Nghiên cứu nhà ở truyền thống Nam bộ tại tỉnh Tiền Giang
lượt xem 3
download
Bài báo "Nghiên cứu nhà ở truyền thống Nam bộ tại tỉnh Tiền Giang" hệ thống hóa các nguyên lí, cấu tạo chung, tư duy thiết kế nhà truyền thống. Đánh giá phân tích những công trình truyền thống hiện nay trên thế giới và Việt nam qua đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu để bảo tồn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc còn lại. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu nhà ở truyền thống Nam bộ tại tỉnh Tiền Giang
- NGHIÊN CỨU NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG NAM BỘ TẠI TỈNH TIỀN GIANG Trần Khôi Nguyên* 1 Khoa Kiến trúc- Mỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. KTS. Hoàng Hải Yến TÓM TẮT Nhà ở truyền thống hay nhà truyền thống là một thể loại công trình kiến trúc cổ, xuất hiện vào khoảng thế kỷ XVII dưới triều đại phong kiến của Việt nam. Là một trong những công trình mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, mang yếu tố lịch sử qua các thời kì và truyền đời này sang đời khác. Với mục đích bảo tồn, lưu giữ những giá trị tinh thần và vật chất mà cha ông truyền lại trong xã hội ngày càng phát triển và những công trình truyền thống bị mai một dần và lãng quên. Bài báo hệ thống hóa các nguyên lí, cấu tạo chung, tư duy thiết kế nhà truyền thống. Đánh giá phân tích những công trình truyền thống hiện nay trên thế giới và Việt nam qua đó đưa ra các biện pháp hữu hiệu để bảo tồn gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc còn lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay ở thế giới và Việt nam vẫn còn bảo tồn được những công trình truyền thống, tuyên truyền quảng bá những di sản của ông cha truyền lại đến bạn bè quốc tế nhưng so với sự phát triển không ngừng của xã hội thì những công trình truyền thống dần yếu thế hơn và mai một. Từ khóa: nhà truyền thống, Nam Bộ, kiến trúc truyền thống, công trình kiến trúc cổ, Tiền Giang 1. PHẦN MỞ ĐẦU Từ thời phong kiến, những bậc tiền bối đã truyền đạt lại những cái hay, những cái văn hóa dân tộc lại cho thế hệ sau bằng nhiều hình thức khác nhau như: tranh vẽ, thơ, điêu khắc,… trong đó có kiến trúc. Kiến trúc truyền thống là một trong những cách mà cha ông để lại truyền cho con cháu qua các bức phù điêu được chạm khắc, những vật liệu thân quen xung quanh, tính hài hòa, hòa hợp giữa con người và thiên nhiên trong cách bài trí sân vườn, song ngày nay những công trình ấy vẫn được bảo tồn, gìn giữ nhưng khó có thể tiếp cận với xã hội hiện đại, thách thức mang lại cũng không nhỏ như bảo tồn như thế nào đảm bảo tuổi thọ công trình, vật liệu khó được sự mộc mạc tự nhiên như thời xưa. Kiến trúc truyền thống không còn quá xa lạ với người dân Việt nam nói chung và người dân Nam bộ nói riêng, kiến trúc truyền thống mang đậm hồn dân tộc, nét đẹp bản sắc văn hóa Việt nam. Kiến trúc nhà ở truyền thống bẳt nguồn đầu tiên ở miền Bắc và sau dần phát triển vào miền Nam, tuy nhà truyền thống có sự ảnh hưởng lớn từ kiến trúc Trung hoa nhưng vẫn có nét riêng, bản sắc văn hóa truyền thống của Việt nam. Nhà ở truyền thống Nam bộ có nhiều loại hình như nhà gỗ, nhà sàn, nhà kết hợp Á - Âu, mỗi loại hình đều có vẻ đẹp cổ kín riêng biệt, nhưng điển hình nhất của kiến trúc truyền thống Nam bộ là nhà 836
- Rường. Nhà Rường là loại hình đặc trưng của kiến trúc truyền thống Nam bộ, nhà Rường là loại hình kiến trúc nhà cổ rơi vào khoảng thế kỷ XVII dưới các triều đại phong kiến Việt Nam. Sở dĩ gọi là nhà Rường vì trong công trình có nhiều rường cột, rường kèo theo các Hán tự như chữ Đinh, chữ Khẩu,.. Các gian nhà được tính theo hàng cột và không có vách ngăn, loại hình nhà chúng ta thường thấy là nhà chữ Đinh với 3 gian, 5 gian, 7 gian tùy theo điều kiện của gia chủ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu sử dụng những phương pháp, tư duy thiết kế, nguyên lí, cấu tạo thiết kế nhà truyền thống. Nguyên tắc tổ chức giao thông, khí động học trong công trình, sử dụng những vật liệu thân thiện với môi trường, nghiên cứu bằng các phương pháp khảo sát, dến tận công trình. 3. HIỆN TRẠNG NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM Hiện nay tính trên cả nước vẫn còn lưu giữ được những công trình kiến trúc truyền thống được xây dựng bằng các vật liệu thiên nhiên như gỗ, đá,… cũng giống như những di sản khác của Việt nam, nhà ở truyền thống đã chịu tác động lớn về không gian, thời gian, lịch sử của dân tộc. Công cuộc cải cách ruộng đất cũng đã tác động không nhỏ đến loại hình kiến trúc này, những ngôi nhà đã không còn giữ được hình thái tổng thể ban đầu, những ngôi nhà còn giữ lại được nguyên vẹn thì có quy mô nhỏ. Những ngôi nhà giữ được trạng thái nguyên vẹn hiện nay cũng đã xuống cấp nặng nề vì những chất liệu gỗ bị mài mòn theo thời gian. Hình 1. Nhà ở truyền thống Việt Nam 3.1. Tại Bắc Bộ Nhà truyền thống Bắc bộ phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ, kiểu nhà thường là nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian,… và phía trước có sân nhà rộng là kiểu nhà đặc trưng ít có loại nhà nào có được. Nhà truyền thống ta thấy chủ yếu nhất là nhà 3 gian, gian chính giữa là nơi để thờ cúng và tiếp khách, 2 bên còn lại là nơi để sinh hoạt, nghỉ ngời của gia chủ trước nhà có ao nước, vườn cây. 837
- Hình 2. Mặt bằng nhà ở truyền thống Bắc Bộ Cấu trúc nhà truyền thống là loại kiến trúc thông thoáng và thường sử dụng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, kết hợp với ngói đỏ, ngói âm dương, tùy theo điều kiện của gia chủ mà nhà truyền thống có các phù điêu chạm khắc tinh xảo mang nét bản sắc dân tộc không chỉ là biểu tượng của nền văn minh, thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn giáo dục cho hậu nhân về nét đẹp về giá trị tâm linh. Về kết cấu, ông cha ta thường gọi là lối kẻ truyền tiền, tiền kẻ hậu bẩy. Bao gồm 3 phần chính đó là: hệ thống cột, kết cấu mái, và các hoa văn chạm khắc. Hệ thống cột, xà, kẻ, bẩy có chức năng chịu lực dàn đều cho căn nhà gỗ. Phần mái được thiết kế 2 mái, 4 mái có độ dốc vừa phải tạo được độ thoát nước cao cho căn nhà. Hình 3. Mặt cắt nhà ở truyền thống Bắc Bộ Ngoài ra, còn có những cấu kiện khác để tạo nên ngôi nhà ở truyền thống bắc bộ hoàn chỉnh như: cửa bức bàn, khung song ô thoáng, con rường, câu đầu, thượng lương… Kiến trúc nhà truyền thống Bắc bộ thường có phần mái có độ dốc lớn để tránh mưa, tránh dột, đưa xa chân tường để _ang độ bền cho công trình được lợp bằng ngói đỏ, ngói âm dương,.. Ngày nay, điều kiện phát triển nhà truyền thống dần bị mai một và cải cách đi thay đổi cho phù hợp với thời đại nhưng ở một số làng ở miền Bắc vẫn giữ được những ngôi nhà truyền thống xưa và được giữ gìn bảo tồn. 838
- Hình 4. Hình ảnh nhà ở truyền thống Bắc Bộ 3.2. Tại Nam Bộ Nhà rường được xem là di sản văn hóa của Việt nam mang đậm nét điển hình của kiến trúc truyền thống Nam bộ qua nhiều thời kì gắn liền với các phong tục tập quán, lối sống, nhân sinh,… Nhà rường là thể loại kiến trúc cổ có khoảng vào thế kỷ XVII dưới triều đại phong kiến, mặc dù có nhiều ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc trung hoa nhưng vẫn mang đậm nét của kiến trúc Việt nam. Gọi là nhà rường vì trong nhà có nhiều rường cột, rường kèo theo kiểu chữ Đinh, Khẩu,.. Gian nhà được tính theo hàng cột và không có vách ngăn. Trong các kiểu nhà thì kiểu chữ Đinh là kiểu phổ biến bao gồm 2 căn, căn phía trước nằm ngang, căn phía sau nằm dọc vuông góc với căn phía trước có chung mái hiên tạo sự thống nhất cho toàn bộ công trình, công trình thể hiện rõ chế độ phong kiến nên căn phía trước cao và bề thế hơn làm nơi thờ cúng. Hình 5. Mặt bằng mái nhà ở truyền thống Nam Bộ Có một đặc điểm chung của kiến trúc Nam bộ là không gian trong nhà rất thông thoáng và rộng do hệ thống rường cột làm rất cao tạo sự thông thoáng, phần mái được thiết kế thấp để tránh mưa tạt vào và hạn chế tầm nhìn từ ngoài vào, kết cấu nhà sử dụng kỹ thuật đóng kèo hay đòn tay theo kiểu guốc chè để làm nên ngôi nhà gỗ cổ truyền Nam Bộ. Kết cấu đơn giản là sự kết nối giữa các đường soi nét và những đường viền tinh xảo. 839
- Hình 6. Mặt cắt nhà ở truyền thống Nam Bộ Các nhà truyền thống được xây dựng kiên cố và vật liệu chủ yếu là gỗ và đá thể hiện được sự trù phú đời sống ổn định của người Nam bộ. Thường những mẫu nhà rường Nam Bộ trước đây sẽ được làm bằng các loại gỗ quý như Cẩm Lai, Gỗ đỏ, Gỗ Mật. Các nghệ nhân chạm khắc hoa văn vô cùng tinh xảo ở các đầu kèo. Các phần đầu kèo thường được chạm khắc Long, Lân, Quy, Phụng vô cùng tinh tế và sang trọng, thể hiện địa vị chủ nhân. Hình 7. Nội thất gỗ nhà ở truyền thống Nam Bộ Nhà truyền thống Nam bộ mang nét đẹp mộc mạc gần gũi nhưng vẫn toát lên sự tôn nghiêm qua các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của các nghệ nhân tài giỏi, những tác phẩm tinh xảo làm toát lên vẻ tôn nghiêm của công trình. 3.3. Tại Tiền Giang Tiền giang là một trong những tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu long còn bảo tồn được những công trình cổ, nhà truyền thống có lối kiến trúc độc đáo phong phú. Nhà cổ ở tỉnh Tiền giang được chia theo 2 loại: nhà truyền thống và nhà kết hợp Âu-Á và loại kết hợp Âu-Á là phổ biến ở Tiền giang mang sự kết hợp giữa châu Âu và có nét riêng của châu Á Hiện những ngôi nhà cổ này được xem như là tài sản vô giá của gia đình nói riêng và của địa phương nói chung. Mỗi ngôi nhà cổ là dấu ấn của nhiều giai đoạn lịch sử, góp phần tô đẹp thêm cho nền văn hóa bản địa. với sự kết hợp hài hòa của 2 lối kiến trúc Á – Âu. Mới đầu nhà được cất theo kiểu nhà Nam bộ. Đến năm 1938, ngôi nhà sửa lại có sự kết hợp kiến trúc phương Tây, bỏ vách ván, xây tường. Mặt tiền ngôi nhà được bao bởi một _ang khung vòm và nâng đỡ bằng những cột tròn phía trước hành lang. Đầu mỗi cột có hình điêu khắc hoa văn kiểu phương Tây. Bên trong, chính giữa gian nhà trước có bốn cột tròn bằng gỗ căm xe càng làm bật sự vững chắc và trường tồn của ngôi nhà… 840
- Hình 8. Nhà ở truyền thống Tiền Giang Những ngôi nhà cổ ở Tiền Giang luôn đồng hành cùng lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này; đồng thời, ghi khắc những dấu ấn qua bao thăng trầm của lịch sử. Nguồn giá trị lịch sử văn hóa nhà cổ là kho tư liệu quý cần lưu giữ. Tuy nhiên, theo thời gian và những biến cố của chiến tranh, nhiều nhà cổ ở Tiền Giang đã bị “xóa sổ” hoặc đang trong tình trạng xuống cấp, chỉ có một số rất ít nhà cổ được trùng tu, đưa vào phục vụ du lịch. Do đó, đừng để những ngôi nhà cổ trăm năm ở Tiền Giang lần lượt bị mất đi, những dấu ấn văn hóa, lịch sử của ông cha bị mờ phai trong sự lãng quên, thờ ơ với sự vô tình. 4. NGHIÊN CỨU HỆ KẾT CẤU NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG NAM BỘ TẠI TIỀN GIANG 4.1. Hệ kết cấu Kỹ thuật kết nối các cấu kiện nhà gỗ truyền thống xưa không dùng đến đinh hay chất kết dính nào mà sử dụng một chi tiết đặc biệt gọi là mộng. Mộng là cấu tạo liên kết các cấu kiện gỗ được cấu thành bởi 2 hoặc 3 yếu tố: lỗ mộng (mộng âm) là phần được cắt trong cấu kiện gỗ. Cốt mộng (mộng dương) là phần được chừa lại trong cấu kiện và cuối cùng là chốt mộng cố định giữa cốt mộng và lỗ mộng. Hình 9. Hệ thống mộng nhà ở truyền thống 4.2. Hệ khung Để làm nên một bộ khung cơ bản cho căn nhà thì cần cột nhà và các cấu kiện liên quan, dựa trên kết cấu phân biệt 2 loại nhà gỗ chính là xuyên trính và nhà rội. Nhà xuyên trính hay còn gọi là nhà rường, là dạng nhà có 2 hàng cột cái, ở trung tâm nhà và cao nhất nối với nhau bằng các cây trính, giữa các cột cùng ngang thì nối bằng xuyên. Nhà xuyên trính thường bố trí bàn thờ ở trung tâm nhà và bố trí nhà có được tính đăng đối trước sau. 841
- Hình 10. Hệ Khung nhà Nhà rội thì có tỷ lệ chiếm nhỏ, nhà rội có một hàng cột nhất đặt ngay trung tâm nhà cột vươn lên đỡ đòn dông không có chi tiết đi kèm nên hạn chế chạm khắc hơn nhà xuyên trính. 4.3. Hệ mái Về cấu tạo bộ khung thì giữa miền Nam và miền Trung có sự tương đồng, với cấu kiện kèo chuyền, kèo cù, đòn tay, đòn giông,.. Nhưng giảm bớt một số cấu kiện tạo độ cong ở mái. Cách lợp mái nhà miền Nam được kế thừa từ nhà miền Trung, có lớp ngói dưới cùng giáp với thanh rui, phía dưới nhà có thể nhìn thấy các tấm ngói liệt. Hình 11. Hệ kết cấu mái gỗ Nhà miền Nam thường là ngói âm dương, nhưng giảm số lớp ngói nhằm bớt tiêu hao ngói cho công trình, lợp trực tiếp lên thanh rui nên khi nhìn từ dưới thấy hàng ngói có hiệu ứng võng không thẳng như miền Trung. 4.4. Hệ chiếu sáng và thông gió Trong thời kì đèn điện chưa có, khi đó phải dùng đèn dầu nhưng không phải ai cũng có điều kiện để dùng đèn dầu vì dầu lúc đó rất đắt đỏ chính vì vậy người ta nghĩ ra việc lấy sáng tự nhiên bằng cách thay một số miếng ngói thành ngói thủy tinh để lấy ánh sáng tự nhiên. 842
- Hình 12. Hê thống chiếu sáng và thông gió trong nhà 5. KẾT LUẬN Khởi nguồn từ những căn nhà thô sơ cho đến những căn nhà với những hệ kết cấu gỗ lắp ghép tinh xảo, những hệ khung, rường kèo, rường cột chắc chắn, kết cấu gỗ tao nhã, mộc mạc ấy đã tạo sự hòa nhập giữa công trình với đất trời. Tại Tiền giang, những kiến trúc truyền thống đa số là sự kết hợp Á - Âu, những bậc tiền bối đã kết hợp kiến trúc truyền thống với những cái mới mẻ của châu Âu, những hệ cột, khung, chi tiết trang trí của phương tây nhưng vẫn mang nét riêng của Việt nam. Đề tài truyền tải về những công trình truyền thống, cổ xưa, đã có những nghiên cứu về nhà truyền thống trên thế giới, ở Việt nam và từng vùng miền ở Việt nam, vật liệu thân thiện với môi trường, cấu kiện linh hoạt, những biện pháp về bảo tồn các công trình kiến trúc truyền thống và tuyên truyền để thế hệ sau biết đến. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tản mạn Kiến trúc. (2021). Tản mạn Kiến trúc Nam bộ. NXB Thế giới và Nhã nam. 2. Huỳnh Lứa, ed. (2017) Lịch sử khai phá vùng đất Nam bộ. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 3. Choi Byung Wook. (2019) Vùng đất Nam bộ dưới triều Minh Mạng (1820-1841). NXB Hà Nội. 843
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vật liệu truyền thống và hiện đại trong kiến trúc nhà vườn
5 p | 217 | 45
-
Nghiên cứu, thiết kế hệ thống điều khiển thiết bị điện cho ngôi nhà thông minh bằng smartphone
6 p | 234 | 30
-
Nghiên cứu tổng quan về năng suất lao động trong xây dựng
7 p | 157 | 13
-
Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật biến tần vào tiết giảm năng lượng điện ở các hệ truyền động điện ở các hệ truyền động điện bơm, quạt gió và máy nén trong nhà máy công nghiệp và tòa nhà cao tầng
3 p | 97 | 8
-
Bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam: Phần 1
82 p | 16 | 7
-
Phân loại kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thiểu số vùng miền núi phía Bắc, nhằm quản lý bảo tồn và phát huy giá trị
5 p | 17 | 7
-
Bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam: Phần 2
82 p | 18 | 6
-
Nghiên cứu những giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống làng xã khoa bảng Khánh Sơn, Nam Đàn, Nghệ An phục vụ xây dựng nông thôn mới
6 p | 54 | 6
-
Phát huy giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống miền Tây Nam bộ trong thiết kế nhà ở tại vùng nông thôn mới của Cần Thơ
4 p | 45 | 6
-
Thiết kế nhà ở: Phần 1
108 p | 18 | 5
-
Phát triển bền vững kiến trúc nhà ở nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng dưới tác động của đô thị hóa
9 p | 73 | 5
-
Một số giải pháp phát huy kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Bahnar, Jrai theo tiểu vùng khí hậu Gia Lai
7 p | 45 | 4
-
Định hướng phát triển kiến trúc nhà ở dân tộc Thái vùng Tây Bắc phục vụ du lịch cộng đồng
6 p | 19 | 3
-
Ứng dụng vật liệu xây dựng mới nhà ở nông thôn truyền thống vùng Bắc Trung bộ
4 p | 6 | 2
-
Giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở dân gian thích ứng với đặc trưng khí hậu Nghệ An
4 p | 17 | 2
-
Nhận diện những giá trị kiến trúc nhà ở truyền thống trong không gian làng xã vùng hạ lưu sông Lam, Nghệ An
6 p | 55 | 2
-
Hóa giải nhà thóp hậu
5 p | 71 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn