Nguyễn Thị Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
87(11): 81 - 87<br />
<br />
BIỂN ĐÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CẬP NHẬT TRONG NGHIÊN CỨU<br />
VÀ GIẢNG DẠY VỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM<br />
Nguyễn Thị Hồng*<br />
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Địa lí tự nhiên Biển Đông cần đƣợc cập nhật trong nghiên cứu và giảng dạy về Địa lí tự nhiên Việt<br />
Nam với một số nội dung quan trọng: Đặc điểm tổng quát và phân hóa vùng tự nhiên lãnh hải Biển<br />
Đông; Tài nguyên thiên nhiên vị thế và các nguồn lợi Biển Đông; Ứng phó với biến đổi khí hậu và<br />
thảm họa thiên tai từ biển; Nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng biển và sự cần thiết bảo vệ các vùng biển<br />
nhạy cảm đặc biệt. Những vấn đề về địa lí tự nhiên Biển Đông nói trên, cùng với các vấn đề trong<br />
Chiến lƣợc Biển Việt Nam, cần đƣợc tích hợp trong các chƣơng trình cũng nhƣ sách giáo khoa về<br />
Địa lí tự nhiên Việt Nam trong nhà trƣờng phổ thông và đại học.<br />
Từ khoá: Biển Đông, tài nguyên, ô nhiễm, nhận thức.<br />
<br />
<br />
Từ xa xƣa, ông cha ta đã diễn giải cấu trúc<br />
lãnh thổ Việt Nam là một đất nƣớc gồm: một<br />
phần là đồng ruộng, ba phần là núi, bốn phần<br />
là biển, (tam sơn, tứ hải nhất phần điền).<br />
Phần miền núi và đồng bằng (sơn, điền) cộng<br />
lại thành một nửa; một nửa còn lại là biển (tứ<br />
hải); biển nƣớc ta là Biển Đông (hải đông hải<br />
dã). Phần địa lí tự nhiên sơn - điền (phần lãnh<br />
thổ) đƣợc các nhà địa lí nghiên cứu khá sâu<br />
sắc; phần địa lí tự nhiên tứ hải (phần lãnh hải)<br />
bƣớc đầu đƣợc quan tâm trong các công trình<br />
nghiên cứu cấp nhà nƣớc cũng nhƣ các tác<br />
phẩm địa lí tiêu biểu. Tuy nhiên, so với yêu<br />
cầu mặt bằng nhận thức chung, phần địa lí tự<br />
nhiên về Biển Đông vẫn còn là chỗ yếu trong<br />
Địa lí tự nhiên Việt Nam. Vì vậy vấn đề làm<br />
phong phú và sâu sắc hơn sự hiểu biết về địa<br />
lí tự nhiên đất nƣớc bằng việc cập nhật kiến<br />
thức mới về Biển Đông cho xứng với vị thế<br />
của nó trong Chiến lƣợc Biển Việt Nam có ý<br />
nghĩa quan trọng trong giáo dục.<br />
ĐẶC ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN HÓA VÙNG TỰ<br />
NHIÊN LÃNH HẢI BIỂN ĐÔNG<br />
Là một bộ phận của Thái Bình Dƣơng, Biển<br />
Đông, (tên gọi khác: Biển Đông Nam Á South - East Asia Sea, Biển Nam Trung Hoa<br />
- South - Chine Sea), đƣợc phân cách với<br />
Thái Bình Dƣơng và các biển khác bởi các<br />
<br />
<br />
Tel: 0914 400809<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
đảo Đài Loan, Luxôn, Palaoan và Calimantan.<br />
Diện tích 3.537 nghìn km2, dung tích 3623<br />
