doanh dịch vụ nước sạch Hệ quả làm ảnh hưởng đến Tính hiệu lực của công tác quản lý – do nhà máy nước chậm chuyển đổi hình thức hoạt động; Tính bao phủ cũng không được cải thiện do người dân tại các địa phương này không được quyền lựa chọn sử dụng nước của đơn vị cấp nước khác, Tính 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2