Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI SỰ XUẤT HIỆN<br />
CÁC PHẢN ỨNG LÂM SÀNG KHÔNG MONG MUỐN<br />
Ở NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN TẠI THÁI NGUYÊN<br />
Cao Minh Phương*, Vũ Bích Vân*, Nguyễn Kiều Giang*, Tăng Bá Tùng**, Hà Văn Hậu**,<br />
Nguyễn Thế Tùng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ xảy ra các PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm Huyết<br />
học- Truyền máu Thái Nguyên trong quá trình tham gia hiến máu. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh<br />
hưởng đến sự xuất hiện các PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện.<br />
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả người hiến máu tại trung<br />
tâm Huyết học – truyền máu Thái Nguyên trong thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 9 năm 2010. Nghiên cứu<br />
mô tả cắt ngang, sử dụng bảng hỏi và phỏng vấn và theo dõi trực tiếp.<br />
Kết quả: Qua nghiên cứu 5000 trường hợp hiến máu tình nguyện tại Trung tâm huyết học truyền máu<br />
Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả sau: - Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện<br />
là 2,40% trong đó chủ yếu ở mức độ nhẹ (88,33%). PƯLSKMM gặp ở nữ (3,1%) cao hơn so với nam (1,81 %),<br />
phản ứng thường xảy ra sau khi đã hoàn thành việc lấy máu (72 %). - Có mối liên quan giữa người hiến máu có<br />
PƯLSKMM với các yếu tố như: thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.<br />
Kết luận: Có mối liên quan giữa người hiến máu có PƯLSKMM với các yếu tố như: thức khuya, không ăn<br />
sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ), lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.<br />
Từ khóa: Phản ứng lâm sàng không mong muốn, người hiến máu.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
RESEARCH SOME FACTORS RELATING APPEAR OF CLINICAL RESPONSE TO UNWANTED IN<br />
THE VOLUNTEER BLOOD DONORS AT THAI NGUYEN<br />
Cao Minh Phuong, Vu Bich Van, Nguyen Kieu Giang, Tang Ba Tung, Ha Van Hau,<br />
Nguyen The Tung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 427 - 431<br />
Objective: 1. Determining the rate of occurrence of clinical response to unwanted in voluntary blood donors<br />
at the Thai Nguyen hematology and blood transfusion centre in through blood donation process. 2. Identifying<br />
risk factors affecting the appearance of clinical response to unwanted in volunteer blood donors.<br />
Methods: The study was conducted on all blood donors at the Thai Nguyen hematology and blood<br />
transfusion centre in the period from January to December 9 in 2010. Cross-sectional descriptive study, using<br />
questionnaires and interviews and follow up directly.<br />
Result: Through study 5000 volunteer blood donors at the centre of Thai Nguyen hematology and blood<br />
transfusion, we obtained the following results: - Frequency clinical response to unwanted appear in volunteer<br />
blood donors was 2.40% which mainly mild (88.33%). clinical response to unwanted common appear in women<br />
(3.1%) than men (1.81%), the reaction usually occurs after completion of blood donation (72%). - There are<br />
relating between blood donors have clinical response to unwanted with factors such as staying up late, no<br />
