intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu lựa chọn phương án kỹ thuật phát triển vùng cận biên mỏ Đại Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, với mục tiêu giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị, nhóm nghiên cứu tập trung đưa ra phương án nhằm tận dụng công suất dư của hệ thống công nghệ hiện có tại giàn FPU-DH1 để kết nối phát triển mỏ Đại Hùng Nam. Sau khi nghiên cứu, so sánh các tiêu chí tương ứng có tính tới trọng số thì phương án lắp thêm giàn cố định ở khu vực mỏ Đại Hùng Nam và hoàn thiện giếng khai thác với đầu giếng trên giàn là phương án hiệu quả nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu lựa chọn phương án kỹ thuật phát triển vùng cận biên mỏ Đại Hùng

  1. 806 NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN KỸ THUẬT PHÁT TRIỂN VÙNG CẬN BIÊN MỎ ĐẠI HÙNG Lê Quang Duyến1,*, Lê Văn Nam1, Tăng Văn Đồng2 1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất 2 Công ty Th d Khai th c ầu hí trong nước (PVEP POC) *Tác giả chịu trách nhiệm: lequang duyen@humg.edu.vn Tóm tắt Sản lượng mỏ Đại Hùng đang trong giai đoạn suy giảm, nên yêu cầu cấp bách cho nhà điều hành là nhanh chóng tìm kiếm phát triển đối tượng mới nhằm tăng sản lượng, nâng cao hiệu quả thu hồi dầu cho toàn mỏ. Thành công bước đầu từ các giếng khoan phát triển mỏ Pha II giàn đầu giếng DH2 đã khẳng định tiềm năng dầu khí tại những khối chưa có giếng khoan mỏ Đại Hùng là rất khả quan. Do đó, việc đánh giá các phương án phát triển mỏ để đưa ra phương án hợp lý là rất cần thiết. Về mặt ý tưởng có rất nhiều phương án thiết bị được xem xét tùy thuộc vào phương án khai thác nhau. Ngoài phương án tận dụng công suất dư của hệ thống xử lý trên giàn FPU- DH1 còn các phương án thay giàn FPU-DH1 bằng phương tiện khác. Trong nghiên cứu này, với mục tiêu giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị, nhóm nghiên cứu tập trung đưa ra phương án nhằm tận dụng công suất dư của hệ thống công nghệ hiện có tại giàn FPU-DH1 để kết nối phát triển mỏ Đại Hùng Nam. Sau khi nghiên cứu, so sánh các tiêu chí tương ứng có tính tới trọng số thì phương án lắp thêm giàn cố định ở khu vực mỏ Đại Hùng Nam và hoàn thiện giếng khai thác với đầu giếng trên giàn là phương án hiệu quả nhất. Từ khóa: Đại Hùng Nam; phương n; phát tri n mỏ. 1. Giới thiệu Phát triển mỏ bao gồm nhiều hoạt động từ khi phát hiện ra cấu tạo chứa dầu khí có giá trị công nghiệp và quyết định đưa vào khai thác cho tới khi đóng mỏ, kết thúc quá trình khai thác. Cơ bản vòng đời của mỏ dầu/khí gồm các giai đoạn sau (Lê Xuân Lân và nnk, 2017): Trữ Thiết kế chọn phương án Khai Thu dọn lượng tại Vị trí phát triển thác dầu tại hiện chỗ mỏ và khí trường (1) (2) (5) (3) (4) Phát Đánh Dọn Phát triển Khai thác hiện giá mỏ 1-5 năm 15-30 năm Thăm dò Khai thác 5-10 năm 15-30 năm Hình 1. V ng đời của mỏ khai thác dầu khí. Từ thành công các giếng khoan phát triển mỏ Pha II (WHP-DH2) đã khẳng định tiềm năng dầu khí trong khu vực mỏ Đại Hùng ở những khối chưa có giếng khoan là rất khả quan. Phát hiện cấu tạo Đại Hùng Nam (DHN) là phần mở rộng về phía Nam của cấu trúc mỏ Đại Hùng hiện đã có 03 giếng khoan thăm dò và thẩm lượng, trong đó DHN-1N và DHN-2N cho lưu lượng dầu công nghiệp từ các tầng chứa cát vôi/đá vôi Mioxen trung (tầng Đá vôi) và cát kết Mioxen hạ
  2. . 807 (tầng Trầm tích lục nguyên) tương tự như ở mỏ Đại Hùng. Kết quả trữ lượng dầu khí tại chỗ mức 2P của phát hiện DHN ước lượng khoảng 61,8 triệu thùng dầu, 2 triệu thùng condensat và 114 tỷ bộ khối khí. Với khoảng cách đến giàn đầu giếng WHP-DH-02 khoảng 3 km (Tăng Văn Đồng và nnk., 2017). Với tình trạng các giếng ngầm tại khu vực phát triển sớm FPU-DH1 đang dừng khai thác hoặc treo tạm thời do thiết bị đầu giếng đã quá hạn hoạt động, phát hiện DHN được xem xét để phát triển đưa vào khai thác cùng với khu vực đang khai thác mỏ Đại Hùng để gia sản lượng khai thác chung cho khu vực mỏ. 2. Các phƣơng án kỹ thuật phát triển mỏ Đại Hùng Nam Về mặt ý tưởng có rất nhiều phương án thiết bị được xem xét nghiên cứu tùy thuộc vào phương án khai thác. Ngoài phương án tận dụng công suất dư của hệ thống xử lý trên giàn FPU- DH1 còn các phương án thay giàn FPU-DH1 bằng phương tiện khác như: đóng mới CPP, FPSO, hoán cải từ giàn khoan khác có tính năng tương tự như giàn FPU-DH1 (PVEP POC, 2020). Với mục tiêu giảm thiểu chi phí đầu tư thiết bị, nên trong nghiên cứu này chỉ đưa ra các phương án nhằm tận dụng công suất dư của hệ thống công nghệ hiện có tại giàn FPU-DH1 để kết nối phát triển mỏ Đại Hùng Nam, các phương án được tóm tắt như bảng 1. Bảng 1. Thiết bị sử dụng cho các phương án phát triển mỏ Phương án Mô tả Giếng Phát triển Đại Hùng - FPU-ĐH1 Khoan thêm các giếng tại cấu tạo Đại Nam chỉ với hệ Hoàn thiện PA1 - WHP-DH2 Hùng Nam và kết nối về giàn ĐH-01 thống thiết bị chính ngầm - FSO bằng đường ống mềm. hiện có Lắp thêm giàn cố Lắp thêm giàn cố định (không người - FPU-ĐH1 định ở khu vực phía ở) tại khu vực mỏ Đại Hùng Nam. - WHP-DH2 Hoàn thiện PA2 Nam. Hoàn thiện Giàn cố định bao gồm: hệ thống xử lý - WHP-DHN ngầm giếng khai thác 2 pha, hệ thống panel điều khiển - FSO ngầm ngầm… Lắp thêm giàn cố Lắp thêm giàn cố định loại WHP 12 định ở khu vực mỏ - FPU-ĐH1 Slot tại khu vực mỏ Đại Hùng Nam. Hoàn thiện Đại Hùng Nam. - WHP-DH2 Giếng được khoan và hoàn thiện bằng PA3 đầu giếng Hoàn thiện giếng - WHP-DHN giàn JackUp. Giàn cố định gồm: bình trên giàn khai thác với đầu - FSO tách 2 pha (khí và lỏng), hệ thống giếng trên giàn điều khiển… Các phương án phát triển mỏ được xây dựng trên cơ sở hệ thống thiết bị hiện hữu, từ đó lựa chọn phương án phù hợp nhất. 2.1. Mô tả phƣơng án phát triển mỏ DHN theo PA1 Các giếng mỏ Đại Hùng Nam là giếng ngầm và được kết nối trực tiếp về giàn FPU-DH1 bằng ống mềm 3” theo mô hình vòng 2 giếng như hình 2. 2.1.1. Ưu nhược đi phương n 1 * Ưu đi phương n PA - Khối lượng dự án nhỏ, nên có thể đẩy nhanh tiến độ khai thác khu vực mỏ Đại Hùng Nam. Có thể hoàn thiện từng giếng và đưa vào khai thác ngay trong khi vẫn tiếp tục khoan các giếng khác. - Công nghệ lắp vòng 2 giếng chung cặp ống ngầm và dùng hệ thống điều khiển điện thủy lực chung cho các giếng sẽ giảm được chi phí vật tư lắp đặt. - Tận dụng lại bệ treo ống (Riser Balcony) từ các giếng cũ không còn hoạt động.
  3. 808 - Tận dụng lại hệ thống ống/thu gom/hệ thống phóng pig rửa đường ống từ các giếng cũ. * Nhược đi phương n PA - Cần phải tính toán lại tính cân bằng của giàn lắp đặt thêm hệ thống treo ống cho các giếng mỏ Đại Hùng. - Công nghệ lắp vòng 2 giếng chung cặp ống ngầm và dùng hệ thống điều khiển điện thủy lực chung cho các giếng sẽ hạn chế hoạt động của các giếng, khi hệ thống điều khiển điện thủy lực bị hỏng phải dừng hết các giếng, hoặc khi rửa ống 01 giếng bất kỳ bắt buộc phải đóng giếng còn lại. - Khoảng cách từ các giếng ngầm từ Đại Hùng Nam về giàn FPU-ĐH tương đối xa (trên 8 km), ngoài ra áp suất đầu giếng có khuynh hướng suy giảm nhanh, cùng với đặc tính dầu mỏ Đại Hùng thường có wax và nhiệt độ thấp, do đó quá trình khai thác tiềm ẩn nhiều khó khăn và rủi ro. - Hệ thống điều khiển ngầm phức tạp và khả năng sửa chữa bảo dưỡng khó khăn, chi phí đầu tư sửa chữa và vận hành giếng khai thác ngầm cao. - Công tác sửa chữa, can thiệp giếng khó thực hiện, chi phí cao. Hình 2 Phương án thiết bị PA2. 2.2. Mô tả phƣơng án phát triển mỏ theo PA2 Phương án 2 này sẽ lắp đặt một giàn đầu giếng WHP-DHN tại khu vực mỏ Đại Hùng Nam, loại giàn không có người ở. Các giếng tại mỏ Đại Hùng Nam là giếng ngầm và được kết nối về giàn cố định WHP-DHN bằng ống mềm 3” như hình 3. Hình 3. Phương án thiết bị PA2.
  4. . 809 2.2.2. Ưu nhược đi của phương n PA * Ưu đi m: - Chi phí đầu tư loại giàn cố định không người ở thấp hơn nhiều so với loại giàn có người ở; - Vì khoảng cách từ các giếng ngầm về giàn cố định ngắn, nên việc vận chuyển dòng sản phẩm từ các đầu giếng ngầm về giàn cố định ít rủi ro, chi phí lắp đặt vật tư cũng sẽ giảm; - Trên giàn cố định có chỗ dự phòng để lắp bơm tăng cường hỗ trợ năng lực vận chuyển chất lưu về giàn DH1 và có thể giảm áp suất vận hành bình tách xuống đến mức tối thiểu, giúp tăng cường sản lượng thu hồi các giếng Đại Hùng Nam; - Công nghệ khoan, hoàn thiện, kết nối và vận hành khai thác giếng ngầm đã quen thuộc đối với mỏ Đại Hùng; - Có khả năng lắp hệ thống gaslift trên giàn cố định để khai thác gaslift. * Nhược đi m: - Chưa quen thuộc với việc điều khiển các giếng ngầm thông qua giàn vệ tinh; - Chi phí đầu tư, sửa chữa và vận hành giếng khai thác ngầm cao; - Thông thường khoan hoàn thiện giếng ngầm đặc biệt vùng nước sâu như Đại Hùng hay sử dụng giàn Semi-sumersible, loại giàn này phụ thuộc nhiều vào thời tiết; - Công nghệ lắp vòng 2 giếng chung cặp ống ngầm và dùng hệ thống điều khiển điện thủy lực chung cho các giếng sẽ hạn chế hoạt động của các giếng, khi hệ thống điều khiển điện thủy lực bị hỏng phải dừng hết các giếng, hoặc khi rửa ống một giếng bất kỳ bắt buộc phải đóng giếng còn lại; - Hệ thống điều khiển ngầm phức tạp và khả năng sửa chữa bảo dưỡng khó. 2.3. Mô tả phƣơng án thiết bị PA3 Phương án 3 này dự kiến sẽ lắp đặt một giàn đầu giếng cố định không người ở tại mỏ Đại Hùng Nam như hình 4, loại giàn hỗ trợ khoan hoàn thiện giếng bằng giàn khoan tự nâng (Jackup) với độ sâu 110 m nước. Một số giếng tại mỏ Đại Hùng Nam sẽ được khoan trước từ giếng tạm ngầm ở vị trí sẽ lắp đặt giàn, sau khi giàn đầu giếng được lắp đặt, các giếng này sẽ được kết nối lên giàn và hoàn thiện (tie-back and completion) bằng loại giàn khoan tự nâng (Jackup). Các giếng còn lại sẽ được khoan và hoàn thiện sau. Hình 4. Phương án thiết bị cho PA3.
  5. 810 2.2.3. Ưu nhược đi của phương n PA * Ưu đi m: - Tiết kiệm rất nhiều chi phí thiết bị đầu tư sửa chữa và vận hành cho giếng ngầm sau này; - Giếng khai thác từ giàn thuận lợi hơn trong việc thu thập số liệu quản lý mỏ so với giếng ngầm; - Trên giàn WHP có lắp bơm tăng cường hỗ trợ năng lực vận chuyển chất lưu về giàn FPU- DH1 và có thể giảm áp suất vận hành giàn xuống đến mức tối thiểu, giúp tăng cường sản lượng thu hồi các giếng mỏ Đại Hùng Nam; - Có khả năng lắp hệ thống gaslift trên giàn WHP để khai thác gaslift; - Loại giàn WHP không người ở được điều khiển từ xa, đã được áp dụng tại mỏ Đại Hùng là giàn WHP-DH2, đã được áp dụng thành công ở các mỏ khai thác dầu ở Việt Nam như Rạng Đông, Sư Tử Đen và Ruby; - Chi phí khoan hoàn thiện đầu giếng khô thấp. * Nhược đi m: - Khả năng tìm được loại giàn Jackup để khoan giếng từ giàn WHP ở độ sâu 110 m nước trong khu vực Đông Nam Á tương đối khó; - Hầu hết các giếng đều được khoan xiên, chi phí khoan và kỹ thuật khoan có thể gặp khó khăn nếu giếng có độ nghiêng lớn. 3. Nghiên cứu lựa chọn phƣơng án kỹ thuật phát triển vùng cận biên Đại Hùng Nam Việc chọn lựa phương án được ứng dụng phương pháp Analytical Hierarchy Process (AHP) của Saaty (Saaty, 1980) là phương pháp phân tích thứ bậc được nghiên cứu và phát triển bởi giáo sư Thomas L. Saaty 1980 với mô hình cây phân cấp thứ bậc như hình 5. MỤC TIÊU Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3… Các tiêu chí con 1.1, 1.2, Các tiêu chí con 2.1, 2.2, Các tiêu chí con 3.1, 3.2, … … … PA1 PA2 PA3 Hình 5. Mô hình cây phân cấp thứ bậc. Phương pháp AHP này bao gồm 4 bước chính như sau:  Bước 1 - Xác định các tiêu chí liên quan và thiết lập thứ bậc quan trọng - Xác định các tiêu chí phát triển mỏ: Có 4 tiêu chí chính được xét như sau:  Tiêu chí 1: Vận hành  Tiêu chí 2: Bảo dưỡng/Độ tin cậy  Tiêu chí 3: Chế tạo và lắp đặt  Tiêu chí 4: Các tiêu chí khác - Mỗi tiêu chí chính sẽ gồm các tiêu chí con như bảng 2 dưới đây:
  6. . 811 Bảng 2. ác ti u chính đánh giá phương án phát triển mỏ Tiêu chí Tiêu chí con Dễ vận hành (Khởi động/dừng) Theo dõi và thu thập các thông số đáy giếng Vận hành Kỹ thuật công nghệ đã áp dụng thành công ở các mỏ khai thác dầu khí Việt Nam Mô hình thiết bị quen thuộc với Đại Hùng Bảo Đảm bảo năng lực vận chuyển chất lưu dưỡng/ Khảo sát giếng/Can thiệp sửa chữa giếng Độ tin Khả năng áp dụng khai thác gaslift cậy Phóng pig rửa đường ống Cải thiện quỹ thời gian khai thác trong năm so với hiện nay Ưu thế về mặt tiến độ thi công (dễ chế tạo, lắp đặt) Chế tạo Tìm được giàn khoan đáp ứng tiến độ khoan và hoàn thiện giếng phát triển và lắp đặt Tận dụng hệ thống thiết bị hiện có DH01 Có cơ hội cho các nhà thầu xây dựng và chế tạo công trình biển của trong nước Tổng chi phí Các tiêu Thời gian đưa vào khai thác chí khác Đáp ứng điều kiện an toàn Đáp ứng điều kiện về y tế  Bước 2 - So sánh mức độ quan trọng tương đối giữa các tiêu chí Việc so sánh được thực hiện giữa các cặp tiêu chí với nhau và tổng hợp lại thành một ma trận theo biểu thức sau: ( ) [ ] (1) Trong đó: n là số tiêu chí aij: Phần tử thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với chỉ tiêu cột j  Bước 3 - Tính toán trọng số các tiêu chí Xác định trọng số các tiêu chí bằng cách chia mỗi giá trị cho tổng từng cột tương ứng. Sau đó, tính giá trị trung bình của mỗi hàng và giá trị này chính là trọng số của các tiêu chí (bảng 3). Bảng 3. Tính toán trọng số các tiêu chí Tiêu chí (a) (b) (c) (n) Trọng số (a) 1/A1 a12/A2 a13/A3 a1N/An K1/n (b) a21/A1 1/A2 a23/A3 a2n/An K2/n (c) a31/A1 a32/A2 1/A3 a3n/An K3/n (n) an1/A1 an2/A2 an3/A3 1/An Kn/n 1 1 1 1 1 Trong đó: A1 = 1+a21+a31+…+an1; A2 = a12+1+a32+…+a3n;… An = a1n+a2n+a3n+…+1
  7. 812 K1 = 1/A1+a12/A2+a13/A3+a1N/An;… Kn = an1/A1+an2/A2+an3/A3+…+1/An n: số tiêu chí Áp dụng công thức trên, ta có kết quả như sau: Bảng 4. Kết quả tính trọng số các tiêu chí chính Vận Chế tạo và FO/chi phí/y tế và Mức độ Tiêu chí chính Bảo dưỡng hành lắp đặt an toàn ưu tiên Vận hành 0.506 0.438 0.541 0.474 0.489 Chế tạo lắp đặt 0.072 0.063 0.054 0.053 0.060 FO/ Chi phí/ Y tế 0.253 0.313 0.270 0.316 0.288 và an toàn Bảo dưỡng 0.169 0.188 0.135 0.158 0.162 1 1 1 1 1 Tương tự với các tiêu chí con ta có bảng tổng hợp kết quả như bảng 5. Bảng 5. Tổng hợp kết quả tính trọng số các tiêu chí Tiêu chí Trọng Tiêu chí con Trọng số chính số Dễ vận hành (Khởi động/dừng) 0.555 Theo dõi và thu thập các thông số giếng 0.252 Vận hành 0.489 Kỹ thuật công nghệ đã áp dụng thành công ở các mỏ khai 0.097 thác dầu khí Việt Nam Mô hình thiết bị quen thuộc với Đại Hùng 0.097 Đảm bảo năng lực vận chuyển chất lưu 0.389 Bảo dưỡng/ Khảo sát giếng/Can thiệp sửa chữa giếng 0.153 0.061 Độ tin cậy Khả năng áp dụng khai thác gaslift 0.069 Phóng pig rửa đường ống 0.389 Cải thiện quỹ thời gian khai thác trong năm so với hiện nay. 0.070 Ưu thế về mặt tiến độ thi công (dễ chế tạo, lắp đặt) 0.116 Chế tạo và Tìm được giàn khoan đáp ứng tiến độ khoan và hoàn thiện 0.288 0.540 lắp đặt giếng phát triển Tận dụng hệ thống thiết bị hiện có DH01 0.224 Có cơ hội cho các nhà thầu xây dựng và chế tạo công trình 0.050 biển của trong nước Tổng chi phí 0.673 Các tiêu chí Thời gian đưa vào khai thác 0.212 0.162 khác Đáp ứng điều kiện an toàn 0.058 Đáp ứng điều kiện về y tế 0.058  Bước 4 - Kiểm tra chỉ số tính nhất quán của phép so sánh các cặp tiêu chí Theo Saaty, ta có thể sử dụng tỷ số nhất quán của dữ liệu (Consistency Ratio - CR). Tỷ số này đánh giá mức độ nhất quán của phép so sánh với tính khách quan (ngẫu nhiên) của dữ liệu: (2)
  8. . 813 Với: Trong đó: CI: chỉ số nhất quán (Consistency Index) RI: chỉ số ngẫu nhiên (Random Index) n: số chỉ tiêu Đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty đã thử nghiệm tạo ra các ma trận ngẫu nhiên và tính ra chỉ số RI (chỉ số ngẫu nhiên) tương ứng với các cấp ma trận như bảng 6 bên dưới: Bảng 6. Chỉ số ngẫu nhiên RI n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0 0 0.52 0.90 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 Để tính là giá trị trung bình của tổng vector trọng số được theo biểu thức sau: (3) Nếu giá trị tỷ số nhất quán CR < 0.1 là chấp nhận được vì sự đánh giá của các chuyên gia tương đối nhất quán, nếu lớn hơn thì sự đánh giá này không nhất quán đòi hỏi người ra quyết định thu giảm sự không đồng nhất bằng cách thay đổi giá trị mức độ quan trọng giữa các cặp chỉ tiêu. 4. Lựa chọn phƣơng án kỹ thuật Để chọn được phương án trong bước này sẽ so sánh các tiêu chí tương ứng với các trọng số đã tính toán ở (bảng 7) với từng phương án phát triển theo thang điểm sau: 1 là Kém; 2 là Trung bình; 3 là Tốt; 4 là Rất tốt. Bảng 7. Tổng hợp kết quả so sánh các phương án phát triển mỏ Tiêu chí So sánh các tiêu chí Trọng số Tiêu Trọng Trọng chí Tiêu chí con PA1 PA2 PA3 PA1 PA2 PA3 số số chính Dễ vận hành (Khởi động/ 0.555 4 3 4 1.085 0.814 1.085 dừng) Theo dõi và thu thập các 0.252 1 1 4 0.123 0.123 0.492 thông số đáy giếng Vận Kỹ thuật công nghệ đã áp 0.489 hành dụng thành công ở các mỏ 0.097 2 2 4 0.095 0.095 0.189 khai thác dầu khí Việt Nam Mô hình thiết bị quen 0.097 4 2 4 0.189 0.095 0.189 thuộc với Đại Hùng Bảo Đảm bảo năng lực vận 0.389 2 3 3 0.047 0.071 0.071 dưỡng/ chuyển chất lưu 0.061 Độ tin Khảo sát giếng/Can thiệp cậy 0.153 1 1 4 0.009 0.009 0.037 sửa chữa giếng
  9. 814 Tiêu chí So sánh các tiêu chí Trọng số Khả năng áp dụng khai 0.069 2 2 4 0.008 0.008 0.017 thác gaslift Phóng pig rửa đường ống 0.389 3 2 3 0.071 0.047 0.071 Cải thiện quỹ thời gian khai thác trong năm so 0.070 1 2 4 0.020 0.040 0.080 với hiện nay Ưu thế về mặt tiến độ thi 0.116 4 2 3 0.133 0.067 0.100 công (dễ chế tạo, lắp đặt) Tìm được giàn khoan đáp Chế tạo ứng tiến độ khoan và 0.540 3 3 3 0.467 0.467 0.467 và lắp 0.288 hoàn thiện giếng phát đặt triển Tận dụng hệ thống thiết bị 0.224 4 3 3 0.258 0.194 0.194 hiện có DH01 Có cơ hội cho các nhà thầu xây dựng và chế tạo 0.050 1 3 4 0.015 0.044 0.058 công trình biển của trong nước Tổng chi phí (*) 0.673 2 1 2 0.218 0.109 0.218 Thời gian đưa vào khai Các 0.212 4 2 2 0.137 0.069 0.069 thác tiêu chí 0.162 Đáp ứng điều kiện an toàn 0.058 2 3 3 0.019 0.028 0.028 khác Đáp ứng điều kiện về y tế 0.058 3 2 2 0.028 0.019 0.019 2.923 2.298 3.384 (*) Tổng chi phí phát triển và hủy mỏ tham khảo cho các phương án phát triển như bảng 8 bên dưới (Phạm Kiều Quang và nnk, 2015): Bảng 8. Tổng hợp chi phí các phương án phát triển mỏ Chi phí (Triệu USD) Hạng mục PA1 PA2 PA3 Đầu tư 591 667 497 Vận hành 489 523 495 Dọn mỏ 108 108 18 Tổng 1.189 1.299 1.010 Với kết quả nghiên cứu cho thấy ở các bảng 7 và 8, phương án 3 vượt trội hơn so với 2 phương án 1 và phương án 3 và được chọn làm cơ sở thiết kế cho phát triển khu vực cận biên mỏ Đại Hùng với trữ lượng dầu còn lại trên khu vực này được đánh giá khá lớn, ở thời điểm hiện tại khó có thể tìm được cấu trúc nào có triển vọng hơn, cần thiết phải khoan đan dày để nâng cao hệ số thu hồi và tận thu dầu khu vực này. Tài liệu tham khảo Tăng Văn Đồng, Nguyễn Thúc Kháng, Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Hoài Vũ, Lê Việt Dũng, 2017. Khai thác khí thiên nhiên và thu gom khí đồng hành từ các mỏ nhỏ/ mỏ cận biên. PVEP POC, 2020. Dai Hung Project Development - Outline Plan
  10. . 815 Saaty, Thomas, 1980. The Analytic Hierarchy Process., McGraw-Hill, New York. Lê Xuân Lân, Ngô Hữu Hải, Nguyễn Hải An, Nguyễn Thế Vinh, Lê Huy Hoàng, 2017. Công nghệ mỏ Dầu Khí. Nguyễn Vũ Trường Sơn, Từ Thành Nghĩa, Cao Tùng Sơn, Phạm Xuân Sơn, Lê Thị Kim Thoa, Lê Việt Dũng, Nguyễn Hoài Vũ, Ngô Hữu Hải, Nguyễn Thúc Kháng, Nguyễn Quang Vinh, 2015. Giải pháp khai thác dầu khí cho các mỏ nhỏ, cận biên. Tạp Chí Dầu Khí 5/2015. Phạm Kiều Quang, Trần Quốc Việt, Phạm Thu Trang, 2015. Cơ chế khuyến khích các dự án thu gom khí đồng hành tại các mỏ dầu nhỏ/cận biên ở Việt Nam, trang 46 - 51.. Tạp Chí Dầu Khí 5/2015. Study on the selection of field development technical options for the marginal zone of the Dai Hung oil field Le Quang Duyen1,*, Le Van Nam1, Tang Van Dong2 1 Hanoi university of Mining and Geology 2 PVEP POC *Corresponding author: lequang duyen@humg.edu.vn Abstract The product yield of the Dai Hung oil field is in a period of decline, so the requirement for developing a new object to increase output and improve the efficiency of oil recovery for the whole field is very essential. The initial success results from using the well head platform of DH2 in the second well development phase has confirmed the oil and gas potential in the marginal areas of the Dai Hung oil field. Therefore, it is necessary to evaluate the field development options to come up with a reasonable plan. Conceptually, there are many equipment options to be considered depending on the selected production option. In addition to the option of taking advantage of the residual capacity of the processing system on the FPU-DH1 rig, there are also other options to replace the FPU-DH1 rig with other means. In this study, with the goal of minimizing investment costs in equipment, the authors focused on giving a plan to take advantage of the residual capacity of the existing technology system at the FPU-DH1 rig to connect and develop the Dai Hung Nam field. After studying and comparing the corresponding criteria taking into account the weights, the option of installing more fixed rigs in the Dai Hung Nam field area and completing the production well with the wellhead on the rig is the most effective option. Keywords: Dai Hung Nam field, plans, field development.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2