BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH<br />
<br />
PHẠM LÊ CƯỜNG<br />
<br />
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG<br />
ĐÀO TẠO CỦA CÁC TRƯỜNG/KHOA<br />
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
<br />
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục<br />
Mã số: 62. 14. 01. 14<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC<br />
<br />
NGHỆ AN - 2016<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ngành sư phạm giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo nguồn nhân<br />
lực cho hệ thống giáo dục quốc dân. Trải qua gần 70 năm xây dựng và phát triển,<br />
ngành sư phạm và các trường/khoa sư phạm đã không ngừng phấn đấu, vượt qua khó<br />
khăn, thi đua dạy tốt, học tốt, thực hiện thắng lợi trọng trách mà Đảng, Nhà nước giao<br />
phó. Nổi bật nhất là các trường sư phạm đã “đào tạo cho đất nước một đội ngũ nhà<br />
giáo và cán bộ quản lý giáo dục đông đảo gồm hơn hai triệu người, trong đó có hơn<br />
một triệu người đang làm việc. Đội ngũ này cơ bản đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí,<br />
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ và<br />
xây dựng đất nước”.<br />
Tuy vậy, các trường sư phạm vẫn còn một số yếu kém, bất cập trong việc “xây<br />
dựng chiến lược, kế hoạch phát triển trường, trong xây dựng và phát triển đội ngũ<br />
giảng viên, tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo chất lượng (ĐBCL) đào<br />
tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế. Đặc biệt, các trường sư phạm còn chưa chú<br />
trọng đúng mức việc rèn luyện lí tưởng, phẩm chất đạo đức của sinh viên và việc đào<br />
tạo nghiệp vụ sư phạm; nội dung đào tạo sư phạm chưa đáp ứng yêu cầu của giáo dục<br />
phổ thông, giáo dục mầm non; chậm đổi mới phương pháp đào tạo và kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của sinh viên; kết quả nghiên cứu khoa học giáo dục còn hạn chế”.<br />
Những yếu kém, bất cập nói trên của các trường sư phạm có nguyên nhân từ<br />
công tác ĐBCL trong các trường còn chưa được quan tâm đúng mức, nhất là chưa đề<br />
xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học để ĐBCL đào tạo.<br />
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Giải pháp đảm bảo chất lượng<br />
đào tạo của các trường/khoa đại học sư phạm” để nghiên cứu.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp<br />
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa đại học sư phạm (ĐHSP); đáp ứng yêu cầu phát<br />
triển các trường/khoa ĐHSP tiên tiến, hiện đại và nhu cầu phát triển đội ngũ giáo viên<br />
của cả hệ thống giáo dục.<br />
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu<br />
3.1. Khách thể nghiên cứu<br />
Vấn đề ĐBCL đào tạo của trường đại học.<br />
3.2. Đối tượng nghiên cứu<br />
Giải pháp ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
4. Giả thuyết khoa học<br />
Có thể cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo của các trường/khoa ĐHSP, nếu<br />
đề xuất và thực hiện có hiệu quả các giải pháp dựa trên lý luận quản lý chất lượng;<br />
<br />
2<br />
đồng thời tiếp cận mô hình ĐBCL bên trong trường đại học của các nước Đông Nam<br />
Á (AUN-QA).<br />
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu<br />
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
5.1.3. Đề xuất các giải pháp ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
5.1.4. Đánh giá sự cần thiết, tính khả thi và thử nghiệm giải pháp ĐBCL đào tạo<br />
của các trường/khoa ĐHSP đã đề xuất.<br />
5.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Tập trung nghiên cứu hệ thống ĐBCL bên trong của các trường/khoa ĐHSP<br />
đào tạo giáo viên trung học phổ thông.<br />
- Khảo sát thực trạng và thử nghiệm các giải pháp đã đề xuất ở một số trường/<br />
khoa ĐHSP đào tạo giáo viên trung học phổ thông.<br />
6. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu<br />
6.1. Quan điểm tiếp cận<br />
Đề tài sử dụng các quan điểm tiếp cận sau đây: Tiếp cận hệ thống; tiếp cận<br />
hoạt động; tiếp cận quản lý sự thay đổi; tiếp cận quản lý chất lượng tổng thể.<br />
6.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận<br />
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở<br />
lý luận của đề tài.<br />
6.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn<br />
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ<br />
sở thực tiễn của đề tài.<br />
6.2.3. Phương pháp thống kê toán học<br />
Sử dụng các công thức thống kê để xử lý số liệu thu được.<br />
7. Những luận điểm cần bảo vệ<br />
7.1. ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP là một lĩnh vực của ĐBCL. Vì thế,<br />
nội dung, cách thức, quy trình ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP vừa phải<br />
tuân theo nội dung, cách thức, quy trình ĐBCL nói chung, vừa phải phù hợp với đặc<br />
trưng chất lượng của các trường/khoa ĐHSP.<br />
7.2. Vận dụng mô hình ĐBCL vào quản lý chất lượng đào tạo vừa là cơ hội,<br />
vừa là thách thức đối với các trường/khoa ĐHSP; đòi hỏi tất cả các thành viên trong<br />
nhà trường không những phải có quyết tâm cao mà còn phải có kiến thức, kỹ năng<br />
cần thiết về ĐBCL đào tạo.<br />
<br />
3<br />
7.3. Hình thành quan điểm ĐBCL; Xây dựng chính sách và kế hoạch chất lượng;<br />
Thiết lập hệ thống ĐBCL bên trong, cùng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng để kiểm định;<br />
Tạo dựng môi trường văn hóa chất lượng; Tổ chức hệ điều kiện để thực hiện ĐBCL... là<br />
những giải pháp cơ bản để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo của các<br />
trường/khoa ĐHSP.<br />
8. Đóng góp của luận án<br />
- Xác lập được khung lý luận cho vấn đề ĐBCL đào tạo của các trường đại học<br />
nói chung, của các trường/khoa ĐHSP nói riêng theo tiếp cận ĐBCL đào tạo như một<br />
hệ thống.<br />
- Đánh giá khách quan thực trạng ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP<br />
theo mô hình SWOT với những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong<br />
hoạt động ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP hiện nay.<br />
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất 06 giải pháp<br />
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Kết quả khảo sát đã khẳng định sự cần<br />
thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Kết quả thử nghiệm giải pháp 5 đã đem<br />
lại kết quả bước đầu trong bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuyên<br />
viên làm công tác ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
- Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo và một số quy trình<br />
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP; biên soạn tài liệu bồi dưỡng cán bộ<br />
chuyên trách về ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP.<br />
9. Cấu trúc luận án<br />
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục<br />
nghiên cứu; luận án gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo của các<br />
trường/khoa đại học sư phạm.<br />
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo của các<br />
trường/khoa đại học sư phạm.<br />
Chương 3: Các giải pháp đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường/khoa<br />
đại học sư phạm.<br />
<br />
4<br />
Chương 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO<br />
CỦA CÁC TRƯỜNG/KHOA ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ<br />
1.1.1. Những nghiên cứu về đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học<br />
1.1.1.1. Ở nước ngoài<br />
Ở nước noài đã có nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề ĐBCL trong GDĐH như<br />
R.A. Barnett; J. Brennan; P. Vries; R. Williams; C.H. Church; E.G. Bogue; H.R.<br />
Kells; R. Ellis; M. Frazer... Các công trình nghiên cứu của họ đã làm rõ quan niệm<br />
ĐBCL trong giáo dục đại học; các thành tố của ĐBCL trong giáo dục đại học; tự<br />
đánh giá trong ĐBCL giáo dục đại học...<br />
1.1.1.2. Ở trong nước<br />
Ở trong nước, những năm gần đây đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu<br />
về ĐBCL giáo dục đại học. Các công trình này đã góp phần làm rõ những nội dung<br />
sau đây: Vai trò của công tác ĐBCL trong trường đại học; Công tác ĐBCL trong giáo<br />
dục đại học ở nước ta hiện nay; Vận dụng mô hình ĐBCL của thế giới vào thực tiễn<br />
giáo dục đại học Việt Nam; Các biện pháp/giải pháp đẩy mạnh hoạt động ĐBCL<br />
trong các trường đại học...<br />
1.1.2. Những nghiên cứu về đảm bảo chất lượng của trường/khoa đại học<br />
sư phạm<br />
Ở trong nước cũng như ngoài nước, ít có công trình nghiên cứu về vấn đề<br />
ĐBCL đào tạo của các trường/khoa ĐHSP. Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và<br />
Đào tạo về công tác ĐBCL, các trường/khoa ĐHSP cũng đã triển khai nhiều hoạt<br />
động để đảm bảo, duy trì và cải thiện chất lượng đào tạo của mình. Tuy nhiên, công<br />
tác ĐBCL trong các trường/khoa ĐHSP mới mang tính chất “hành chính”, “phong<br />
trào” nhiều hơn.<br />
Vì thế, đề tài của chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu công tác ĐBCL đào tạo<br />
trong các trường/khoa ĐHSP, nhằm đề xuất các giải pháp ĐBCL bên trong các<br />
trường/khoa ĐHSP có cơ sở khoa học và có tính khả thi.<br />
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.2.1. Chất lượng, chất lượng giáo dục đại học và chất lượng đào tạo của<br />
trường/khoa đại học sư phạm<br />
1.2.1.1. Chất lượng<br />
Khái niệm chất lượng được sử dụng trong luận án của chúng tôi được hiểu là<br />
sự phù hợp với mục tiêu.<br />
1.2.1.2. Chất lượng giáo dục đại học<br />
Theo chúng tôi, chất lượng giáo dục đại học là sự phù hợp với mục tiêu giáo<br />
dục đại học.<br />
<br />