*Trung Tâm Huyết Học – Truyền Máu Thái Nguyên, **Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Kiều Giang, ĐT: 0983.171.276, Email: Drgiangk27@gmail.com<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
427<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
breakfast, little sleep (less than 6 hours), anxious / nervous when donating blood.<br />
Conclusions: There are relating between blood donors have clinical response to unwanted with factors such<br />
as staying up late, no breakfast, little sleep (less than 6 hours), anxious / nervous when donating blood.<br />
Key word: Clinical response to unwanted, blood donor.<br />
các điểm hiến máu lưu động trên địa bàn tỉnh<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Thái Nguyên.<br />
Đảm bảo an toàn cho người hiến máu là một<br />
Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br />
trong những nội dung quan trọng của an toàn<br />
Thời gian: Từ 01/2010 đến 9/2010<br />
truyền máu. Trong đó việc dự phòng, phát hiện<br />
sớm, xử lý đúng và kịp thời những phản ứng<br />
Địa điểm: Trung tâm Huyết học -Truyền<br />
lâm sàng không mong muốn xảy ra ở người<br />
máu Thái Nguyên<br />
hiến máu là một biện pháp rất quan trọng. Phản<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
ứng lâm sàng không mong muốn (PƯLSKMM)<br />
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br />
ở người hiến máu là những biểu hiện lâm sàng<br />
- Cách chọn mẫu:<br />
xuất hiện do sự tác động của việc hiến máu<br />
+ Tình nguyện đăng ký hiến máu.<br />
trong và sau khi hiến máu. Thực chất đây là<br />
những phản ứng của cơ thể trước việc mất máu<br />
+ Có đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định,<br />
hoặc những tác động từ việc hiến máu.<br />
được tư vấn, khám tuyển, đủ điều kiện hiến<br />
Phản ứng lâm sàng không mong muốn ở<br />
người hiến máu được chia làm 3 mức độ: nhẹ,<br />
trung bình và nặng. Sự xuất hiện những phản<br />
ứng này là ngoài sự mong đợi của người thầy<br />
thuốc cũng như của chính người hiến máu. Mặc<br />
dù chúng ta đã thực hiện đúng các quy trình kỹ<br />
thuật trong việc tuyển chọn, khám sức khoẻ và<br />
chăm sóc người hiến máu, việc xảy ra các<br />
PƯLSKMM ở người hiến máu vẫn có thể xảy ra<br />
tại các điểm hiến máu. Nhằm góp phần đảm bảo<br />
an toàn cho người hiến máu, loại trừ các nguyên<br />
nhân gây ra các PƯKSKMM ở người hiến máu<br />
tình nguyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề<br />
tài này nhằm mục tiêu sau:<br />
<br />
máu và tham gia hiến máu theo đúng các quy<br />
trình.<br />
<br />
1. Xác định tỷ lệ xảy ra các PƯLSKMM ở<br />
người hiến máu tình nguyện tại Trung tâm<br />
Huyết học- Truyền máu Thái Nguyên trong quá<br />
trình tham gia hiến máu.<br />
<br />
Phỏng vấn trực tiếp và sử dụng bảng hỏi để<br />
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới sự xuất hiện<br />
các PƯLSKMM.<br />
<br />
2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh<br />
hưởng đến sự xuất hiện các PƯLSKMM ở người<br />
hiến máu tình nguyện.<br />
<br />
Thống kê và xử lý số liệu trên phần mềm Epi<br />
info 6.0.<br />
<br />
Chỉ tiêu nghiên cứu<br />
Tiêu chuẩn đánh giá mức độ xuất hiện<br />
PƯLSKMM ở người hiến máu trong quá trình<br />
tham gia hiến máu:<br />
+ Mức độ nhẹ: Hồi hộp, lo lắng, nhợt nhạt,<br />
cảm giác nóng bừng, vã mồ hôi...<br />
+ Mức độ trung bình: Mất nhận biết (ngất<br />
xỉu), thở nhanh nông (trên 28 lần/phút)...<br />
+ Mức độ nặng: Co giật, đại tiểu tiện không<br />
tự chủ, trụy tim mạch.<br />
<br />
Kỹ thuật thu thập số liệu<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo hai giới<br />
<br />
5000 người hiến máu tình nguyện tại Trung<br />
tâm Huyết học - Truyền máu Thái Nguyên và<br />
<br />
Tỷ lệ giữa nam và nữ tham gia hiến máu<br />
không có sự khác biệt ( p > 0,05). Tỷ lệ hiến máu<br />
nhắc lại chung cho hai giới là 23,42%.<br />
<br />
428<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
Bảng 1 Số lượng và tỷ lệ người hiến máu theo giới<br />
Giới Nam<br />
Nữ<br />
Tổng số<br />
Đối tượng<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
n<br />
%<br />
Số người hiến máu 2590 0,52 2410 0,48 5000 100<br />
Hiến máu lần đầu 1934 74,67 1895 78,63 3829 76,58<br />
Hiến máu nhắc lại 656 25,3 515 21,37 1171 23,42<br />
P > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến<br />
máu<br />
<br />
Bảng 4: Tỷ lệ các mức độ phản ứng<br />
Mức độ<br />
<br />
Nhẹ<br />
<br />
Xuất hiện phản n<br />
ứng (n = 120) 106<br />
<br />
%<br />
88,33<br />
<br />
Trung bình<br />
n<br />
%<br />
12<br />
10,0<br />
<br />
Nặng<br />
n<br />
%<br />
2<br />
1,67<br />
<br />
Tổng số<br />
%<br />
n<br />
120 2,40<br />
4880 97,6<br />
<br />
Tìm hiểu một số yếu tố có liên quan tới<br />
việc xảy ra PƯLSKMM<br />
<br />
5000<br />
<br />
Bảng 5: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở những lần hiến<br />
máu khác nhau<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: Tỷ lệ xuất hiện phản ứng ở người<br />
hiến máu (cả hai giới) là 2,4%. Tỷ lệ theo giới<br />
gặp ở nữ (3,10%) cao hơn so với tỷ lệ xuất hiện<br />
phản ứng ở nam (1,74%), sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê với p < 0,05.<br />
Bảng 3: Tần suất xuất hiện những biểu hiện lâm<br />
sàng ghi nhận được ở người hiến máu tình nguyện<br />
có PƯLSKMM<br />
STT Biểu hiện lâm sàng (n =<br />
120)<br />
1<br />
Hồi hộp, lo lắng<br />
2<br />
Cảm giác nóng bừng<br />
3<br />
Nhợt nhạt, vã mồ hôi<br />
4<br />
Mạch nhanh (tăng thêm<br />
10lần/phút)<br />
5<br />
Thở nhanh<br />
6<br />
Nhịp thở > 28lần/phút<br />
7<br />
Buồn nôn<br />
8<br />
Cảm giác ớn lạnh<br />
9<br />
Bủn rủn chân tay<br />
10<br />
Cảm thấy khó thở<br />
11<br />
Xỉu<br />
12<br />
Tê đầu chi<br />
13<br />
Nôn<br />
14<br />
Co giật<br />
15<br />
Tiểu tiện không tự chủ<br />
<br />
nhợt nhạt vã mồ hôi, mạch nhanh. Chúng tôi chỉ<br />
gặp 1 trường hợp xuất hiện phản ứng co giật ở<br />
nữ, 1 trường hợp tiểu tiện không tự chủ ở nam.<br />
<br />
Nhận xét: Trong tổng số người có<br />
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện chủ<br />
yếu gặp phản ứng ở mức độ nhẹ (88,33%), mức<br />
độ trung bình là 10 % và mức độ nặng chỉ gặp<br />
02 trường hợp (1,67%).<br />
<br />
Bảng 2: Tỷ lệ xuất hiện PƯLSKMM ở hai giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Phản<br />
%<br />
%<br />
n<br />
n<br />
ứng<br />
Có phản ứng 45<br />
1,74<br />
75<br />
3,10<br />
Không phản 2545 98,26 2335 96,9<br />
ứng<br />
Tổng số<br />
2590<br />
100<br />
2410 100<br />
P < 0,05<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Số trường<br />
hợp (n)<br />
86<br />
85<br />
72<br />
62<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
54<br />
54<br />
42<br />
34<br />
32<br />
15<br />
10<br />
11<br />
3<br />
1<br />
1<br />
<br />
45,2<br />
45,3<br />
35,1<br />
28,0<br />
26,5<br />
12,8<br />
8,7<br />
8,8<br />
2,5<br />
0,8<br />
0,8<br />
<br />
73,0<br />
71,2<br />
60,4<br />
51,6<br />
<br />
Nhận xét: Các biểu hiện thường gặp ở người<br />
hiến máu tình nguyện có PƯLSKMM là hồi hộp<br />
lo lắng sau khi hiến máu, cảm giác nóng bừng,<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Lần<br />
Lần 3<br />
Tổng số<br />
HM Lần đầu (n Lần 2 (n<br />
>3 lần<br />
(n= 324<br />
(n =<br />
=3829)<br />
=719)<br />
(n= 128)<br />
Xuất<br />
)<br />
5000)<br />
hiện PƯ<br />
n<br />
109<br />
7<br />
3<br />
1<br />
120<br />
2,84<br />
0,97<br />
0,93<br />
0,78<br />
2,40<br />
%<br />
<br />
Nhận xét: Trong số những người hiến máu<br />
tình nguyện có PƯLSKMM, gặp tỷ lệ cao nhất ở<br />
người hiến máu lần đầu (2,84%), tỷ lệ này giảm<br />
rõ rệt ở các lần hiến máu sau. Gặp 01 người đã<br />
hiến máu 3 lần có phản ứng mức độ nhẹ. Không<br />
gặp trường hợp nào có phản ứng ở những<br />
người đã hiến máu > 3 lần. Kết quả này phù hợp<br />
với các nghiên cứu khác về việc xuất hiện<br />
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện(3).<br />
Bảng 6: Liên quan giữa lượng máu hiến, thời điểm<br />
hiến máu với sự xuất hiện phản ứng<br />
Thời điểm xuất<br />
hiện PƯ<br />
Lượng<br />
máu hiến<br />
Đơn vị 250ml<br />
(n=69)<br />
Đơn vị 350ml<br />
(n=51)<br />
Tổng số (n=120)<br />
<br />
Đang hiến<br />
máu<br />
n<br />
%<br />
<br />
Sau khi lấy<br />
máu<br />
n<br />
%<br />
<br />
20<br />
<br />
29,0<br />
<br />
49<br />
<br />
71,0<br />
<br />
14<br />
<br />
27,5<br />
<br />
37<br />
<br />
72,5<br />
<br />
34<br />
<br />
28,3<br />
<br />
86<br />
<br />
71,7<br />
<br />
P<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Nhận xét: Phản ứng gặp chủ yếu vào thời<br />
điểm sau khi đã hoàn tất việc lấy máu (72%).<br />
Không có sự khác biệt về tỷ lệ xuất hiện phản<br />
<br />
429<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
<br />
ứng giữa người hiến 250ml máu so với người<br />
hiến 350ml máu.<br />
<br />
Một số yếu tố thuộc về người hiến máu có<br />
liên quan tới việc xuất hiện PƯLSKMM ở<br />
người hiến máu tình nguyện<br />
Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng<br />
đến người tham gia hiến máu như: không ăn<br />
sáng, thức khuya/ngủ ít, hồi hộp, lo lắng khi<br />
hiến máu, nhìn thấy máu chảy ra, có tiền sử<br />
ngất, nhìn thấy người khác xỉu/ngất…, chúng<br />
tôi thu được kết quả sau:<br />
Bảng 7: Một số yếu tố nguy cơ tới việc xuất hiện các<br />
PƯLSKMM<br />
Số trường hợp<br />
Các yếu tố nguy cơ<br />
PƯLSKMM<br />
(n = 120)<br />
Không ăn sáng<br />
Thức khuya/thiếu ngủ<br />
trước khi hiến máu<br />
(ngủ 0,05) có lẽ do việc hiến 350ml chủ<br />
yếu được thực hiện ở người hiến máu nhắc lại,<br />
được tư vấn kỹ trước khi hiến máu(2).<br />
PƯLSKMM ở người hiến máu tình nguyện<br />
có một số yếu tố nguy cơ như thức khuya,<br />
không ăn sáng, ngủ ít, hồi hộp/ lo lắng trước khi<br />
hiến máu. Bảng 7 cho thấy trong 120 người có<br />
PƯLSKMM hầu hết đều có yếu tố nguy cơ,<br />
thường có phối hợp 2-3 yếu tố nguy cơ trên 1<br />
trường hợp. Chính vì vậy việc tuyên truyền<br />
hướng dẫn sâu rộng đến tất cả các đối tượng<br />
hiến máu về chế độ sinh hoạt trước khi đi hiến<br />
máu là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm<br />
đảm bảo sức khoẻ cho người hiến máu.<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 5000 trường hợp hiến máu<br />
tình nguyện tại các điểm hiến máu cố định và<br />
lưu động tại Thái Nguyên, chúng tôi rút ra kết<br />
luận sau:<br />
- Tần suất xuất hiện PƯLSKMM ở người<br />
hiến máu tình nguyện là 2,4% trong đó chủ yếu<br />
ở mức độ nhẹ (88,3%). PƯLSKMM gặp ở nữ<br />
(3,1%) cao hơn so với nam (1,8 %), phản ứng<br />
thường xảy ra sau khi đã hoàn thành việc lấy<br />
máu (72 %). Không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy<br />
ra phản ứng ở nhóm hiến 250ml so với nhóm<br />
hiến 350ml máu.<br />
- Có một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến<br />
sự xuất hiện PƯLSKMM ở người hiến máu như:<br />
thức khuya, không ăn sáng, ngủ ít (dưới 6 giờ),<br />
lo lắng/hồi hộp khi hiến máu.<br />
<br />
KHUYẾN NGHỊ<br />
- Giúp người hiến máu chuẩn bị tốt về mặt<br />
tâm lý, thể chất trước khi hiến máu và thực hiện<br />
tốt công tác tư vấn, động viên, chăm sóc người<br />
hiến máu trong suốt quá trình tham gia hiến<br />
máu là biện pháp quan trọng nhằm giảm thiểu<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sự xuất hiện những PƯLSKMM, đặc biệt là ở<br />
người hiến máu lần đầu, người hiến máu là nữ.<br />
- Cần có hướng mở rộng và tiếp tục nghiên<br />
cứu sâu hơn nhằm tìm hiểu sự xuất hiện những<br />
PƯLSKMM ở đông đảo các đối tượng người<br />
hiến máu, qua đó góp phần hoàn thiện quy<br />
trình chẩn đoán, xử trí những phản ứng này<br />
ngay tại các điểm hiến máu, nhất là hiến máu<br />
ngoại viện; đồng thời tìm hiểu những yếu tố tác<br />
động nhằm tiếp tục đề xuất những giải pháp để<br />
hạn chế sự xuất hiện những phản ứng này.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Đỗ Trung Phấn, Ngô Mạnh Quân và cộng sự (2001), “Vận động<br />
hiến máu nhắc lại một biện pháp đảm bảo an toàn truyền máu<br />
có hiệu quả”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Huyết học –<br />
Truyền máu 1999-2001, Nhà xuất bản Y học, 274-280<br />
Duraisamy G. (2007), “National blood transfusion programme<br />
and transfusion transmitted in Malaysia”, The 18th Asia Pacific<br />
regional congress international society of blood transfusion, Beijing<br />
China, 19-20.<br />
Nguyễn Đức Thuận, Ngô Mạnh Quân, Nguyễn Anh Trí (2008),<br />
“Nghiên cứu phát triển nguồn người hiến máu có chất lượng,<br />
thường xuyên và an toàn từ Tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp cho Trung<br />
tâm truyền máu khu vực Hà Nội”, Tạp chí Y học Việt Nam Tháng 3 số 2/2008, 652-656.<br />
WHO BCT/01.03 (2009), “Stories and souvenirs from World<br />
Health day 2009 together with useful informational blood<br />
safety”, Safe blood starts with me! Blood saves lives!, Original<br />
English, 20-107.<br />
<br />
431<br />
<br />