Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐƯỜNG HUYẾT<br />
LÚC NHẬP VIỆN VÀ TỬ VONG TRONG BỆNH VIỆN Ở BỆNH NHÂN<br />
CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO GIAI ĐOẠN CẤP<br />
Nguyễn Thị Bích Đào*, Phan Hữu Hên*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết lúc nhập viện và tử vong trong bệnh viện ở bệnh nhân<br />
chấn thương sọ não giai đoạn cấp.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp mức độ nặng và<br />
vừa được chọn thuận tiện, liên tục trong khoảng thời gian từ tháng 04/2010 – 10/2011. Bệnh nhân được ghi<br />
nhận kết quả đường huyết trong vòng 24 giờ sau nhập viện và ghi nhận dự hậu (sống chết).<br />
Kết quả: Nghiên cứu gồm 112 trường hợp chấn thương sọ não trong giai đoạn cấp tại bệnh viện Chợ Rẫy,<br />
có 20 bệnh nhân tử vong trong thời gian nằm viện (chiếm tỉ lệ 17,9%). Nam giới chiếm đa số với 86,6%. Điểm<br />
Glasgow nhóm sống 7,2 ± 2,1 và nhóm chết 5,8 ± 2,0 (p=0,01). Đường huyết nhóm sống 136,5 ± 44,9; nhóm chết<br />
161,3 ± 45,8 (p= 0,028). Kết quả phân tích đơn biến cho thấy đường huyết lúc nhập viện ≥ 180mg/dl làm gia tăng<br />
nguy cơ tử vong 3,15 lần (p = 0,041). Giới nữ làm gia tăng tử vong 2,73 lần so với giới nam (p = 0,14). Nhóm<br />
bệnh nhân ≥ 30 tuổi làm gia tăng tử vong 2,75 lần (p = 0,062). Kết quả phân tích đa biến cho thấy ĐH lúc nhập<br />
viện ≥ 180 mg/dl, điểm Marshall cao hơn 1 điểm sẽ gia tăng nguy cơ tử vong với OR lần lượt là 10,03 (p=0,001);<br />
2,26 (p=0,022).<br />
Kết luận: đường huyết lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10 lần, độc lập với sự<br />
thay đổi về: điểm Marshall, điểm Glasgow, giới tính hay nhóm tuổi bệnh nhân.<br />
Từ khóa: Đường huyết, chấn thương sọ não, tử vong<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RELATIONSHIP BETWEEN BLOOD GLUCOSE AT ADMISSION AND HOSPITAL MORTALITY IN<br />
ACUTE TRAUMATIC BRAIN INJURY PATIENTS<br />
Nguyen Thi Bich Dao, Phan Huu Hen<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 2 - 2012: 41 - 45<br />
Background/Objectives: Admission hyperglycemia leads to poor outcome in patients with brain trauma.<br />
The objective of this study is to investigate the relationship between blood glucose at admission and hospital<br />
mortality in acute traumatic brain injury patients<br />
Subjects/Methods: The study was designed as a cross sectional investigation. Convient - consecutive<br />
patients with moderate and severe head trauma were enrolled during the period of time from 04/2010 – 10/2011.<br />
Patients were recorded blood glucose results within 24 hours after admission and recorded outcome (dead<br />
or alive).<br />
<br />
Results: The study included 112 cases of brain injury in the acute phase at Cho Ray Hospital, 20<br />
patients died during hospitalization (17.9% proportion). Males dominate with 86.6%. Glasgow score<br />
group lived 7.2 ± 2.1 and 5.8 ± 2.0 in group died (p = 0.01). Blood glucose 136.5 ± 44.9 live group; group<br />
* Khoa Nội tiết Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phan Hữu Hên,<br />
<br />
ĐT: 0972 176 679, Email: phanhuuhen@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
41<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
died 161.3 ± 45.8 (p = 0.028). Univariate analysis results showed that blood glucose ≥ 180mg/dl at<br />
admission increases the risk of death 3.15 times (p = 0.041). Female mortality increased 2.73 times higher<br />
than men (p = 0.14). Groups of patients ≥ 30 years old increased mortality was 2.75 (p = 0.062).<br />
Multivariate analysis results showed that the admission glycemia ≥ 180 mg / dl, Marshall score 1 point<br />
higher will increase the risk of death with OR 10.03 (p = 0.001), 2.26 (p = 0.022), respectively.<br />
Conclusions: Admission blood glucose level ≥ 180 mg / dl increases the risk of death 10 times,<br />
independent of changes in: the Marshall score, the Glasgow, gender or age group of patients.<br />
<br />
Key words: Glycemia, traumatic brain injury, mortality<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng đường huyết trên bệnh nhân nặng<br />
nguy kịch sẽ dẫn đến dự hậu xấu. Đường huyết<br />
trên 180 mg/dl sẽ dẫn đến gia tăng nguy cơ tử<br />
vong cho bệnh nhân, cả bệnh nội khoa lẫn ngoại<br />
thương(4). Trước năm 2001 bằng chứng về tăng<br />
đường huyết dẫn đến tăng nguy cơ tử vong hay<br />
kiểm soát tốt đường huyết làm giảm nguy cơ tử<br />
vong chưa có. Đến năm 2009 Hiệp hội các nhà<br />
Nội tiết học Hoa Kỳ và Hiệp hội đái tháo đường<br />
Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo cho các bệnh<br />
nhân nằm ở ICU phải duy trì đường huyết < 180<br />
mg/dl(4). Một nghiên cứu năm 2011 nhằm xác<br />
định ngưỡng đường huyết có thể ảnh hưởng<br />
đến dự hậu của bệnh nhân, nghiên cứu gồm<br />
1422 bệnh nhân chấn thương điều trị tại ICU.<br />
Kết quả cho thấy đường huyết > 180 mg/dl sẽ<br />
làm gia tăng nguy cơ tử vong(5).<br />
Chấn thương sọ não là một cấp cứu về ngoại<br />
khoa có tỉ lệ tử vong cao do nguyên nhân chủ<br />
yếu là tổn thương não. Việc tăng đường huyết<br />
lúc nhập viện hay trong thời gian nằm viện sẽ<br />
dẫn đến gia tăng nguy cơ tử vong(1,7). Tại Việt<br />
Nam, chấn thương sọ não được xem là một<br />
thảm họa chủ yếu do tai nạn giao thông, các<br />
nghiên cứu liên quan đến dự hậu của chấn<br />
thương sọ não rất ít được thực hiện. Việc tăng<br />
đường huyết trên bệnh nhân chấn thương sọ<br />
não có nhiều nguyên nhân, vấn đề đặt ra là việc<br />
tăng đường huyết có ảnh hưởng đến dự hậu của<br />
bệnh nhân tương tự các nghiên cứu trên thế giới<br />
hay không.<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Khảo sát mối liên quan giữa đường huyết<br />
<br />
42<br />
<br />
lúc nhập viện và tử vong trong bệnh viện ở<br />
bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn cấp.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân chấn thương sọ não giai đoạn<br />
cấp có điểm Glasgow Coma Scale lúc nhập viện<br />
< 13 điểm và có tổn thương não trên CT scan sọ.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân đã được chẩn đoán đái tháo<br />
đường.<br />
<br />
Phương pháp<br />
Mô tả cắt ngang. Bệnh nhân chấn thương sọ<br />
não giai đoạn cấp mức độ nặng và vừa được<br />
chọn thuận tiện, liên tục trong khoảng thời gian<br />
từ tháng 04/2010 – 10/2011 tại khoa Hồi sức<br />
Ngoại thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy. Bệnh<br />
nhân được ghi nhận kết quả đường huyết trong<br />
vòng 24 giờ sau nhập viện và ghi nhận dự hậu<br />
(sống chết) trong thời gian nằm viện.<br />
<br />
Định nghĩa biến số<br />
Độ nặng của chấn thượng sọ não dựa vào<br />
thang điểm Glasgow lúc vào viện, được chia<br />
thành hai mức độ trung bình (9-13 điểm) đến<br />
nặng (3-8 điểm).<br />
Đường huyết được chia thành hai nhóm (≥<br />
180mg/dl và < 180 mg/dl).<br />
Dự hậu: Ghi nhận bệnh nhân sống và tử<br />
vong trong thời gian nằm viện.<br />
Thống kê: Số liệu được xử lý bằng phần<br />
mềm R 2.10.1. Các biến định tính được trình bày<br />
dưới dạng tỉ lệ, phần trăm. Các biến số định<br />
lượng có phân phối chuẩn được trình bày dưới<br />
dạng trung bình ± độ lệch chuẩn; các biến định<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
lượng không có phân phối chuẩn được trình<br />
bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị). Kiểm<br />
định mối tương quan giữa các biến định tính<br />
bằng phép kiểm Chi bình phương (có hiệu<br />
chỉnh theo Exact’s Fisher). Kiểm định sự khác<br />
biệt giữa hai biến định lượng có phân phối<br />
chuẩn bằng phép kiểm T test, hai biến không có<br />
phân phối chuẩn bằng phép kiểm Mann<br />
Whitney. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tử<br />
vong bằng phương pháp hồi qui logistic đơn và<br />
đa biến. Mọi sự khác biệt được xem là có ý<br />
nghĩa thống kê khi p < 0,05 với khoảng tin cậy<br />
95%<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua nghiên cứu 112 trường hợp chấn<br />
thương sọ não trong giai đoạn cấp tại bệnh<br />
viện Chợ Rẫy, chúng tôi ghi nhận có 20 bệnh<br />
nhân tử vong trong thời gian nằm viện (chiếm<br />
tỉ lệ 17,9%).<br />
<br />
Đặc điểm chung<br />
Các đặc điểm về địa dư, nghề nghiệp và nguyên<br />
nhân chấn thương sọ não<br />
Bảng 1: Đặc điểm về địa dư, nghề nghiệp và nguyên<br />
nhân chấn thương<br />
Số lượng<br />
(n = 112)<br />
97<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Giới nam<br />
<br />
Phần trăm<br />
86,6%<br />
<br />
Địa chỉ<br />
Tỉnh<br />
Thành phố<br />
<br />
94<br />
18<br />
<br />
Nghề nghiệp<br />
Buôn bán<br />
9<br />
Nông dân<br />
35<br />
Học sinh – sinh viên<br />
31<br />
Công nhân – công chức<br />
23<br />
khác<br />
14<br />
Nguyên nhân CTSN<br />
Tai nạn giao thông<br />
100<br />
Tai nạn lao động<br />
3<br />
Tai nạn sinh hoạt<br />
9<br />
Mổ cấp cứu<br />
49<br />
<br />
83,9%<br />
16,1%<br />
8,0%<br />
31,2%<br />
27,7%<br />
20,5%<br />
12,5%<br />
89,3%<br />
2,7%<br />
8,0%<br />
43,8%<br />
<br />
Nhận xét: đa số đối tượng nghiên cứu là<br />
nam giới (chiếm tỉ lệ 88,6%), địa chỉ ở tỉnh<br />
(83,9%). Nông dân, học sinh - sinh viên, công<br />
nhân - công chức chiếm lần lượt là 32,1%,<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
27,7% và 20,5%. Có 49 trường hợp được mổ<br />
cấp cứu, chiếm tỉ lệ 43,9%.<br />
<br />
Các đặc điểm lâm sàng<br />
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng<br />
Đặc điểm<br />
Giá trị<br />
Tuổi (năm)*<br />
32,5 (22,0 – 48,7)<br />
Điểm Glasgow lúc vào viện<br />
6,9 ± 2,1<br />
Thang điểm Marshall<br />
4,1 ± 1,2<br />
Thời gian nằm viện (ngày)*<br />
17,0 (11,0 – 24,0)<br />
Thời gian từ lúc chấn thương đến mổ 10,0 (6,0 – 12,0)<br />
cấp cứu (giờ)*<br />
<br />
(*)Biến được trình bày dưới dạng trung vị (khoảng tứ vị)<br />
<br />
Nhận xét: Tuổi trung bình là 32,5; điểm<br />
Glasgow lúc vào viện là 6,9 ± 2,1; thang điểm<br />
Marshall 4,1 ± 1,2; thời gian nằm viện trung bình<br />
là 17 ngày; thời gian từ lúc chấn thương cho đến<br />
khi mổ cấp cứu (đối với những trường hợp có<br />
mổ cấp cứu) là 10 giờ.<br />
<br />
Đường huyết lúc nhập viện<br />
Bảng 3: Đường huyết lúc nhập viện<br />
Đặc điểm<br />
Đường huyết (mg/dl)*<br />
<br />
Giá trị<br />
140,9 ± 45,9<br />
<br />
Nhận xét: Đường huyết trung bình của mẫu<br />
nghiên cứu 140,9 ± 45,9 mg/dl.<br />
<br />
Đặc điểm của các yếu tố liên quan đến tử<br />
vong<br />
Mối liên quan giữa tuổi, đường huyết, độ nặng<br />
của chấn thương sọ não với kết quả điều trị<br />
Bảng 4: Mối liên quan giữa tuổi, đường huyết, độ<br />
nặng của chấn thương sọ não với kết quả điều trị<br />
Đặc điếm<br />
<br />
Sống<br />
(n = 92)<br />
<br />
Tử vong<br />
(n = 20)<br />
<br />
Điểm<br />
Marshall<br />
<br />
3,9 ± 1,2<br />
<br />
4,9 ± 1,0<br />
<br />
Điểm<br />
Glasgow<br />
<br />
7,2 ± 2,1<br />
<br />
5,8 ± 2,0<br />
<br />
OR<br />
p<br />
(95% KTC)<br />
2,68<br />
0,002*<br />
(1,36 – 5,28)<br />
0,71<br />
0,01*<br />
(0,54 – 0,93)<br />
<br />
Đường huyết<br />
1,10<br />
136,5 ±<br />
lúc NV<br />
161,3 ± 45,8<br />
0,028*<br />
44,9<br />
1,01<br />
– 1,40)<br />
(mg/dl)<br />
30,5<br />
41,0<br />
Tuổi (năm)* (21,0 –<br />
0,060<br />
(30,0 – 51,7)<br />
48,0)<br />
Tg đến mổ 9,0 (4,0 – 10,2 (6,1 –<br />
0,798<br />
(giờ)*<br />
11,5)<br />
12,5)<br />
<br />
(*) có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
43<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
<br />
Nhận xét: Điểm Marshall, đường huyết<br />
lúc nhập viện, tuổi, thời gian từ lúc bị chấn<br />
thương đến lúc mổ cấp cứu ở nhóm tử vong<br />
cao hơn nhóm sống. Ngược lại điểm Glasgow<br />
<br />
Kết quả phân tích hồi qui logistic đa biến các<br />
yếu tố liên quan đến tử vong<br />
Bảng 6: Kết quả phân tích hồi qui logistic đa biến các<br />
yếu tố liên quan đến tử vong<br />
P<br />
<br />
OR hiệu<br />
chỉnh<br />
<br />
95 % KTC<br />
<br />
0,001*<br />
<br />
10,03<br />
<br />
2,51 – 39,99<br />
<br />
0,022*<br />
<br />
2,26<br />
<br />
1,12 - 4,54<br />
<br />
0,068<br />
<br />
0,72<br />
<br />
0,51 – 1,02<br />
<br />
0,169<br />
0,159<br />
<br />
2,51<br />
3,21<br />
<br />
0,67 – 9,31<br />
0,61 – 16,92<br />
<br />
ở nhóm sống cao hơn nhóm tử vong. Tuy<br />
<br />
Đăc điểm<br />
<br />
nhiên chỉ có sự khác biệt về điểm Marshall,<br />
<br />
làm gia tăng tử vong gấp 2,68 lần, điểm<br />
<br />
ĐH nhập viện ≥ 180<br />
mg/dl<br />
Điểm Marshall<br />
Điểm Glasgow lúc<br />
vào viện<br />
Tuổi => 30 tuổi<br />
Giới nữ<br />
<br />
Glasgow lúc vào viện cao hơn 1 điểm sẽ làm<br />
<br />
(*) có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
giảm nguy cơ tử vong 29% (OR = 0,71).<br />
<br />
Nhận xét: kết quả cho thấy bệnh nhân có ĐH<br />
lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl, điểm Marshall cao<br />
hơn 1 điểm sẽ gia tăng nguy cơ tử vong với OR<br />
lần lượt là 10,03 (p=0,001); 2,26 (p=0,022). Bệnh<br />
nhân có điểm Glasgow lúc vào viện cao hơn 1<br />
điểm sẽ làm giảm nguy cơ tử vong 28 % (OR =<br />
0,72, p=0,068).<br />
<br />
điểm Glasgow và đường huyết là có ý nghĩa<br />
thống kê.<br />
Qua đó, điểm Marshall cao hơn 1 điểm sẽ<br />
<br />
Đường huyết lúc nhập viện lớn hơn 1 mg/dl<br />
sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10%.<br />
<br />
Mối liên quan của tuổi, giới, phân loại đường<br />
huyết và điểm Glasgow<br />
Bảng 5: Mối liên quan của tuổi, giới, phân loại<br />
đường huyết và điểm Glasgow<br />
Đặc điếm<br />
<br />
Sống<br />
(n = 92)<br />
<br />
Tử vong<br />
(n = 20)<br />
Đường huyết<br />
<br />
OR<br />
(95% KTC)<br />
<br />
p<br />
<br />
< 180<br />
81 (85,3%) 14 (14,7%)<br />
3,15<br />
mg/dl<br />
0,042*<br />
(1,04 – 9,92)<br />
≥ 180mg/dl 11 (64,7%) 6 (35,3%)<br />
Glasgow lúc vào viện<br />
≤ 9 điểm 68 (77,3%) 20 (22,7%)<br />
10 -13<br />
24 (100%)<br />
0<br />
điểm<br />
Giới<br />
Nam<br />
82 (84,5%) 15 (15,5%)<br />
2,73<br />
0,140<br />
(0,82<br />
– 9,13)<br />
Nữ<br />
10 (66,7%) 5 (33,3%)<br />
Tuổi<br />
< 30 tuổi 44 (89,8%) 5 (10,2%)<br />
2,75 (0,92 –<br />
≥ 30 tuổi 48 (76,2%) 15 (23,8%)<br />
0,062<br />
8,19)<br />
<br />
(*) có ý nghĩa thống kê<br />
<br />
Nhận xét: Đường huyết lúc nhập viện ≥<br />
180mg/dl làm gia tăng nguy cơ tử vong 3,15<br />
lần (p = 0,041). Cả 20 trường hợp tử vong đều<br />
có điểm Glasgow < 9. Giới nữ làm gia tăng tử<br />
vong 2,73 lần so với giới nam (p = 0,14).<br />
Nhóm bệnh nhân ≥ 30 tuổi làm gia tăng tử<br />
vong 2,75 lần (p = 0,062).<br />
<br />
44<br />
<br />
Nhóm tuổi => 30 tuổi làm gia tăng nguy cơ<br />
tử vong 2,5 lần (p =0,169). Giới nữ làm gia<br />
tăng nguy cơ tử vong 3,2 lần so với giới nam<br />
(p = 0,159).<br />
Như vậy đường huyết lúc nhập viện ≥ 180<br />
mg/dl sẽ làm gia tăng nguy cơ tử vong 10 lần,<br />
độc lập với sự thay đổi về: điểm Marshall, điểm<br />
Glasgow lúc vào viện, giới tính hay nhóm tuổi<br />
bệnh nhân.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Khi bệnh nhân bị stress nặng như phẫu<br />
thuật hay chấn thương sọ não sẽ làm gia tăng<br />
đường huyết. Stress tăng đường huyết là tình<br />
trạng tăng đường huyết gặp ở bệnh nhân<br />
nặng, nguy kịch(4,2). Các yếu tố làm gia tăng<br />
đường huyết bao gồm các hormone tress gia<br />
tăng trong máu (catecholamine, cortisol,<br />
glucagon…), sử dụng corticoid ngoại sinh,<br />
vận mạch và vai trò của các chất trung gian<br />
trong nhiễm trùng huyết hay chấn thương,<br />
phẫu thuật. Tất cả các yếu tố này sẽ làm gia<br />
tăng đề kháng insulin, tăng quá trình tân sinh<br />
đường, giảm tổng hợp glycogen, giảm quá<br />
trình chuyên chở đường vào tế bào. Ngoài ra<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 2 * 2012<br />
việc truyền glucose nuôi ăn hay dung môi<br />
truyền thuốc cũng góp phần làm tăng đường<br />
huyết(6).<br />
Tăng đường huyết ở bệnh nhân nguy kịch sẽ<br />
dẫn tới dự hậu xấu trên bệnh nhân chấn thương<br />
sọ não. Một nhiên cứu bao gồm 170 bệnh nhân(3)<br />
chấn thương sọ não mức độ nặng (Glaggow < 9<br />
điểm), theo dõi đường huyết mỗi ngày trong<br />
vòng 10 ngày sau nhập viện. Kết quả cho thấy<br />
nếu bệnh nhân có ít nhất một lần đường huyết ><br />
200 mg/dl sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong thời<br />
gian nằm viện gấp 3,6 lần (p = 0,02). Việc tăng<br />
đường huyết lúc nhập viện không chỉ làm tăng<br />
nguy cơ tử vong trong thời gian nằm viện mà<br />
còn ảnh hưởng sau khi bệnh nhân xuất viện.<br />
Một nghiên cứu khác gồm 59 bệnh nhân bị chấn<br />
thương sọ não. Kết quả cho thấy bệnh nhân có<br />
mức đường huyết >200 mg/dl trong vòng 24 giờ<br />
sau nhập viện sẽ làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong<br />
vong 18 ngày, 3 tháng và 1 năm sau chấn<br />
thương(7).<br />
Trên đối tượng chấn thương sọ não ở trẻ em<br />
cũng có sự liên quan giữa tăng đường huyết và<br />
tử vong. Một nghiên cứu gồm 61 bệnh nhân nhi,<br />
mức đường huyết lúc nhập viện > 150 mg/dl sẽ<br />
làm gia tăng tỉ lệ tử vong trong thời gian nằm<br />
viện và sau 6 tháng(1).<br />
Tăng đường huyết cấp tính được định nghĩa<br />
khi đường huyết => 200 mg/dl nhưng năm 2010<br />
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ công bố mức<br />
140 mg/dl. Tuy nhiên chỉ can thiệp insulin khi<br />
đường huyết > 180 mg/dl(4) nhằm đưa mức<br />
đường huyết < 180 mg/dl. Kết quả nghiên cứu<br />
của chúng tôi cho thấy tăng đường huyết lúc<br />
nhập viện là yếu tố nguy cơ độc lập của tử vong<br />
trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân chấn<br />
thượng sọ não giai đoạn cấp. Qua đó, đường<br />
huyết lúc nhập viện ≥ 180 mg/dl sẽ làm gia tăng<br />
nguy cơ tử vong 10 lần, độc lập với sự thay đổi<br />
về: điểm Marshall, điểm Glasgow lúc vào viện,<br />
giới tính hay nhóm tuổi bệnh nhân. Chúng tôi<br />
chưa tìm được mối liên quan giữa độ nặng của<br />
chấn thương sọ não (đánh giá theo thang điểm<br />
Glasgow) với tử vong trong bệnh viện sau khi<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
đã hiệu chỉnh với các yếu tố gây nhiễu khác,<br />
mặc dù kết quả phân tích đơn biến cho thấy<br />
bệnh nhân có Glasgow lớn hơn 1 điểm sẽ làm<br />
giảm nguy cơ tử vong 29% và cả 20 bệnh nhân<br />
tử vong đều có Glasgow < 9 điểm. Có thể cỡ<br />
mẫu của nghiên cứu chưa lớn nên mối liên quan<br />
này không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên nếu<br />
đánh giá độ nặng dựa vào điểm Marshall (theo<br />
mức độ máu tụ trên CT scan não, điểm Marshall<br />
càng lớn càng có nhiều máu tụ trong não) thì<br />
mối liên quan này có ý nghĩa thống kê, bệnh<br />
nhân có điểm Marshall lớn hơn 1 điểm làm gia<br />
tăng nguy cơ tử vong 2,68 lần (p = 0,002), và sau<br />
khi đã hiệu chỉnh với các yếu tố khác thì nguy<br />
cơ thực sự là 2,26 lần (p = 0,022).<br />
Điểm mạnh trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
là tìm được mối liên quan độc lập của tăng<br />
đường huyết trong vòng 24 giờ nhập viện và tử<br />
vong trong bệnh viện ở bệnh nhân chấn thương<br />
sọ não và cũng là đề tài đầu tiên được thực hiện<br />
ở khu vực phía Nam Việt Nam, cho các bác sĩ<br />
lâm sàng có cái nhìn toàn diện hơn về bệnh<br />
nhân chấn thương sọ não, tránh làm tăng đường<br />
huyết do bất cứ nguyên nhân nào. Tuy nhiên<br />
đây là đề tài tiền cứu, cắt ngang, cỡ mẫu chưa<br />
lớn nên sức mạnh của mối quan hệ này chưa<br />
thật sự lớn. Trong tương lai cần thiết làm thêm<br />
các nghiên cứu đoàn hệ, tiền cứu, cỡ mẫu lớn<br />
hơn để có thể đóng góp nhiều hơn vào y văn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
Asilioglu N, Turna F (2012), “Admission hyperglycemia is a<br />
reliable outcome predictor in children with severe traumatic<br />
brain injury”, J Pediatr 87 (4): 325 – 8.<br />
Dungan KM, Braithwaite SS, Preiser JC (2009), “Stress<br />
hyperglycaemia”, Lancet; 373:1798-807.<br />
Griesdale DE, Tremblay MH (2009), “Glucose control and<br />
mortality in patients with severe traumatic brain injury”,<br />
Neurocrit Care 11 (3): 311 – 316.<br />
Kavanagh BP.,, and McCowen KC (2010), “Glycemic Control in<br />
the ICU”, N Engl J Med 363:2540-6.<br />
Kutcher ME, Pepper MB (2011), “Finding the Sweet Spot:<br />
Identification of Optimal Glucose Levels in Critically Injured<br />
Patients”, J Trauma 71: 1108–1114.<br />
McCowen KC, Malhotra A, Bistrian BR (2001), Stress-induced<br />
hyperglycemia, Crit Care Clin 17:107-24.<br />
Young B, Ott L (1989), “Relationship Between Admission<br />
Hyperglycemia and Neurologic Outcome of Severely BrainInjured Patients”, Ann Surg Vol. 210: 466 – 472.<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
45<br />
<br />