Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương "
lượt xem 17
download
Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên toạ độ địa lý từ 20014’ đến 20024’ vĩ độ Bắc và từ 1050 29’ đến 1050 44’ kinh độ Đông.Vườn có tổng diện tích 22 200ha trong đó 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 – 400m. Cúc Phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 20,60C, độ ẩm trung bình 90%, tổng lượng mưa trung bình 2138 mm/năm. Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh. Cúc Phương là nơi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương "
- Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương Nghiên cứu một số đặc đIểm sinh vật học của cây Chò chỉ làm cơ sở cho việc phát triển loài cây này ở vườn quốc gia Cúc Phương Vũ Văn Cần Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vườn quốc gia Cúc Phương nằm trên toạ độ địa lý từ 20014’ đến 20024’ vĩ độ Bắc và từ 1050 29’ đến 1050 44’ kinh độ Đông.Vườn có tổng diện tích 22 200ha trong đó 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 – 400m. Cúc Phương có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 20,60C, độ ẩm trung bình 90%, tổng lượng mưa trung bình 2138 mm/năm. Thảm thực vật ở đây là rừng mưa nhiệt đới thường xanh. Cúc Phương là nơi rất đa dạng về cấu trúc tổ thành loài trong hệ thực vật. Hiện tại Cúc Phương là nơi phân bố của nhiều loài cây gỗ quý hiếm có ghi trong sách đỏ thực vật Việt Nam.. Chò chỉ là loài cây gỗ lớn (có trong sách đỏ thực vật). Do việc khai thác không bảo vệ, hiện tại ở Cúc Phương và các nơi khác Chò chỉ còn lại rất ít. Do vậy việc khôi phục lại rừng Chò chỉ là cần thiết. Việc sử dụng cây bản địa làm cây mục đích trồng rừng và làm giầu rừng là một vấn đề lớn. Nhiều nơi đã đưa ra một số loài cây bản địa của địa phương mình làm cây mục đích song gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là những thông tin về đặc điểm
- sinh vật học của loài, để làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc tạo rừng Việc nghiên cứu loài Chò chỉ (Parashorea chinensis Wang) trong rừng tự nhiên, nhằm đề xuất một loài cây mới có giá trị cho tập đoàn cây trồng rừng là một nội dung của các hoạt động trên. 1. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 1.1. Mục tiêu + Xác định một số đặc tính sinh vật học liên quan đến tạo giống và gây trồng loài Chò chỉ + Xác định biện pháp kỹ thuật tạo cây con từ hạt 1.2. Nội dung + Một số đặc điểm sinh vật học của loài Chò chỉ + Kỹ thuật tạo cây con từ hạt 1.3. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp thu thập số liệu - Điều tra theo tuyến để xác định vùng phân bố - Điều tra theo ô tiêu chuẩn để xác định một số đặc tính sinh vật học
- - Điều tra theo ô 6 cây để xác định loài cây đi kèm - Bố trí thí nghiệm ở vườn ươm để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng, phân bón, chăm sóc đến sinh trưởng và phát triển của cây con + Phương pháp xử lý số liệu Dùng toán học thống kê trong chỉnh lý, tính toán các số liệu đIều tra, dùng các tiêu chuẩn thống kê để kiểm tra và đánh giá kết quả. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1 Đặc điểm hình thái và vật hậu Chò chỉ mọc trong rừng tự nhiên có đường kính ngang ngực đến 200cm, chiều cao vút ngọn đến 70m. Chò chỉ phân cành ở 3/4 chiều cao cây, góc phân cành lớn 70– 800. Những cây có D1,3 >70cm có bạnh vè. Vỏ Chò chỉ trắng hoặc nâu nhạt, khi nhỏ hơi nứt dọc, khi già nứt dọc sâu và thường bị bong mảng. Chò chỉ có lá đơn mọc cách, lá hình trái xoan dài, ở nách lá có 2 lá kèm hình tai chuột, lá hơi ráp, mép nguyên, mặt sau có 10 – 15 đôi gân thứ cấp nổi rõ và phân bố so le nhau qua gân chính Hoa tự bông ở đầu cành hoặc nách lá, mỗi hoa có một lá bắc mầu trắng Quả dài 15 – 18mm, rộng 5 – 6mm. Quả có 5 cánh do đài phát triển thành, Chò chỉ ra hoa vào tháng 5 – 6, quả chín vào tháng 7 – 8. 2.2.Một số đặc điểm về các nhân tố sinh thái nơi Chò chỉ phân bố Tại Cúc Phương, Chò chỉ phân bố chủ yếu trên đất Feralit phát triển trên đá vôi, tầng đất khá dày (đất tầng A đến B hoặc đến BC sâu tới 140cm.)
- Một năm ở Cúc Phương thường có 3 tháng khô (tháng 1, 2 và tháng 12). Độ kiệt trong thời gian khô là 4,07%. Mức độ tập trung của mùa mưa lên tới 95,93%. Hệ số tương quan ẩm nhiệt K = 2,86. 2.3.Đặc điểm lâm phần có Chò chỉ phân bố a. Tổ thành loài cây gỗ Đã điều tra 8 ô tiêu chuẩn, mỗi ô rộng 2500m2 có 1489 cá thể của 132 loài. Công thức tổ thành gồm 17 loài chiếm 12,89% số loài nhưng có đến 1034 cá thể, chiếm 69,03% tổng số cây. Điều này cho thấy ưu thế về số cá thể của các loài trong công thức tổ thành so với các loài còn lại là tương đối rõ nét. Chò chỉ có 32 cá thể, chiếm 2,1% số cây trong lâm phần. Trong thứ xếp hạng, Ch ò chỉ đứng ở vị trí thứ tư. b. Tổ thành theo tiết diện ngang Công thức tổ thành theo tiết diện ngang (G) có 23 loài, chiếm 75,88% tổng G của toàn lâm phần, cao gấp 3,15 lần tổng G của 109 loài còn lại. Xét vị trí của Chò chỉ trong lâm phần, Chò chỉ chiếm 2,1% số cá thể nhưng đạt đến 25% tổng G. Như vậy mức độ ưu thế của Chò chỉ về tiết diện ngang so với số cá thể là 11,9 lần. c. Mức độ ảnh hưởng cua các loài đến lâm phần Mức độ ảnh hưởng của các loài đến lâm phần được đánh giá qua chỉ số IV. Chỉ số IV được xác định bằng trị trung bình giữa độ phong phú (tổ thành loài) và mức độ ưu thế (tổ thành theo G). Những loài có IV³5% mới thực sự có ý nghĩa chi phối đến sinh trưởng và phát triển của lâm phần
- Biểu 1. Mức độ ảnh hưởng của các loài đến lâm phần TT Tên loài Số cây Tỉ lệ % theo Tỉ lệ % theo IV (N) (N) (G) 1 Nhò vàng 478 31,9 7,62 19,6 Chò chỉ 2 32 2,1 25,0 13,55 2 Ô rô 211 14,0 2,52 8,26 4 Vàng anh 83 5,5 5,75 5,63 Trong tổng số 31 lượt loài có mặt trong 2 công thức tổ thành theo số cây (N) và theo tiết diện ngang (G), có 9 loài trùng nhau nhưng chỉ có 4 loài trong biểu trên có chỉ số IV>5% (Biểu 1). Như vậy 4 loài trên là những loài thực sự có ý nghĩa chi phối đến sinh trưởng và phát triển của lâm phần. d. Câú trúc mật độ rừng tự nhiên nơi Chò chỉ phân bố Mật độ lâm phần đạt 749cây/ha, không gian dinh dưỡng bình quân cho một cây là 13,4m2. Mật độ của Chò chỉ ở những vị trí phân bố điển hình là 16cây/ha. e. Cấu trúc tầng thứ lâm phần có Chò chỉ phân bố ở các lâm phần có Chò chỉ phân bố đã điều tra, thể hiện rõ cấu trúc của rừng 5 tầng. Chò chỉ có mặt ở cả 3 tầng cây gỗ. Điều này cho phép khẳng định rằng, Chò
- chỉ tái sinh liên tục. Tuy vậy, số lượng cây Chò chỉ ở tầng cao lớn hơn số lượng cây mới tham gia vào tầng cây gỗ. Đây là một đặc điểm cần chú ý để bảo đảm sự tồn tại bình thường của loài Chò chỉ ở Cúc Phương. f. Tổ thành nhóm loài cây mọc cùng Kết quả điều tra tại 50 điểm với 300 cá thể đã xác định được 79 loài đi cùng (Biểu 2) Biểu 2. Nhóm loài cây bạn của Chò chỉ Chỉ tiêu Số cây Tần số xuất hiện trung Tần số xuất hiện bình theo số cây trung bình theo số ô (N) Kết quả (Pc) (Po) Nhóm I (Rất hay gặp) 116 19,3 62,0 II (Hay gặp) 18 3,15 17,0 III (ít gặp) 166 0,73 3,99 Nhóm cây rất hay gặp gồm có Nhò vàng, Vàng anh. Nhóm cây hay gặp gồm có Sâng, Gội gác Nhóm cây ít gặp gồm có Trám mao, Thừng mực, Chò chỉ…
- Nhò vàng là loài xuất hiện cạnh Chò chỉ nhiều nhất, với tần xuất xuất hiện 28,3% theo số cây và 70% theo số ô điều tra. Chò chỉ xuất hiện như là cây bạn của chính nó với tần xuất thấp 1,3% theo số cá thể và 8% theo số ô điều tra. Điều này phản ánh tính quần sinh không rõ rệt của Chò chỉ, phù hợp với đặc điểm phân bố và tỉ lệ tổ thành thấp của loài cây này trong rừng tự nhiên. 2.4.Đặc điểm tái sinh tự nhiên của Chò chỉ a. Tổ thành cây tái sinh Điều tra cây tái sinh trong 256 ô dạng bản ở 8 ô tiêu chuẩn, có 1017 cá thể của 70 loài. Công thức tổ thành có 9 loài, chiếm 12,86% số loài cây tái sinh nhưng có tới 814 cá thể, chiếm 79,98% số cây tái sinh trong lâm phần. 61 lo ài còn lại chỉ chiếm 20,02%. Như vậy, các loài trong công thức tổ thành chiếm ưu thế rõ rệt về số cá thể. Trong lớp cây tái sinh có 15 cá thể Chò chỉ, chiếm hệ số thấp (0,15) và đứng ở vị trí cuối cùng trong thứ xếp hạng của công thức tổ thành cây tái sinh, nhưng trong công thức tổ thành cây gỗ Chò chỉ có hệ số tổ thành 0,21 và đứng ở vị trí thứ tư trong tổng số 17 loài. Kết quả nghiên cứu trên cho thấy Chò chỉ có sức sống mạnh. b. Mật độ chất lựơng cây tái sinh. Chò chỉ có mật độ tái sinh 146 cây/ha, so với số lượng cây gỗ 16 cây/ ha. Như vậy số lượng cây gỗ bằng 10,9% so với số cây tái sinh. Trong tổng số 15 cây Chò chỉ tái sinh, có 4 cây có triển vọng, chiếm 26,67%. Điều này phù hợp với số lượng tầng cây cao có trong lâm phần là ít. c. Phân bố của cây Chò chỉ tái sinh. Trong 256 ô tiêu chuẩn dạng bản ở 6 ô tiêu chuẩn định vị, có 15 cá thể Chò chỉ. Bình quân có 0,0586 cá thể trong 1 ô tiêu chuẩn dạng bản. Sử dụng phân bố
- Poisson có kết quả w= 2,0746. Kết quả trên cho thấy Chò chỉ tái sinh có dạng phân bố theo cụm, đám. Để làm rõ thêm vấn đề phân bố cây tái sinh, đề tài đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm tái sinh của Chò chỉ dưới tán cây mẹ kết quả cho ở như biểu 3 Biểu 3. Tái sinh Chò chỉ dưới tán cây mẹ Khoảng cách 0 ¸1Đt 1Đt ¸2Đt 2Đt ¸3Đt Số cây % Số cây % Số cây % Chỉ tiêu Tổng số cây tái sinh 8 33,33 12 50,0 4 16,67 Tốt (Hvn ³1 m) 3 12,5 2 8,34 1 4,17 Xấu(Hvn < 1m) 5 20,83 10 41,66 3 12,5 Tái sinh ở khoảng cách (1Đt ¸2Đt) chiếm 50%. Cao gấp 1,5 lần tái sinh dưới tán cây mẹ (0 ¸1Đt) và gấp 3 lần ở khoảng cách (2Đt ¸3Đt). Kết quả trên càng khẳng định rõ Chò chỉ tái sinh theo cụm, đám. 2.5. Kỹ thuật gieo tạo cây con từ hạt a. Thời vụ thu hái, bảo quản, chế biến hạt giống.
- Quả Chò chỉ chín từ khoảng 15 tháng 7 đến 15 tháng 8. Thời gian chín l à 15 ngày. Quả rụng sau 1¸3 ngày là hạt nảy mầm. Quả thu hoạch về phải được bảo quản ẩm. Thời gian bảo quản tốt nhất là từ 1¸5 ngày. Quả có vỏ mỏng, khi hạt nứt nanh vỏ quả tự tách, do vậy không cần chế biến từ quả sang hạt. b. Kỹ thuật tạo cây con Quả Chò chỉ có trọng lượng 1000 quả = 3,53 kg. Mỗi quả có từ 3 ¸5 hạt, 1kg quả ủ vào cát ẩm sau 3 ngày được 420 mầm. Tỷ lệ nảy mầm đạt 49,3%. Thế nảy mầm bằng 38,2% tỷ lệ nảy mầm. Hạt nảy mầm được cấy vào bầu đóng trước ở bể ươm nền cứng. c. ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng cây con Nghiên cứu về sinh trưởng của cây con dưới các độ tàn che 0%, 25%, 50%, 75%, và 100% cho thấy Chò chỉ sinh trưởng về chiều cao tốt nhất ở độ tàn che 50%. Độ tàn che chưa có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính gốc của cây con. d. ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng cây con Trong tổng số 9 công thức thí nghiệm về phân bón thì công thức có hỗn hợp ruột bầu 94% đất tầng mặt + 5% phân chuồng ủ hoai + 1% phân lân l à tốt nhất cho sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn ươm. e. Kỹ thuật chăm sóc cây con Cây con được gieo tạo ở bể ươm nền cứng, túi bầu bằng Polyetylen có kích thước f= 7cm, H = 17cm. Cây con trong vườn ươm được tưới thấm, tuỳ thời tiết, khoảng 2¸6 ngày tưới một lần. Mỗi tháng nhổ cỏ, phá váng một lần. Trong giai đoạn v ườn ươm, Chò chỉ hay bị bọ que ăn lá, rế cắn ngang thân, sâu cuốn lá, do vậy phải định kỳ hàng tháng phun phòng cho cây.
- f. Cây con xuất vườn Cây con gieo ở vườn ươm, với các biện pháp kỹ thuật trên, sau 9 tháng tuổi đạt chiều cao trung bình ³42cm, đường kính gốc đạt 4,6mm. Cây con phát triển cân đối giữa đường kính và chiều cao, lúc này cây được xuất vườn đem trồng rừng. Với các chỉ tiêu như trên cây con đem trồng rừng đạt tỷ lệ sống cao. 2.6. Sinh trưởng của Chò chỉ ở rừng trồng Chò chỉ trồng thuần loài trên đất Feralit đỏ nâu, dốc tụ dưới chân núi đá vôi có kết quả như ở biểu 4 Biểu 4. Sinh trưởng của Chò chỉ ở rừng trồng 27 tuổi Chỉ tiêu D1,3 (cm) Hvn (m) Dt (m) Trị số trung bình (X) 30,74 21,6 6,58 Phương sai mẫu (S2) 12,13 1,84 1,13 Sai tiêu chuẩn (S) 3,48 1,35 1,06 Hệ số biến động (S%) 11,32 6,24 16,11 Tăng trưởng bình quân năm (D) 1,14 0,81 0,25 Tăng trưởng thường xuyên của Chò chỉ trong rừng trồng ở mức trung bình so với các loài cây bản địa khác.
- 3. Kết luận 3.1. Chò chỉ là loài cây gỗ lớn có thể đạt 200cm về đường kính, 70m về chiều cao, chiều cao dưới cành bằng 3/4 chiều cao cây. Chò chỉ ra hoa vào tháng 5–6, quả chín vào tháng 7–8, thời gian quả chín là 15 ngày. Quả Chò chỉ có 5 cánh, khi chín hạt thường nảy mầm trên cây trước khi rụng. 3.2. Tại Cúc Phương, Chò chỉ phân bố không đều mà theo cụm hoặc đám, chủ yếu ở các thung, sườn, đỉnh đồi đất (chiếm 80,1%). Số còn lại phân bố ở thung đá lẫn đất. 3.3. Chò chỉ phân bố trên đất Feralit – Macgalit phát triển trên đá vôi hoặc trên sản phẩm dốc tụ của đá vôi và đá sét nén. Tầng đất dầy, đất ít chua, hàm lượng mùn khá, các chất dễ tiêu thuộc loại trung bình. 3.4. Chò chỉ thường mọc tự nhiên với các loài cây khác như : Nhò vàng, Ô rô, Vàng anh, Sâng, Gội gác v.v.tạo thành rừng nhiều tầng thứ, trong đó Chò chỉ là loài chiếm ưu thế về đường kính, chiều cao và diện tích tán. Do vậy Chò chỉ có vai trò chi phối mạnh đến sinh trưởng và phát triển của lâm phần. 3.5. Chò chỉ tái sinh có dạng phân bố cụm, số cây tái sinh /ha thuộc loại trung bình, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp. 3.6. Hạt Chò chỉ có thế nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm thấp, cây con trong giai đoạn vườn ươm cần được che bóng. Hỗn hợp ruột bầu cần có cả phân vô cơ và phân hữu cơ với tỷ lệ thích hợp 3.7.Chò chỉ là loài cây sinh trưởng trung bình, trong giai đoạn đầu sinh trưởng không đều (sinh trưởng về chiều cao nhanh hơn về đường kính). Điều này phù hợp với đặc điểm của Chò chỉ là cây ưa sáng hoàn toàn. Tài liệu tham khảo.
- 1. Nguyễn Tiến Bân (1965) – Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc sinh thái khu rừng Cúc Phương 2. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Hữu Hiến, Lê Văn Quỳ (1972) - Kết quả nghiên cứu bước đầu về hệ thực vật Cúc Phương 3. Triệu Văn Hùng (1993) - Đặc tính sinh vật học của các loài cây làm giầu rừng (Trắm tráng, lim xẹt ) Đại học Lâm nghiệp - Kết quả nghiên cứu khoa học (1990 - !994) – NXB Nông nghiệp 4. Vũ Tiến Hinh (1986) - Phương pháp bố trí thí nghiệm và phân tích kết quả - Đại học Lâm nghiệp 5. Phan Kế Lộc (1986) - Một số dẫn liệu về cấu trúc hệ thống của hệ thực vật Cúc Phương – Tạp chí sinh học tập 8 số 2 trang 1 – 8 6. Thái văn Trừng (1978) – Thảm thực vật rừng Việt Nam trên quan điểm hệ sinh thái – NXB Khoa học kỹ thuật, tập I, II, III, IV, V. Summary Parashorea chinensisWang is the timber species, which is normally used for construction and household commodities. Currently, only few plants exist in the natural forests. Parashorea chinensis Wang is obviously in danger of extinction. Various studies of biological characteristics of the plants are the basis for proposing technical solutions to provide information on forestation and enrichment of forest by Parashorea chinensis Wang on those places impacted by Carbonate Calcium.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu thực nghiệm về các công cụ chính sách tiền tệ ở Việt Nam
60 p | 730 | 157
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tính chất cơ lý đất nền và đề xuất phương án nền móng hợp lý phục vụ xây dựng công trình dân dụng tại các quận nội thành TP. Hải Phòng
90 p | 315 | 80
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu giải pháp cọc cát để gia cố tầng đất yếu khu vực
98 p | 265 | 74
-
Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài nguyên văn hóa
27 p | 395 | 60
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG BẢO VỆ CỦA NẤM LINH CHI (GANODERMA LUCIDUM) ĐỐI VỚI CẤU TRÚC MÔ TINH HOÀN CHUỘT NHẮT TRẮNG DÒNG SWISS KHI BN CHIẾU XẠ LIỀU CAO "
7 p | 309 | 53
-
Báo cáo Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu phân tích và đánh giá các dữ liệu môi trường sử dụng phương pháp phân tích thống kê
22 p | 368 | 51
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu, phân loại các dạng sụt, trượt mái taluy đường Hồ Chí Minh đoạn Đắk Rông - Thạnh Mỹ và luận chứng giải pháp xử lý hiệu quả
144 p | 197 | 43
-
Nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu cầu lông khoa Giáo dục thể chất trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
54 p | 199 | 42
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu tình hình nhiễm độc Cadimi do tiếp xúc nghề nghiệp để đề xuất bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp
68 p | 211 | 41
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đãi ngộ lao động tại công ty TNHH may xuất khẩu Minh Thành
73 p | 228 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Nghiên cứu mật độ và thành phần thức ăn của một số loài ếch nhái trên đồng ruộng Sầm Sơn - Thanh Hoá"
6 p | 200 | 28
-
Nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu khoa học phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản "
6 p | 136 | 28
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu kết quả hồi sức tích cực một số biến chứng sản khoa tại Bệnh viện Bạch Mai từ 1/2008 – 6/2012
82 p | 239 | 26
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình dòng ngầm ba chiều để xác định lượng cung cấp và trữ lượng có thể khai thác của nước dưới đất khu vực các tỉnh phía Tây sông Hậu
164 p | 134 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỰ BÌNH THÀNH PHỐ HUẾ KHOÁ 1998 - 2003
13 p | 199 | 16
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH As(III) VÀ As(V) TRÊN ĐIỆN CỰC VÀNG TỰ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP VON – AMPE "
2 p | 119 | 14
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ CÂY THÂN GỖ NHIỆT ĐỚI VÀ CẬN NHIỆT ĐỚI TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI CẤY IN VITRO "
3 p | 119 | 13
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU HỔN HỢP POLYMER TRÊN CƠ SỞ CAO SU LỎNG EPOXY (ELNR) "
3 p | 87 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn