Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLINE GA4/7 TỚI SỰ RA HOA CỦA VƯỜN GIỐNG THÔNG NHỰA "
lượt xem 11
download
Nghiên cứu kích thích ra hoa sớm và với số lượng lớn là một hướng nghiên cứu quan trọng trong cải thiện giống cây rừng nhằm rút ngắn chu kỳ chọn giống và tăng sản lượng hạt giống, đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Trong nhóm các hóa chất sử dụng kích thích ra hoa thì nhóm Gibberrelin đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là áp dụng cho các loài thông. Thông không chỉ là những loài cây lâu ra hoa mà thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hái hạt kéo dài...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLINE GA4/7 TỚI SỰ RA HOA CỦA VƯỜN GIỐNG THÔNG NHỰA "
- Nghiên cứu khoa học NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLINE GA4/7 TỚI SỰ RA HOA CỦA VƯỜN GIỐNG THÔNG NHỰA
- NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT KÍCH THÍCH GIBBERELLINE GA4/7 TỚI SỰ RA HOA CỦA VƯỜN GIỐNG THÔNG NHỰA Nguyễn Tuấn Hưng Nguyễn Đức Kiên, Hà Huy Thịnh Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu kích thích ra hoa sớm và với số lượng lớn là một hướng nghiên cứu quan trọng trong cải thiện giố ng cây rừng nhằm rút ngắn chu kỳ chọn giố ng và tăng sản lượng hạt giống, đáp ứng nhu cầu trồng rừng. Trong nhóm các hóa chất sử dụng kích thích ra hoa thì nhóm Gibberrelin đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là áp dụng cho các loài thông. Thông không chỉ là những loài cây lâu ra hoa mà thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hái hạt kéo dài gần 2 năm, chưa kể đến chu kỳ sai quả của chúng. Mục tiêu của thí nghiệm này là tìm ra thời điểm tối ưu và nồng độ Gibberelline GA4/7 thích hợp nhất đối với loài Thông nhựa (Pinus merkusii). Kết quả cho thấy việc dùng chất kích thích Gibberelline GA4/7 đúng thời điểm và đúng liều lượng đã làm tăng số lượng nón đực và nón cái một cách đáng kể so với công thức đố i chứng không tác động. Mỗ i dòng cây ghép khác nhau lại có phản ứng với liều lượng Gibberelline GA4/7 là khác nhau. Tuy nhiên, liều lượng phù hợp nhất cho hầu hết các dòng cây Thông nhựa ghép ở giai đoạn 11 tuổi là 150mg/cây và thời gian tối ưu nhất để kích thích là vào tháng 10 hàng năm. Từ khoá: Thông nhựa, Gibberelline GA4/7 MỞ ĐẦU Nghiên cứu tìm hiểu sinh học ra hoa của các loài cây trồng rừng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp xúc tiến ra hoa có căn cứ khoa học, nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khác với cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp có thời gian từ khi trồng đến khi ra hoa rất dài. Đặc điểm chung của cây rừng là vừa sinh trưởng vừa phát triển. Đặc biệt, các loài thông thuộc chi Pinus, ngành Hạt trần có thời gian từ khi ra hoa kết quả cho đến khi quả chín chúng phải mất gần 2 năm. Thông nhựa (Pinus merkusii), Thông caribê (Pinus caribaea), Thông ba lá (Pinus kesiya) và Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana)...), thậm chí có loài kéo dài trên 3 năm như loài Pinus sylvestris (Almqvist, 2001). Do vậy, việc nghiên cứu kích thích ra hoa cho các loài thông là rất cần thiết và có ý nghĩa. Nó làm tăng nhanh sản lượng giố ng đã cải thiện, điển hình là các vườn giố ng và rừng giố ng như làm tăng sản lượng hoa, điều chỉnh thời gian ra hoa sao cho giữa các cây mẹ hoặc dòng cây mẹ nhanh ra hoa và thời gian ra hoa trùng nhau dẫn đến t ỷ lệ thụ phấn chéo và khả năng kết hạt (hữu thụ) tăng, từ đó làm tăng sản lượng cũng như chất lượng hạt giống. Đặc biệt, loài Thông nhựa là một trong những loài cây đặc hữu ở vùng Đông Nam Á, đang được nhiều nước ở vùng nhiệt đới quan tâm nghiên cứu phát triển vì nó có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta, Thông nhựa (Pinus merkusii) là một trong những loài cây trồng rừng chính trên vùng đất trống đồi núi trọc từ các vùng Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho tới Lâm Đồng. Sản phẩm chủ yếu của Thông nhựa là nhựa thông. Trong nhựa thông có 2 thành phần chủ yếu là Colophan và Terpentin. Đây là những mặt hàng có giá trị xuất khẩu rất cao. 1
- Thực tế cho thấy hàng chục năm gần đây, nhiều nước trên thế giới đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng chất điều tiết sinh trưởng thực vật để tác động vào quá trình hình thành hoa và đã thu được kết quả to lớn trong việc nâng cao sản lượng hạt giống, rút gắn thời kỳ non trẻ, khiến cây đạt độ trưởng thành sớm hơn, khắc phục được hiện tượng năm được mùa, năm mất mùa hạt giống. Mục tiêu nghiên cứu là xác định được thời vụ và nồng độ Gibberellin GA4/7 tối ưu để nâng cao sản lượng hoa (nón cái và nón đực) cho loài Thông nhựa. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm được thực hiện trên vườn giố ng vô tính Thông nhựa xây dựng năm 1995 tại Cẩm Quỳ - Ba Vì - Hà Tây, bao gồm 56 dòng Thông nhựa có sản lượng nhựa cao chọn lọc từ các rừng trồng, thuộc 4 xuất xứ là Đại Lải, Quảng Ninh, Hà Trung và Nghệ An. Vườn giố ng được thiết kế theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 1 cây/ô với khoảng cách trồng 5m x 5m với 10 lần lặp. Thiết kế thí nghiệm Thí nghiệm 1: Xác định thời điểm tác động Gibberelline GA4/7 tối ưu Thí nghiệm được thực hiện theo phương pháp do Almqvist đề xuất, phương pháp này đã được áp dụng thành công đố i với loài Thông Châu Âu (Pinus sylvestris). - Hóa chất được dùng là Gibberelline GA4/7 với liều lượng là 40mg/cây và áp dụng đồng đều cho các cây ghép. - Thời gian tiến hành: trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12) - Số lượng cây ghép tham gia thí nghiệm: gồ m 10 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đố i đồng đều và có mặt ở tất cả các lặp. Tổng số cây ghép trong thí nghiệm là: 10 dòng x 1cây/tháng x 9 tháng = 90 cây ghép. - Thiết kế thí nghiệm: theo khố i ngẫu nhiên đầy đủ với 9 công thức thí nghiệm theo thờ i gian (tháng) và 10 lần lặp lại. Việc chọn các dòng cây ghép ở các lặp khác nhau cho mỗ i lần tác động được lựa chọn ngẫu nhiên. - Phương thức tác động: chất Gibberelline GA4/7 sau khi hòa tan trong dung dịch cồn tuyệt đối được bơm trực tiếp vào thân cây bằng pipet thông qua một lỗ khoan có đường kích 5mm nghiêng 450 theo chiều từ trên xuống, ở độ cao 30cm so với mặt đất vào các ngày 1 và 15 hàng tháng với liều lượng mỗ i lần là 20mg/cây/lần. Dùng ống pipet (1,5ml) và xi lanh NKHIRYO Model 8100 để bơm chất kích thích vào thân cây, sau khi bơm thuốc bịt lỗ khoan bằng băng keo dính để ngăn nước mưa, côn trùng và nấm bệnh phá hại thân cây. Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng Gibberelline GA4/7 thích hợp - Hóa chất được dùng là Gibberelline GA4/7 với 5 công thức về liều lượng khác nhau: + Công thức 1: đối chứng không tác động + Công thức 2: liều lượng Gibberelline GA4/7 là 50mg + Công thức 3: liều lượng Gibberelline GA4/7 là 100mg + Công thức 4: liều lượng Gibberelline GA4/7 là 150mg + Công thức 5: liều lượng Gibberelline GA4/7 là 200mg - Thiết kế thí nghiệm theo khố i ngẫu nhiên đầy đủ với 2 nhân tố tác động là liều lượng và dòng cây ghép, với 10 lần lặp lại. 2
- - Số lượng dòng cây ghép tham gia thí nghiệm: gồm 13 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đối đồng đều và có mặt ở các lặp của vườn giống. - Phương thức tác động: được tiến hành giố ng như ở thí nghiệm 1, các công thức liều lượng được chia thành 3 lần tác động là cuố i tháng 9, giữa tháng 10 và đầu tháng 11. Việc lựa chọn các cây Thông nhựa ghép ở các lặp khác nhau cho từng công thức thí nghiệ m được xác định bằng cách bốc thăm ngẫu nhiên. Thu thập và xử lý số liệu - Đếm số lượng hoa (nón cái và nón đực) được xác định bằng cách đếm số lượng nón cái và nón đực vào thời gian hoa nở rộ nhất theo từng cây ghép (mỗ i cụm nón đực được coi là 1 đơn vị đếm, nón cái đếm chính xác tới từng nón riêng lẻ). - Xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS 11.5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Thí nghiệm xác định thời gian kích thích Gibberelline GA4/7 Các nghiên cứu sử dụng Gibberelline để kích thích ra hoa cho một số loài cây lá kim thuộc họ thông bắt đầu được tiến hành từ giữa những năm 1970 và hóa chất được sử dụng là các loại Gibberelline ít phân cực như GA4 và GA7, GA5 và GA9, trong đó GA4/7 là hóa chất có hiệu quả nhất và có tác dụng làm tăng sản lượng nón cái của loài thông Pinus strobus (Owens & Blake, 1985). Song trong một số trường hợp việc sử dụng GA4/7 đã không mang lại hiệu quả mong muốn vì việc tác động GA4/7 không được tiến hành vào đúng thời điểm. Thời điểm thích hợp cho việc cho việc tác động Gibberelline GA4/7 phụ thuộc vào loài và điều kiện hoàn cảnh. Thông thường, thời điểm áp dụng thích hợp nhất là vào giai đoạn đầu của sự phân hóa tế bào sinh trưởng. Do vậy, việc t ìm ra được thời gian bơm chất kích thích phù hợp là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sản lượng nón đực và nón cái. Trong thí nghiệm xác định thời điểm tác động chất kích thích tối ưu cho loài Thông nhựa, liều lượng Gibberelline GA4/7 được lựa chọn dựa trên các kết quả nghiên cứu của Curt Almqvist, (2001) tiến hành cho loài T hông Châu Âu có kích thước tương tự như các dòng cây ghép trong vườn giố ng Thông nhựa. Thí nghiệm được tiến hành cho 10 dòng Thông nhựa có sinh trưởng tương đồng và có mặt ở tất cả các lặp của vườn giống với nồng độ Gibberelline GA4/7 được sử dụng đồng đều là 40mg/cây và được tiến hành liên tục trong 9 tháng (từ tháng 4 đến tháng 12). Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù sinh trưởng của các dòng Thông nhựa ghép tham gia thí nghiệm kích thích theo mùa là hoàn toàn đồng nhất, nó được thể hiện ở bảng 1 với trị giá xác suất của F = 0,688 > 0,05, song lại có sự chênh lệch khá lớn về sản lượng nón đực và nón cái theo thời gian kích thích. Bảng 1. Ảnh hưởng của Gibberelline GA4/7 đến khả năng ra hoa theo thời gian kích thích của Thông nhựa Thời Số cây Số lượng nón cái Số lượng nón đực Chiều cao cây gian kích thích (cụm) (nón) Hvn (m) (tháng) Tb Std Tb Std Tb Std 10 81,6 23,57 91,2 13,17 3,8 0,38 Đ/C 3
- 9 102,2 24,90 97,1 18,91 4,0 0,47 4 10 76,9 18,17 111,7 21,28 3,8 0,40 5 9 89,3 22,04 93,5 16,83 3,8 0,32 6 9 84,0 30,26 69,2 13,78 3,8 0,48 7 10 78,8 22,33 89,3 20,25 4,1 0,36 8 10 98,6 19,97 105,8 20,37 3,8 0,34 9 10 112,4 28,43 112,8 17,18 3,9 0,30 10 9 93,1 30,69 77,5 16,72 3,8 0,48 11 10 81,8 22,33 79,3 20,25 4,1 0,36 12 Sig, F 0,003 < 0,001 0,688 Kết quả bảng 1 cho thấy ảnh hưởng của thời điểm tác động Gibberelline GA4/7 đến khả năng ra hoa theo thời gian kích thích của Thông nhựa là rất rõ. Nó được thể hiện ở các trị giá xác suất F của cả nón đực và nón cái lần lượt là < 0,001 và 0,003 < 0,01 với mức ý nghĩa 99,99%. Nếu như bơm thuốc kích thích Gibberelline GA4/7 ở các thời gian khác nhau thì có kết quả kích thích ra hoa khác nhau, thậm chí còn gây ức chế làm giảm cả số lượng nón đực và nón cái như vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, nếu như mục đích nghiên cứu chỉ là tăng số lượng nón đực hay nón cái một cách riêng biệt thì chúng ta lại có thể lựa chọn các thời gian kích thích khác nhau. Dựa vào tiêu chuẩn phân hạng của Ducan, ta có thể chọn được thời gian kích thích cụ thể cho từng loại nón: - Đối với nón cái: ngoài thời gian bơm GA4/7 vào tháng 10, bơm vào tháng 4, tháng 6, tháng 9 và tháng 11 sẽ làm tăng sản lượng nón cái; bơm vào tháng 5 và tháng 8 gây ức chế. - Đối với nón đực: Bơm chất kích thích Gibberelline GA4/7 vào tháng 10, tháng 5, tháng 9 và tháng 4 sẽ nâng cao được sản lượng nón đực. Nếu bơm vào tháng 7, tháng 11 và tháng 12 lại gây ức chế làm giảm số lượng. Từ đó cho thấy thời gian bơm chất kích thích vào cây khác nhau cho kết quả ra hoa kết quả của loài Thông nhựa là khác nhau. Nếu bơm chất kích thích vào thời gian cây mẹ có đủ hoóc môn nộ i sinh hoặc vào thời gian cây mẹ chưa cần đến thì cũng không có tác dụng kích thích ra hoa, thậm chí còn gây ức chế làm giảm sản lượng nón cái và nón đực. Trong 9 tháng thí nghiệm thì bơm chất kích thích GA4/7 vào tháng 10 tạo ra số lượng nón cái và nón đực nhiều nhất, lên tới 112,4 nón cái/cây, và 112,8 cụm nón đực/cây, lần lượt tăng 27,2% và 19,1% so với công thức đố i chứng, vượt trội hơn hẳn các tháng còn lại. Do vậy, đây là thời gian bơm chất kích thích phù hợp nhất, nó làm cho cả nón cái và nón đực đều tăng cực đại. Kết quả này tương tự với Chalupka (1984) khi ông nghiên cứu kích thích cho loài thông Pinus sylvestris. Nếu bơm chất kích thích GA4/7 vào thời gian cây mẹ đang phát triển cành ngọn non thì sẽ làm cho nón đực tăng, nếu bơm vào thời gian muộn hơn lại làm tăng số lượng của nón cái; hoặc nghiên cứu của Ho & Eng, (1995) về chất kích thích GA4/7 cho loài thông Pinus strobus 4
- cho thấy thời gian bơm từ tháng 5 đến tháng 6 cho kết quả số lượng nón đực tăng, nhưng bơ m thuốc kích thích từ tháng 8 đến tháng 9 thì không có sự ảnh hưởng của thuốc. Nghiên cứu của (Luukkanen & Johnsson, 1980) cho lo ài Thông Châu Âu ở Phần Lan vào thời gian từ cuối tháng 5 cho đến cuố i tháng 6, bơm từ 3-6 lần trên mỗ i cây ghép cho thấy cả số lượng nón đực và nón cái đều tăng. Ảnh hưởng của liều lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón đực và nón cái Nghiên cứu xác định liều lượng Gibberelline GA4/7 thích hợp được tiến hành trên 13 dòng cây ghép có sinh trưởng tương đối đồng đều và có mặt ở tất cả các lặp của vườn giống cụ thể là các dòng số 1, 2, 3, 5, 6, 14, 15, 17, 21, 22, 29, 31 v à dòng 53. Thí nghiệm này bao gồm công thức đối chứng không tác động và 4 công thức thí nghiệm về liều lượng Gibberelline GA4/7 là 50, 100, 150 và 200mg được chia thành 3 lần tác động là cuố i tháng 9, giữa tháng 10 và đầu tháng 11. Việc thu thập số liệu về sản lượng hoa cho từng dòng và công thức thí nghiệm được thực hiện vào tháng 2 năm 2007. Kết quả xử lý số liệu bằng phân tích phương sai với hai nhân tố tác động với mô hình hai nhân tố (Xij = µ + αi + βij + εij) được tổng hợp trong bảng 2 cho thấy mặc dù sinh trưởng về đường kính, chiều cao và đường kính tán của các dòng cây ghép ở các công thức liều lượng về cơ bản là giống nhau (các trị số Ftính về các chỉ t iêu này biến động trong khoảng từ 0,21 đến 0,66 đều lớ n hơn 0,05). Song sai khác về sản lượng hoa, cả nón đực và nón cái giữa các công thức liều lượng cũng như giữa các dòng cây ghép lại rất rõ rệt. Bảng 2. Sản lượng hoa của các dòng cây ghép Thông nhựa 11 tuổi được xử lý Gibberelline GA4/7 với các liều lượng khác nhau Công Số Số lượng nón cái Số lượng nón Hvn (m) D1,3 (cm) Dt (m) thức c ây (nón/cây) đực (cụm/cây) (mg) TB Std TB Std TB Std TB Std TB Std ĐC 21 272,3 36,0 837,8 62,2 7,9 0,17 16,5 0,59 6,33 0,18 50 26 298,2 33,7 853,0 58,2 7,8 0,16 17,5 0,56 6,50 0,17 100 25 302,8 33,7 889,5 58,2 8,0 0,16 17,2 0,56 6,22 0,17 150 26 32,4 56,1 7,8 0,15 16,6 0,53 6,07 0,16 444,4 1052,2 200 20 285,7 38,8 785,5 67,0 7,6 0,18 15,1 0,64 6,08 0,20 Sig, F 0,005 0,046 0,66 0,21 0,48 Điều này chứng tỏ chất kích thích Gibberelline GA4/7 có tác dụng nâng cao sản lượng nón cái và nón đực, song chỉ ở một dải liều lượng nhất định. Nếu vượt quá liều lượng cho phép, chất Gibberelline lại gần như không có tác dụng, thậm chí còn làm giảm sản lượng hoa của Thông nhựa như ở công thức 200mg. Dựa vào khoảng sai dị nhỏ nhất LSD để đánh giá mức độ sai khác về sản lượng hoa giữa các công thức thí nghiệm cho thấy: Về số lượng nón cái, công thức 150mg là hoàn toàn sai khác với từng công thức còn lại vì giữa chúng có xác suất của F lần lượt theo các cặp công thức là: công thức đối chứng (xác suất 5
- của F = 0,00), công thức 50mg (xác suất của F = 0,003), công thức 100mg (xác suất của F = 0,005) và công thức 200mg (xác suất của F = 0,002), tất cả đều nhỏ hơn rất nhiều so với 0,01 ở mức ý nghĩa 99,9%. Về số lượng nón đực, công thức 150mg cũng có khác biệt rất lớn so với các công thức còn lại, có trị giá xác suất của F lần lượt như sau: công thức đố i chứng (xác suất của F = 0,003), công thức 50mg (xác suất của F = 0,011), công thức 100mg (xác suất của F = 0,049) và công thức 200mg (xác suất của F = 0,002), tất cả đều nhỏ hơn 0,01 và 0,05 với độ tin cậy 95% ở cặp công thức 150mg và công thức 100mg, còn lại tất cả đều bằng hoặc nhỏ hơn 0,01 với độ tin cậy là 99,99%. Như vậy, đối với các dòng cây ghép Thông nhựa 11 tuổi tại vườn giố ng, Gibberelline GA4/7 liều lượng 150mg là công thức có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao sản lượng nón cái và nón đực. Ảnh hưởng của Gibberelline GA4/7 đến sản lượng hoa của các dòng cây ghép Kết quả theo dõi sản lượng hoa của các dòng cây ghép cho thấy số lượng nón đực và nón cái không những có sự biến động lớn giữa các công thức liều lượng mà ngay cả trong cùng một công thức cũng có biến động lớn. Các trị số trung bình về số lượng nón cái và nón đực của từng dòng cây ghép ở các công thức liều lượng khác nhau được thể hiện ở biểu đồ 1 cho nón cái và biểu đồ 2 cho nón đực. Về sản lượng nón cái Về cơ bản, việc tác động Gibberelline GA4/7 đã làm tăng sản lượng nón cái của các dòng cây ghép so với công thức đố i chứng; song một số trường hợp việc tác động Gibberelline GA4/7 không những không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn gây tác dụng ức chế. Ví dụ như đố i với dòng số 1 và dòng số 21. Một trong những nguyên nhân có thể dùng để giải thích cho hiện tượng này là do các dòng này đã đủ các hoóc môn nộ i sinh trong cây, việc tác động thêm một lượng Gibberelline GA4/7 sẽ gây ức chế. 6
- 700 646.5 640.5 616 597.5 600 550 521 517 473 477.5 485 490.5 500 Sè lîng nãn c¸i (nãn) 400 278 300 185 200 100 0 Dßng 1 Dßng 2 Dßng 3 Dßng 5 Dßng 6 Dßng 14 Dßng 15 Dßng 17 Dßng 21 Dßng 22 Dßng 29 Dßng 31 Dßng 53 §èi chøng 50 mg 100 mg 150 mg 200 mg Biểu đồ 1. Ảnh hưởng của lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón cái Cũng từ kết quả ở biểu đồ 1 cho thấy công thức có lượng chất Gibberellin 150mg/cây là có hiệu quả nhất. Nó làm tăng sản lượng nón cái của 9/13 dòng cây mẹ trong thí nghiệm, đặc biệt là các dòng số 2 đạt 597,5 nón/cây, dòng số 17 (616 nón/cây), dòng số 29 (646,5 nón/cây) và dòng 53 (640,5 nón/cây). Công thức 100mg/cây lại tỏ ra phù hợp với 2 dòng còn lại là dòng số 22 (521 nón/cây) và dòng số 15 (185 nón/cây). Trong khi chất Gibberelline GA4/7 có tác dụng tăng sản lượng nón cái của hầu hết các dòng cây mẹ, thì dòng số 1 và 21 là không chịu ảnh hưởng của chất kích thích, chứng tỏ 2 dòng này đã có đầy đủ lượng chất Gibberelline nộ i sinh trong cây. Về sản lượng nón đực Cũng tương tự như nón cái, việc tác động Gibberelline GA4/7 về cơ bản đã làm tăng sản lượng nón đực và phản ứng của các dòng với các liều lượng Gibberelline GA4/7 cũng rất khác nhau. Nhìn vào biểu đồ 3 biểu diễn ảnh hưởng của liề u lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón đực, công thức 150mg vẫn tỏ ra là tốt nhất cho hầu hết các dòng cây mẹ, mặc dù sự vượt trội của công thức 150mg so với các công thức còn lại không lớn và rõ như ảnh hưởng của công thức này đến số lượng nón cái ở trên. Nó chỉ chiếm 8/13 trong tổng số dòng Thông nhựa bơm kích thích. 7
- 2000 1770.5 1800 1600 1427 1403.5 1317.5 Sè lîng côm nãn ®ùc (côm) 1400 1233 1229 1220 1127.7 1179.5 1200 1070.5 927 1000 909.5 800 603 600 400 200 0 Dßng 1 Dßng 2 Dßng 3 Dßng 5 Dßng 6 Dßng 14 Dßng 15 Dßng 17 Dßng 21 Dßng 22 Dßng 29 Dßng 31 Dßng 53 §èi chøng 50 mg 100 mg 150 mg 200 mg Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của lượng Gibberelline GA4/7 đến số lượng nón đực Kết quả nghiên cứu này lại một lần nữa cho thấy các dòng khác nhau thì cần lượng Gibberelline khác nhau. Mặc dù đa số các dòng đều thích hợp với công thức 150mg để tăng lượng nón đực, song công thức 100mg tỏ ra tác dụng kích thích tốt cho dòng 6, dòng 21 và dòng 22. Trong khi dòng số 1 và dòng 17 khi bơm chất kích thích, không những không có tác dụng làm tăng sản lượng hoa mà còn làm giảm hơn so với công thức đối chứng. Đặc biệt, dòng số 1 hoàn toàn không chịu tác động của chất Gibberelline cho cả nón đực và nón cái. Đây có thể là do chất Gibberelline nộ i sinh trong cây mẹ ở các dòng này đã đầy đủ để kích thích ra hoa kết quả. Đến đây ta có thể kết luận rằng, sản lượng nón cái và nón đực không chỉ chịu ảnh hưởng ở các liều lượng thuốc khác nhau, mà còn chịu ảnh hưởng của các dòng cây ghép khác nhau, các dòng khác nhau có sự biến đổ i về số lượng nón cái và nón đực khác nhau. Điển hình là dòng số 15 nếu như không tác động chất kích thích, sản lượng cả nón cái và nón đực đều rất thấp, nhưng bơm chất kích thích ở mọ i liều lượng Gibberelline GA4/7 thì cũng không làm thay đổ i nhiều về số lượng hoa. Trong khi hầu hết các dòng Thông nhựa ghép đều được chất Gibberelline GA4/7 kích thích làm tăng sản lượng hoa, thì dòng số 1 lại không chịu ảnh hưởng của chất kích thích, khi bơm chất Gibberelline GA4/7 lại còn làm giảm sản lượng nón cái và nón đực, kết quả này tương tự với dòng số 17 về sản lượng nón đực. Điều này rõ ràng các dòng cây mẹ khác nhau có ảnh hưởng đến sản lượng nón cái và nón đực khác nhau. KẾT LUẬN 8
- Sử dụng Gibberelline GA4/7 vào thời điểm và liều lượng thích hợp sẽ góp phần làm tăng số lượng nón cái và nón đực của vườn giố ng Thông nhựa. Thời gian kích thích tối ưu đố i với Thông nhựa là vào tháng 10. Sử dụng Gibberelline GA4/7 vào thời điểm này sẽ làm tăng lượng nón cái lên 27,2% và lượng nón đực lên 19,2% so vớ i công thức đối chứng không tác động. Liều lượng Gibberelline GA4/7 thích hợp nhất đối với các cây ghép Thông nhựa 11 tuổi là 150mg/cây. Sử dụng liều lượng này sẽ làm tăng lượng nón cái lên 444,4 nón/cây và số lượng nón đực 1052,2 cụm/cây tăng lần lượt tăng 63,2% và 25,6% so với công thức đối chứng không kích thích. TÀI LIỆU THAM KHẢO Curt Almqvist, 2001. Improvement of flowering competence and capacity with reference to Swedish conifer breeding, pp 12-20. Chalupka W, 1984. Time of GA4/7 application may effect the sex of Scot pine flowers initiated, pp 173-174. Fogal W, 1996. Stem incorporation of Gebberellins to promote sexual development of white spruce, Norway spuce and jack pine. pp. 186-195. Ho, R. H. & Eng, K, 1995. Promotion of cone production on field-grown eastern white pine graft by Gibberellin GA 4/7 application. pp 11-16. Luukkanen, O and Johansson S, 1980. Effect of exogenous giberellins on flowering in Pinus sylvestris grafts. Physiol. Plant, pp 365-370. STUDY ON THE EFFECT OF GIBBERELLINE GA4/7 APPLICATION FOR FLOWER PRODUCTION IN PINUS MERKUSII SEED ORCHARDS Nguyen Tuan Hung Nguyen Duc Kien, Ha Huy Thinh Research Centre for Forest Tree Improvement Forest Science Institute of Vietnam SUMMARY Study on stimulation to produce early flowering in large amounts is an important method for forest tree improvement in order to shorten the breeding cycle and raise the productivity of seed to provide for plantation requirements. Gibberreline is a chemical which is applied in many countries, especially on Pinus. Pinus is a late flowering species and the period from flowering to seed collection lasts near ly two years. The research objective is to determine timing and a suitable Gibberelline GA 4/7 dose to stimulate Pinus merkusii. The results show that using Gibberelline GA4/7 at the right time and dosage raises the amount of male and female cones significantly in comparison with the control formula. Each grafting clone reacts differently to GA4/7, however, the most suitable dose for most Pinus merkusii grafting clones at 11 years is 150 mg/graft and the optimal time is in October. 9
- Keywords: Pinus merkusii, Gibberelline GA4/7 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu thực nghiệm về các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
60 p | 730 | 157
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng hợp lý phục vụ xây dựng công trình dân dụng tại các quận nội thành TP. Hải Phòng
90 p | 315 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu giải pháp cọc cát để gia cố tầng đất yếu khu vực
98 p | 265 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA NẤM LINH CHI (GANODERMA LUCIDUM) ĐỐI VỚI CẤU TRÚC MÔ TINH HOÀN CHUỘT NHẮT TRẮNG DÒNG SWISS KHI BN CHIẾU XẠ LIỀU CAO "
7 p | 309 | 53
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 368 | 51
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả
144 p | 197 | 43
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
54 p | 199 | 42
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tình hình nhiễm độc Cadimi do tiếp xúc nghề nghiệp để đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp
68 p | 211 | 41
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu mật độ và thành phần thức ăn của một số loài ếch nhái trên đồng ruộng Sầm Sơn - Thanh Hoá"
6 p | 200 | 28
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu khoa học phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản "
6 p | 136 | 28
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012
82 p | 239 | 26
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía Tây sông Hậu
164 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH THÀNH PHỐ HUẾ KHOÁ 1998 - 2003
13 p | 199 | 16
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH As(III) VÀ As(V) TRÊN ĐIỆN CỰC VÀNG TỰ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE "
2 p | 119 | 14
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY THÂN GỖ NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO "
3 p | 119 | 13
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU HỔN HỢP POLYMER TRÊN CƠ SỞ CAO SU LỎNG EPOXY (ELNR) "
3 p | 87 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn