intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012

Chia sẻ: Ro Ong Kloi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

242
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của đề tài nghiên cứu trình bày về cấp cứu sản khoa, đặc điểm của cấp cứu sản khoa, đặc điểm lâm sàng suy một số cơ quan trong sản khoa, các biến chứng trong sản khoa, các phương thức điều trị biến chứng sản khoa và kết quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012

1<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Mang thai và sinh con là thiên chức tự nhiên, là niềm vui và hạnh phúc<br /> của mỗi phụ nữ. Nhưng bên cạnh đó là nỗi lo tiềm ẩn về các biến chứng sản<br /> khoa có thể xảy ra. Biến chứng sản khoa là những biến chứng gặp trong các<br /> giai đoạn mang thai, chuyển dạ và trong thời kì hậu sản. Các biến chứng sản<br /> khoa thường gặp là chảy máu sau sinh, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thai nghén…<br /> Các biến chứng sản khoa không những gây nguy hiểm cho thai nhi mà<br /> còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.<br /> Trong biến chứng sản khoa, một chỉ số quan trọng phản ánh mức độ<br /> nghiêm trọng là tỉ lệ tử vong mẹ. Tỷ lệ tử vong mẹ trên thế giới năm 2000 là<br /> 400/100.000 trẻ sinh ra sống [31]. Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng<br /> 500.000 bà mẹ tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến thai sản, trong đó<br /> 99% xảy ra ở các nước đang phát triển [11]. Nguyên nhân hàng đầu của tử<br /> vong mẹ là hậu quả và biến chứng do thai nghén hoặc do sinh đẻ.<br /> Việt Nam là một nước đang phát triển có số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ<br /> cao. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 1995, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt<br /> Nam là 137/100.000 trẻ sinh ra sống [11], còn theo ước tính của Quỹ Nhi đồng<br /> Liên hiệp quốc (UNICEF) năm 2000, tỷ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam là<br /> 130/100.000 trẻ sinh ra sống [28]. Nguyên nhân chính gây ra tử vong mẹ ở<br /> Việt Nam là do các tai biến sản khoa.<br /> Tình hình mắc và tử vong do tai biến sản khoa ở nước ta trong những năm<br /> qua giảm không đáng kể. Do vậy, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh<br /> sản là một trong những mục tiêu được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm. Trong<br /> đó hệ thống y tế có vai trò quyết định trong việc quản lý, theo dõi, phòng bệnh<br /> cũng như chẩn đoán và điều trị các khi các tai biến sản khoa xảy ra.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai là nơi tiếp nhận rất nhiều các<br /> cấp cứu từ hầu như tất cả các chuyên khoa. Trong đó cấp cứu các tai biến sản<br /> khoa chiếm phần không nhỏ. Hầu hết các cấp cứu sản khoa tại đây đều rất nặng<br /> và đa dạng về mặt bệnh. Mặc dù có vai trò quan trọng trong mô hình bệnh tật<br /> của khoa hồi sức tích cực nhưng từ trước đến nay chưa có một nghiên cứu nào<br /> được thực hiện để đưa ra một cái nhìn đầy đủ về tình hình cấp cứu sản khoa<br /> thường gặp tại khoa này.<br /> Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu<br /> kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại bệnh viện Bạch<br /> Mai từ 1/2008 – 6/2012”<br /> Với mục tiêu:<br /> 1. Mô tả các hình thái biến chứng sản khoa thường gặp tại khoa hồi sức<br /> tích cực.<br /> 2. Nhận xét kết quả điều trị các biến chứng thường gặp trên .<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN<br /> 1.1. Tử vong mẹ và biến chứng sản khoa trên thế giới và tại Việt Nam<br /> 1.1.1. Tình hình tử vong mẹ và biến chứng sản khoa trên thế giới<br /> Hiện nay trên thế giới mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ tử vong có liên<br /> quan đến thai sản. Phần lớn do hậu quả hoặc những biến chứng liên quan đến<br /> thai nghén và nạo phá thai không an toàn [11], [29]. Không những thế, theo<br /> ước tính cứ một bà mẹ tử vong do thai sản thì có khoảng 30 bà mẹ khác bị đau<br /> yếu, mất sức lao động hoặc bị những tổn thương sinh lý do hậu quả của các<br /> biến chứng thai sản [29].<br /> Theo số liệu thống kê về số tử vong mẹ năm 2000 của tổ chức y tế thế<br /> giới, quĩ nhi đồng liên hợp quốc, quĩ dân số liên hợp quốc thì số tử vong bà mẹ<br /> trên toàn thế giới là 529.000 bà mẹ. Tuy nhiên số tử vong mẹ khác nhau giữa<br /> các châu lục và có tới 99% là những người đang sống ở các nước đang và kém<br /> phát triển, đặc biệt là ở châu Phi (251.000 bà mẹ), châu Á (253.000 bà mẹ). Ấn<br /> Độ là nước có số bà mẹ tử vong cao nhất (136.000 bà mẹ), tiếp theo đó là<br /> Nigeria (37.000 bà mẹ), Paskistan (26.000 bà mẹ), Cộng hòa Côngô và<br /> Ethiopia (24.000 bà mẹ), Cộng hòa Tanzania (21.000 bà mẹ), Afghanistan<br /> (20.000 bà mẹ), Bangladesh (16.000 bà mẹ), Angola (11.000 bà mẹ), Trung<br /> Quốc (11.000 bà mẹ), Kenya (11.000 bà mẹ), Indonesia (10.000 bà mẹ) và<br /> Uganda (10.000 bà mẹ). Tổng số bà mẹ tử vong ở 13 nước này đã chiếm tới<br /> 67% tổng số bà mẹ tử vong trên toàn thế giới năm 2000 [36].<br /> Tỷ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống (Maternal Mortality Rate)<br /> của thế giới là 400 và tỷ lệ này cũng có sự khác nhau giữa các quốc gia và các<br /> châu lục trên thế giới [28], đặc biệt là tỷ lệ này có sự khác biệt rất lớn giữa các<br /> <br /> 4<br /> <br /> nước phát triển và đang phát triển. Theo số liệu của UNICEF năm 2000, tỷ lệ<br /> tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống của các nước công nghiệp phát triển<br /> là 13, của các nước đang phát triển là 440 còn của các nước kém phát triển là<br /> 890 [28].<br /> Nguyên nhân tử vong mẹ có liên quan chặt chẽ với các BCSK và nguy cơ<br /> tử vong mẹ do BCSK có sự khác biệt rất lớn giữa các khu vực có điều kiện<br /> kinh tế – xã hội – y tế khác nhau.<br /> Tử vong mẹ phần lớn xảy ra trong tuần đầu sau khi sinh (60%), đặc biệt<br /> là 24 giờ đầu sau khi sinh [11]. Có 2 nhóm nguyên nhân chính dẫn đến tử vong<br /> mẹ là nguyên nhân sản khoa trực tiếp và các nguyên nhân gián tiếp khác trong<br /> đó nhóm nguyên nhân sản khoa trực tiếp chiếm tới 80% số ca tử vong mẹ trên<br /> thế giới [25], [34].<br /> Các nguyên nhân sản khoa trực tiếp gây tử vong mẹ là các BCSK (trong<br /> các giai đoạn mang thai, chuyển dạ đẻ và sau đẻ). Có năm nguyên nhân sản khoa<br /> hay gặp nhất gây tử vong mẹ là: băng huyết (thường trong giai đoạn sau đẻ),<br /> nhiễm khuẩn, sản giật, đẻ khó và tai biến do nạo phá thai [25], [29],[30], [34].<br /> Các nguyên nhân gián tiếp gây tử vong mẹ thường liên quan đến tình<br /> trạng bệnh tật trước khi mang thai hoặc các bệnh tật trong khi quá trình thai<br /> nghén, thường gặp nhất là sốt rét, thiếu máu, HIV/AIDS (virus suy giảm<br /> miễn dịch ở người / hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải), bệnh tim<br /> mạch… [30], [34].<br /> Điều đáng quan tâm là hầu hết các trường hợp tử vong mẹ do các nguyên<br /> nhân sản khoa cũng như các nguyên nhân gián tiếp khác, đặc biệt là các BCSK<br /> đều có thể phòng tránh được nếu như có biện pháp xử trí kịp thời khi có dấu<br /> hiệu sớm cũng như có sự chăm sóc đối với người phụ nữ trong suốt quá trình<br /> mang thai, đẻ con và thời kì hậu sản.<br /> <br /> 5<br /> <br /> BCSK vẫn luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu để<br /> giảm tỷ lệ tử vong mẹ. Theo tài liệu của WHO thì tỷ lệ BCSK có thể lên tới<br /> 15%, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [26]. Trong các BCSK thì chảy<br /> máu sau đẻ (băng huyết sau sinh) là hình thái BCSK thường gặp nhất. Tổ chức<br /> y tế thế giới ước tính hàng năm có khoảng 20 triệu trường hợp bệnh lý do băng<br /> huyết sau đẻ . Hội nghị sản phụ khoa quốc tế diễn ra ở Hà Nội tháng 5 năm<br /> 2007 cho biết, băng huyết sau sinh chiếm khoảng hơn 10% trong đó 1% trường<br /> hợp nguy kịch, và 25% trường hợp tử vong do băng huyết nặng gây ra. Tiền<br /> sản giật/sản giật cũng là một hình thái BCSK ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức<br /> khỏe bà mẹ và trẻ. Tiền sản giật là bệnh nhiễm độc thai ghén thường gặp,<br /> chiếm tỷ lệ 6% - 8% số phụ nữ mang thai và 85% trường hợp xảy ra trong thời<br /> kì mang thai đầu tiên. Nhiễm khuẩn hậu sản cũng là một trong những hình thái<br /> BCSK thường gặp, nhiễm khuẩn hậu sản có thể chiếm 3-4% trong số những<br /> phụ nữ có thai và đẻ . BCSK do nạo phá thai không an toàn cũng là một trong<br /> những vấn đề hàng đầu trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và là một trong<br /> những vấn đề được quan tâm trên toàn thế giới. Theo tài liệu của WHO thì mỗi<br /> năm trên thế giới có khoảng 19 triệu ca phá thai không an toàn và có khoảng<br /> 40% các ca nạo phá thai không an toàn trong lứa tuổi vị thành niên từ 15-24<br /> tuổi [35]. Mỗi năm có khoảng 68.000 phụ nữ tử vong do nạo phá thai không an<br /> toàn, chiếm khoảng 13% phụ nữ tử vong do các nguyên nhân [33], [35]. Theo<br /> thống kê năm 2004 của Hiệp hội Kế hoạch hóa gia đình khu vực Đông Á Châu<br /> Đại Dương cứ một phút trên thế giới có 10 phụ nữ tử vong do nạo phá thai<br /> không an toàn [7]. Hầu hết các trường hợp nạo phá thai không an toàn được<br /> thực hiện ở các nước đang phát triển, chiếm khoảng 95% tổng số trường hợp<br /> nạo phá thai không an toàn [33].<br /> Tử vong mẹ liên quan đến thai nghén và sinh đẻ không chỉ là một vấn đề<br /> sức khỏe mà còn là một vấn đề mất công bằng xã hội và là một trong những chỉ<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2