BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC KINH TẾ, TP.HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
*****<br />
Phạm Tiến Thành<br />
<br />
TÍN DỤNG VI MÔ VÀ MỨC SỐNG<br />
CỦA NÔNG HỘ Ở VIỆT NAM<br />
(Microcredit and Welfare of the Rural Households in Vietnam)<br />
Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển<br />
Mã số: 9310105<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Giáo viên hướng dẫn<br />
1. TS. PHẠM KHÁNH NAM<br />
2. PGS.TS. NGUYỄN HỮU DŨNG<br />
<br />
TP. HỒ CHÍ MINH, 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại :<br />
...................................................................................................................................<br />
Người hướng dẫn khoa học : .................................<br />
GV hướng dẫn 1: TS. Phạm Khánh Nam<br />
GV hướng dẫn 2: PGS.TS. Nguyễn Hữu Dũng<br />
<br />
Phản biện 1 : ..............................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 2 : ..............................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
<br />
Phản biện 3 : ..............................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại ...............<br />
...................................................................................................................................<br />
Vào hồi …….. giờ …… ngày…… tháng ……năm……………..<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện :.........................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
...................................................................................................................................<br />
<br />
1<br />
CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU<br />
1.1. Bối cảnh nghiên cứu<br />
Tại Việt Nam, nhiều chương trình và hoạt động đã được thực hiện nhằm hỗ trợ cho người nghèo.<br />
Trong số đó, tín dụng được coi là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động tạo ra nguồn thu vì người<br />
nghèo thường phải đối mặt với những hạn chế về tài chính. Tín dụng được sử dụng để đầu tư vào các hoạt<br />
động nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp, và mua những đồ dùng thiết yếu để đáp ứng nhu cầu căn bản của<br />
người nghèo (Nguyen, 2008; Phan và cộng sự, 2014; Thanh, 2017; Dung & Thanh, 2017).<br />
Người nghèo gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức do thiếu tài sản thế<br />
chấp, từ đó gây cản trở cho việc cải thiện điều kiện sống của họ. Do đó, nông dân có thể sẽ phải nương tựa<br />
vào các nguồn tín dụng phi chính thức mặc dù lãi suất cao hơn rất nhiều. Kể từ khi xuất hiện, các chương<br />
trình tín dụng vi mô (TDVM) đã mang lại cho người nghèo nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn tín<br />
dụng chính thức và bán chính thức (Li và cộng sự, 2011). Một vài ưu điểm của TDVM đó chính là không<br />
cần tài sản thế chấp và phục vụ người nghèo. TDVM được xem là đã góp phần cải thiện phúc lợi của người<br />
nghèo. Do đó, nghiên cứu này nhằm mục đích xem xét khả năng tiếp cận TDVM và các tác động kinh tế của<br />
nó lên phúc lợi của nông hộ. Để nắm bắt được mục tiêu nghiên cứu chính này, các mục tiêu cụ thể sau đây<br />
sẽ được xem xét và phân tích.<br />
1.2. Vấn đề nghiên cứu<br />
1.2.1. Khả năng tiếp cận tín dụng vi mô<br />
Ở Việt Nam, nhiều hộ gia đình ở nông thôn thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, đặc<br />
biệt là các hộ nghèo, các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, các nhóm dân tộc thiểu số, v.v. Các hộ gia đình<br />
này luôn có nhu cầu vay vốn cao (Dương và Izumida, 2002) nhưng gặp khó khăn trong việc vay từ các<br />
nguồn tín dụng bán chính thức và chính thức. Do đó, nhiều hộ gia đình phải vay từ các nguồn tín dụng phi<br />
chính thức. Để tăng tính hiệu quả và tiếp cận các chương trình tín dụng, việc hiểu được các yếu tố ảnh<br />
hưởng đến khả năng tiếp cận TDVM là điều cần thiết.<br />
Câu hỏi nghiên cứu 1: Các yếu tố nào tác động đến khả năng tiếp cận TDVM của nông hộ?<br />
1.2.2. Tín dụng vi mô và việc áp dụng giống lúa cải tiến<br />
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Do đó, việc<br />
nâng cao sản lượng và chất lượng của nông sản là một trong những mối quan tâm hàng đầu (Bonnin và<br />
Turner, 2012). Một trong những giải pháp khả thi nhất để tăng sản lượng đó chính là áp dụng công nghệ mới<br />
cho năng suất cao (Hossain, 1989).<br />
Trên thực tế, việc áp dụng công nghệ mới thường có chi phí ban đầu cao. Một số nghiên cứu cho<br />
rằng tín dụng có thể thúc đẩy các hộ gia đình đầu tư vào đổi mới nông nghiệp nói chung và các giống cải<br />
tiến nói riêng (Zeller và cộng sự, 1997; Diagne và cộng sự, 2000). Ở Việt Nam, hầu như chưa có nghiên cứu<br />
thực nghiệm xem xét mối quan hệ giữa TDVM và việc áp dụng giống lúa cải tiến. Nghiên cứu này xem xét<br />
vai trò của TDVM đối với quyết định của nông dân trong việc áp dụng các giống cải tiến.<br />
<br />
2<br />
Câu hỏi nghiên cứu 2: TDVM có giúp nâng cao quyết định của nông dân trong việc áp dụng các<br />
giống lúa cải tiến, bao gồm quyết định có áp dụng hay không và áp dụng bao nhiêu?<br />
1.2.3. Tác động của Tín dụng vi mô lên phúc lợi của hộ<br />
Các chương trình TDVM đã được áp dụng ở nhiều quốc gia như một biện pháp giúp giảm nghèo. Đã<br />
có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tín dụng vi mô tuy nhiên kết quả là khác nhau<br />
(Khandker, 1998; Yunus, 2003; Pitt & cộng sự, 2003; Takahashi & cộng sự, 2010; Nguyen, 2008; Lensink<br />
& Phạm, 2011; Thanh, 2017). Tổng quan lý thuyết cho thấy tác động của TDVM lên phúc lợi vẫn còn đang<br />
được tranh luận và phụ thuộc các chỉ số được sử dụng để đo lường phúc lợi. Ở Việt Nam, nhưng chưa có<br />
nghiên cứu nào xem xét tác động của TDVM lên các khía cạnh khác nhau của phúc lợi.<br />
Câu hỏi nghiên cứu 3: TDVM có giúp cải thiện phúc lợi cho các nông hộ hay không?<br />
<br />
1.2.4. Tín dụng vi mô và Cú sốc sức khỏe<br />
Ở Việt Nam, vấn đề sức khoẻ có thể tác động tiêu cực tới hộ gia đình (Wagstaff, 2007, Mitra &<br />
cộng sự, 2015, Okonogi & cộng sự, 2015). Do tác động bất lợi này nên các hộ gia đình sẽ thường giảm bớt<br />
gánh nặng bằng việc sử dụng một biện pháp ứng phó. Tài chính vi mô được xem là một biện pháp chính<br />
thức giúp các hộ gia đình giảm nhẹ tác động bất lợi của các cú sốc sức khoẻ (Gertler & cộng sự, 2009; Islam<br />
& Maitra, 2012; Okonogi & cộng sự, 2015; Mitra & cộng sự, 2015). Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào ở<br />
Việt Nam lượng hóa vai trò của TDVM trong việc giảm thiểu các tác động của các cú sốc sức khoẻ. Hơn<br />
nữa, chưa có nghiên cứu nào phân tích tác động của cú sốc sức khoẻ đối với việc huy động lao động trong<br />
nhà và vai trò giảm nhẹ của TDVM trong trường hợp này.<br />
Câu hỏi nghiên cứu 4: TDVM có giúp giảm thiểu các tác động bất lợi của các cú sốc sức khỏe hay<br />
không?<br />
<br />
1.3. Mục tiêu nghiên cứu<br />
Theo khung phân tích trong Mục 2.5, các mục tiêu cụ thể bao gồm:<br />
(1) Xem xét các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận TDVM của nông hộ. Ở mục tiêu này, mẫu<br />
nghiên cứu được chia thành nhóm hộ nghèo và không nghèo để phân tích sâu thêm.<br />
(2) Xem xét vai trò của TDVM trong việc thúc đẩy sự áp dụng giống lúa cải tiến của nông dân, bao<br />
gồm có áp dụng hay không và mức độ áp dụng. Ở mục tiêu này, mẫu nghiên cứu được chia thành nhóm hộ<br />
nghèo và không nghèo để phân tích sâu thêm.<br />
(3) Đánh giá tác động của TDVM lên mức sống của nông hộ, phản ánh qua các tiêu chí khác nhau.<br />
(4) Xem xét vai trò của TDVM trong việc giảm thiểu tác động của cú sốc sức khoẻ.<br />
<br />
1.4. Phạm vi nghiên cứu<br />
•<br />
<br />
Nghiên cứu tập trung vào các hộ ở vùng nông thôn Việt Nam.<br />
<br />
•<br />
<br />
TDVM trong nghiên cứu này được định nghia là khoản vay không thế chấp và có giá trị nhỏ (dưới 100<br />
triệu đồng) do các tổ chức chính thức cấp.<br />
<br />
3<br />
•<br />
<br />
Nghiên cứu này tập trung vào TDVM sử dụng để sản xuất hoặc kinh doanh.<br />
<br />
•<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, phúc lợi được đo lường bằng tổng giá trị sản xuất, doanh thu, thu nhập, tiêu<br />
dùng, tích lũy tài sản và lao động ngoài tuổi lao động.<br />
<br />
•<br />
<br />
Hai cú sốc sức khỏe được sử dụng để phân tích gồm ốm đau/ bệnh tật của bất kỳ thành viên nào và của<br />
các thành viên trong độ tuổi lao động.<br />
<br />
1.5. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Dữ liệu định lượng. Nghiên cứu sử dụng Dữ liệu Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam<br />
(VHLSS) và Dữ liệu Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) năm 2012 và<br />
2014. VARHS được sử dụng để phân tích 3 mục tiêu nghiên cứu đầu tiên và VHLSS sử dụng để phân tích<br />
mục tiêu 4.<br />
Dữ liệu định tính. Được thu thập từ các cuộc khảo sát chuyên sâu và phỏng vấn nhóm ở vùng nông<br />
thôn để bổ trợ cho các kết quả định lượng và hàm ý chính sách.<br />
1.6. Phương pháp nghiên cứu<br />
1.6.1. Phương pháp định lượng<br />
Nghiên cứu này sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết từng mục tiêu nghiên cứu cụ<br />
thể, bao gồm (1) Mô hình Probit để phân tích mục tiêu 1; (2) Mô hình Double-Hurdle (DH), Tobit và<br />
Heckman và IV 2SLS để phân tích mục tiêu 2; (3) Mục tiêu 3 sử dụng phương pháp Khác biệt trong khác<br />
biệt (DID) và DID kết hợp So sánh điểm xu hướng (PSM-DID); và (4) Mục tiêu 4 sử dụng Hồi quy với tác<br />
động cố định theo làng xã (VFE) và IV 2SLS.<br />
1.6.2. Phương pháp định tính<br />
Nghiên cứu này sử dụng phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm để có được những hiểu biết sâu hơn về<br />
vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được tiến hành đối với các đối tượng có liên quan đến chương trình<br />
TDVM để bổ trợ cho các kết quả định lượng và hàm ý chính sách.<br />
1.7. Đóng góp của nghiên cứu<br />
1.7.1. Đóng góp về học thuật<br />
Luận án góp phần: (1) bổ sung khung phân tích về cơ chế ảnh hưởng của tín dụng vi mô lên các<br />
quyết định của nông hộ trong việc việc áp dụng giống lúa cải tiến hoặc lên các lựa chọn đầu tư khác, sau đó<br />
là tác động đến phúc lợi của hộ, và cuối cùng là lên việc giảm thiểu tác động bất lợi của những cú sốc sức<br />
khỏe; (2) bổ sung và kiểm định các mô hình thực nghiệm về các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận tín<br />
dụng vi mô; (3) đóng góp vào lý thuyết liên quan đến tác động của tín dụng vi mô lên quyết định của nông<br />
dân trong việc có áp dụng giống lúa cải tiến, và vai trò của tín dụng vi mô trong việc giảm thiểu ảnh hưởng<br />
của các cú sốc sức khỏe; (4) sử dụng các phương pháp kinh tế lượng khác nhau để có được kết quả tốt nhất<br />
và chia mẫu nghiên cứu ra thành các nhóm khác nhau có được hiểu biết sâu thêm; và (5) đóng góp vào khía<br />
cạnh học thuật liên quan đến các phương pháp phân tích chính sách.<br />
<br />