km3, độ sâu trung bình 1024 m, nơi sâu nhất<br />
5560 m. Vùng có độ sâu trên 2000 m chiếm<br />
1/4 diện tích thuộc phần phía Đông của biển.<br />
Thềm lục địa có độ sâu dƣới 200 m chiếm<br />
trên 50% diện tích. Cấu tạo của đáy biển khá<br />
phức tạp: vùng biển phía đông kinh tuyến<br />
1100 Đ, nhìn chung là vùng biển sâu trên<br />
4000 m, đáy biển có nhiều đảo ngầm, đảo nhỏ<br />
và đảo san hô. Hai quần đảo Hoàng Sa và<br />
Trƣờng Sa đều là những đảo san hô nằm<br />
trong vùng biển này. Vùng biển phía tây kinh<br />
tuyến nói trên, trái lại nằm trên một thềm lục<br />
địa nông, thƣờng không sâu quá 100 m. Biển<br />
Đông nối liền với biển Giava qua một eo biển<br />
rộng là Calimata nằm giữa đảo Caliman-tan<br />
và Bêlitung thuộc Inđônêxia. Tài nguyên của<br />
Biển Đông rất đa dạng, gồm dầu khí, tài<br />
nguyên sinh vật (thuỷ sản, rong biển).<br />
Biển nằm trên một thềm lục địa ngầm; trong<br />
những kỷ băng hà gần đây nƣớc biển đã hạ<br />
thấp xuống hàng trăm mét, và Borneo từng là<br />
một phần của lục địa Châu Á. Nhiều con sông<br />
lớn chảy vào Biển Đông gồm các sông Châu<br />
Giang, Mân Giang, sông Cửu Long (Phúc<br />
Kiến), sông Hồng, sông Mê Kông, sông<br />
Rajang, sông Pahang, và sông Pasig.<br />
Phía đông bắc Biển Đông có quần đảo Đông<br />
Sa, thuộc Trung Quốc (Pratas Islands). Phía<br />
81<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Tây Bắc Biển Đông cách đảo Lý Sơn, Quảng<br />
Nam, Việt Nam khoảng 200 km; cách đảo<br />
Hải Nam, Trung Quốc 235 km có quần đảo<br />
Hoàng Sa (Paracell) với 18 đảo, cồn và 22<br />
bãi, đá. Lớn nhất là đảo Phú Lâm (Woody<br />
Island). Độ cao tuyệt đối lớn nhất 14 m<br />
(Rocky Island).<br />
Bên trong vùng biển, có hơn 200 đảo và bãi<br />
đá ngầm đã đƣợc đặt tên, đa số chúng thuộc<br />
Quần đảo Trƣờng Sa (Spatly) và trải dài trên<br />
một vùng rộng 810, dài 900 km với khoảng<br />
175 đảo đã đƣợc xác định, hòn đảo lớn nhất là<br />
đảo Ba Bình (Itu Aba) với chỉ hơn 1,3 km<br />
chiều dài và điểm cao nhất là 3,8 mét.<br />
Ở đông bắc quần đảo Trƣờng Sa Có một núi<br />
ngầm rộng 100km đƣợc gọi là Reed<br />
Tablemount, cách biệt khỏi đảo Palawan của<br />
Philippine bởi Rãnh Palawan, hiện nay nằm<br />
dƣới mực nƣớc biển 20m nhƣng trƣớc kia nó<br />
từng là một hòn đảo trƣớc khi bị mực nƣớc<br />
biển dâng lên ở thời băng hà cuối cùng làm<br />
chìm ngập. Phía đông quần đảo Hoàng Sa có<br />
các bãi ngầm nhƣ Macelesfield Bank (quần<br />
đảo Trung Sa), Stewart Bank, Truro Shoal và<br />
Scarborough Shoal. Bãi Scarborough Shoal<br />
nằm về phía đông của bãi Maclesfield, gần bờ<br />
biển Philippin.<br />
Dựa trên cơ sở nền nhiệt độ, Biển Đông đều<br />
thuộc đới nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung<br />
bình năm của nƣớc biển tầng mặt đều đạt từ<br />
240 C đến 290 C. Cho tới tầng sâu 20m vẫn<br />
còn giữ đƣợc mức nhiệt đô nhƣ vậy và phải<br />
xuống tới tầng sâu 50m mới giảm đi chút ít.<br />
Dựa vào sự phân hóa về nhiệt của nƣớc biển<br />
tầng mặt và tầng 20m, đới nhiệt đới biển - đảo<br />
trên Biển Đông nƣớc ta đƣợc các nhà địa lí tự<br />
nhiên Viện Địa lí thuộc Trung tâm Khoa học<br />
và Công nghệ Việt Nam chia thành 3 cấp địa<br />
lí tự nhiên biển Đông: Á đới / miền / vùng<br />
[4]. Theo đó Biển Đông phân hóa thành 2 á<br />
đới: phía bắc là á đới đảo – biển nhiệt đới gió<br />
mùa có mùa đông lạnh; và phía nam là á đới<br />
đảo – biển nhiệt đới, gió mùa nóng quanh<br />
năm [4]. Ranh giới giữa hai á đới đƣợc nối<br />
tiếp với hai á đới trên đất liền (khoảng vĩ<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 81 - 87<br />
<br />
tuyến 160 B, gần mũi Chân Mây, sau đó hơi<br />
vòng lên phía bắc một chút rồi quay về phía<br />
đông nam, tiếp theo đi thẳng hƣớng đông bắc,<br />
kết thúc ở khoảng tọa độ 210 vĩ độ Bắc – 1200<br />
kinh độ Đông. Đƣờng ranh giới này đi cùng<br />
hƣớng và gần với đƣờng đẳng nhiệt 240C của<br />
nƣớc biển tầng mặt trong mùa đông, nghĩa là<br />
bằng khoảng > 200C nhiệt độ không khí.<br />
Á đới đảo biển phía bắc đƣợc chia thành 2<br />
miền: (1) Miền đảo – vịnh Bắc bộ (gồm 4<br />
vùng: (i) Vùng đảo biển lục địa Lƣu Sa (Lôi<br />
Châu) – Đồ Sơn / (ii) Vùng đảo – biển trên<br />
thềm lục địa Đồ Sơn – Mũi Ròn / (iii) Vùng<br />
thềm lục địa mũi Ròn – bán đảo Sơn Trà / (iv)<br />
Vùng thềm lục địa trung tâm vịnh Bắc bộ) và<br />
(2) Miền đảo – biển Hải nam (gồm 3 vùng: (i)<br />
Vùng thềm Hải Nam – Lôi Châu / (ii) Vùng<br />
thềm biển Quảng Châu / (iii) Vùng đảo biển<br />
phía đông đảo Hải Nam);<br />
Á đới đảo – biển phía nam đƣợc chia thành 4<br />
miền: (1) Miền đảo – biển Trung Trung Bộ và<br />
Hoàng Sa (gồm 2 vùng: (i) Vùng biển ven bờ<br />
Trung Trung Bộ / (ii) Vùng lục địa quần đảo<br />
Hoàng Sa; (2) Miền đảo biển Nam Trung Bộ<br />
và Nam Bộ (gồm 2 vùng: (1) Vùng biển ven<br />
bờ Nam Trung Bộ / (ii) Vùng biển Bà Rịa Vũng tàu – Mũi Cà Mau); (3) Miền biển sâu<br />
(gồm: (i) Vùng quần đảo Trƣờng Sa /<br />
(ii)Vùng biển thẳm phía bắc / (iii) Vùng ven<br />
bờ biển Philippin); (3) Miền đảo biển Trƣờng<br />
Sa; Miền đảo – biển vịnh Thái Lan (gồm 3<br />
vùng: (i) Vùng biển ven bờ Việt Nam –<br />
Campuchia / (ii) Vùng biển trung tâm vịnh<br />
Thái Lan / (iii) Vùng biển bờ Malaixia).<br />
TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỊ THẾ VÀ<br />
CÁC NGUỒN LỢI BIỂN ĐÔNG<br />
Tài nguyên vị thế: Đó là tập hợp gồm một<br />
hoặc hơn một loại tài nguyên (thiên nhiên,<br />
con ngƣời, xã hội), có vai trò hoặc triển vọng<br />
quyết định vị thế của một địa phƣơng, lãnh<br />
thổ, quốc gia hay khu vực trong chuỗi giá trị:<br />
nghiên cứu - triển khai, bản quyền, sản xuất thƣơng hiệu thƣơng mại. Cũng có thể hiểu tài<br />
nguyên vị thế là một biến thể của thế mạnh,<br />
lợi thế cạnh tranh hay lợi thế so sánh của một<br />
82<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
không gian lãnh thổ cụ thể. Theo cách hiểu<br />
nói trên, tài nguyên vị thế quan trọng nhất của<br />
Biển Đông là vị trí địa – chính trị / địa kinh tế<br />
quan trọng; đó là một vùng nƣớc rộng lớn ở<br />
bờ Đông Nam của lục địa châu Á, có 5 trong<br />
số 16 eo biển có ý nghĩa chiến lƣợc tầm thế<br />
giới và có 5 trong số 10 đƣờng giao thông chủ<br />
yếu trên biển của thế giới, có 2 cảng thuộc<br />
loại lớn nhất (cảng Singapo và Hồng Kông)<br />
với đủ điều kiện dịch vụ tiếp nhận tàu viễn<br />
dƣơng qua lại. Biển Đông đứng hàng thứ 4<br />
trong 19 vùng đánh cá lớn nhất thế giới xét<br />
theo tổng sản lƣợng hải sản hàng năm. Hơn<br />
thế nữa, hoạt động kinh tế – thƣơng mại ở<br />
Đông Á đều phụ thuộc vào Biển Đông vì đây<br />
là con đƣờng ngắn nhất đến Đông Nam Á,<br />
châu Phi, Trung Đông, châu Âu. Vì vậy, ai<br />
kiểm soát đƣợc Biển Đông nói chung, các đảo<br />
và quần đảo nằm ở vị trí trung tâm vùng biển<br />
này nói riêng sẽ kiểm soát đƣợc nhiều tuyến<br />
đƣờng biển quốc tế.<br />
Tài nguyên vị thế quan trọng hàng đầu vẫn là<br />
dầu khí. Biển Đông đã đƣợc xác định có trữ<br />
lƣợng dầu mỏ khoảng 7.7 tỷ barrel, với ƣớc<br />
tính tổng khối lƣợng là 28 tỷ barrel). Trữ<br />
lƣợng khí gas tự nhiên đƣợc ƣớc tính khoảng<br />
266 nghìn tỷ feet khối). Theo thống kê của<br />
Cục Tình báo năng lƣợng Bộ Năng lƣợng<br />
Hoa Kì (EIA), trữ lƣợng dầu thô ở khu vực<br />
Biển Đông khoảng 7 tỷ thùng, sản lƣợng<br />
khai thác hàng ngày khả dĩ khoảng 2,5 triệu<br />
thùng. Điều tra của Cục thăm dò địa chất<br />
Hoa Kì (USGS) cho thấy: ở khu vực Biển<br />
Đông trữ lƣợng khí thiên nhiên gấp đôi trữ<br />
lƣợng dầu thô.<br />
Căn cứ chủ trƣơng chủ quyền của Trung<br />
Quốc đối với Biển Đông nhƣ Trung Quốc<br />
tuyên bố thì phần lớn dầu khí ở khu vực này<br />
thuộc về Trung Quốc. Theo số liệu thống kê<br />
của các cơ quan công quyền Trung Quốc, trên<br />
vùng Biển Đông có hơn 200 cấu tạo dầu khí,<br />
khoảng 180 mỏ dầu khí. Chỉ tính tại các bồn<br />
địa Tăng Mẫu, Sabah, Vạn An (Tƣ Chính) đã<br />
có trữ lƣợng gần 20 tỷ tấn dầu thô, là một<br />
trong những khu vực có trữ lƣợng dầu khí lớn<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 81 - 87<br />
<br />
nhất trên thế giới chƣa đƣợc khai thác.<br />
Trong phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền<br />
Việt Nam trên Biển Đông có tài nguyên<br />
khoáng sản quan trọng sau :<br />
Titan: Các điểm và mỏ quặng titan phân bố<br />
dọc theo đƣờng bờ biển từ Móng Cái (Quảng<br />
Ninh) tới Nam Trung Bộ. Trữ lƣợng titan dự<br />
báo đạt 22 triệu tấn. Trữ lƣợng đã thăm dò<br />
đánh giá là 16 triệu tấn. Thành phần quặng là<br />
inmenit, rutin, có kích thƣớc hạt từ 0,5 mm<br />
đến 2,3 mm nằm trong cát ven biển. Hiện nay<br />
một số địa phƣơng đã tiến hành khai thác<br />
inmenit và rutin để xuất khẩu nhƣ ở Hà Tĩnh,<br />
Quảng Trị …<br />
Đất hiếm: Thành phần quặng là khoáng vật<br />
xenotin và monazit, có mầu hồng xám hoặc<br />
lục với kích thƣớc hạt từ 0,5mm đến vài<br />
milimet, nằm trong cát ven biển. Những diện<br />
tích chứa quặng phân bố dọc bờ biển từ Móng<br />
Cái (Quảng Ninh) đến Vũng Tàu. Kết quả<br />
nghiên cứu cho thấy hàm lƣợng monazit,<br />
xenotin, đạt từ 90 đến 95% không thua kém<br />
chất lƣợng khoáng vật cùng loại của một số<br />
nƣớc trên thế giới. Hiện nay đất hiếm đã đƣợc<br />
khai thác để phục vụ cho các ngành công<br />
nghiệp: sản xuất thuỷ tinh cao cấp, thực<br />
phẩm, sản xuất phân vi lƣợng, thuốc trừ sâu,<br />
thuộc da… Trữ lƣợng của đất hiếm nằm<br />
trong sa khoáng ven biển nƣớc ta khoảng<br />
300.879 tấn.<br />
Cát thuỷ tinh: Cát thuỷ tinh ở nƣớc ta có hàm<br />
lƣợng SIO2 ,độ tinh khiết, độ trắng cao, đủ<br />
điều kiện để sản xuất các mặt hàng thuỷ tinh<br />
dân dụng và các mặt hàng thuỷ tinh cao cấp.<br />
Cát thuỷ tinh phân bố ở nhiều nơi, tuy nhiên<br />
những nơi tập trung thành mỏ không nhiều.<br />
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, các<br />
mỏ cát thuỷ tinh ở nƣớc ta đều thuộc cỡ nhỏ<br />
đến cỡ trung bình và phân bố ở : Vân Hải<br />
(Quảng Ninh), Nam Ô (Đà Nẵng), Quảng<br />
Ngãi, Nha Trang...<br />
Dầu khí: Tài nguyên dầu khí của nƣớc ta<br />
phong phú, nhƣng hầu hết diện tích chứa dầu<br />
đều nằm trên vùng thềm lục địa với độ sâu<br />
83<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
không lớn. Trên toàn bộ diện tích nghiên cứu<br />
đã xác định đƣợc 20 vùng với những mức độ<br />
triển vọng dầu khí khác nhau nhƣng do điều<br />
kiện khai thác và thăm dò khó khăn, mới có 4<br />
vùng có triển vọng cao, trong đó có 2 vùng<br />
đang đƣợc khai thác có hiệu quả là bể dầu khí<br />
Cửu Long và bể khí Nam Côn Sơn. Kết quả<br />
tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã xác<br />
định ở vùng biển Việt Nam có 8 bể trầm tích<br />
Đệ Tam: Sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long,<br />
Nam Côn Sơn Thổ Chu – Mã Lai, Vũng Mây,<br />
Hoàng Sa và nhóm bể Trƣờng Sa. Công tác<br />
tìm kiếm, thăm dò mới chỉ tập trung ở các bể:<br />
Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai,<br />
Sông Hồng.<br />
Tài nguyên muối : Nƣớc ta có đƣờng bờ biển<br />
dài 3260 km. Độ muối trong nƣớc biển trung<br />
bình 3,2%, xấp xỉ độ muối bình quân ở đại<br />
dƣơng. Do hình thể kéo dài theo chiều kinh<br />
tuyến và nằm trong vùng khí hậu nội chí<br />
tuyến gió mùa ẩm nên có sự phân hoá thành<br />
hai kiểu: kiểu chí tuyến ở miền Bắc và kiểu<br />
xích đạo ở miền Nam. Vì vậy, mặc dù có số<br />
giờ nắng cao song do độ ẩm lớn, mƣa nhiều<br />
nên ảnh hƣởng không nhỏ tới thời vụ sản xuất<br />
cũng nhƣ năng suất muối.<br />
Tài nguyên sinh vật biển là tài nguyên vị thế<br />
quan trọng. Đó là nguồn lợi tự nhiên hết sức<br />
quý giá để phát triển ngành khai thác, đánh<br />
bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Ở nƣớc ta, giới<br />
sinh vật biển Đông có quan hệ chặt chẽ với<br />
các đặc điểm kiến tạo địa hình, trầm tích đáy<br />
biển và khí tƣợng thuỷ văn. Sinh vật trên biển<br />
Đông phong phú, đa dạng do nằm trong khu<br />
biển kín nội chí tuyến gió mùa với sự thống<br />
trị của của các loài bản địa, đồng thời có sự<br />
phân hoá sâu sắc theo không gian. Sinh vật<br />
trên biển Đông có xu hƣớng tăng nhanh về<br />
khối lƣợng ở các vùng có sự trao đổi giữa các<br />
khối nƣớc từ lục địa ra, từ đại dƣơng vào, từ<br />
dƣới sâu lên nhƣ ở vùng cửa sông, vùng nƣớc<br />
trồi và vùng có hải lƣu lạnh.<br />
Tài nguyên du lịch: Nƣớc ta có đƣờng bờ biển<br />
dài 3260 km với khoảng 125 bãi biển có bãi<br />
cát bằng phẳng và sạch với chiều dài trung<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 81 - 87<br />
<br />
bình mỗi bãi từ 5-18 km, đủ điều kiện thuận<br />
lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các bãi biển<br />
ở nƣớc ta phân bố trải đều từ Bắc vào Nam.<br />
Nổi tiếng nhất là các bãi biển Trà Cổ (Móng<br />
Cái) Bãi Cháy (Quảng Ninh), Sầm Sơn<br />
(Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thuận An,<br />
Lăng Cô, Non Nƣớc, Sa Huỳnh, Vân Phong,<br />
Nha Trang, Ninh Chữ, Cà Ná, Vũng Tàu …<br />
Dọc theo chiều dài đƣờng bờ biển của Việt<br />
Nam có trên 2700 hòn đảo lớn nhỏ. Trong các<br />
đảo và quần đảo có tiềm năng phát triển du<br />
lịch, Vịnh Hạ Long là một điểm du lịch với<br />
ƣu thế nổi bật của cảnh quan núi đảo đá vôi<br />
ngập nƣớc, có nhiều dạng tài nguyên du lịch<br />
tự nhiên đặc Vịnh Hạ Long đã đƣợc<br />
UNESCO chính thức công nhận từ tháng 12<br />
năm 1994 là một di sản thiên nhiên thế giới,<br />
thu hút khách du lịch đến từ các nƣớc khác<br />
nhau. Ngoài khơi là quần đảo san hô vùng<br />
biển đảo Côn Sơn, vùng biển Phú Quốc - Hà<br />
Tiên cũng đã từng bƣớc tiến hành phát phát<br />
triển các hoạt động du lịch.<br />
Các dải rừng ngập mặn phân bố ven biển từ<br />
bắc vào nam chiếm một diện tích rất rộng, tới<br />
450000 ha, đứng thứ hai trên thế giới chỉ sau<br />
rừng ngập mặn Amazôn ở Nam Mỹ và trên cả<br />
rừng ngập mặn của sông Hằng ở Ấn Độ. Tính<br />
đặc sắc, môi trƣờng trong sạch của rừng ngập<br />
mặn cùng các sân chim đã thu hút đƣợc nhiều<br />
khách du lịch tới thăm quan, nghiên cứu.<br />
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ<br />
THẢM HỌA THIÊN TAI TỪ BIỂN<br />
Biến đổi khí hậu (BĐKH) Trái Đất là sự thay<br />
đổi của hệ thống khí hậu, gồm khí quyển,<br />
thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại<br />
và trong tƣơng lai bởi các nguyên nhân tự<br />
nhiên và nhân tạo. Công ƣớc khung về Biến<br />
đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (1992) đã đặt<br />
ra mục tiêu ổn định các nồng độ khí quyển ở<br />
mức có thể nhằm ngăn ngừa đƣợc sự can<br />
thiệp của con ngƣời đối với hệ thống khí hậu<br />
toàn cầu. Mức phải đạt đƣợc nằm trong khung<br />
thời gian đủ để các hệ sinh thái thích nghi một<br />
cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, bảo<br />
<br />
84<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
đảm sản xuất lƣơng thực không bị đe doạ và<br />
tạo khả năng cho kinh tế tiến triển bền vững.<br />
Việt Nam nằm trong tốp các nƣớc chịu tác<br />
động mạnh mẽ của BĐKH toàn cầu, trƣớc hết<br />
là Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng<br />
sông Hồng, nhiều địa phƣơng ven biển các<br />
tỉnh miền Trung. Theo nghiên cứu của Tổ<br />
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),<br />
TP Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 10<br />
thành phố bị đe doạ nhiều nhất (bao gồm<br />
Calcuta và Bombay của Ấn Độ, Dacca của<br />
Bangladesh, Thƣợng Hải, Quảng Châu của<br />
Trung Quốc, TP Hồ Chí Minh của Việt Nam,<br />
Băng Cốc của Thái Lan và Yagon của<br />
Myanma). Báo cáo Phát triển con ngƣời 2007<br />
- 2008 của UNDP cảnh báo: nếu nhiệt độ<br />
Trái Đất tăng thêm 20 C thì 22 triệu ngƣời<br />
dân Việt Nam sẽ mất nhà và 45% diện tích<br />
đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu<br />
Long - vựa lúa lớn nhất của Việt Nam, sẽ<br />
ngập chìm trong nƣớc biển .<br />
Với trên 3260 km bờ biển, Việt Nam đƣợc<br />
coi là quốc gia có mức độ dễ tổn thƣơng cao<br />
do tác động của BĐKH, tới nhiều địa<br />
phƣơng ven biển, không chờ tới cuối thế kỉ<br />
21, khi mà nhiệt độ trung bình khí quyển có<br />
thể tăng thêm 20 C.<br />
Để hạn chế thiệt hại do nƣớc biển dâng cao,<br />
trƣớc mắt, các nhà khoa học Việt Nam đã đề<br />
xuất phƣơng án trồng rừng ngập mặn, quy<br />
hoạch nuôi trồng thủ sản, xây dựng các khu<br />
bảo tồn sinh thái; không qui hoach khu định<br />
cƣ sát bờ biển, cửa sông; nâng đê cao 1- 1,2<br />
m để bảo vệ cảng biển, di tích văn hoá - lịch<br />
sử, điểm du lịch ... trong vùng nguy cơ ngập<br />
do nƣớc biển dâng cao. Để đối phó với BĐKH,<br />
Chính phủ sẽ xây dựng Kế hoạch hành động<br />
quốc gia về BĐKH, đồng thời tăng cƣờng giáo<br />
dục cho ngƣời dân nhận thức và hành động<br />
thiết thực góp phần hạn chế tác hại của nguy<br />
cơ BĐKH đối với tƣơng lai đất nƣớc.<br />
Về nguy cơ thảm họa sóng thần đổ bộ từ Biển<br />
Đông, theo Trung tâm Báo tin động đất và<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
87(11): 81 - 87<br />
<br />
Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý Địa cầu),<br />
lịch sử động đất ở Việt Nam cho thấy cứ 20 30 năm lại xuất hiện động đất trên 6 độ richte.<br />
Cụ thể, năm 1923 có động đất mạnh 6,1 độ<br />
richter ở ngoài khơi Vũng Tàu - Phan Thiết;<br />
năm 1935, động đất mạnh 6,5 độ richte ở đới<br />
đứt gãy sông Mã và năm 1983, động đất<br />
mạnh 6,8 richter ở Tuần Giáo, Điện Biên. Có<br />
nguy cơ cao nhất là từ đới hút chìm Manila.<br />
Sóng thần đi từ rãnh nƣớc sâu Manila tới bờ<br />
biển Việt Nam mất khoảng 2 giờ sau khi xảy<br />
ra động đất. Động đất 8,3 độ richter tại đây có<br />
thể tạo sóng thần cao 5,2 m ở Quảng Ngãi và<br />
2,1m ở Nha Trang. Nếu mạnh 9,2 độ richte<br />
thì sóng thần ở Quảng Ngãi sẽ cao 10,6m và<br />
ở Nha Trang là 5m. Gần đây, vào ngày<br />
26/5/2006, khu vực này đã xảy ra động đất<br />
8,2 độ richte, nhƣng rất may không gây<br />
sóng thần [7].<br />
Theo các nhà khoa học, không chỉ ở Việt<br />
Nam, các nƣớc tiên tiến nhƣ: Nhật Bản, Mỹ<br />
cũng không thể dự báo chính xác thời điểm<br />
xảy ra động đất. Chính vì vậy Nhật Bản mới<br />
bị thiệt hại lớn trong trận động đất vừa qua<br />
gây ra thảm họa vô cùng to lớn. Không đƣợc<br />
chủ quan lơ là, nƣớc ta phải bắt tay hành<br />
động để có biện pháp đề phòng đón trƣớc<br />
thảm họa này.<br />
NGUY CƠ Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN<br />
VÀ SỰ CẦN THIẾT BẢO VỆ CÁC VÙNG<br />
BIỂN NHẠY CẢM ĐẶC BIỆT (PSSA –<br />
PARTICULALY SENSISIVE SEA AREA)<br />
Sự ô nhiễm môi trƣờng biển gia tăng do các<br />
chất độc hại từ đất liền ra theo nƣớc sông,<br />
một phần do hoạt động giao thông trên biển<br />
và khai thác dầu khí đƣợc đẩy mạnh. Nƣớc<br />
biển ven bờ có hàm lƣợng chất lơ lửng cao<br />
hơn mức cho phép, có ảnh hƣởng xấu đến<br />
chất lƣợng một số bãi tắm. Các vùng bị ô<br />
nhiễm nặng là các thành phố cảng nhƣ Hạ<br />
Long, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu và<br />
các vùng cửa sông Hồng, sông Đồng Nai và<br />
sông Cửu Long.<br />
<br />
85<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />