Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CHUẨN<br />
THANG ĐỘ NHẠY, ĐỘ RỌI TẠI VIỆN ĐO LƯỜNG VIỆT NAM<br />
Cao Xuân Quân*, Hoàng Ngọc Dũng, Lê Ngọc Hiếu,<br />
Lê Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Huyền<br />
Tóm tắt: Trong lĩnh vực đo lường quang tại Việt Nam, hệ thống chuẩn thang độ<br />
nhạy độ rọi rất cần thiết được phát triển. Hiện nay, có hai phương pháp được sử dụng<br />
để phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi, đó là phương pháp sử dụng nguồn<br />
sáng chuẩn (đèn chuẩn cường độ sáng) và phương pháp so sánh với quang kế chuẩn<br />
đã biết giá trị thang độ nhạy độ rọi. Tuy nhiên, các phương pháp được phát triển ra<br />
hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi với mục tiêu có độ không đảm bảo đo nhỏ.<br />
Trong công trình này, chúng tôi nghiên cứu phát triển hệ thống chuẩn thang độ nhạy<br />
độ rọi (VMI-PR-006) dùng để hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn, dựa<br />
trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã biết.<br />
Từ khóa: Đo lường quang, Thang độ nhạy độ rọi (A/lx), Quang kế chuẩn, ĐLVN 257:2014.<br />
<br />
1. GIỚI THIỆU<br />
Thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx) có vai trò đặc biệt quan trọng<br />
dùng để thiết lập cường độ sáng, quang thông, độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn,<br />
độ rọi chuẩn [1,6,7,8]. Đặc biệt, trong nội dung ĐLVN 257:2014, yêu cầu kỹ thuật<br />
đối với quang kế chuẩn dùng để kiểm định phương tiện đo độ rọi là được dẫn xuất<br />
từ thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn với độ không đảm bảo đo mở rộng U ≤<br />
1,0% (k=2) [9].<br />
Hiện nay, hầu hết các phòng Đo lường quang học tại các Viện Đo lường Quốc<br />
gia (NMIs-National Institute of Metrology) đã nghiên cứu phát triển hệ thống<br />
chuẩn thang độ nhạy độ rọi trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã<br />
biết thang độ nhạy độ rọi (A/lx). Trong phương pháp này, thang độ nhạy độ rọi<br />
chuẩn (A/lx) của quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn được xác định dựa trên thang độ<br />
nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx) đã biết. Thang độ nhạy độ rọi quang kế<br />
chuẩn cần hiệu chuẩn được tính biểu thức sau [1, 3, 4]:<br />
yT yT svR<br />
svT R (1)<br />
Ev y CCF R<br />
trong đó, svT , svR tương ứng là độ nhạy độ rọi của quang kế cần hiệu chuẩn và<br />
quang kế chuẩn (A/lx), yT , y R tương ứng là dòng quang đo được từ quang kế cần<br />
hiệu chuẩn và quang kế chuẩn (A), CCF R là hệ số hiệu chính màu và được tính<br />
theo biểu thức[3]:<br />
<br />
e S d e V d<br />
s rel t<br />
<br />
CCF (2)<br />
e V d e S d<br />
s t rel<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 127<br />
Vật lý<br />
<br />
trong đó, es là phân bố phổ nguồn sáng A (CIE illuminant A), et là phân bố phổ<br />
nguồn sáng dùng cho hiệu chuẩn độ nhạy độ rọi đo bằng thiết bị đo phổ bức xạ, Srel<br />
là độ nhạy phổ tương đối của quang kế chuẩn, V là hàm độ nhạy phổ mắt người.<br />
Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu phát triển hệ thống chuẩn thang<br />
độ nhạy độ rọi. Phương pháp hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn<br />
cần hiệu chuẩn là phương pháp so sánh với thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn<br />
