trường hợp tổn thương chiếm 30,3%. Rốn phổi có 6<br />
trường hợp chiếm 7,9%.<br />
- Vị trí tổn thương trên nội soi. Tại thuỳ trên bên<br />
phổi phải có 20 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,3%. Tại thuỳ<br />
giữa và trái chiếm tỷ lệ ít hơn lần lượt là 10,5% và<br />
9,2%. Tổn thương tại phổi trái, thuỳ trên có 23 trường<br />
hợp bệnh nhân chiếm 30,3%, thuỳ dưới có 9 trường<br />
hợp tổn thương chiếm 11,8%.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Phạm Hoàng Anh; Ung thư Hà Nội 1991 – 1992.<br />
Tại chí Y học Việt Nam, 1993; 14 – 23.<br />
2. Hoàng Đình Cầu và Nguyễn Đình Kim; Tổng quan<br />
về ung thư phế quản nguyên phát qua 173 ca mổ. Tạp chí<br />
Y học thực hành, 1981; 6(234): 40-45.<br />
3. Hoàng Đình Cầu, Nguyễn Đình Kim và Hoàng Đình<br />
Kim. Tốc độ máu lắng trong các bệnh phổi (ung thư phổi,<br />
mưng mủ phổi và lao phổi). Gía trị của nó trong công tác<br />
chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Nội san lao và bệnh phổi.<br />
1991; 9:122 – 124.<br />
<br />
4. Hoàng Đình Chân; Các nguyên nhân chẩn đoán<br />
ung thư phổi – phế quản. Nội san lao và bệnh phổi, 1992;<br />
11: 181 – 183.<br />
5. Hoàng Đình Chân; Luận án phó tiến sỹ khoa học y<br />
dược 1996.<br />
6. Nguyễn Bá Đức; Thực hành xạ trị bệnh ung thư.<br />
Hoá chất điều trị bệnh ung thư.<br />
7. Anderson H,burt P Stout R: VICE (Vincristine,<br />
Ifosfamide, Carboplatin and Etoposide) For small cell lung<br />
cancer – 5 year resuls Seventh world conference on lung<br />
cancer. Lung cancer 1994, 11 supp No 1: 174.<br />
8. Amonin KE; Comparative study of surgery and<br />
radiotherapy in pavatiens with non small cell lung cancer<br />
with ipsilateral limph mode (N2) Lung cancer 1994; vol 11,<br />
Supp No1: 183.<br />
9. Ayabe H, Nakamara A, Akamine S, Tsuji H: Extanded<br />
operations for T3 and T4 squamous cell carcinoma of the<br />
lung. Lung cancer 1994; vol 10, No 5.6: 393.<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ÁP LỰC NỘI SỌ VỚI CORTISOL MÁU<br />
Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG<br />
NGUYỄN VIẾT QUANG<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Chấn thương sọ não gây nên những<br />
thương tổn nguyên phát và thứ phát, chính những<br />
thương tổn này dẫn đến phù não và hậu quả cuối cùng<br />
gây tăng áp lực nội sọ. Ngoài ra do hiện tượng viêm,<br />
nồng độ cortisol huyết tương bệnh nhân tăng cao. Khi<br />
áp lực nội và/hoặc cortisol tăng cao, tiên lượng càng<br />
nặng. Mục tiêu: Xác định giá trị áp lực nội sọ và nồng<br />
độ cortisol ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và<br />
tìm mối tương quan giữa áp lực nội sọ với nồng độ<br />
cortisol máu ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 120 bệnh<br />
nhân chấn thương sọ não nặng điều trị tại Bệnh viện<br />
Trung ương Huế, tuổi ≥18. Kết quả: 120 bệnh nhân,<br />
nam 104, nữ 16, 18-39 tuổi có 82 bệnh nhân, 40-60<br />
tuổi có 31 bệnh nhân, trên 60 tuổi có 7 bệnh nhân.<br />
Nhóm Glasgow 3-6 điểm có 35 bệnh nhân, nhóm bệnh<br />
nhân Glasgow 7-8 điểm có 85 bệnh nhân. Áp lực nội<br />
sọ ở nhóm bệnh nhân Glasgow 3-6 điểm là<br />
32,789,63mmHg và nhóm Glasgow 6-7 điểm là<br />
30,069,25mmHg. Cortisol máu ở nhóm bệnh nhân<br />
Glasgow 3-6 điểm là 761,80183,86nmol/L và nhóm<br />
Glasgow 7-8 điểm là 731,24151,23nmol/L. Kết luận:<br />
Ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng, áp lực nội sọ<br />
và cortisol máu tăng cao, khi áp lực nội sọ và/hoặc<br />
cortisol máu càng cao, tiên lượng bệnh càng nặng.<br />
Từ khóa: áp lực nội sọ, cortisol, chấn thương sọ<br />
não.<br />
SUMMARY<br />
Background: Traumatic brain injury causes lesions<br />
of primary and secondary, primary lesions leads to<br />
cerebral edema and consequently causing increased<br />
intracranial pressure. Traumatic brain injury as<br />
inflammatory reaction leads to increase cortisol<br />
plasmatic level. When increasing intracranial pressure<br />
and /or cortisol plasmatic level, prognosis is worse.<br />
Objectives: Valuation of intracranial pressure and<br />
cortisol plasmatic level in patients with severe<br />
<br />
Y HỌC THỰC HÀNH (914) - SỐ 4/2014<br />
<br />
traumatic brain injury and find the correlation between<br />
intracranial pressure with cortisol plasmatic level in<br />
patients with severe traumatic brain injury. Subjects<br />
and Methods: 120 patients with severe traumatic brain<br />
injury treated at Hue Central Hospital, age ≥18.<br />
Results: 120 patients, 104 males, 16 females, 18-39<br />
years old: 82 patients, 40-60 years old: 31 patients,<br />
>60 years old: 7 patients. Group Glasgow 3-6 points:<br />
35 patients, Glasgow 7-8 points: 85 patients. Cortisol<br />
plasmatic level in patients with Glasgow 3-6 points:<br />
761.80 183.46nmol/L and Glasgow group 6-7 points:<br />
731.24 151.23nmol/L, intracranial pressure in<br />
patients with Glasgow 3-6 points: 32.78 9.63mmHg,<br />
intracranial pressure in patients with Glasgow 7-8<br />
points: 30.06 9.25mmHg. Conclusion: In patients<br />
with severe traumatic brain injury, intracranial pressure<br />
and cortisol plasmatic level increased, while increasing<br />
intracranial pressure and /or cortisol plasmatic level,<br />
prognosis is worse.<br />
Keywords: intracranial pressure, cortisol, traumatic<br />
brain injury.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương sọ não gây nên những thương tổn<br />
nguyên phát và thứ phát và hậu quả cuối cùng gây<br />
phù não, tăng áp lực nội sọ.<br />
Khi áp lực nội sọ gia tăng sẽ dẫn đến thiếu máu<br />
nuôi dưỡng não, nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn<br />
đến thương tổn não không hồi phục hoặc tử vong.<br />
Mặt khác, chấn thương sọ não gây nên phản ứng<br />
viêm làm nặng thêm thương tổn tế bào não. Khi áp lực<br />
nội sọ và/hoặc cortisol huyết tương tăng cao, tiên<br />
lượng của chấn thương sọ não càng nặng.<br />
Do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm hai<br />
mục tiêu:<br />
Xác định giá trị áp lực nội sọ và nồng độ cortisol<br />
máu ở các bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.<br />
Tìm mối tương quan giữa áp lực nội sọ với nồng độ<br />
cortisol máu của bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
85<br />
<br />
1. Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
120 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và điều<br />
trị tại khoa Gây mê Hồi sức A và khoa Hồi sức Cấp<br />
cứu Bệnh viện Trung ương Huế chưa hoặc không có<br />
chỉ định phẫu thuật.<br />
Tuổi từ 18 trở lên.<br />
Bị chấn thương sọ não nặng (Glasgow ≤8 điểm).<br />
2. Tiêu chuẩn loại trừ<br />
< 18 tuổi.<br />
Bị chấn thương sọ não nhưng Glasgow từ 9 điểm<br />
đến 15 điểm.<br />
Có Glasgow ≤8 điểm nhưng không do chấn thương<br />
sọ não(ví dụ tai biến mạch máu não, viêm não…).<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Tuổi, giới<br />
1.1. Đặc điểm về tuổi<br />
Bảng 1. Đặc điểm về tuổi bệnh nhân<br />
Tuổi<br />
Bệnh nhân<br />
%<br />
P<br />
18-39<br />
82<br />
68,33<br />
40-60<br />
31<br />
25,83<br />
60<br />
07<br />
5,84<br />
Nhận xét: Các bệnh nhân chấn thương sọ não<br />
nặng, tuổi < 40 chiếm đa số.<br />
1.2. Đặc điểm giới<br />
Bảng 2. Đặc điểm về giới<br />
Giới<br />
Số lượng<br />
%<br />
P<br />
Nam<br />
104<br />
86,66<br />
Nữ<br />
16<br />
13,34<br />
0,05<br />
>0,05<br />
Nồng độ cortisol bệnh nhân CTSN tăng rất cao so<br />
với bình thường (138-690nmol/L). Nồng độ cortisol<br />
theo tuổi và giới ở bệnh nhân chấn thương sọ não<br />
nặng tăng cao, tuy nhiên sự khác biệt giữa nam, nữ và<br />
các nhóm tuổi không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.<br />
ALNS ở bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tăng<br />
rất cao so với bình thường, tuy nhiên không có sự<br />
<br />
86<br />
<br />
khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa giới và các nhóm<br />
tuổi, p>0,05.<br />
Bảng 5. Nồng độ cortisol và ALNS theo thể loại<br />
CTSN<br />
ALNS<br />
Thể loại CTSN<br />
Cortisol (nmol/L)<br />
(mmHg)<br />
Máu tụ NMC<br />
664,57±114,22<br />
26,63±6,94<br />
Máu tụ DMC<br />
632,32±145,81<br />
28,89±7,57<br />
Máu tụ trong não<br />
691,48±154,75<br />
27,44±6,52<br />
Máu tụ phối hợp<br />
660,62±183,55<br />
28,83±5,62<br />
(NMC,DMC&TN)<br />
P<br />
>0,05<br />
>0,05<br />
Nhận xét: Nồng độ cortisol và ALNS theo thể loại<br />
CTSN cao hơn hẳn so với người bình thường, sự<br />
khác nhau về nồng độ cortisol và ALNS giữa các thể<br />
loại CTSN không có ý nghĩa thống kê, p>0,05.<br />
Bảng 6. Nồng độ cortisol và ALNS theo thang điểm<br />
Glasgow<br />
Glasgow<br />
Cortisol (nmol/L)<br />
ALNS (mmHg)<br />
Glasgow 3-6<br />
761,80±183,46<br />
32,78±9,63<br />
điểm<br />
Glasgow 7-8<br />
731,24±151,23<br />
30,06±9,25<br />
điểm<br />
P<br />