intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " Khai thác bảo đảm tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

75
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê có khoảng 100 loài tre nứa phân bố khắp cả nước. Tre lồ ô là loài phong phú nhất trong rừng tre nứa tự nhiên ở miền Nam Việt Nam. Loài này mọc thuần loại và còn khoảng 200.000 ha tập trung chủ yếu ở miền Nam Tây Nguyên, Thuận Hải, Sông Bé, Đồng Nai. Lồ ô được sử dụng trong xây dựng, làm đồ gia dụng, mỹ nghệ và nguyên liệu giấy. Tuy vậy, việc khai thác bừa bãi và canh tác nương rẫy đã làm giảm diện tích và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Khai thác bảo đảm tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy "

  1. Khai thác bảo đảm tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy Hứa Vĩnh Tùng Trung tâm NC Lâm sinh Lâm Đ ồng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê có khoảng 100 loài tre nứa phân bố khắp cả nước. Tre lồ ô là loài phong phú nhất trong rừng tre nứa tự nhiên ở miền Nam Việt Nam. Loài này mọc thuần loại và còn khoảng 200.000 ha tập trung chủ yếu ở miền Nam Tây Nguyên, Thuận Hải, Sông Bé, Đồng Nai. Lồ ô được sử dụng trong xây dựng, làm đồ gia dụng, mỹ nghệ và nguyên liệu giấy. Tuy vậy, việc khai thác bừa bãi và canh tác nương rẫy đã làm giảm diện tích và khả năng sản xuất của rừng. Việc nghiên cứu các biện pháp lâm sinh thích hợp để khai thác rừng Lồ ô hướng tới cấu trúc rừng ổn định và có năng suất cao, cũng như nghiên cứu những tính chất lý hoá của nó phục vụ cho chương trình nguyên liệu giấy của vùng là điều cần thiết. I. Nghiên cứu khai thác đảm bảo tái sinh Quần thể Lồ ô được hình thành từ quá trình diễn thế thứ sinh bởi 2 nguyên nhân: Sau khi khai thác rừng gỗ và hiệu quả sau khai thác nương rẫy. Cách thức khai thác đơn giản nhất là khai thác trắng, nhưng điều này có tác hại là: - Lãng phí nguồn tài nguyên. - Làm giảm sự sinh trưởng của thân ngầm (không có cây mẹ cung cấp dinh dưỡng).
  2. - Xói mòn đất. - Cỏ dại xâm lấn nhanh chóng. - Nguồn tài nguyên không được sử dụng liên tục. Do đó các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cần phải được áp dụng đối với quần thể Lồ ô tự nhiên. Để thiết lập thí nghiệm ngoài thực địa, đề tài đã chọn khu rừng Lồ ô tự nhiên ở tiểu khu 200 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Lâm Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Vị trí các ô thí nghiệm để thu thập số liệu ở chân, sườn và đỉnh đồi. Lâm phần được chia làm 3 tổ tuổi: non, vừa và già. Qua số liệu hu thập trong 4 lô (trừ lô số II) thì lâm phần có quy luật phân bố số lượng theo tuổi là Cây vừa Cây non Cây già 15% 19% 66% Như vậy, do trong lâm phần cây non và cây già có số lượng lớn, còn cây vừa ít nhất về số lượng nên đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thì lâm phần mới ổn định. Bảng 1. Phân bố số cây theo tổ tuổi Tổ tuổi Tỷ lệ Lô I Lô II Lô III Lô IV Cây non 19% 1066 1067 1537 1000 Cây vừa 15% 735 1733 610 666
  3. Cây già 66% 3532 3667 3386 6267 5333 6467 5533 7933 + Về sinh trưởng: Lâm phần Lồ ô tự nhiên đang tiến hành nghiên cứu có đường kính phân bố từ 2 – 8cm, tập trung nhiều nhất trong khoảng 5 – 6cm; chiều cao phân bố từ 4 – 17m, tập trung chủ yếu 9 – 11m. Qua theo dõi cho thấy phân bố đường kính và chiều cao của rừng không đồng đều, có nhiều đỉnh do đó cần chặt điều chỉnh. + Về mật độ: Rừng Lồ ô có mật độ cao, từ 5000 – 8000 cây/ ha, chưa kể hỗn giao với những loài cây gỗ tạp khác. Cần điều chỉnh mật độ nhằm đảm bảo cho rừng Lồ ô sinh trưởng tốt, duy trì lượng tăng trưởng lâu dài về cá thể và lâm phần, đề tài đã bố trí các cường độ khác nhau như sau: Công thức1: khai thác 25% số cây trong lâm phần Công thức 2: Khai thác 50% số cây trong lâm phần Công thức 3: Khai thác 75% số cây trong lâm phần Công thức 4: Không khai thác (đối chứn g) Thí nghiệm được tiến hành vào tháng 11/ 1994 (đầu mùa khô) nhưng đến mùa mưa lượng măng đã khác biệt theo các cường độ khai thác. Lượng khai thác từ 50 - 70% số cây trong lâm phần thì lượng măng sinh sản đạt từ 1,07 đến 1,6 cây măng cho mỗi cây chừa lại. Trong khi đó lô thí nghiệm (đối chứng) không khai thác hoặc khai thác cường độ thấp thì lượng măng sinh ra chỉ đạt 0,15 đến 0,4 cho mỗi cây chừa lại. (bảng 2).
  4. Về mặt sinh trưởng đường kính và chiều cao thấy rằng các công thức có khai thác đều tốt hơn cây măng Lồ ô không khai thác, nhưng không sai khác nhiều giữa các lô có cường độ khai thác khác nhau. Bảng 2. ảnh hưởng của cường độ khai thác đến sản lượng măng mọc Công thức Cường độ N/ ha trước Số măng/ ha Tỷ lệ (%) N/ ha sau khai thác khai thác khai thác 1 25 5333 4000 1093 27,3 2 50 6467 3234 2177 67,3 3 75 7533 1884 2948 156,4 4 0 7955 7955 1072 13,4 Bảng 3. ảnhhưởng cường độ khai thác đến sinh trưởng của măng Công thức Cường độ khai thác Chiều cao măng (m) Đường kính ngang ngực (cm) 1 25 10,75 6,4 2 50 10,95 6,2 3 75 11,34 6,1
  5. 4 0 9,5 5,9 Bảng trên cho thấy, đối với Lồ ô, lượng khai thác lấy ra có thể từ 50 – 75% số cây trong lâm phần. Việc điều chỉnh mật độ đó trước hết cần loại khỏi lâm phần cây sâu bệnh, còi cọc, cây già rồi đến cây vừa. Chỉ khi khai thác tối đa vào nhóm cây vừa không quá 10% mới bảo đảm sinh trưởng cho lâm phần. Mùa khai thác ở phía Nam từ đầu mùa khô (tháng 11) đến cuối mùa khô (tháng 3): Thời gian này không những thuận lợi cho vận xuất, vận chuyển mà cũng là lúc cây măng đã định hình, do đó ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của rừng. II. Nghiên cứu tính chất cơ lý và thành phần hoá học của Lồ ô Việc nghiên cứu công nghệ sản xuất giấy có độ bền cao: Việc sản xuất giấy từ Lồ ô đã được tiến hành từ lâu, nhưng việc tạo ra giấy có độ bền cao để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu Lồ ô thì chưa được đề cập đến. Đề tài đã đi sâu nghiên cứu tính chất vật lý, thành phần hoá học nguyên liệu cũng như công nghệ chế biến trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm ở qui mô sản xuất, tính toán giá thành. + Tính chất vật lý: - Tỷ trọng trung bình 0,68g/ cm3 là tỷ trọng lớn hơn những loại giấy như bồ đề, bạch đàn, keo. - Sợi Lồ ô dài, hai đầu nhọn, nếu phối chế tốt có thể sản xuất giấy có độ bền cao. - Mấu mắt chiếm 15 – 20%, chiều dài sợi 1,9mm. + Thành phần hoá học: Hàm lượng cellulose của Lồ ô khá cao (trên 50%), nhưng chất hoà tan trong NaOH 1% lớn hơn 19,2%, hàm lượng lignin cũng lớn hơn 22,37%.
  6. + Về công nghệ chế biến: 3 Phương án nấu bột đã được tiến hành trong phòng thí nghiệm: - Nấu với tỷ lệ hoá chất khác nhau - Nấu với tỷ lệ cái và nước khác nhau; - Nấu với thời gian thẩm thấu khác nhau. Từ 3 phương án nấu thí nghiệm trên, đề tài đưa ra phương án nấu bột có hiệu suất cellulose cao và có độ cứng vừa phải, đó là: - Mức tiêu hao kiềm: 19 – 22% NaOH; - Nhiệt độ thẩm thấu: 1450C; - Thời gian thẩm thấu: 60 phút; - Nhiệt độ nấu tối đa: 1650C - Thời gian nấu tối đa: 160 – 200 phút. Về công nghệ tẩy: Tiến hành thí nghiệm 2 phương pháp tẩy một giai đoạn và tẩy hai giai đoạn bằng hypoclorit canxi, cho thấy tẩy hai giai đoạn là thích hợp. Kết quả như sau: Các chỉ số Tẩy ở phòng thí Tẩy trắng ở nhà máy Tẩy trắng ở nhà máy nghiệm Việt Nam Liên Xô cũ Chiều dài dút 6380 – 6666 3136 5250 – 6000
  7. (m) 150,7 – 176,5 - 150 – 230 Độ gấp 71 - 78 75 35 Độ trắng Với điều kiện: - Tỷ lệ hoá chất: 7/ 3 - Thời gian tẩy: 130 phút; - PH trong quá trình tẩy: 9 – 11 - Xủ lý Na2SO4 để tránh phục hồi màu. Nghiền bột theo phương pháp những thớ dài ở nồng độ bột cao để tránh cắt sợi ngắn. Nên xeo ở nồng độ loãng và áp dụng chế độ sấy êm dịu tránh đột ngột sẽ phá vỡ kết cấu tờ giấy. Tiến hành sản xuất thử tại Nhà máy Giấy Viễn Đông với 2 loại giấy viết và giấy mỏng và tính toán theo định mức thực tế tiêu hao thấy: - Giá thành nội bộ: Giấy viết là 9.001.410 đ/ tấn Giấy mỏng là 10.556.486 đ/ tấn - Giá thành sản phẩm: Giấy viết 7.800.000 đ/ tấn Giấy mỏng: 11.500.000đ/ tấn
  8. Như vậy: Nếu sản xuất giấy viết từ Lồ ô sẽ bị lỗ 1.201.410đ/ tấn, nh ưng nếu sản xuất giấy mỏng có thể lãi 933.514đ/ tấn. III. Kết luận Để việc sản xuất giấy từ Lồ ô có hiệu quả cần gắn kết từ phương pháp khai thác nguyên liệu hợp lý đến việc chọn quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm có giá trị cao, việc làm này không những mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Summary: Research has been conducted in natural bambusa procera forest, forest subdivision 200, managed by North Lam Ha (Lam Dong prov.) Protection Forest Management Board on suitable silvicultural measures for exploitation of bambusa procera forest in the direction of stable Forest structure and high productivity. The author points out that 50 - 75% of the culms in the forest stand can be harvested. However the medium - sized culms harvested must not exceed 10% their total number. Besides there also mentioned in this paper the research in laboratory the physical and mechanical properties of the raw material as well as processing technology, pilot production and production cost calculation. Tài liệu tham khảo Viện KHLN Việt Nam, 1996. Khôi phục rừng và phát triển lâm nghiệp, tr 1. 136 – 137. 2. A.N Rao, X.P Zhang, S.L Zhu, 1991. Selected papers on recent bamboo research in China. 3. Fu Maoyi, Xiao Jianghua, 1993. Cultivation and Utilization on Bamboos. The Chinese Academy of forestry.
  9. 4. Internation tropical timber organization, 1992. Bomboo and its use. The Chinese Academy of forestry.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1