tại các khoảng cách khác nhau. Chúng tôi đã sử dụng hệ thống chuẩn thang độ<br />
nhạy độ rọi được nghiên cứu phát triển (VMI-PR-006) để tiến hành hiệu chuẩn<br />
thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (P11FOT-AG*; S/N: 12B236) và có tính<br />
đến hệ số En.<br />
2. THỰC NGHIỆM<br />
Trong bài báo này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu xây dựng hệ thống<br />
chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-PR-006 do nhóm nghiên cứu chế tạo tại VMI<br />
đã sử dụng quang kế chuẩn (model: P30SCT; S/N: 09B622; U= 0,8%; Hãng<br />
LMT-Đức) và thiết bị đo dòng nhỏ (Pico-ammeter, Keithley 6485) để đo dòng<br />
quang. Đối tượng nghiên cứu là quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn (P11FOT-<br />
AG*; S/N: 12B236). Sơ đồ hệ thống chuẩn VMI-PR-006 được biểu diễn trên<br />
hình 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi (VMI-PR-006).<br />
Chúng tôi sử dụng đèn chuẩn Tungsten halogen (P = 1kW, FEL) được lắp đặt<br />
trên giá trắc quang và căn chỉnh thông qua thiết bị định tâm bằng laser. Điều kiện<br />
làm việc của đèn chuẩn với nhiệt độ màu TC = 2700 K ÷ 3200 K được xác định<br />
thông qua thiết bị đo phổ bức xạ CS-2000A (Konica Minolta, Japan).<br />
<br />
<br />
128 C. X. Quân, H. N. Dũng, …, “Nghiên cứu, phát triển hệ thống… Viện Đo lường Việt Nam.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN<br />
Điều kiện làm việc của đèn được xác định bằng cách khảo sát ảnh hưởng của điện<br />
áp đến nhiệt độ màu đặc trưng của đèn. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành<br />
tăng dòng nuôi cho đèn chuẩn đến khi đèn chuẩn phát xạ ra nhiệt độ màu đặc trưng<br />
(CT = 2856K), thời gian thực hiện tăng dòng nuôi t 2 phút. Đồ thị sự phụ thuộc<br />
của nhiệt độ màu vào điện áp của đèn chuẩn được biểu diễn trong hình 2 dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị phụ thuộc của nhiệt độ màu vào điện áp của đèn chuẩn.<br />
Từ kết quả thu được trên hình 2, chúng ta có thể xác định được điều kiện làm<br />
viêc của đèn chuẩn. Như vậy, vùng điện áp (V) cung cấp làm cho đèn chuẩn phát<br />
xạ ra bức xạ có nhiệt độ màu đặc trưng CT = 2856 K được xem là vùng điện áp<br />
(V) được lựa chọn để làm việc của đèn chuẩn. Có thể thấy, điện áp làm việc của<br />
đèn chuẩn là khoảng U = 92,12 V 92,23 V.<br />
Để đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) dùng để<br />
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (A/lx). Chúng tôi tiến hành<br />
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn cần hiệu chuẩn (P11FOT-<br />
AG*; S/N: 12B236, hãng LMT, Germany) được thực hiện trên hệ thống chuẩn<br />
VMI-PR-006 (VMI). Kết quả thu được được tổng hợp trong bảng 1 và 2 dưới đây.<br />
Bảng 1. Kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn ( P11FOT-AG*)<br />
trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006.<br />
Mức độ Giá trị độ nhạy được xác<br />
Dòng quang<br />
TT rọi chuẩn định trên hệ VMI-PR-006<br />
(nA)<br />
(lx) Sv, (A/lx)<br />
1 100 2445,937 24,46<br />
2 300 7325,385 24,42<br />
3 500 12257,88 24,52<br />
4 1000 24506,25 24,51<br />
5 2000 49420,00 24,71<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 129<br />
Vật lý<br />
<br />
Bảng 2. Ước lượng độ không đảm bảo đo phép hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi<br />
của quang kế chuẩn ( P11FOT-AG*)[5,6].<br />
<br />
Mô tả Độ không đảm bảo<br />
Các thành độ Hệ số<br />
đo chuẩn thành ci ur y <br />
không đảm nhạy<br />
phần tương đối %<br />
bảo đo ci<br />
ur ( y ) [%]<br />
<br />
ur y R rep<br />
Gây ra bởi các phép<br />
0,01 1 0,01<br />
đo lặp quang kế chuẩn<br />
<br />
ur yR align<br />
Gây ra bởi việc lắp đặt<br />
0,01 1 0,01<br />
quang kế chuẩn<br />
u r ( y R ) instrument Gây ra bởi dòng nuôi<br />
đèn chuẩn 0,01 6 0,06<br />
<br />
<br />
ur y R straylight<br />
Gây ra bởi ánh sáng<br />
0,01 1 0,01<br />
phông<br />
<br />
u r S vR cal<br />
Độ không đảm bảo đo<br />
0,40 1 0,40<br />
quang kế chuẩn<br />
<br />
u r yT rep<br />
Gây ra bởi các phép<br />
đo lặp quang kế chuẩn 0,01 1 0,01<br />
cần hiệu chuẩn<br />
<br />
ur yT straylight<br />
Gây ra bởi ánh sáng<br />
0,08 1 0,08<br />
phông<br />
<br />
ur y T instrument<br />
Gây ra bởi dòng nuôi<br />
0,01 12 0,12<br />
đèn chuẩn<br />
<br />
u r yT align<br />
Gây ra bởi việc lắp đặt<br />
quang kế chuẩn cần 0,12 1 0,12<br />
hiệu chuẩn<br />
ur repro Độ tái lặp hệ thống<br />
0,12 1 0,12<br />
chuẩn<br />
<br />
ur ,c SvT Độ không đảm bảo đo<br />
tổng hợp 0,46<br />
<br />
U r S vT ; k=2 Độ không đảm bảo đo<br />
mở rộng 0,92<br />
Độ không đảm bảo đo mở rộng thu được khi hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi<br />
quang kế chuẩn (P11FOT-AG*) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 có giá trị là U =<br />
0,92% với hệ số phủ k = 2. Kết quả này cho phép nhận thấy hệ thống chuẩn VMI-<br />
PR-006 được nghiên cứu xây dựng có độ chính xác cao tương đương với các hệ<br />
thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi trong khu vực. Để khẳng định kết luận này,<br />
<br />
<br />
130 C. X. Quân, H. N. Dũng, …, “Nghiên cứu, phát triển hệ thống… Viện Đo lường Việt Nam.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
chúng tôi tiến hành so sánh kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế<br />
chuẩn trên hai hệ thống chuẩn VMI-PR-006 và KRISS [2]. Kết quả so sánh được<br />
chỉ ra trong bảng 3 sau đây.<br />
Bảng 3. Kết quả so sánh phép hiệu chuẩn độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn giữa<br />
hai hệ đo VMI-PR-006 và KRISS[7,8,9].<br />
Mức độ rọi Độ nhạy độ rọi Sai lệch tuyệt đối<br />
(lx) Sv (nA/lx) Sv (nA/lx)<br />
VMI-PR-006 KRISS VMI-PR-006 / KRISS-1<br />
100 24,46 24,47 0,0004<br />
300 24,42 24,56 0,0057<br />
500 24,52 24,62 0,0041<br />
1000 24,51 24,74 0,0093<br />
2000 24,71 24,92 0,0084<br />
Từ bảng 3, dễ dàng nhận thấy, chênh lệch độ nhạy độ rọi trung bình tại các mức độ<br />
rọi ((VMI-PR-006/KRISS)-1) là: 0,0093 (nA/lx) ~ 0,93%.<br />
Với kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn (P11FOT-AG*;<br />
S/N: 12B236) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) và hệ thống chuẩn của<br />
(KRISS) [2], với chỉ số En đã được tính có giá trị En = 0,69 < 1.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-<br />
PR-006 sử dụng để tiến hành hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn. Kết<br />
quả khi sử dụng hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ rọi VMI-PR-006 để tiến hành<br />
hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi của quang kế chuẩn (P11FOT-AG*) đạt được độ<br />
không đảm bảo đo mở rộng ước lượng khoảng U = 0,92%, k = 2. Chúng tôi đã tiến<br />
hành so sánh kết quả hiệu chuẩn thang độ nhạy độ rọi quang kế chuẩn (P11FOT-<br />
AG*; S/N: 12B236) trên hệ thống chuẩn VMI-PR-006 (VMI) và hệ thống chuẩn<br />
của (KRISS), với chỉ số En đã được tính có giá trị En = 0,69 < 1.<br />
Có thể kết luận rằng, hệ thống chuẩn VMI-PR-006 mà chúng tôi nghiên cứu xây<br />
dựng trên cơ sở phương pháp so sánh với quang kế chuẩn đã biết thang độ nhạy độ<br />
rọi (A/lx) có độ chính xác cao tương đương với hệ thống chuẩn thang độ nhạy độ<br />
rọi của các NMIs trong khu vực.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Viện Đo lường Việt Nam.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. CasimerDeCusatis, “Handbook of Applied photometry”, Spinger, 1998.<br />
[2]. KRISS, “Certificate of Calibartion for photometer head P11FOT-AG/SN:<br />
12B236”, 2015.<br />
[3]. Yoshihiro Ohno, “NIST measurement services: Photometric calibrations”,<br />
NIST Special Publication 250-37, pp.13-14, 1997.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 47, 02 - 2017 131<br />
Vật lý<br />
<br />
[4]. KRISS, “Illuminance Responsivity, Tungsten source, illuminance meter (CMC<br />
1.2.1): Center for Temperature and Light”, Division of Physical Metrology,<br />
2010.<br />
[5]. “Hướng dẫn đánh giá và trình bày độ không đảm bảo đo”, ĐLVN 131:2004.<br />
[6]. Luminous intensity calibration procedure: PR-CP-02.<br />
[7]. Cao Xuân Quân, “Độ nhạy độ rọi – Quy trình hiệu chuẩn”, V11.M-01.10<br />
[8]. Cao Xuân Quân,“Phương tiện đo độ rọi-Quy trình hiệu chuẩn”, V11.M-03.10<br />
[9]. “Phương tiện đo độ rọi - Quy trình kiểm định: ĐLVN 257:2014”, Tổng cục<br />
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2014.<br />
ABSTRACT<br />
REASEARCH AND DEVELOPMENT<br />
OF ILLUMINACE RESPONSIVITY SCALE STANDARD SYSTEM<br />
AT THE VIETNAM METROLOGY INSTITUTE<br />
In the field of Photometry and Radiometry in Vietnam, Metrology, the<br />
Illuminance responsivity standard system need to be developed. Nowadays,<br />
there are two methods to develop the Illuminance responsivity scale standard<br />
system. One of them uses a standard light source (Luminous intensity<br />
standard lamp) and the other is the method of comparison with a standard<br />
photometer head with Illuminance responsivity value. However, the methods<br />
developing Illuminance responsivity scale standard system with objective are<br />
small uncertainty. In this work, the Illuminance responsivity scale standard<br />
system (VMI-PR-006) using to calibrate illuminance responsivity of<br />
photometer based on the method of comparison with a used standard<br />
photometer head.<br />
Keywords: Photometry and Radiometry, Illuminance responsivity scale (A/lx), Standard photometer, ĐLVN<br />
275 : 2014.<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 10 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 16 tháng 11 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 02 năm 2017<br />
<br />
Địa chỉ: Viện Đo lường Việt Nam;<br />
*<br />
Email: quancx@vmi.gov.vn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
132 C. X. Quân, H. N. Dũng, …, “Nghiên cứu, phát triển hệ thống… Viện Đo lường Việt Nam.”<br />