intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM "

Chia sẻ: Nguye Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

153
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người và đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường như điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM "

  1. NGHIÊN CỨU ĐỊNH GIÁ RỪNG Ở VIỆT NAM Vũ Tấn Phương Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam I. ĐẶT VẤN ĐỀ Các hệ sinh thái rừng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với con người v à đặc biệt là duy trì môi trường sống, đóng góp v ào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia và sự tồn tại của trái đất. Rừng không chỉ cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho một số ngành sản xuất mà quan trọng hơn là các lợi ích của rừng trong việc duy trì và bảo vệ môi trường như điều hoà khí hậu, hạn chế xói mòn và bồi lắng, bảo vệ bờ biển, điều tiết nguồn nước v à hạn chế lũ lụt. Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái môi trường. Trong những năm gần đây, chúng ta đã và đang chứng kiến hiện tượng ấm lên toàn cầu, sự gia tăng v à xuất hiện bất thường của những trận bão và lũ lụt có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai và nguy cơ sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia. Trên phương diện quốc tế, việc xem xét đánh giá giá trị của rừng được nhìn nhận theo quan điểm “Tổng giá trị kinh tế”. Nghĩa là giá trị của rừng bao gồm các lợi ích trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản v à môi trường như các chức năng sinh thái của rừng trong việc điều hòa khí hậu, kiểm soát xói mòn và lũ lụt, bảo tồn đa dạng sinh học, vẻ đẹp cảnh quan, v.v (Pear 1990). Ở Việt Nam, trước đây việc xem xét vai trò và giá trị của rừng thường chỉ đề cập đến các lợi ích kinh tế có được từ việc khai thác gỗ, củi. Tuy nhiên, quan niệm này đang được thay đổi và giá trị của rừng đang ngày càng được nhìn nhận một cách đầy đủ v à toàn diện hơn. Điều này thể hiện là giá rừng lần đầu tiên được đề cập trong Luật Bảo vệ v à Phát triển rừng 2004. Theo đó, giá trị của rừng được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng v à hội nhập quốc tế sâu rộng, quản lý lâm nghiệp ở Việt Nam đang đặt ra các nhu cầu khách quan v à cấp bách về định giá rừng cho các mục đích như: cho thuê rừng, giao rừng, tính tiền sử dụng rừng, giá trị góp vốn của doanh nghiệp, tiền bồi thường do chuyển đổi mục đích, phá hoại rừng v à xây dựng các cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, việc xem xét đánh giá v à xác định giá rừng còn nhiều khó khăn v à bất cập bởi các lý do sau:  Quan điểm về giá trị rừng còn hạn chế, do chưa coi giá trị và dịch vụ môi trường của rừng là một loại sản phẩm “đặc biệt” của rừng;  Chưa có phương pháp định giá rừng và cơ sở cho xây dựng khung giá rừng;  Thiếu cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về tiền tệ hóa giá trị rừng, đánh giá thành quả lao động của ngành lâm nghiệp, điều chỉnh cơ chế phân phối lợi ích do rừng tạo ra, tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý. Nhằm góp phần giải quyết các thiếu hụt trên, đề tài “Nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam” được đề xuất thực hiện. Kết quả thực hiện đề tài là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các khung pháp lý liên quan đến định giá rừng và thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm rừng sản xuất, rừng phòng hộ v à rừng đặc dụng tại một số điểm điển hình đại diện cho 3 miền Bắc, Trung và Nam. Với rừng sản xuất, nghiên cứu tiến hành tại Phú Thọ, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Bình Định v à Gia Lai trên các đối tượng rừng sản xuất là rừng tự nhiên (theo các trạng thái giàu, trung bình, nghèo và phục hồi) v à rừng sản xuất là rừng trồng với các loài cây trồng chủ yếu hiện nay là các loài keo, bạch đàn urophylla, thông nhựa v à thông mã vĩ. Với rừng phòng hộ, nghiên cứu tập trung vào rừng phòng hộ đầu nguồn tại lưu vực sông Cầu, sông Bồ
  2. và sông Ba. Rừng đặc dụng được nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Chế tạo – Nà Khẩu, vườn quốc gia Bạch Mã và vườn quốc gia Kon Ka Kinh. Với các loại rừng ở các địa điểm nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu xác định giá tài sản lâm sản (cây đứng); giá quyền sử dụng rừng với rừng phòng hộ, rừng đặc dụng v à rừng sản xuất là rừng tự nhiên và giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Một số giá trị môi trường cũng được nghiên cứu gồm giá trị phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất và điều tiết nước); cảnh quan v à hấp thụ các bon. Quan điểm và phương pháp tiếp cận của đề tài là kế thừa v à vận dụng hệ thống phương pháp luận quốc tế v à các kết quả nghiên cứu đã có; tiếp cận theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực (lâm nghiệp, kinh tế môi trường, thủy văn) trong việc xác định giá trị và giá rừng; phù hợp với nhận thức, trình độ phát triển kinh tế xã hội và chế độ quản lý của Nhà nước; và giá rừng không bao gồm giá đất. Các phương pháp sử dụng để thu thập số liệu là phương pháp điều tra theo ô tiêu chuẩn điển hình để thu thập số liệu về đường kính và chiều cao cây nhằm tính trữ lượng rừng v à xác định trữ lượng gỗ, củi. Phương pháp kế thừa, phỏng vấn điều tra bổ sung được sử dụng để thu thập các số liệu về chi phí tạo rừng, khai thác, các loại thuế phí, giá lâm sản, v .v. Mô hình đánh giá đất v à nước (SWAT) được sử dụng để xác định tác động của rừng đến dòng chảy (mùa lũ và mùa kiệt) và xói mòn trên toàn lưu vực. Tính toán trữ lượng các bon của rừng tự nhiên được thực hiện theo phương pháp của FAO (FAO, FRA 2005) v à của rừng trồng thực hiện theo IPCC 2003. Các phương pháp lượng giá sử dụng là phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh và phương pháp chi phí để tính giá quyền sử dụng v à quyền sở hữu rừng; giá tài sản lâm sản (cây đứng) được tính theo phương pháp thu nhập một lần. Phương pháp chi phí thay thế, phương pháp dựa v ào giá thị trường và phương pháp chi phí du lịch (TCM) được áp dụng để tính giá trị phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước), hấp thụ các bon và v ẻ đẹp cảnh quan. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Cơ sở khoa học về xác định giá rừng Hai cách tiếp cận về giá trị rừng là tiếp cận theo sử dụng v à tiếp cận theo tổng lợi ích. Tiếp cận theo sử dụng, giá trị rừng được hiểu là tổng thể những lợi ích mà rừng trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại. Xem xét về khía cạnh lợi ích, lợi ích kinh tế tổng thể của khu rừng được phân chia thành những bộ phận gắn liền với quyền đại diện hoặc sở hữu của một chủ thể nhất định là Nhà nước hoặc chủ rừng khi những chủ thể này tham gia vào các quan hệ pháp lý v ề rừng. Hay nói một cách khác, giá trị toàn bộ của rừng là tổng thể những lợi ích mà rừng mang lại cho xã hội, bao gồm giá trị nội tại của rừng và giá trị ngoại tác. Giá trị nội tại của rừng là tổng thể những lợi ích mà rừng tạo ra trong giới hạn phạm vi địa giới và không gian khu rừng nhất định. Giá trị nội tại của rừng được biểu hiện thông qua lợi ích từ các hoạt động khai thác, sử dụng rừng v ào mục đích lâm nghiệp và phi lâm nghiệp trong phạm vi khu rừng đó, như khai thác lâm sản, nông sản, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng… Giá trị ngoại tác của rừng là giá trị của rừng vượt ra ngoài phạm vi địa giới và không gian khu rừng (như giá trị về môi trường, phòng hộ) mang lại lợi ích cho những tổ chức, cá nhân khác (sinh sống v à hoạt động kinh tế trong và ngoài phạm vi khu rừng). Trong quan hệ giao dịch về rừng, các bên tham gia vào sự trao đổi trên thị trường không được hưởng những giá trị ngoại tác tích cực do chính hoạt động gây trồng, bảo vệ rừng tạo ra. Như v ậy, theo cách tiếp cận này, chúng ta cần phân biệt rõ giá trị nào của rừng mang lại cho chính chủ thể hay người sở hữu rừng, giá trị nào của rừng mang lại cho xã hội chứ không mang lại lợi ích cho chính người tạo ra rừng. Việc làm rõ v ấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá rừng. Với cách tiếp cận theo tổng lợi ích, giá trị rừng được hiểu là tổng các lợi ích do rừng mang lại. Một trong những nguyên nhân cố hữu trong việc hạ thấp giá trị của rừng là theo truyền thống, khái niệm về giá trị kinh tế được xây dựng trên định nghĩa rất hạn hẹp về lợi ích. Các nhà kinh tế học có xu hướng chỉ thấy giá trị của các hệ sinh thái rừng thông qua nguyên liệu v à các sản phẩm hữu hình tạo ra cho nhu cầu sản xuất v à tiêu thụ của con người được trao đổi trên thị trường chính thức. Tuy nhiên, lợi ích sử dụng trực tiếp này chỉ biểu hiện một phần nhỏ trong tổng giá trị của rừng. Thực tế các lợi ích kinh tế do rừng tạo ra vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu hình hay buôn bán chính thức trên thị trường. Khái niệm tổng giá trị kinh tế đã trở thành một trong những khuôn khổ để xác định v à phân loại các
  3. lợi ích của rừng (Pearce, 1990). Thay vì chỉ chú trọng đến các giá trị thương mại trực tiếp, tổng giá trị kinh tế còn bao gồm cả các giá trị sinh kế v à các giá trị phi thị trường, các chức năng sinh thái v à các lợi ích chưa được sử dụng đi kèm với rừng. Tổng giá trị kinh tế của rừng bao gồm giá trị sử dụng v à giá trị chưa sử dụng. Giá trị sử dụng: gồm giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp, giá trị lựa chọn. Gi á trị chưa sử dụng: gồm giá trị để lại, giá trị tồn tại, giá trị lựa chọn. Giá trị sử dụng được tập hợp trên cơ sở chúng được sử dụng trực tiếp hay gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người mà rừng đem lại (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, đồng cỏ, cây thuốc, kinh doanh cảnh quan môi trường rừng…). Việc sử dụng trực tiếp có thể mang tính chất thương mại và phi thương mại. Giá trị sử dụng gián tiếp là các giá trị kinh tế do các dịch vụ môi trường v à chức năng sinh thái do rừng tạo ra như phòng hộ đầu nguồn, kiểm soát xói mòn, giảm khí nhà kính, vv. Giá trị lựa chọn là giá trị sử dụng trực tiếp v à gián tiếp trong tương lai như bảo tồn đa dạng sinh học, nơi cư trú. Giá trị phi sử dụng bao gồm những giá trị liên quan đến việc sử dụng hàng hoá môi trường hiện nay và trong tương lai (tiềm năng) như ý nghĩa về mặt văn hoá, thẩm mỹ, di sản… Liên quan đến giá rừng, hiện nay có hai quan điểm trên góc độ kinh tế v à trên góc độ pháp lý. Dưới góc độ kinh tế, giá rừng thực chất là giá cả của rừng, là biểu hiện bằng tiền của giá trị rừng. Giá là phạm trù giá trị, phát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá trên thị trường. Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 11 Điều 3 Luật bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy định giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Trên cơ sở này, giá rừng được xác định theo Luật Bảo vệ v à Phát triển rừng 2004 như sau:  Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 3, Luật BR & PTR 2004). Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà rừng mang lại, còn lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác rừng.  Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng. Như v ậy có thể thấy việc tính giá rừng trong điều kiện Việt Nam cần được dựa trên ba cơ sở chính là: Cơ sở hình thành giá trên thị trường; đánh giá tổng giá trị kinh tế của rừng (gồm các giá trị sử dụng trực tiếp và các giá trị sử dụng gián tiếp); và khung pháp lý về giá rừng và quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam. Giá tài sản lâm sản rừng tự nhiên Giá tài sản lâm sản được phản ánh bằng tiền giá trị lâm sản (gỗ v à củi) của rừng khi rừng chưa khai thác (hay còn gọi là giá trị cây đứng). Giá tài sản lâm sản được nghiên cứu cho rừng tự nhiên tại Yên Bái, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình và Gia Lai theo các trạng thái rừng (giàu, trung bình, nghèo và phục hồi). Giá tài sản lâm sản là cơ sở để tính tiền đền bù do phá hoại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. Kết quả xác định giá tài sản lâm sản được tổng hợp tại bảng 1. Số liệu cho thấy giá tài sản lâm sản phụ thuộc vào chất lượng rừng hay trạng thái rừng (rừng giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) v à khả năng tiếp cận. Điều này cũng có nghĩa là giá tài sản lâm sản chỉ phụ thuộc v ào trạng thái rừng v à chất l ượng rừng (lâm sản) chứ không phụ thuộc v ào vi ệc phân chia 3 loại rừng. Bảng 1. Giá tài sản lâm sản rừng tự nhiên tại các điểm nghiên cứu Giá tài sản lâm sản (1.000 đ/ha) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Địa điểm T rạng thái rừng Yên Bái Rừng giàu 257.400-361.300 202.400-272.200 195.900-292.600
  4. Rừng trung bình 93.500-138.800 103.100-144.500 68.300-94.700 Rừng nghèo 55.200-87.800 52.900-68.700 37.300-51.000 Rừng phục hồi 28.600-43.400 23.900-36.300 18.800-28.700 Rừng giàu 221.600-412.400 278.500-375.100 218.600-281.100 Thừa Thiên Rừng trung bình 125.200-171.500 139.400-179.900 87.800-122.500 -Huế v à Rừng nghèo 83.000-111.600 110.100-150.700 61.400-80.600 Quảng Bình Rừng phục hồi 31.300-46.900 41.400-56.100 19.000-27.000 Rừng giàu 200.700-338.800 327.000-449.700 190.800-335.500 Rừng trung bình 120.600-171.800 151.900-203.000 105.900-149.300 Gia Lai Rừng nghèo 60.900-88.600 89.000-119.900 65.400-88.900 Rừng phục hồi 37.800-57.600 50.100-75.800 40.000-52.100 Kết quả cho thấy giá tài sản lâm sản rất khác nhau giữa các vùng miền do trữ lượng và chất lượng rừng khác nhau. Tuy nhiên ở tất cả các điểm nghiên cứu, giá tài sản lâm sản cao nhất là ở rừng giàu và thấp nhất là ở rừng phục hồi. Ở Yên Bái, giá tài sản lâm sản biến động từ khoảng 18-361 triệu đồng/ha cho các trạng thái rừng. Giá tài sản lâm sản của rừng tự nhiên ở miền Trung (Thừa Thiên Huế v à Quảng Bình) là khoảng 19–412 triệu đồng/ha v à giá tài sản lâm sản của các trạng thái rừng là khoảng 37–339 triệu đồng/ha cho rừng gỗ tự nhiên ở Gia Lai. Giá trị quyền sử dụng và quyền sở hữu rừng Với rừng tự nhiên, giá quyền sử dụng rừng được hiểu là giá trị các lợi ích (chủ yếu là lợi ích từ việc khai thác gỗ, củi) mà chủ rừng được hưởng trong thời gian sử dụng rừng. Theo quy định về quản lý 3 loại rừng thì mỗi loại rừng có các quy định riêng về khai thác lâm sản. Trong quy chế này, việc khai thác lâm sản ở rừng phòng hộ là rất hạn chế v à đặc biệt là rừng đặc dụng hầu như không có hoạt động khai thác. Trong khi giá trị sử dụng rừng của rừng sản xuất và rừng phòng hộ chủ yếu từ các lợi ích khai thác gỗ thì rừng đặc dụng là giá trị cảnh quan. Do vậy co thể thấy giá trị quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ v à rừng đặc dụng cũng rất khác nhau, phụ thuộc v ào trạng thái và chế độ quản lý rừng. Kết quả xác định giá quyền sử dụng rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ v à rừng đặc dụng trong thời gian 50 năm với mức chiết khấu 10% được nêu ở bảng 2. Như v ậy có thể thấy đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, giá trị quyền sử dụng cao nhất là rừng giàu, khoảng 75 triệu đồng/ha ở Yên Bái; 85 triệu đồng ở Thừa Thiên Huế và Quảng Bình và 90 triệu đồng ở Gia Lai; thấp nhất là rừng phục hồi, khoảng 3,9-10,3 triệu đồng/ha. Với rừng phòng hộ, giá trị quyền sử dụng cao nhất là rừng giàu, từ 50–83 triệu đồng/ha; thấp nhất là rừng phục hồi từ 4-10 triệu đồng/ha. Giá trị quyền sử dụng rừng đặc dụng là rất thấp, chủ yếu là sử dụng cảnh quan cho du lịch sinh thái. Giá trị này được ước tính là khoảng 16,4 triệu đồng/ha ở Yên Bái; 9,3 triệu đồng/ha ở Thừa Thiên Huế và khoảng 3,8 triệu đồng/ha ở Gia Lai. Sự khác biệt về giá quyền sử dụng rừng chính là do sự khác biệt về trữ lượng rừng v à chất lượng rừng ở các điểm nghiên cứu. Thêm vào đó sự phân loại rừng theo các loại rừng giàu, trung bình, nghèo và phục hồi dựa vào trữ lượng và tiêu chí phân loại này lại khác nhau giữa các vùng miền. Với rừng sản xuất là rừng trồng, giá quyền sở hữu rừng là rất khác nhau v à phụ thuộc chặt chẽ v ào tuổi rừng, năng suất v à giá lâm sản trên thị trường. Với rừng keo lai ứng với tuổi từ 1-7 có giá khoảng 17–45 triệu đồng/ha; rừng keo tai tượng là khoảng 18–42 triệu đồng/ha; và rừng bạch đàn urophylla là khoảng 19– 38 triệu đồng/ha. Với rừng thông mã vĩ tuổi 10-20, giá rừng là khoảng 162–209 triệu đồng/ha; v à rừng trồng thông nhựa tuổi 15-30 là khoảng 240–260 triệu đồng/ha;
  5. Bảng 2. Giá quyền sử dụng rừng tự nhiên là rừng sản xuất, phòng hộ và đặc dụng trong thời gian 50 năm (tỷ lệ chiết khấu 10%) Giá quyền sử dụng rừng (1.000 đ/ha) Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Địa điểm T rạng thái rừng Rừng giàu 72.100 75.100 Rừng trung bình 31.700 33.000 Yên Bái 16.400 Rừng nghèo 11.300 10.500 Rừng phục hồi 4.100 3.900 Rừng giàu 50.000 84.600 Rừng trung bình 30.500 38.000 Thừa Thiên- Huế 9.300 và Quảng Bình Rừng nghèo 21.500 20.000 Rừng phục hồi 7.200 5.400 Rừng giàu 83.000 89.700 Rừng trung bình 35.600 44.700 Gia Lai 3.800 Rừng nghèo 16.400 18.700 Rừng phục hồi 10.000 10.300 Giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng Giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng (giá trị sử dụng gián tiếp) được giới hạn trong các giá trị: phòng hộ đầu nguồn (bảo vệ đất và điều tiết nước); giá trị phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn v à rừng phi lao); giá trị cảnh quan; v à giá trị lưu giữ và hấp thụ các bon của rừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá tài sản dịch vụ môi trường của rừng không phụ thuộc v ào loại rừng (sản xuất, phòng hộ hay đặc dụng) mà phụ thuộc vào chất lượng rừng và địa điểm cụ thể. Giá trị phòng hộ đầu nguồn của rừng tại các điểm nghiên được xác định là khoảng 95.000–895.000  đồng/ha/năm với giá trị bảo vệ đất và khoảng 189.000–231.000 đ/ha/năm với giá trị điều tiết nước tại Yên Bái; ở miền Trung (Thừa Thiên-Huế), giá trị bảo vệ đất là khoảng 120.000–419.000 đ/ha/năm; giá trị điều tiết nước là 116.000–142.000 đ/ha/năm; ở miền Nam (Gia Lai), giá trị bảo vệ đất là 148.000–520.000 đ/ha/năm và điều tiết nước là 36.000–47.000 đ/ha/năm. Giá trị phòng hộ đê biển của rừng ngập mặn tại Nam Định là khoảng 852.000 đ/ha/năm; giá trị  phòng hộ chống cát bay của rừng phi lao tại Quảng Bình là khoảng 525.000 đ/ha/năm. Giá trị cảnh quan của rừng biến động khá lớn, khoảng 700.000–2.300.000 đ/ha/năm với miền Bắc  (Yên Bái); ở miền Trung (Thừa Thiên-Huế) là 500.000–1.200.000 đ/ha/năm và 200.000–500.000đ/ha/năm với miền Nam (Gia Lai). Giá trị lưu giữ các bon v à hấp thụ các bon của rừng là rất đáng kể, đặc biệt là rừng tự nhiên và rất  khác biệt giữa các loại rừng. Giá trị lưu giữ các bon và hấp thụ các bon tỷ lệ thuận với trữ lượng và sinh khối rừng. Với rừng tự nhiên giá trị lưu giữ các bon cao nhất là ở rừng tự nhiên giàu, tiếp đến là rừng trung bình, nghèo, phục hồi v à thấp nhất là tre nứa. Giá trị lưu giữ các bon của rừng gỗ tự nhiên (giàu, trung bình, nghèo, phục hồi) là 35–84 triệu đồng/ha v à giá trị hấp thụ các bon hàng năm là khoảng 0,4-1,3 triệu đồng/ha/năm với miền Bắc; ở miền Trung giá trị lưu giữ các bon từ 37–91 triệu đồng/ha v à giá trị hấp thụ các bon là từ 0,5–1,5 triệu đồng/ha/năm; ở miền Nam giá trị lưu giữ các bon là 46–91 triệu đồng/ha v à giá trị hấp thụ các bon là 0,6–1,5 triệu đồng/ha/năm. Với rừng trồng, nghiên cứu đã xây dựng được các mô hình toán xác định trữ lượng các bon cho 5  loài cây keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla, thông mã vĩ và thông nhựa. Giá trị hấp thụ các bon của rừng trồng phụ thuộc vào sinh trưởng và mật độ rừng. Đối với rừng trồng keo lai luân kỳ 7 năm, giá trị hấp
  6. thụ các bon bình quân là 6–36 triệu đồng/ha; keo tai tượng luân kỳ 7năm là 1,4–27 triệu đồng/ha; bạch đàn urophylla luân kỳ 7 năm là 0,4–42 triệu đồng/ha; rừng thông nhựa luân kỳ 30 năm từ 0,4- 41 triệu đồng/ha; rừng thông mã vĩ luân kỳ 20 năm là từ 0,2-51 triệu đồng/ha. Đề xuất khung giá rừng và phạm vi ứng dụng Đề tài đã xây dựng khung giá rừng cho các loại rừng nghiên cứu. Các khung giá rừng được xây dựng gồm khung giá tài sản lâm sản v à khung giá tài sản rừng (gồm giá tài sản lâm sản v à giá tài sản dịch vụ môi trường) cho 3 loại rừng: sản xuất, phòng hộ v à rừng đặc dụng v à rừng trồng 5 loài cây: keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophyla, thông mã vĩ và thông nhựa tại các điểm nghiên cứu. Trên cơ sở khung giá này, tùy từng giao dịch mà việc ứng dụng khung giá rừng trong quản lý v à tiền tệ hóa giá trị của rừng được đề xuất. Khung giá rừng bao gồm: i) khung giá t ài sản lâm sản; ii) khung giá quy ền sử dụng rừng tự nhiên và iii) khung giá tài sản rừng. K hung giá tài s ản lâm sản xây dựng cho rừng tự nhi ên gồm rừng sản x uất, phòng hộ v à đặc dụng theo các trạng thái rừng (gi àu, trung bình, nghèo và phục hồi) tại các v ùng khác nhau. Khung giá quy ền sử dụng rừng tự nhi ên cho các đi ểm nghiên cứu v à khung giá tài sản rừng xây dựng cho rừng tự nhi ên g ồm 3 loại rừng l à đặc dụng, phòng h ộ v à sản xuất. Ri êng v ới rừng đặc dụng, d o tính đa dạng sinh học v à đặc hữu nên có thể nói loại rừng n ày là vô giá. Khung giá t ài sản rừng đặc dụng trong báo c áo này chỉ giới hạn trong phạm vi các giá trị t ài sản lâm sản v à tài sản dịch vụ môi tr ường. Ngoài ra, đ ề t ài cũng thiết lập khung giá cho rừng sản xuất l à rừng trồng cho các loài keo, bạch đàn urophylla và thông. Vi ệc ứng dụng khung giá rừng trong quản l ý rừng v à ti ền t ệ hóa giá trị rừng trong các giao dịch đ ược đề xuất như sau: a. Đối với khung giá tài sản lâm sản: Giá tài sản lâm sản nên được ứng dụng trong các trường hợp sau:  Làm cơ sở cho tính toán xác định giá trị t ài sản rừng của các chủ rừng v à có t h ể được sử dụng t rong vi ệc thương m ại như các tài s ản khác (ví dụ đặt cọc để vay tiền ngân h àng,...); T ính ti ền đền b ù, bồi thường (ví dụ tính tiền bồi thường do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, do hành vi phá hoại rừng. ..) b. Đối với khung giá quyền sử dụng rừng tự nhiên: Là khung giá xác định theo Luật bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Khung giá này quy định quyền sử dụng rừng từ hưởng lợi lâm sản (chủ yếu là gỗ) theo quy định hiện hành. Khung giá này sử dụng để tính tiền sử dụng rừng, tính thuế v à lệ phí hoặc tính tiền thuê rừng; c. Khung giá tài sản rừng: Khung giá tài sản rừng tự nhiên bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp (giá tài sản lâm sản, giá quyền sử dụng rừng) v à giá tài sản dịch vụ môi trường (DVMT). Tuỳ theo mục đích quản lý rừng, từng giá trị trong tổng giá tài sản rừng có thể được sử dụng. Việc ứng dụng khung giá tài sản rừng được đề xuất như sau:  G iá trị sử dụng trực tiếp của rừng l à cơ sở để tính tiền sử dụng rừng (đối với rừng sản xuất v à rừng phòng h ộ), hoặc để tính tiền cho thu ê rừng cho kinh doanh cảnh quan (đối với rừng đặc dụng); t ính ti ền bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng. Đối với rừng sản xuất l à rừng trồng, giá trị sử dụng t rực tiếp l à khung giá r ừng để trao đổi tr ên thị trường.  G iá tài sản DVMT gồm bảo vệ đất, điều tiết n ước v à hấp thụ các bon l à cơ sở để xây dựng giá v à các khung pháp lý v ề chi trả dịch vụ môi tr ường rừng, thực hiện các c ơ chế quốc tế (như cơ ch ế phát tri ển sạch đối với giá trị l ưu gi ữ v à hấp thụ cácbon); sử dụng để tính phí v à l ệ phí sử dụng môi t rường rừng.  T rong trường hợp có hành vi phá ho ại rừng thì giá trị môi trường rừng cũng cần được xem xét để đưa vào tính giá đền b ù cho hành vi phá hoại rừng;  Khung giá tài sản rừng nên được xem xét để đưa vào hạch toán tài nguyên rừng. Nghĩa là, giá trị rừng không chỉ bao gồm các giá trị gỗ mà còn bao gồm cả giá trị môi trường rừng. Trên cơ sở này, có các điều chỉnh về nhận thức và hành vi ứng xử trong quản lý rừng; IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  7. Kết luận - Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở khoa học cho định giá rừng ở Việt Nam. Giá rừng đã được xem xét trên cơ sở hệ thống phương pháp luận quốc tế, các nguyên tắc về giá và chế độ quản lý của Việt Nam. Theo đó, các nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng là phù hợp trong điều kiện hiện nay. - Đề tài đã xác định được giá tài sản rừng dựa trên các lợi ích từ lâm sản (gỗ v à củi) hay giá trị sử dụng trực tiếp v à lợi ích từ các dịch vụ môi trường rừng hay giá dịch vụ môi trường. Đề tài đã xác định giá tài sản lâm sản v à tổng giá tài sản rừng bao gồm giá tài sản lâm sản, giá trị quyền sử dụng rừng tự nhiên (hay giá trị sử dụng trực tiếp) hoặc giá quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng) v à giá tài sản dịch vụ môi trường (giá trị phòng hộ đầu nguồn, cảnh quan, lưu giữ v à hấp thụ các bon) cho rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ v à rừng đặc dụng; v à 5 loại rừng sản xuất là rừng trồng cho 5 loài cây chủ yếu là keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla, thông mã vĩ và thông nhựa. - Khung giá rừng được xây dựng và bao gồm khung giá tài sản lâm sản và khung giá trị quyền sử dụng rừng tự nhiên, khung giá tài sản rừng (gồm giá quyền sử dụng v à giá tài sản DVMT) cho rừng tự nhiên; khung tổng giá tài sản của rừng sản xuất là rừng trồng gồm rừng keo lai, keo tai tượng, bạch đàn urophylla, thông mã vĩ và thông nhựa. Khung giá rừng đề xuất là cơ sở quan trọng trong việc tính thuế, tiền cho thuê rừng; tính tiền đền bù do phá hoại rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng; - Các kết quả của đề tài là các cơ sở quan trọng cho việc tiền tệ hóa giá trị rừng, xây dựng các chính sách tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý v à phát triển rừng v à đặc biệt là thay đổi quan niệm v à nhận thức về giá trị của rừng. Tồn tại - Do hạn chế về thời gian và kinh phí, nên đề tài tiến hành nghiên cứu điểm trên các vùng miền. Do vậy, kết quả nghiên cứu không thể phản ánh hết các đặc trưng v ề kiểu rừng và loại rừng trên toàn quốc. - Một số giá trị môi trường (phòng hộ đầu nguồn) của rừng không những phụ thuộc v ào thảm rừng mà còn phụ thuộc v ào các điều kiện tự nhiên khác. Do vậy giá trị này mang tính địa phương. Các kết quả nghiên cứu mới chỉ phản ánh các giá trị của rừng trong khu vực nghiên cứu của đề tài. Kiến nghị - Khung giá tài sản rừng đề xuất chỉ mang tính đại diện cho các điểm nghiên cứu v à mang thời gian. Do vậy khi áp dụng cần có các nghiên cứu bổ sung v à cần được điều chỉnh khi có sự biến động lớn về thị trường. - Khung giá tài sản rừng là toàn diện hơn so với giá rừng quy định tại Luật bảo vệ và Phát triển rừng. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, khung giá tài sản rừng cung cấp các cơ sở quan trọng cho tính tiền sử dụng rừng, cho thuê rừng, đền bù, xây dựng chính sách về chi trả dịch vụ môi trường, các chính sách về đầu tư cho lâm nghiệp. - Cần có các nghiên cứu toàn diện trên các lưu vực quan trọng ở các v ùng miền và xác định mối liên hệ giữa che phủ rừng, chất lượng rừng với khả năng điều tiết nước v à hạn chế lũ lụt nhằm xác định giá trị của rừng trong giảm thiểu lũ lụt v à các giá trị của rừng về bảo tồn đa dạng sinh học. - Nên thừa nhận giá tài sản rừng và đưa giá tài sản rừng v ào hệ thống hạch toán tài nguyên rừng. T ÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ NN & PTNT, 2005. Quyết định số 40/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 07 năm 2005 v ề Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác. 2. Bann, C., 1997. The Economic Valuation of Mangroves: A Manual for Researchers. International Development Research Centre, Ottawa 3. Brown, J and Pearce, D.W, 1994. The economic value of carbon storage in tropical forests, in J.Weiss (ed), The Economics of Project Appraisal and the Environment, Cheltenham: Edward Elgar, 102-23. 4. Brown, S. 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests. A primer. FAO Forestry Paper, 134. Rome, FAO 5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2004. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. 6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 Hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ v à Phát triển rừng.
  8. 7. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2007. Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 03 năm 2007 về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng. 8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 v ề Quy chế quản lý rừng. 9. Carson, R. 1998. Valuation of tropical rainforests: philosophical and practical issues in the use of contingent valuation, Ecological Economics, 24,15-29 10. David W Pearce and Corin G T Pearce, 2001. The value of Forest ecosystems, Report to the Secretariat Convention on Biological Diversity, Montreal, 67 pages 11. FAO, 2005. Global Forest Resource Assessment 2005. Rome. 12. Phạm Xuân Phương, 2007. Phân tích khung pháp lý v ề quản lý v à sử dụng rừng liên quan đến định giá rừng ở Việt Nam. Đề tài Định giá rừng ở Việt Nam. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội. 13. Vũ Tấn Phương và cs, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài lượng giá giá trị kinh tế về môi trường v à dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 14. Vũ Tấn Phương và cs, 2008. Báo cáo tổng kết đề nghiên cứu định giá rừng ở Việt Nam. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 15. Vũ Tấn Phương và Đỗ Đình Sâm. 2005. Báo cáo chuyên đề “Các phương pháp xác định cácbon”. Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, Hà Nội.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1