intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA - PHẦN 2

Chia sẻ: Nguyen Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

329
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và những cửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA - PHẦN 2

  1. NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA – PHẦN 2 Phong cách Hoà Lai và phong cách Đồng Dương (thế kỷ thứ 9) Những ngôi đền tháp theo hai phong cách này có những hàng cột ốp và nh ững c ửa vòm khoẻ khoắn. Những băng trang trí cho công trình có rất nhiều họa tiết. Yếu tố tiêu biểu nhất cho phong cách Hoà Lai (nửa đầu thế kỷ thứ 9) là các vòm cửa nhiều mũi tròn trùm lên các cửa thật, cửa giả và các khám. Các cột ở khung cửa hình bát giác bằng sa thạch được trang trí bằng một đường các hình lá uốn cong. Khoảng giữa hai cột trụ ốp có trang trí hình thực vật. Ở bên dưới các cột trụ ốp là các hình kiến trúc thu nhỏ trong đó có hình người đắp nổi. Tất cả tạo cho các tháp Hoà Lai một vẻ đẹp trang trọng và tươi mát. Còn ở phong cách Đồng Dương (nửa sau thế kỷ thứ 9) thì các trang trí cây lá được biến thành những hình hoa hướng ra ngoài. Cái nhận thức cổ điển của nét lượn và tỷ lệ ở phong cách Hoà Lai đã bị biến mất và các tháp Đồng Dương trở nên mạnh mẽ hơn. Tháp Chàm Pôshanư tọa lạc tại phường Phú Hải, Thành phố Phan Thiết
  2. Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10) Phong cách này thể hiện đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất là ở ngôi tháp Mỹ Sơn A1. Những cột ốp trên mặt tường đứng thành đôi một. Đứng giữa hai cột ốp là các bức t ượng người. Các vòm cửa có hình dáng phức tạp nhưng không chạm khắc gì. Bộ diềm kép, các hình đá trang trí góc được khoét thủng. Thân chính của tháp được xây dựng có hình dáng cao vút lên và các tầng thu nhỏ dần lại. Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đồng Dương không còn thấy ở các tháp thuộc phong cách Mỹ Sơn A1. Phong cách Bình Định (thế kỷ 11-13) Sau hàng loạt những biến động về chính trị từ đầu thế kỷ 11, trung tâm chính trị của Champa được chuyển vào Bình Định và từ đó, phong cách nghệ thuật tháp Champa mới đã xuất hiện: phong cách Bình Định. Nếu như ngôn ngữ nghệ thuật chính của các tháp Champa thuộc phong cách trước là thành phần kiến trúc đều đi vào đường nét thì ở phong cách này đó lại là mảng khối: vòm cửa thu lại và vút lên thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng cuộn lại thành các khối đậm, khỏe, các trụ ốp thu vào thành một khối phẳng, mặt tường có các gân sống. Đặc trưng của các ngôi tháp Champa Mọi ngôi tháp đều được xây bằng gạch hoặc chủ yếu bằng gạch. Gạch có màu • đỏ hồng, đỏ sẫm, được nung trước với độ xốp cao, được xây không có mạch vữa và có thể có điêu khắc trực tiếp trên gạch. Có chiều cao lớn hơn vài ba lần so với chiều ngang thân tháp. Tỷ lệ các phần của • tháp có tính nhân bản, nghĩa là nó được xuất phát từ con người. Tháp có phần ngọn được thu nhỏ dần hoặc giật cấp. • Các trang trí kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu, tính lặp lại và đồng dạng, • đăng đối.
  3. Đa phần các tháp có cửa quay ra hướng Đông, các phía còn lại là cửa giả, đ ược • bố trí đăng đối với cửa chính. Trong tháp theo nguyên mẫu có thờ thần Siva, biểu trưng là bộ ngẫu tượng Yoni • và Linga được làm bằng sa thạch. Tháp thường được đặt tại các vị trí thoáng, gò đồi cao, không gần chỗ người dân • sinh sống. Các công đoạn xây dựng tháp 1. Chuẩn bị chất kết dính. 2. Đúc gạch theo khuôn đã định sẵn. Nung gạch lần 1. 3. Xếp gạch theo mô hình tháp bằng chất kết dính. 4. Nung tháp. 5. Gọt dũa, trang trí và điêu khắc và hoàn chỉnh toàn bộ khối tháp. Giá trị của kiến trúc đền tháp Champa
  4. Các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hoá Champa • từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Đ ộ cho đ ến những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản đ ịa và s ự giao lưu thường xuyên về mặt văn hóa bên cạnh các mặt kinh tế - chính trị với các dân tộc liền kề. Giá trị nghệ thuật của các hình trang trí ngoài việc giúp cho các đền tháp đẹp • hơn, còn có ý nghĩa văn hóa đặc biệt, giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn về niên đại, phong cách và chức năng của các đền tháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2