intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu lợi nhuận bất thường gắn với thông báo cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được tiến hành hành nhằm phát hiện sự tồn tại của lợi nhuận bất thường khi có sự kiện trả cô tức tiền mặt của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study), áp dụng cho 71 sự kiện thông báo cô tức của 50 công ty niêm yết ngành tiêu dùng trên sàn HSX và HNX trong năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu lợi nhuận bất thường gắn với thông báo cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam

  1. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 353 NGHIÊN CỨU LỢI NHUẬN BẤT THƯỜNG GẮN VỚI THÔNG BÁO CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM Vũ Thị Loan - Nguyễn Tố Nga Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Tóm tắt Sự biến động giá cổ phiếu trước những thông tin liên quan đến tài chính doanh nghiệp là một chủ đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian qua. Bài viết này được tiến hành hành nhằm phát hiện sự tồn tại của lợi nhuận bất thường khi có sự kiện trả cổ tức tiền mặt của doanh nghiệp. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study), áp dụng cho 71 sự kiện thông báo cổ tức của 50 công ty niêm yết ngành tiêu dùng trên sàn HSX và HNX trong năm 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại lợi nhuận bất thường theo ngày và lợi nhuận bất thường tích luỹ tại một số thời điểm trong khung thời gian nghiên cứu. Việc phân loại mẫu nghiên cứu theo quy mô vốn hoá thị trường cho thấy nhà đầu tư có phản ứng tích cực đối với thông tin cổ tức và có xu hướng mua thăm dò cổ phiếu ở các mức giá rải rác trước và sau thông báo cổ tức. Từ khoá: biến động giá, lợi nhuận bất thường, ngành hàng tiêu dùng, nghiên cứu sự kiện, thông báo cổ tức. RESEARCH ON STOCK ABNORMAL RETURNS ASSOCIATED WITH DIVIDEND ANNOUNCEMENTS OF VIETNAMESE LISTED COMPANIES IN CONSUME PRODUCTS INDUSTRY Abstract Stock price volatility before information related to corporate finance is a topic that has attracted the attention of researchers in recent years. This article is conducted to detect the existence of abnormal return when there is a cash dividend announment event of the enterprise. The research method used is the event study method, applied to 71cash dividend announcement events of 50 companies listed in the consumer products sector on the HSX and HNX in 2020. The study’s results shows that there exists a daily abnormal return and a cumulative abnormal return in the period of the time frame studied. The classification of the research sample by market capitalization shows that investors have a positive response to dividend information and tend to buy stocks at scattered prices before and after the dividend announcement. Keywords: price movement, abnormal returns, consumer goods, event study, dividend announcements.
  2. 354 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Đặt vấn đề Mối quan hệ giữa cổ tức và giá thị trường của cổ phiếu là một trong những chủ đề thu hút nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu về tài chính doanh nghiệp từ trước tới nay. Cổ tức có vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư, nhà quản lý, và các chủ thể khác có liên quan. Đặc biệt đối với các nhà đầu tư, các vấn đề liên quan đến cổ tức lại càng trở nên rất quan trọng vì cổ tức không chỉ là một nguồn thu nhập mà còn là một tiêu chí để đánh giá về kết quả tài chính của công ty (Singh và Tandon, 2019). Trong tài chính doanh nghiệp truyền thống, chính sách cổ tức thường chỉ liên quan đến các quyết định về chi trả thu thập tới các cổ đông hay bổ sung lợi nhuận giữ lại của công ty, làm cho việc trả cổ tức trở nên không mang tính chất đều đặn và liên tục. Tuy nhiên, trong tài chính doanh nghiệp hiện đại, chính sách cổ tức có thể giải quyết nhiều vấn đề hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư với gánh nặng thuế khác nhau cũng như giúp công ty nâng cao giá trị của mình (Singh và Tandon, 2019). Một công ty bất kỳ trên thị trường chứng khoán thường theo đuổi một chính sách chi trả cổ tức nhất định, phản ánh một phần về thực trạng tài chính của công ty. Một sự tăng lên trong cổ tức chi trả được coi là một dấu hiệu tích cực trong khi tỷ lệ chi trả giảm xuống là một dấu hiệu tiêu cực đối với giá cổ phiếu trên thị trường (Vijayakumar, 2010; Sattar và cộng sự, 2017). Trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cổ tức và giá cổ phiếu của công ty, đáng chú ý là các nghiên cứu liên quan đến phản ứng của giá cổ phiếu trước thông tin trả cổ tức của doanh nghiệp, trong đó cổ tức có thể là tiền mặt hoặc cổ tức trả bằng cổ phiếu (Nguyen và Wang, 2013; Al-Yahyaee, 2014; Anwar và Singh, Jain, 2017; Khanal và Mishra , 2017; Felimban, Floros, và Nguyen, 2018). Việc nghiên cứu mối quan hệ này không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn là một thước đo về mức hiệu quả của thị trường tài chính. Thị trường càng hiệu quả thì sự phản ứng của giá cổ phiếu trước các thông tin này càng chính xác và tức thời (Fama, 1970). Tại Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giá cổ phiếu với thông tin trả cổ tức của các công ty niêm yết đã được thực hiện khá đang dạng, sử dụng các phương pháp khác nhau (Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến, 2015; Phùng Tất Hữu, 2015; Nguyễn Thị Minh Huệ, 2015; Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, 2016; Phạm Tiến Mạnh và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, điểm chung của các nghiên cứu đã tiến hành là sử dụng cỡ mẫu là các công ty niêm yết trên Thị trường chứng khoán Việt Nam mà không có sự phân biệt theo ngành hoặc quy mô công ty. Trong khi các yếu tố đó cũng có thể ảnh hưởng đáng kể tới đối tượng nghiên cứu. Chính vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành sử dụng phương pháp “event study” – phương pháp nghiên cứu sự kiện, nhằm đánh giá sự biến động giá cổ phiếu và sự kiện trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ngành hàng tiêu dùng, ngành hàng có mức vốn hoá đứng thứ hai trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mối quan hệ giữa biến động giá cổ phiếu và thông báo trả cổ tức được phân tích bằng sự phát hiện lợi nhuận bất thường của cổ phiếu doanh nghiệp trong đó chia nhóm các công ty nghiên cứu theo mức vốn hoá khác nhau. Kết quả nghiên cứu mong muốn đưa ra được các khuyến nghị nhằm giúp tối đa hoá lợi nhuận cho
  3. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 355 các nhà đầu tư. Đồng thời, các phát hiện của nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư hoặc công bố thông tin chi trả cổ tức đúng thời điểm, giúp nâng cao giá trị công ty. 2. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Trên thế giới, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự kiện thông báo cổ tức có thể làm thay đổi giá trị cổ phiếu và kỳ vọng về rủi ro cũng như lợi nhuận của một doanh nghiệp. Một trong những lý thuyết cơ sở về mối quan hệ giữa hai biến này được đề cập tới trong cuốn sách “Securities Analysis” của Graham & Dodd (1951). Thông báo chi trả cổ tức sẽ giúp các nhà đầu tư đưa ra những phán đoán về tình trạng tài chính của công ty. Từ đó, phản ứng của nhà đầu tư trước thông tin này sẽ ảnh hưởng tới quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của họ, gây ra những biến động đối với giá cổ phiếu của công ty. Các nghiên cứu về sau được thực hiện đối với nhiều nền kinh tế khác nhau tại nhiều thời điểm khác nhau nhằm kiểm chứng mối quan hệ giữa thông báo cổ tức và biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu của Petit (1972) là nghiên cứu đầu tiên chứng minh được sự tác động cùng chiều của việc chi trả cổ tức và lợi nhuận bất thường của cổ phiếu. Đồng quan điểm với các nghiên cứu trên, Dasilas và Leventis (2011) sử dụng mô hình giản đơn để xác định sự thay đổi của cổ tức bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện, kiểm định lợi nhuận bất thường tích luỹ (CAR) trong khung cửa sổ nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004. Đồng thời tác giả tiến hành mô hình hồi quy giữa biến phụ thuộc (CAR) và một loạt các biến độc lập để chứng minh rõ ràng tác động của thông báo cổ tức tới lợi nhuận bất thường của cổ phiếu và giá trị công ty. Nghiên cứu về thông báo cổ tức ngày càng đa dạng và các khung cửa sổ sự kiện nghiên cứu (event window) cũng được kéo dài hơn nhằm cho thấy tác động của sự kiện này tới giá trị cổ phiếu trong cả ngắn hạn và dài hạn. Kết quả nghiên cứu của Anwar và Singh, Jain (2015) trong ngắn hạn nhận thấy phương sai giá cổ phiếu sau khi công bố tăng so với trước khi công bố, lợi nhuận cổ phiếu thặng dư tăng khi các công ty bắt đầu chia cổ tức, đồng thời rủi ro hệ thống giảm. Còn trong dài hạn, cổ phiếu ít biến động hơn. Phương sai giảm trong khoảng thời gian 60 ngày nhưng lại tăng dần trong khoảng 120 ngày. Một nghiên cứu khác cũng tại thị trường Ấn Độ của Kumar (2017) đã chia các mẫu nghiên cứu làm 3 nhóm: nhóm công ty thông báo tăng cổ tức, nhóm giảm cổ tức và nhóm không thay đổi cổ tức. Kết quả lợi nhuận bất thường cao nhất xuất hiện trong ngày sự kiện của các công ty tăng cổ tức và ngược lại đối với các công ty giảm cổ tức. Đối với nhóm công ty không thay đổi cổ tức thì không xuất hiện lợi nhuận bất thường. Nghiên cứu của Maitra và Dey (2012) bên cạnh việc sử dụng mô hình thị trường để đo lường lợi nhuận kỳ vọng, tác giả đã tính toán theo mô hình CAPM và sau đó so sánh sự khác biệt sau kiểm định lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ của cả 2 mô hình. Nghiên cứu kết luận về sự khác biệt về mức độ biến động của lợi nhuận bất thường trung bình và lợi nhuận
  4. 356 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán bất thường trung bình tích luỹ khi tính toán theo hai mô hình khác nhau. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy xu hướng chung của cả hai đó là gia tăng lợi nhuận bất thường trung bình khi càng tới gần và sau mốc sự kiện thông báo cổ tức. Đối với những thời kỳ kinh tế khác nhau, sử dụng mô hình thị trường, hồi quy OLS và kiểm định T-test và thực hiện nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Thái Lan, Suwanna (2012) cũng đưa ra kết luận về giá cổ phiếu có xu hướng tăng sau ngày công bố chi trả cổ tức. Ngược lại, nghiên cứu của Allen và Rachim (1996) tại Australia lại không cho thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa hai biến trên. Tương tự, nghiên cứu Rashid and Rahman (2008) ở Bangladesh nhận định rằng chính sách cổ tức không gây ảnh hưởng tới rủi ro của cổ phiếu. Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan tới chính sách cổ tức ảnh hưởng tới giá cổ phiếu đã xuất hiện tương đối nhiều, tuy nhiên, việc tiếp cận phân tích sự biến động giá cổ phiếu thông qua phương pháp phân tích sự kiện với mốc thời gian là ngày thông báo chi trả cổ tức vẫm còn hạn chế. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và thay đổi giá cổ phiếu chủ yếu thông qua các nhân tố tác động tới chính sách cổ tức thông qua các mô hình với biến phụ thuộc là tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc giá cổ phiếu. Các mô hình thường sử dụng đó là mô hình ảnh hưởng cố định FEM được sử dụng để kiểm soát tất cả các đặc tính ổn định của công ty trong khoảng thời gian cố định, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM áp dụng khi các đặc điểm của mẫu khác nhau để giải thích sự khác biệt giữa các công ty. Lược qua một số nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu này có thể kể đến như nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015), Phùng Tất Hữu (2015), Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2016), Lê Thẩm Dương và Bùi Đan Thanh (2019). Đối với nghiên cứu về thông báo cổ tức tại Việt Nam, một trong số ít nghiên cứu đầu tiên có thể kể đến nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2015) về tác động của thông báo cổ tức lên giá cổ phiếu bằng cách tiến hành hồi quy cho từng sự kiện thông báo cổ tức với 69 lần thực hiện hồi quy cho 20 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất (Bluechips) trên sàn HOSE giai đoạn 2006-2013. Kết quả của nghiên cứu cho thấy thị trường phản ứng khá thận trọng trước những thông tin tiêu cực, trong khi ảnh hưởng của những thông tin tích cực lên thị trường lại khá lớn và có dư âm. Đối với các thông tin giữ nguyên cổ tức, thị trường nhìn chung có phản ứng tích cực được ghi nhận qua giá trị thu nhập bất thường tích lũy và trung bình dương. Nghiên cứu khác của Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2018) về tác động của công bố thông tin cổ tức, lợi nhuận đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX). Điểm mới của nghiên cứu này đó là mở rộng hơn phạm vi các thông báo hàm chứa thông tin về cổ tức như thông báo lợi nhuận. Với các dữ liệu bao gồm 1.226 thông báo lợi nhuận và 320 thông báo cổ tức trong vòng ba năm tính từ thời điểm ngày 5/5/2015 đến hết ngày 31/8/2017, kết quả nghiên cứu thể hiện phản ứng tiêu cực của thị trường trước thông tin tỷ lệ chi trả cổ tức tăng, CAAR giảm mạnh ngay trước khi thông báo được công bố và tiếp tục giảm sau khi thông báo cổ tức được đưa ra thị trường. Đối với thông báo cổ tức giảm, CAAR ghi nhận kết quả dương bắt đầu trước 2 ngày thông báo
  5. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 357 thông tin và biến đổi tích cực sau ngày sự kiện thông báo cổ tức. Kết luận này ngược lại với sự phản ứng của giá cổ phiếu đối với các thông báo lợi nhuận của công ty. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết về cổ tức và chính sách cổ tức Về cổ tức, bản chất cổ tức là cách doanh nghiệp phân phối lại lợi nhuận sau khi huy động được vốn ban đầu từ cổ đông. Theo khoản 3, điều 4, Luật doanh nghiệp 2020, cổ tức được định nghĩa là “khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác”. Cổ tức bao gồm cổ tức dành cho cổ phiếu ưu đãi và cổ tức dành cho cổ phiếu phổ thông. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả chỉ sử dụng dữ liệu thông báo cổ tức của cổ phiếu phổ thông. Tại Việt Nam, các đợt chi trả cổ tức của một công ty thông thường cách nhau 6 tháng một lần và cổ tức một năm có thể được chi trả từ một đến ba lần. Các công ty cổ phần có thể lựa chọn một trong ba hình thức sau để thực hiện việc chi trả cổ tức, đó là hình thức chi trả bằng tiền mặt, hình thức chi trả bằng cổ phiếu và hình thức chi trả bằng tài khoản khác quy định trong điều lệ của công ty. Về chính sách cổ tức, đây là một trong những chính sách quan trọng của công ty cổ phần. Chính sách cổ tức là quyết sách quy định việc chi trả cổ tức cho cổ đông và phân phối lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Trên thực tế, hai trường phái thường được ứng dụng trong doanh nghiệp đó là lý thuyết ổn định cổ tức và lý thuyết thặng dư cổ tức. Thứ nhất, với lý thuyết ổn định cổ tức, doanh nghiệp sẽ xác định một mức cổ tức nhất định và duy trì chi trả cổ tức trong các năm. Thứ hai, với lý thuyết thặng dư cổ tức, công ty sẽ ưu tiên sử dụng khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư và tài trợ các dự án, cơ hội khác có khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn sau đó mới dùng khoản còn lại để chi trả cổ tức. 2.2.2. Lý thuyết về lợi nhuận bất thường và thông báo cổ tức Sự biến động giá chứng khoán có thể tạo ra lợi nhuận bất thường trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Nếu như tỷ suất lợi nhuận thực tế đối với một khoản đầu tư chứng khoán được tính bằng phần trăm thay đổi giá chứng khoán trong một thời gian nhất định thì lợi nhuận bất thường (abnormal return) được hiểu là lợi nhuận vượt trội so với mức kỳ vọng xuất phát từ một sự kiện nào đó (Dawid, 2016). Một trong các sự kiện có thể tạo ra lợi nhuận bất thường đó là thông báo cổ tức của doanh nghiệp (Felimban, Floros, và Nguyen, 2018). Tuy nhiên, nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự biến động giá cổ phiếu với các thông báo cổ tức được dựa trên hai trường phái lý thuyết. Trường phái thứ nhất đó là về sự độc lập của giá cổ phiếu với chính sách cổ tức công ty. Theo Miller và Modigliani (1961), giá cổ phiếu không phản ứng trước các thông tin về chính sách cổ tức dựa khi không tồn tại chi phí thuế và phí giao dịch. Đối với trường phái thứ hai, sự biến động của cổ phiếu trong mối quan hệ với cổ tức được lý giải bởi bốn lý thuyết: lý thuyết chú chim trong lòng bàn tay, lý thuyết tín hiệu, lý thuyết chi phí đại diện và lý thuyết hiệu ứng nhóm khách hàng. Trong các lý thuyết này, đáng chú ý là lý thuyết tín hiệu, lần đầu tiên được nghiên cứu bởi Akerlof (1970), sau đó là Spence (1973). Lý thuyết này mô tả hành vi của hai đối tượng khi thông tin được
  6. 358 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán truyền tải từ người phát tín hiệu và người nhận tín hiệu. Áp dụng vào thị trường chứng khoán, hai đối tượng truyền và nhận thông tin ở đây là người quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đối với một doanh nghiệp, bất kỳ một thông báo nào, bao gồm thông báo chi trả cổ tức đều có thể chứa đựng thông tin và có thể coi là một tín hiệu của doanh nghiệp được truyền ra ngoài thị trường. Nghiên cứu về biến động giá chứng khoán và thông báo cổ tức cần phải phải xét đến mức độ hiệu quả của thị trường. Theo Kendall (1953) giá cổ phiếu thay đổi một cách ngẫu nhiên và là kết quả phản ánh qua các thông tin trên thị trường. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng ở nhiều quốc gia thị trường chứng khoán ở mức hiệu quả trung bình và yếu, giá chứng khoán chưa thực sự phản ánh đúng thực tế của thị trường do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác đến giá chứng khoán. Sự tác động của những thông tin sai lệch khiến nhà đầu tư dễ đưa ra những quyết định sai lầm khi giao dịch. Mặt khác, tâm lý bầy đàn trên thị trường cũng làm cho giá cổ phiếu không phản ảnh được giá trị thực của nó. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài là phương pháp nghiên cứu sự kiện Event Study được đề xuất bởi Bowman (1983); Brown và Warner (1985). Cụ thể các bước nghiên cứu được thực hiện sẽ trình bày ở các phần dưới. Xác định cửa sổ sự kiện nghiên cứu Trước hết, bài nghiên cứu xác định hai khung cửa sổ sử dụng để thu thập giá cổ phiếu và tính toán ở các phần sau, cụ thể: - Khung cửa sổ sự kiện (event window): 11 ngày (từ 5 ngày trước sự kiện đến 5 ngày sau sự kiện) - Khung cửa sổ ước lượng (estimation window): 100 ngày (từ 106 ngày trước sự kiện đến 6 ngày trước sự kiện) Hình 1: Khung thời gian nghiên cứu sự kiện Nguồn: Nhóm nghiên cứu Phân tích lợi nhuận bất thường Bằng cách sử dụng mô hình thị trường, tham số alpha và beta được ước lượng bằng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) với dữ liệu giá trong khung cửa sổ ước lượng (100 ngày) và theo đó tính toán được lợi nhuận kỳ vọng như sau: 𝑬(𝑹𝒊, 𝒕) = 𝜶𝒊 + 𝜷𝒊𝑹𝒎, 𝒕 (1) Trong đó:
  7. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 359 - E(Ri,t): Lợi nhuận kỳ vọng của cổ phiếu i ngày t - Rm,t: Lợi nhuận của danh mục thị trường ngày t Tiếp theo, để có thể xác định được lợi nhuận bất thường, ta cần phải so sánh được mức độ thay đổi giữa lợi nhuận kỳ vọng và lợi nhuận thực tế khi sự kiện xảy ra. Công thức tính toán lợi nhuận thực tế cụ thể như sau: 𝑅𝑖, 𝑡 = 𝑙𝑛 (𝑃𝑖, 𝑡) − 𝑙𝑛 (𝑃𝑖, 𝑡 − 1) (2) Trong đó: - Ri,t: Lợi nhuận thực tế của cổ phiếu i ngày t - Pi,t: Giá cổ phiếu i ngày t - Pi,t-1: Giá cổ phiếu i ngày t-1 Sau khi đã có kết quả lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng của từng ngày trong khung thời gian nghiên cứu, dễ dàng tính được lợi nhuận bất thường của từng cổ phiếu theo từng ngày: 𝐴𝑅𝑖, 𝑡 = 𝑅𝑖, 𝑡 − 𝐸(𝑅𝑖, 𝑡) (3) Trong đó, ARi,t là lợi nhuận bất thường của cổ phiếu i ngày t Tổng hợp các kết quả lợi nhuận bất thường của 71 sự kiện thông báo cổ tức trong 112 ngày (tính cả mốc ngày thông báo cổ tức), ta tính lợi nhuận bất thường trung bình của 71 sự kiện theo từng ngày: 1 𝑁 𝐴𝐴𝑅𝑡 = 𝑁 ∑ 𝑖=0 𝐴𝑅𝑖, 𝑡 (4) Trong đó: - AARt: Lợi nhuận bất thường trung bình của tất cả cổ phiếu ngày t - N: Số thông báo cổ tức Lợi nhuận bất thường trung bình được tính toán trong toàn bộ khung thời gian nghiên cứu sự kiện và tập trung phân tích trong khung cửa sổ sự kiện là (-5,+5). Việc lựa chọn cửa sổ sự kiện như vậy cùng với việc tính toán các giá trị trung bình của lợi nhuận bất thường từng ngày sẽ giúp bài nghiên cứu đánh giá rõ hơn sự tác động giữa hai biến nghiên cứu là mốc thời gian sự kiện thông báo cổ tức và giá cổ phiếu, bao gồm cả những trường hợp bị rò rỉ thông tin trước ngày công bố. Và nếu AAR được tích luỹ trong một khoảng thời gian cụ thể (xung quanh mốc ngày công bố thông tin chia cổ tức), ta có thể nhận được lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ bên dưới, trong đó, CAARt1,t2 là lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ của từ ngày t1 đến ngày t2: 𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡1, 𝑡2 = ∑ 𝑡2 𝐴𝐴𝑅𝑡 𝑡=𝑡1 (5) Đặt giả thiết nghiên cứu và kiểm định T-test Mục tiêu là kiểm định để xác định liệu có tồn tại lợi nhuận bất thường khác 0 và có ý nghĩa thống kê xung quanh mốc sự kiện thông báo cổ tức hay không. Từ đó, bài nghiên cứu đặt ra các giả thiết sau:
  8. 360 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán ● Giả thiết tổng quát (Ho): Không tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh mốc sự kiện thông báo cổ tức. ● Giả thiết 1 (H1): Không tồn tại lợi nhuận bất thường trung bình xung quanh mốc sự kiện thông báo cổ tức [H1: E(AARt) = 0] ● Giả thiết (H2): Không tồn tại lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ xung quanh mốc sự kiện thông báo cổ tức [H2: E(CAARt) = 0] Từ giả thiết trên, giá trị kiểm định T-Statistics của AARt sẽ có dạng phân phối T- Student với bậc tự do là N-1 với giả định lợi nhuận bất thường trung bình AARt độc lập và tuân theo phân phối chuẩn. Mặc dù giá trị lợi nhuận bất thường hàng ngày nhìn chung không chuẩn nhưng với lý thuyết giới hạn trung tâm thì giá trị của các lợi nhuận bất thường các công ty sẽ tiệm cận dần với phân phối chuẩn khi lượng cổ phiếu gia tăng. Theo đó, để tính toán giá trị T-statistics của AARt và CAARt ta sử dụng công thức sau: 𝐴𝐴𝑅𝑡 𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡1,𝑡2 𝑇= (6) 𝑇′ = (7) 𝜎𝐴𝐴𝑅𝑡 𝜎𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡2 Trong đó, phần tử dưới mẫu 2 công thức lần lượt là độ lệch chuẩn của AARt và phương sai của CAARt2. Dựa trên nghiên cứu của Christie (1983), các phương sai trên được tính như sau: 1 1 𝑁 𝜎𝐴𝐴𝑅𝑡 = √ ∑ 𝑖=1(𝐴𝑅𝑖, 𝑡 − 𝐴𝐴𝑅𝑡)2 (8) √𝑁 𝑁−1 𝜎𝐶𝐴𝐴𝑅𝑡 = 𝜎𝐴𝐴𝑅𝑡√ 𝑡1 + 𝑡2 + 1 (9) Các mức ý nghĩa thống kê được chấp nhận trong bài nghiên cứu là 1%, 5% và 10%. Các kết quả quanh mốc sự kiện đạt một mức ý nghĩa sau kiểm định như trên sẽ đưa ra kết luận bác bỏ các giả thiết. Kết luận sau kiểm định và bác bỏ giả thiết là các lợi nhuận bất thường khác 0 và tồn tại xung quanh mốc sự kiện. Ngược lại, kết luận khi chấp nhận giả thiết là không tồn tại các giá trị lợi nhuận bất thường xung quanh mốc sự kiện và các giá trị này bằng 0. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Mô tả dữ liệu Bài nghiên cứu lấy dữ liệu về 71 thông báo cổ tức của 50 công ty niêm yết trên sàn HSX và HNX. Dữ liệu được chọn lọc từ tất cả các thông báo cổ tức trong năm 2020 của 265 công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng dựa trên tiêu chí phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) đáp ứng được các yêu cầu sau: ● Doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán HSX hoặc HNX ● Loại các doanh nghiệp niêm yết trên sàn UPCOM do sàn giao dịch này có thanh khoản thấp, khó đo lường được sự chính xác của biến động lợi nhuận ● Doanh nghiệp có ít nhất 1 thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2020
  9. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 361 ● Dữ liệu giá quá khứ của cổ phiếu cần có đủ trong ngày thông báo cổ tức và 112 ngày xung quanh mốc sự kiện thông báo cổ tức (100 ngày trước thông báo cổ tức và 5 ngày sau sự kiện) Nguồn dữ liệu về giá quá khứ được thu thập trên thông tin điện tử CafeF và Vietstock. Đây là nguồn thông tin được nhiều công ty chứng khoán uy tín hàng đầu Việt Nam sử dụng để phân tích như VNDirect, Chứng khoán AgriBank, VietinBank Securities, TPS (Tiên Phong Securities), Mirae Asset… Các thông tin về thông báo cổ tức được tổng hợp qua trang thông tin của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Kết quả nghiên cứu Bài nghiên cứu lựa chọn 71 sự kiện thông báo cổ tức năm 2020 để nghiên cứu sự biến động của giá xung quanh mốc thời gian ngày thông tin về thông báo cổ tức được công bố. Bên cạnh đó, số thông báo cổ tức được công bố trong năm 2019 là 58 thông báo với 49 thông báo cổ tức cùng kỳ với năm 2020. Trong đó, tổng cộng năm 2020 có 14 thông báo có phần trăm chia cổ tức tăng, 17 thông báo giảm cổ tức và 18 thông báo không đổi phần trăm chia cổ tức so với năm 2019. Theo đó, các dữ liệu sẽ được phân tích trong khung cửa sổ sự kiện 11 ngày (5 ngày trước thông báo và 5 ngày sau thông báo) với cửa sổ ước lượng là 100 ngày trước khung cửa sổ sự kiện. Mốc thời gian nghiên cứu hay ngày thông báo cổ tức được ký hiệu là ngày 0. Tiếp tục, các ngày trước thông báo cổ tức lần lượt được ký hiệu là -1, -2, -3, -4, -5 và tương tự với các ngày sau thông báo cổ tức là 1, 2, 3, 4, 5. Kết quả tính toán lợi nhuận bất thường trung bình và lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ cùng giá trị kiểm định T-Statistics ở Bảng 1. Bảng 1: Kết quả phân tích lợi nhuận bất thường trung bình (AAR) và lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ (CAAR) trong khung thời gian sự kiện thông báo cổ tức N=71 AAR T-Stats (AAR) CAAR T-Stats (CAAR) -5 -0.0046 -1.2638 -0.0046 -1.1370 -4 0.0012 0.3538 -0.0034 -0.5949 -3 0.0122* 3.7659 0.0088 1.2550 -2 0.0044 1.3312 0.0132 1.6318 -1 0.0069** 2.0289 0.0201** 2.2191 0 0.0035 1.1150 0.0235** 2.3764 1 0.0055 1.5842 0.0291* 2.7157 2 0.0008 0.2485 0.0299** 2.6100 3 0.0027 0.8265 0.0326* 2.6868 4 -0.0055 -1.1887 0.0270** 2.1153 5 -0.0039 -0.8693 -0.0039 -0.2896 ***,**,* tương đương với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%
  10. 362 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Dựa vào bảng số liệu tổng hợp ở trên, ta thấy AAR đạt giá trị kiểm định T-Statistics cao nhất là 3,7659 (1.22%) với mức ý nghĩa cao 1% vào ngày -3, tức là trước khi diễn ra sự kiện thông báo cổ tức 3 ngày. Bên cạnh đó, ngày -1 cũng ghi nhận mức ý nghĩa 5% với giá trị AAR tính toán được ở mức 0.69%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Kumar (2017) tại thị trường chứng khoán Ấn Độ năm 2012, giá trị kiểm định AAR của các thông báo cổ tức có mức ý nghĩa 5% được tìm thấy vào 1 ngày trước khi thông báo cổ tức được công bố. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Huệ (2015) đối với 18 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HSX cũng cho kết quả kiểm định với mức ý nghĩa 5% vào ngày -1. Các kết quả kiểm định AAR khác có thể do nhiễu thông tin làm hạn chế ý nghĩa thống kê theo nghiên cứu của Docking & Koch (2005). Đường xu hướng biến động AAR cho thấy từ ngày -3 giá cổ phiếu tăng mạnh và giảm dần tuy nhiên vẫn giữ giá trị dương cho đến ngày 4 và 5 sau thông báo cổ tức ghi nhận giá trị âm. Hình 2: Xu hướng biến động của lợi Hình 3: Xu hướng biến động của lợi nhuận bất thường trung bình (AAR) nhuận bất thường trung bình tích luỹ (CAAR) Nguồn: Nhóm nghiên cứu Mặt khác, xu hướng của CAAR lại có xu hướng tăng vào ngày -3, rồi tăng dần trong các ngày sau cho đến ngày 4 và 5. Các giá trị lợi nhuận trung bình tích luỹ giai đoạn từ ngày - 3 đến ngày 4 đều mang giá trị dương trong đó CAAR (-5,-1), CAAR(-5,0), CAAR(-5,2) và CAAR (-5,4) ghi nhận mức ý nghĩa 5%; CAAR (-5,1), CAAR(-5,3) đều kiểm định đạt mức ý nghĩa cao với 1%. Đặc biệt, kết quả quan sát CAAR(-5,4) ở mức ý nghĩa 5% trùng với kết quả của những nghiên cứu đã được thực hiện như Dasilas & Leventis (2011) và Nguyễn Thị Minh Huệ (2015). Kết quả trên cùng với khung kiểm định CAAR (-5,-1), (-5,0) và (-5,2) đều cho mức ý nghĩa tương ứng trong nghiên cứu của Maitra và Dey (2012). Nghiên cứu khác của Suwanna (2012) tại thị trường chứng khoán Thái Lan cũng đưa ra mức ý nghĩa 1% đối với kết quả kiểm định CAAR (-5,1), giống với kết quả mà bài nghiên cứu này đưa ra. Để làm rõ hơn các tác động của sự kiện thông báo cổ tức đến từng nhóm công ty được phân loại dựa trên giá trị vốn hoá, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định T-test đối với từng mẫu phân tích khác nhau.
  11. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 363 Bảng 2: Kết quả phân tích AAR và CAAR trong khung thời gian sự kiện thông báo cổ tức của các công ty có vốn hoá lớn (Large-Cap) ngành hàng tiêu dùng N=10 AAR T-Stats (AAR) CAAR T-Stats (CAAR) -5 -0.0087 -1.5883 -0.0087 -1.7103 -4 -0.0011 -0.3119 -0.0098*** -1.9286 -3 0.0053 0.8865 -0.0045 -0.8859 -2 0.0010 0.1204 -0.0035 -0.6916 -1 -0.0022 -0.3023 -0.0057 -1.1139 0 -0.0021 -0.6507 -0.0077 -1.5182 1 0.0030 0.5006 -0.0048 -0.9315 2 -0.0087 -1.4775 -0.0134** -2.6273 3 -0.0153 -1.5582 -0.0287* -5.6334 4 0.0002 0.0324 -0.0285* -5.5875 5 0.0008 0.1525 -0.0277* -5.4375 ***,**,* tương đương với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu Bảng 3: Kết quả phân tích AAR và CAAR trong khung thời gian sự kiện thông báo cổ tức của các công ty có vốn hoá vừa (Mid-Cap) ngành hàng tiêu dùng N=31 AAR T-Stats (AAR) CAAR T-Stats (CAAR) -5 -0.0024 -0.7038 -0.0024 -0.4923 -4 0.0065 1.5846 0.0041 0.8651 -3 0.0161* 3.2303 0.0202* 4.2199 -2 0.0046 1.0025 0.0248* 5.1765 -1 0.0078 1.6847 0.0326* 6.8134 0 0.0019 0.4170 0.0345* 7.1997 1 0.0056 1.2573 0.0401* 8.3727 2 -0.0052 -1.3219 0.0350* 7.2964 3 0.0009 0.2737 0.0359* 7.4902 4 -0.0151** -2.0308 0.0208* 4.3467 5 -0.0012 -0.2033 0.0197* 4.1057 ***,**,* tương đương với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu
  12. 364 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Bảng 4: Kết quả phân tích AAR và CAAR trong khung thời gian sự kiện thông báo cổ tức của các công ty có vốn hoá vừa (Small & Micro Cap) ngành hàng tiêu dùng N=30 AAR T-Stats (AAR) CAAR T-Stats (CAAR) -5 -0.0055 -0.6981 -0.0055 -0.8206 -4 -0.0035 -0.5171 -0.0091 -1.3425 -3 0.0105*** 1.8882 0.0014 0.2095 -2 0.0054 0.8977 0.0068 1.0048 -1 0.0089 1.4294 0.0156** 2.3192 0 0.0070 1.1929 0.0226* 3.3564 1 0.0062 0.9141 0.0289* 4.2827 2 0.0101 1.6888 0.0390* 5.7802 3 0.0106*** 1.7454 0.0496* 7.3580 4 0.0024 0.3083 0.0520* 7.7084 5 -0.0083 -0.9237 0.0437* 6.4845 ***,**,* tương đương với mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Nguồn: Kết quả phân tích của nhóm nghiên cứu Đầu tiên, các công ty có giá trị vốn hoá lớn hơn 10,000 tỷ đồng được gọi là các công ty Large-Cap với tổng cộng số mẫu được phân tích là 10 thông báo cổ tức. Sau phân tích và tính toán, ta nhận thấy mặc dù các giá trị kiểm định AAR không thể hiện mối quan hệ giữa giá và sự kiện thông báo cổ tức nhưng về tích luỹ trong các khung thời gian sự kiện giá cổ phiếu các công ty vốn hoá lớn ngành hàng tiêu dùng có phản ứng với thông tin cổ tức. Với 31 thông báo cổ tức của các công ty có vốn hoá vừa (Mid-Cap) và 30 thông báo cổ tức của các công ty vốn hoá nhỏ (Small & Micro Cap), giá trị kiểm định AAR đều ghi nhận mức ý nghĩa lần lượt 1%, 10% vào 3 ngày trước thông báo cổ tức. Và sau thông báo cổ tức 3 ngày đối với kết quả phân tích của các công ty Mid-Cap và 4 ngày với các công ty Small & Micro Cap, AAR tiếp tục ghi nhận mức ý nghĩa. Kết quả nhà được giải thích là do sự rò rỉ thông tin và phản ứng trễ của nhà đầu tư đối với thông báo cổ tức. Bên cạnh đó, các giá trị kiểm định CAAR của các công ty này đều có ý nghĩa trước từ 3 ngày (công ty Mid-Cap) và 1 ngày (công ty Small & Micro Cap) kéo dài đến ngày thứ 5 sau thông báo cổ tức. Các kết quả lợi nhuận bất thường tích luỹ mang giá trị dương chứng tỏ đối với cổ phiếu của các công ty vốn hoá vừa, nhà đầu tư sẽ phản ứng tích cực đối với thông tin cổ tức và có xu hướng mua thăm dò cổ phiếu ở các mức giá rải rác trước và sau thông báo cổ tức. Ngoài ra, số thông báo cổ tức tăng và không đổi so với năm 2019 là 32 thông báo, chiếm khoảng 65% trong tổng số thông báo cùng kỳ với năm 2020 và còn lại 17 thông báo giảm cổ tức chiếm 35%. Điều này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp được đưa vào phân tích thông báo cổ tức trong nghiên cứu này có tình hình tài chính ổn định, duy trì được tỷ lệ chi trả cổ tức an toàn. Trong đó, theo tỷ trọng số thông báo cổ tức cùng kỳ giữa hai năm của
  13. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 365 từng mức vốn hoá doanh nghiệp, 50% các thông báo cổ tức của các công ty Large-Cap tăng, 50% thông báo cổ tức không đổi và không có thông báo giảm cổ tức. Nhờ chính sách cổ tức ổn định, cổ đông các công ty này thường sẽ đầu tư vào giá trị doanh nghiệp do đó không có quá nhiều phản ứng đối với thông tin cổ tức được công bố (các giá trị kiểm định AAR không ghi nhận mức ý nghĩa). Tuy nhiên về dài hạn tích luỹ thì có sự tác động của thông báo cổ tức tới các cổ đông này do tỷ lệ chia cổ tức các công ty Large-Cap thường khá cao có thể thu hút các nhà đầu tư khác, các cổ đông nắm giữ cổ phiếu có thể thấy được tiềm năng tăng giá những ngày gần tới kỳ công bố chia cổ tức và bán rải trước và sau thông báo cổ tức. Tỷ lệ tăng, giảm và không đổi này đối với các thông báo cổ tức của công ty Mid-Cap lần lượt là 35%, 35%, 30%. Đối với các công ty có vốn hoá nhỏ (Small & Micro Cap), các con số này có sự chênh lệch phần trăm nhiều hơn về thông báo giảm cổ tức với 43,48% trên tổng số thông báo của các công ty Small & Micro Cap; 39,13% thông báo không đổi cổ tức và 17,39% số thông báo giảm cổ tức. Sự phân hoá tỷ trọng giữa các thông báo tăng, giảm và không đổi cho thấy các công ty vừa và nhỏ dễ chịu những tác động từ nền kinh tế và các yếu tố khác do tình hình kinh doanh chưa ổn định và chủ yếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn cần lợi nhuận giữ lại để làm vốn phát triển. Các nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu của các công ty này sẽ cần quan tâm hơn tới các thông tin về tình hình tài chính công ty để có chiến lược mua bán đúng thời điểm, mang lại lợi nhuận cao nhất. Điều này có thể là nguyên nhân thúc đẩy các nhà đầu tư giao dịch nhiều hơn vào các ngày trước và sau thông tin công bố cổ tức, cung cầu cổ phiếu thay đổi gây ra những biến động về AAR và CAAR xung quanh mốc ngày nghiên cứu. 4. Khuyến nghị và kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy được tác động của sự kiện thông báo cổ tức đến giá cổ phiếu gây biến động trước và sau sự kiện. Tuy nhiên, kết quả bài nghiên cứu này cũng cho thấy mức độ hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa cao do xuất hiện hiện tượng rò rỉ thông tin trước thông báo cổ tức khiến giá biến động trước và sau thông báo cổ tức. 4.1. Đối với nhà đầu tư cá nhân Ngoài những cơ hội đầu tư, nhà đầu tư vẫn có thể gặp phải những rủi ro trong việc phán đoán giá biến động. Bởi vậy dưới đây là một số khuyến nghị để nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định mang lại lợi nhuận tốt nhất. Cụ thể: Thứ nhất, nhà đầu tư cần xác định được định hướng của bản thân đối với một cổ phiếu nào đó là đầu tư hay đầu cơ. Kết hợp với các phân tích kỹ thuật, việc hiểu rõ về các đợt chia cổ tức sẽ giúp nhà đầu tư có thể xác định được chính xác hơn thời điểm nào nên mua vào để tránh những ảnh hưởng của việc biến động giá tăng cao, đồng thời mua được cổ phiếu ở điểm mua giá thấp. Thứ hai, nhà đầu tư cần quan tâm tới vấn đề liên quan đến thuế. Cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt sẽ phải chịu thuế do đó nhà đầu tư cần có sự cân nhắc khi lựa chọn cổ phiếu và
  14. 366 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán quyết định số lượng cổ phiếu nên mua phù hợp với khả năng chấp nhận thuế thu nhập cá nhân của bản thân. Thứ ba, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về tiềm lực thực tế của công ty để đảm bảo công ty đủ khả năng chi trả cổ tức như dự kiến. Mặt khác, nhà đầu tư cũng cần biết về quan điểm và tầm nhìn của ban lãnh đạo công ty nhằm tránh những chính sách gây mâu thuẫn lợi ích với quyền lợi cổ đông hay bản thân nhà đầu tư trong tương lai khi trở thành cổ đông của công ty. Cuối cùng, nhà đầu tư cần hạn chế những quyết định đầu tư theo tâm lý đám đông. 4.2. Đối với doanh nghiệp Công bố thông báo cổ tức được cho là một trong những cách để doanh nghiệp truyền tải tín hiệu về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn thời điểm thích hợp để đưa ra thông báo cổ tức. Đặc biệt với những thông báo cổ tức giảm, phản ứng tiêu cực đối với giá cổ phiếu cùng như ảnh hưởng nguồn vốn của công ty có thể xảy ra do đó doanh nghiệp nên chọn những thời điểm có những thông báo tích cực khác để giảm thiểu tác động của việc giảm chi trả cổ tức. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đảm bảo được các vấn đề bảo mật thông tin trước khi đưa ra thông báo cổ tức. Việc này nhằm tránh những trường hợp rò rỉ thông tin trước ngày công bố, các tổ chức có tiềm lực lớn có thể lợi dụng thông tin này để thao túng giá cổ phiếu của công ty ví dụ mua hàng loạt cổ phiếu trước thông báo với giá thấp và bán tháo ra khi giá sau thông báo tăng cao khiến giá giảm dần, cơ hội để họ lại tiếp tục mua vào. Và việc thao túng giá như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn vốn ổn định của công ty. Cuối cùng, thuế suất đối với cổ tức không chỉ là mối lo với nhà đầu tư mà đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp cần chú ý. Doanh nghiệp cần cân nhắc đưa ra chính sách cổ tức cũng như thông báo cổ tức phù hợp với tình hình hoạt động của doanh nghiệp để có thể cân bằng hay điều chỉnh cơ cấu cổ đông của doanh nghiệp. Tài liệu tham khảo Akerlof (1970), ‘The Market for Lemons’, Quarterly Journal of Economics 84, pp.488-500 Al-Yahyaee (2014), ‘Security Returns During Ex-Dividend Period’, Procedia Economics and Finance, 30, pp.948-954 Allen & Rachim (1996), ‘Dividend policy and stock price volatility: Australian evidence’, Applied Financial Economics, 6(2), pp.175-188 Anwar & cộng sự (2015), ‘Cash dividend announcements and stock return volatility: evidence from India’, Procedia Economics and Finance, pp.38-49 Bowman (1983), ‘Understanding and Conducting Event Studie’, Journal of Business Finance & Accounting, 10(4), pp.561-584 Brown & Warner (1985), ‘Using Daily Stock Returns: The Case of Event Studies’, Journal of Financial Economics 14(1), pp.3-31
  15. ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 367 Dasilas & Leventis (2011), ‘Stock market reaction to dividend announcements: Evidence from the Greek stock market’, International Review of Economics & Finance, 20, (2), pp.302-311 Dawid (2016), ‘Innovation and Market Value: The Case of Tourism Enterprises’, Difin. Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2928673 Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2016), ‘Tác động của chính sách cổ tức tiền mặt đến giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam’, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 232, Tr.49-59 Fama (1970), ‘Efficient Capital Markets: A Review of Theory and Empirical Work’, Journal of Finance, 25(2), pp.28-30 Felimban & cộng sự (2018), ‘The impact of dividend announcements on share price and trading volume: Empirical evidence from the Gulf Cooperation Council (GCC) countries’, Journal of Economic Studies, 45(2), pp.210–230 Graham & Dodd (1951), ‘Security Analysis’, McGraw-Hill, New York Kendall (1953), ‘The Analysis of Economic Time Series’, Journal of the Royal Statistical Society, 96 Khanal & Mishra (2017), ‘Stock price reactions to stock dividend announcements: A case from a sluggish economic period’, North American Journal of Economics and Finance, 42, pp.338–345 Kumar (2017), ‘New evidence on stock market reaction to dividend announcements in India’, International Review of Economics and Finance, 39, pp.327-337 Lê Thẩm Dương và Bùi Đan Thanh (2019), ‘Nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết’, Tạp chí Tài chính, 2, TP.Hồ Chí Minh Maitra & Dey (2012), ‘Dividend Announcement and Market Response in Indian Stock Market: An Event-Study Analysis’, Global Business Review, 13(2), pp.269-283 Miller & Modigliani (1961), ‘Dividend Policy, Growth, and the Valuation of Shares’, Journal of Business, 34(4), pp.411-433 Nguyen & Wang (2013), ‘Stock dividends in China: Signaling or liquidity explanations?’, Accounting and Finance, 53, pp.513–35 Nguyễn Thị Minh Huệ (2015), ‘Tác động của thông báo cổ tức lên giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM’, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26(5), Tr.44-59 Petit (1972), ‘Dividend announcements, security performance, and capital market efficiency’, The Journal of Finance, 27(5), pp.993-1007 Phạm Tiến Mạnh và cộng sự (2018), ‘Tác động của công bố thông tin cổ tức, lợi nhuận đến biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE)’, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, 60(11), Hà Nội
  16. 368 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Phùng Tất Hữu (2015), ‘Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu danh nghiệp’, Viện Khoa học Thuỷ Lợi Việt Nam, Tạp chí Tài chính, Hà Nội Rashid & Rahman (2008), ‘Dividend Policy and Stock Price Volatility: Evidence from Bangladesh’, Journal of Applied Business and Economics, 8 (4), pp.71-81 Sattar & cộng sự (2017), ‘Do Dividend Payout Ratio Drive the Profitability of a Firm: A Case of Energy and Textile Sector of Pakistan?’, In Advances in Applied Economic Research, pp. 591–597 Singh & Tandon (2019), ‘The Effect of Dividend Policy on Stock Price: Evidence from the Indian Market’, Asia-Pacific Journal of Management Research and Innovation, pp.1-9 Spence (1973), ‘Signaling Theory: A Review and Assessment’, Journal of Management, 37(1), pp.39-67 Suwanna (2012), ‘Impacts of Dividend Announcement on Stock Return, Procedia - Social and Behavioral Sciences’, 40, pp.721–725 Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015), ‘Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh’, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 38, Tr.67-74. Vijayakumar (2010), ‘Effect of financial performance on share prices in the Indian corporate sector: An empirical study’, Management and Labour Studies, 35(3), pp.369–381.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2