TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
Khoa học Xã hội, Số 15 (5/2019) tr 19 - 25<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THIÊN TAI Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN<br />
<br />
Trần Thị Hằng<br />
Trường Đại học Tây Bắc<br />
<br />
Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu một số thiên tai ở tỉnh Điện Biên. Xác định những khu<br />
vực thường xuyên xảy ra lũ bùn đá, trượt lở đất trong tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các địa phương như<br />
Mường Chà, Mường Ẳng, Mường Lay của tỉnh Điện Biên thường xảy ra lũ bùn đá cao; trượt lở đất diễn ra<br />
mạnh theo các tuyến Mường Lay - Điện Biên, Mường Chà - Mường Nhé. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập<br />
trung xác định nguy cơ xói mòn đất tiềm năng ở Điện Biên, nhằm bổ sung cơ sở khoa học cho định hướng phát<br />
triển nông, lâm nghiệp bền vững trong tỉnh. Mức nguy cơ xói mòn mạnh và rất mạnh: chiếm 6,65% diện tích tự<br />
nhiên, phân bố chủ yếu ở Tủa Chùa, dọc lưu vực sông Đà; Nguy cơ xói mòn trung bình: phần lớn huyện Mường<br />
Chà (chiếm 57,64% diện tích toàn tỉnh). Từ đó, chúng tôi xây dựng một số giải pháp bảo vệ môi trường, phòng<br />
chống thiên tai trong khu vực nghiên cứu.<br />
<br />
Từ khóa: Thiên tai, xói mòn, lũ bùn, đất trượt.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Những năm gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có Điện Biên thường<br />
xuyên xảy ra lũ bùn đá, xói mòn đất, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Nghiên cứu về vấn<br />
đề này, ở Tây Bắc đã có các đề tài tiêu biểu như: “Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ<br />
bùn đá ở Lai Châu và đề xuất biện pháp phòng chống”[2]; “Nghiên cứu đánh giá phân vùng<br />
dự báo hiện tượng tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai<br />
Châu, đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai”[4]. Phạm vi của các đề tài làcả<br />
tỉnh Lai Châu cũ, chưa có nghiên cứu cụ thể dành riêng cho tỉnh Điện Biên.Vì vậy, trong bài<br />
viết này, chúng tôi đã ứng dụng công nghệ GIS trong thành lập mô hình bản đồ trượt lở, xói<br />
mòn đất ở tỉ lệ 1:100.000, nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch, sử dụng các<br />
nguồn tài nguyên và phòng chống thiên tai trong tỉnh Điện Biên.<br />
2. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Dữ liệu nghiên cứu<br />
Kết quả nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở các tài liệu: Cơ sở dữ liệu bản đồ nền<br />
và chuyên đề: Bản đồ nền địa hình tỉnh Điện Biên tỉ lệ 1: 50.000 (Bộ Tài nguyên và Môi<br />
trường); bản đồ địa chất (Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam); các bản đồ chuyên đề<br />
thổ nhưỡng, thảm thực vật, khí hậu tỉnh Điện Biên; mặt khác, nguồn cơ sở tài liệu còn bao<br />
gồm các kết quả điều tra nghiên cứu thực địa.<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu chính<br />
Phương pháp thu thập, xử lý, thống kê số liệu, tài liệu: Để thực hiện nghiên cứu này,<br />
chúng tôi tiến hành thu thập tất cả các tài liệu, số liệu liên quan đến tài nguyên thiên nhiên,<br />
môi trường của Điện Biên.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 17/8/2018. Ngày nhận đăng: 22/9/2018<br />
Liên lạc: Trần Thị Hằng; e-mail: hang.tran256@gmail.com<br />
19<br />
Nhóm phương pháp thực địa: Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến<br />
hành khảo sát các địa phương khác nhau của tỉnh Điện Biên. Những kết quả thu thập được<br />
trên thực địa là tư liệu quan trọng nhằm minh họa, bổ sung cho những nghiên cứu lý thuyết<br />
của bài báo.<br />
Phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám: Các bản đồ trong bài<br />
báo đều được xây dựng bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) với một số phần mềm Mapinfo,<br />
Arcgis 10 (xử lý số liệu, xây dựng mô hình xói mòn đất). Chúng tôi tiến hành đánh giá mức<br />
độ xói mòn đất trên cơ sở sử dụng mô hình mất đất phổ dụng (hay mô hình mất đất tổng<br />
quát) USLE (Universal Soil Loss Equation) [5]. Mô hình do nhóm tác giả W.H. Wischmeier<br />
và D.D. Smith đề xuất, cho phép ước lượng lượng đất mất hàng năm, phương trình tổng<br />
quát có dạng:<br />
<br />
A = R*K*LS*C*P<br />
<br />
Trong đó: A - lượng đất mất trung bình hàng năm (kg/m2.năm). R - hệ số xói mòn do<br />
mưa (thang đo độ xói mòn được lập trên cơ sở EI30) (KJ.mm/m2.h.năm); R=EI30/1.000 với E<br />
là động năng của mưa (J/m2), I là lượng mưa lớn nhất trong vòng 30 phút (mm/h). K là hệ số<br />
xói của đất (được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn của mưa trong điều<br />
kiện chuẩn, nghĩa là chiều dài sườn là 22,4m, độ dốc 9%) (kg.h/KJ.mm); L: Hệ số chiều dài<br />
sườn dốc; S: Hệ số độ dốc; C: Hệ số cây trồng hoặc lớp phủ; P: Hệ số canh tác bảo vệ đất.<br />
<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1. Động đất<br />
Các kết quả nghiên cứu về địa chất và các tai biến thiên nhiên [2], [4] cho thấy Điện<br />
Biên là tỉnh có nguy cơ động đất thuộc loại cao nhất vùng Tây Bắc. Động đất ở Điện Biên xảy<br />
ra do cả nguyên nhân tự nhiên hoặc nhân tạo; khu vực có động đất nguy cơ cao phân bố tập<br />
trung trong phạm vi các đứt gãy, các công trình thủy điện, hồ chứa nước lớn. Trong lịch sử,<br />
tỉnh Điện Biên đã xảy ra những trận động đất nghiêm trọng sau: Động đất 6,7 độ richter xảy<br />
ra ở Tuần Giáo năm 1983, sau động đất là hàng loạt các dư chấn xảy ra, gây đá lở, trượt đất.<br />
Động đất cường độ 5,3 độ richter ở Điện Biên xảy ra năm 2001 đã có mức độ phá hủy lớn,<br />
gây nứt thân đập hồ Pa Khoang, thiệt hại ước tính hàng trăm tỉ đồng Việt Nam. Động đất với<br />
cường độ 4,7 độ richter ở Mường Nhé năm 2016...<br />
<br />
3.2. Trượt, lở đất, lũ bùn đá<br />
Trượt, lở đất là những dạng tai biến địa chất nguy hiểm gây thiệt hại không nhỏ đến<br />
đời sống của người dân, trượt lở đất xảy ra do hệ thống đứt gãy phát triển dày đặc, trong đó<br />
nhiều đứt gãy lớn như đứt gãy Điện Biên - Lai Châu. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Địa<br />
chất [2], [4], kết quả điều tra thực tế cho thấy: Hiện tượng trượt lở đất ở Điện Biên tập trung<br />
chủ yếu theo các tuyến đường giao thông, các đứt gãy địa chất, đặc biệt vào mùa mưa.<br />
Tuyến Mường Lay - Điện Biên kéo dài theo các thung lũng suối Nậm Lay, Nà Pheo và<br />
thượng nguồn Nậm Mức, hiện tượng trượt lở tự nhiên cũng như trượt lở do giao thông tập<br />
20<br />
trung sườn phía Đông của thung lũng. Tuyến Mường Chà - Mường Nhé: Các điểm trượt lở tập<br />
trung trên đường đèo phía Nà Pheo, còn ở Si Pa Phìn trên đồi thoải, tại một số khu vực độ dốc<br />
thấp, vẫn trượt lở do đặc trưng thạch học đá bột kết tuổi J bất ổn định. Đoạn từ Nà Pheo đến<br />
Điện Biên: Nhiều khối trượt xuất hiện tự nhiên trên sườn núi hai bên thung lũng, song vẫn tập<br />
trung ở sườn phía đông. Tuyến Tuần Giáo - Mường Lay: Dọc theo các sườn núi, các thung<br />
lũng, trượt lở xảy ra trên nhiều khu vực như đèo Xá Tổng, Nậm Nèn, sườn núi phía tây Tủa<br />
Chùa, tại Nậm Mức, phía bắc đèo Hoa. Tuyến Điện Biên - Tuần Giáo: Xuất hiện nhiều điểm<br />
trượt như phía Tây thành phố Điện Biên Phủ, đèo Tằng Quái. Điện Biên nằm trong vùng bị<br />
trượt lở trầm trọng với hàng ngàn khối trượt lở mỗi năm. Các khu vực này có đặc điểm địa<br />
hình chủ yếu thuộc kiểu khối tảng, khống chế bởi các đứt gãy trẻ, phần lớn có độ dốc trên 25 o,<br />
lớp phủ thực vật thưa thớt, đặc biệt là những hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng các<br />
công trình giao thông,... làm thay đổi độ che phủ rừng, gia tăng hoạt động của đứt gãy, thay<br />
đổi mực nước ngầm và làm gia tăng các quá trình trượt lở.<br />
Tỉnh Điện Biên có các khu vực thường xảy ra lũ quét, lũ bùn đá là lưu vực Nậm Lay,<br />
lưu vực Nậm Rốm, thị xã Mường Lay, thiên tai này gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và<br />
xã hội. Nguyên nhân chính là do những khu vực này có tầng phong hóa dầy, độ dốc sườn lớn.<br />
Ở Điện Biên hoạt động tân kiến tạo mạnh làm phong phú các kiểu địa hình núi cao, vực sâu,<br />
đây là tiền đề cho phát sinh, phát triển lũ bùn đá. Thực tế cho thấy, lũ bùn đá chỉ xảy ra mạnh<br />
ở khu vực có các đứt gãy hoạt động. Mường Lay cũng như một số khu vực khác có lượng<br />
mưa lớn tập trung, thảm thực vật rừng kém là nơi thường có lũ bùn đá xuất hiện.<br />
3.3. Nguy cơ xói mòn đất tỉnh Điện Biên<br />
Mô hình nguy cơ xói mòn đất có mối quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên, trong<br />
đó địa hình là nhân tố quan trọng hàng đầu quy định động lực của dòng vật chất trong xói<br />
mòn; loại đất, độ gắn kết, thành phần cơ giới của đất cũng phần nào đánh giá khả năng, mức<br />
độ xói mòn. Lượng mưa là nhân tố quan trọng tiên quyết đánh giá nguy cơ xói mòn đất.<br />
Bảng 1. Phân loại mức độ xói mòn đất do mưa<br />
<br />
Ký hiệu cấp của<br />
Lượng đất bị xói mòn trung bình năm, t.ha-1 Đánh giá<br />
độ xói mòn<br />
<br />
I Từ 0 đến 1 Không bị xói mòn<br />
<br />
II Lớn hơn 1 đến 5 Xói mòn nhẹ<br />
<br />
III Lớn hơn 5 đến 10 Xói mòn trung bình<br />
<br />
IV Lớn hơn 10 đến 50 Xói mòn mạnh<br />
<br />
V Lớn hơn 50 Xói mòn rất mạnh<br />
<br />
Phân cấp xói mòn tiềm năng được thực hiện theo quy định phân cấp xói mòn theo tiêu<br />
chuẩn Việt Nam (TCVN 5299: 2009, chất lượng đất - phương pháp xác định mức độ xói mòn<br />
đất do mưa). Khung logic của bài toán xói mòn tiềm năng được thể hiện trên sơ đồ hình 1.<br />
<br />
21<br />
Bản đồ Địa hình Bản đồ Thổ nhưỡng Bản đồ Mưa<br />
<br />
<br />
<br />
Hệ số LS Hệ số K Hệ số R<br />
<br />
<br />
<br />
Bản đồ nguy cơ xói mòn đất<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ thành lập bản đồ xói mòn đất tiềm năng tỉnh Điện Biên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình lượng mưa R tỉnh Điện Biên Hình 3. Mô hình chiều dài sườn L<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Mô hình hệ số LS tỉnh Điện Biên Hình 5. Mô hình hệ số K tỉnh Điện Biên<br />
<br />
Kết quả đặc điểm nguy cơ xói mòn đất ở tỉnh Điện Biên có sự phân hóa như sau:<br />
Nguy cơ xói mòn mạnh và rất mạnh: Phân bố phía Bắc Tủa Chùa, sườn dốc dọc lưu<br />
vực sông Đà, chiếm 6,65% diện tích tự nhiên. Đất ở đây là đất xói mòn trơ sỏi đá, có cấu trúc<br />
bở rời hình thành trên đá vôi nên hệ số xói mòn cao. Sự phát triển của quá trình xói mòn còn<br />
phụ thuộc vào tính chất và trạng thái của đất.<br />
22<br />
Nguy cơ xói mòn trung bình: Phân bố đều khắp trên địa bàn tỉnh bao gồm phần lớn<br />
huyện Mường Chà, dọc thung lũng sông Nậm Pồ, phía Tây Nam huyện Tủa Chùa và phía Tây<br />
huyện Điện Biên. Đó là các khu vực hình thành trên nền địa hình ít bị chia cắt, lượng mưa<br />
không lớn. Mức xói mòn này chiếm diện tích lớn 57,64% diện tích tự nhiên. Nhóm đất chủ<br />
yếu ở những khu vực này là đất hình thành trên đá sét có độ gắn kết tốt.<br />
Bảng 2. Kết quả xác định mức độ tai biến tại các điểm nghiên cứu<br />
<br />
Nguy cơ xói Nguy cơ trượt<br />
TT Điểm nghiên cứu Nguy cơ lũ bùn đá<br />
mòn đất lở đất<br />
1 Mường Phăng Thấp Trung bình Trung bình<br />
2 TP. Điện Biên Phủ và phụ cận Thấp Cao Thấp<br />
3 Tuần Giáo - Pha Đin Trung bình Cao Trung bình<br />
4 Tủa Chùa Mạnh Cao Thấp<br />
5 Mường Lay Trung bình Cao Cao<br />
6 Mường Nhé Trung bình Cao Trung bình<br />
7 Mường Chà và phụ cận Trung bình Trung bình Trung bình<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Bản đồ trượt lở đất, lũ bùn đá và bản đồ nguy cơ xói mòn đất tỉnh Điện Biên<br />
<br />
Nguy cơ xói mòn nhẹ: Đó là những khu vực có lượng mưa không lớn như Mường<br />
Mươn, phía Tây nam huyện Nậm Pồ, hoặc nơi có độ dốc nhỏ, các quá trình ngoại sinh chủ<br />
yếu là bồi tụ (đồi và thung lũng của huyện Điện Biên).<br />
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉnh Điện Biên cần thống nhất quản lý và kiểm soát<br />
thiên tai do thời tiết khí hậu bất lợi gây nên, kiểm soát môi trường sinh thái; thiết kết các công<br />
trình phải tính đến sự phát sinh và phát triển lũ bùn đá, trượt lở đất, xói mòn đất.Tuyên truyền<br />
<br />
23<br />
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường tới mọi người, nâng cao hiểu biết về sử dụng tiết kiệm tài<br />
nguyên.<br />
4. Kết luận<br />
Trong xu thế biến đổi khí hậu nói chung, tỉnh Điện Biên nằm trong khu vực nguy cơ<br />
xảy ra các tai biến địa chất bậc nhất trong vùng Tây Bắc đặc biệt là động đất và lũ bùn đá. Các<br />
tai biến nàytập trung tại các khu vực đứt gãy Điện Biên - Mường Lay; hoặc những nơi có<br />
lượng mưa lớn tập trung và lớp phủ thực vật mỏng như Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Lay. Đối<br />
với kết quả nghiên cứu xói mòn đất: Tiềm năng xói mòn từ mức trung bình đến rất mạnh<br />
chiếm 64,29% toàn tỉnh. Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở để xây dựng mô hình phân<br />
vùng dự báo và cảnh báo thiên tai với các địa bàn cụ thể ở tỉ lệ lớn hơn 1:25.000. Trong thời<br />
gian tới, Điện Biên cần có những nghiên cứu chi tiết về các biểu hiện tai biến thiên nhiên để<br />
có định hướng sử dụng tài nguyên một cách hợp lý tránh những thiệt hại nghiêm trọng trong<br />
sản xuất và hệ sinh thái. Chú ý đến việc khai thác tổng hợp đa ngành để vừa đem lại hiệu quả<br />
kinh tế vừa hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến tài nguyên và môi trường.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Trần Thị Hằng (2017),“Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên<br />
phục vụ phát triển bền vững nông lâm nghiệp và du lịch tỉnh Điện Biên”, Luận án tiến<br />
sĩ, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
<br />
[2] Nguyễn Văn Hùng và nnk (2012), Nghiên cứu đánh giá phân vùng dự báo hiện tượng<br />
tai biến trượt lở, nứt sụt đất, lũ quét - lũ bùn đá khu vực Sơn La - Lai Châu, đề xuất<br />
các giải pháp phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, Viện Địa chất, Hà Nội.<br />
<br />
[3] Lê Văn Khoa (1997), Môi trường và Phát triển bền vững ở miền núi, Nxb Giáo dục,<br />
Hà Nội.<br />
<br />
[4] Vũ Cao Minh và nnk (1997), Điều tra đánh giá hiện tượng trượt lở - lũ bùn đá ở Lai<br />
Châu và đề xuất biện pháp phòng chống, Viện Địa chất, Hà Nội.<br />
<br />
[5] Nguyễn Quang Mỹ (2005), Xói mòn đất hiện đại và các biện pháp chống xói mòn,<br />
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
STUDY OF NATURAL DISASTERS IN DIEN BIEN PROVINCE<br />
<br />
Tran Thi Hang<br />
Tay Bac University<br />
<br />
<br />
Abstract: The paper presents the results of research on some natural disasters in Dien Bien province,<br />
identifying areas of frequent floods, slides and mudslides. The results show that localities such as Muong Cha,<br />
Muong Ang, Muong Lay in Dien Bien province often have high mudflat, while landslide occurs strongly along<br />
Muong Lay - Dien Bien, Muong Cha - Muong Nhe. The paper also focuses on assessing the potential soil<br />
erosion risk in Dien Bien province, providing additional information for the sustainable development orientation<br />
of agriculture and forest in the province. Specifically, high and very high erosion risks (6.65% of natural area)<br />
distribute mainly in Tua Chua, along Da river basin; average erosion risks mosty in Muong Cha district<br />
(accounting for 57.64% square of the province). Basing on the results, we develop a number of measures to<br />
protect the environment and prevent natural disasters in the studied area.<br />
<br />
Keywords: Natural disaster, erosion, landslide<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />