Nghiên cứu quan hệ của mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
lượt xem 7
download
Bài viết nghiên cứu quan hệ của mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng thông qua dữ liệu về kết quả hoạt động mua hàng và phỏng vấn các chuyên gia cũng như các nhà quản trị mua trong doanh nghiệp. Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hai nội dung trên được kiểm chứng bằng kết quả mua hàng và hiệu quả quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu quan hệ của mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng
- NGHIÊN CỨU QUAN HỆ CỦA MUA HÀNG BỀN VỮNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHUỖI CUNG ỨNG TS. Vũ Thị Nh Quỳnh Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu quan hệ của mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng thông qua dữ liệu về kết quả hoạt động mua hàng và phỏng vấn các chuyên gia cũng như các nhà quản trị mua trong doanh nghiệp. Mối quan hệ trực tiếp và gián tiếp giữa hai nội dung trên được kiểm chứng bằng kết quả mua hàng và hiệu quả quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy việc mua hàng bền vững giúp cải thiện rõ nét hoạt động mua hàng của doanh nghiệp và tác động tích cực trong việc kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng. Những doanh nghiệp đầu tư vào quản lý bền vững trong mua hàng sẽ nâng cao được năng lực và hiệu suất trong quản trị mua hàng và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng của mình. Các chuyên gia cũng đồng thuận rằng mua hàng bền vững cải thiện uy tín của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, điều này khẳng định thêm vai trò của mua hàng bền vững trong quản trị rủi ro và quản trị mua. Từ khóa: mua hàng, mua hàng bền vững, quản trị mua, quản trị rủi ro chuỗi cung ứng ABSTRACT The paper examines the relationship of sustainable purchasing to supply chain risk management through data on purchasing performance and interviews with experts and purchasing managers in the business. The direct and indirect relationship between the above concepts is verified by the actual purchasing results of the business. The results show that sustainable purchasing helps to significantly improve purchasing performance of businesses and risk management in supply chain. Firms that invest in sustainable management in purchasing improve their capacity and efficiency in purchasing management and their supply chains. Experts also agree that sustainable purchasing improves the reputation and effectiveness of supply chain risk management, which further confirms the role of sustainable purchasing in risk and purchasing management Keywords: purchasing, sustainable purchasing, supply chain risk management 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Doanh nghiệp cần áp dụng chính sách, chiến lược quản trị cung ứng và mua hàng đặc biệt vào trong các hoạt động kinh doanh để đảm bảo chuỗi cung ứng của mình bền vững và thông suốt. Tính bền vững không chỉ giúp đảm bảo sự phát triển lâu dài mà còn giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro về kinh tế và xây dựng uy tín trên thị trường. Quản trị bền vững và đảm bảo tính minh bạch của chuỗi cung ứng là nhiệm vụ chính của chức năng quản trị cung ứng và mua hàng ngày nay (Xu et al., 2019). Trong lịch sử đã có nhiều vụ bê bối liên quan đến tính bền vững, như vụ bê bối sữa bột ở Trung Quốc năm 2008 hay vụ bê bối thịt ngựa ở châu u năm 2013, nguyên nhân chính xuất phát từ các cơ sở cung ứng và chuỗi cung ứng của chính các doanh nghiệp. Những vụ bê bối này đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và tạo ra cái 891
- nhìn tiêu cực của công chúng đối với các nhà phân phối, như các nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất đang bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của chính doanh nghiệp. Mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực rất nhiều trong việc xử lý các vấn đề về tính bền vững, nhưng thực tế cho thấy vẫn có nguy cơ cao xảy ra các sự cố và thất bại liên quan đến tính bền vững trong tương lai (Giannakis và Papadopoulos, 2016). Do đó, quản lý và đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng đòi hỏi kỹ năng quản trị rủi ro mạnh mẽ của các chuyên gia mua hàng và quy trình mua hàng kỹ lưỡng trong các doanh nghiệp. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng có vai trò đáng kể trong việc giảm thiểu rủi ro phát sinh từ chuỗi cung ứng (Xu và cộng sự, 2019). Quản trị rủi ro liên quan đến tính bền vững của một doanh nghiệp bị chi phối bởi mua hàng bền vững của doanh nghiệp (Giannakis và Papadopoulos, 2016). Ngày nay, mục tiêu không chỉ dừng lại đảm bảo tính bền vững và giảm thiểu rủi ro liên quan đến tính bền vững mà còn hướng tới tránh thiệt hại về kinh tế, uy tín, hay hình ảnh của doanh nghiệp. Triển khai quản trị chuỗi cung ứng và mua hàng bền vững đồng thời là cách thức giảm thiểu rủi ro nói chung, thay vì chỉ giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tính bền vững (Beske và cộng sự, 2014). Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra các rủi ro về thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp và nguồn cung trong mua hàng. Vì vậy mua hàng bền vững là cần thiết để bảo vệ uy tín của doanh nghiệp vì thiệt hại nghiêm trọng về uy tín có thể làm giảm giá trị vốn chủ sở hữu. Mua hàng bền vững cũng giúp đảm bảo các mục tiêu hoạt động của chuỗi cung ứng như chất lượng, độ tin cậy và tính khả thi. Do đó, cần phát triển các thông lệ, quy trình và thủ tục để đảm bảo tính bền vững của mua hàng và giảm thiểu rủi ro về uy tín và hoạt động phát sinh từ chuỗi cung ứng. 2. CƠ SỞ LUẬN 2.1. Mua hàng bền vững Quản trị chuỗi cung ứng bền vững được hiểu là quản lý vật chất, thông tin và vốn, cũng như hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, đồng thời hướng tới các mục tiêu trên cả ba khía cạnh (kinh tế, môi trường và xã hội) của phát triển bền vững (Seuring và Müller, 2008). Các áp lực bên ngoài như yêu cầu của các bên liên quan, luật pháp và quy định, và các động lực bên trong như các chính sách của doanh nghiệp và giá trị của chủ sở hữu, đang thúc đẩy các doanh nghiệp hướng tới chuỗi cung ứng bền vững hơn. Tuy nhiên, việc đưa các áp lực bên ngoài và các động lực bên trong vào hoạt động không phải là điều dễ dàng; do đó, quản trị chuỗi cung ứng bền vững đòi hỏi xây dựng các kế hoạch cụ thể trong đó lồng ghép các yêu cầu và giá trị trên vào hành động. Giá trị của các doanh nghiệp khi đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp sẽ tăng lên nếu các quyết định của họ mang tính bền vững (Giunipero và cộng sự, 2012). Do đó, mua hàng bền vững trong hoạt động mua và cung ứng có thể được coi là các hành động giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình một cách bền vững và thuận lợi trên cơ sở xem xét các giá trị môi trường và xã hội bên cạnh các giá trị kinh tế (Giunipero và cộng sự, 2012). Trong các nghiên cứu trước đây, các hoạt động liên quan đến quản trị mua hàng và cung ứng hoặc quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp đã được phân loại thành các hoạt động xã hội và môi trường dựa trên khía cạnh bền vững, thành các hoạt động bên trong và bên ngoài dựa trên ranh giới của các tổ chức, thành các hoạt động nâng cao và cơ bản dựa trên sự thành thục của các hoạt động (Marshall và cộng sự, 2015), và thành các hoạt động chủ động và phản ứng dựa trên loại chiến lược của thực tiễn. Nhìn chung, mua hàng bền vững trong quản trị mua và quản trị cung ứng có sự khác nhau lớn và việc thực hiện các hoạt động đó phụ thuộc vào doanh nghiệp, giá trị của thương vụ, ngành công nghiệp hoạt động, đặc điểm của mua hàng và nhà cung cấp. Vanalle và Santos (2014) đề xuất rằng mua hàng bền vững cần được 892
- đưa vào quá trình lựa chọn nhà cung cấp và chúng cũng phải được lồng ghép vào quá trình tìm kiếm quan hệ đối tác với các doanh nghiệp có hành vi bền vững tương tự. Điều đó thể hiện qua các tiêu chí bền vững trong lựa chọn nhà cung cấp và đối tác, đây là một trong những tiêu chí mua hàng bền vững được sử dụng phổ biến nhất trong mua hàng và lựa chọn nhà cung cấp. Việc sử dụng các quy tắc ứng xử cũng khá phổ biến, đây có thể được coi là các tiêu chuẩn riêng của doanh nghiệp để quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp và đảm bảo tính bền vững của nhà cung cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng các chứng chỉ và tiêu chuẩn khác nhau, chẳng hạn như ISO 14001 về quản lý môi trường hoặc ISO 26000 hoặc S 8000 để đảm bảo trách nhiệm xã hội (Marshall và cộng sự, 2015). Các nghiên cứu trước đây cũng thường nêu bật các yếu tố quan trọng và việc sử dụng kiểm toán của bên thứ ba trong việc đảm bảo tính bền vững của nhà cung cấp. Các doanh nghiệp coi tính bền vững là vấn đề then chốt cần được quản lý và giúp đánh giá rủi ro trong chuỗi cung ứng từ đó loại bỏ việc không tuân thủ cũng như tránh thiệt hại về uy tín và kinh tế (Hofmann et al., 2014). Ví dụ, bằng cách yêu cầu các nhà cung cấp phải có chứng chỉ và tuân theo các tiêu chuẩn, hoặc bằng cách giám sát các nhà cung cấp một cách có chọn lọc, các rủi ro không tuân thủ có thể được giảm thiểu hay loại bỏ (Beske và Seuring, 2014). Do đó, các tiêu chuẩn và chứng chỉ được coi là những cách tương đối đơn giản để xử lý các vấn đề liên quan đến rủi ro và thường được sử dụng như các biện pháp giảm thiểu rủi ro (Beske và Seuring, 2014). Việc quản lý cung ứng bền vững cũng là thực hiện và triển khai các biện pháp để giảm thiểu và đánh giá rủi ro, không chỉ rủi ro liên quan đến tính bền vững mà còn các rủi ro chuỗi cung ứng nói chung. Vì các yêu cầu về tính bền vững, các doanh nghiệp đã tăng cường thực hiện và xây dựng các nguyên tắc liên quan đến đánh giá nhà cung cấp, điều này giúp ích nhiều hơn cho việc quản lý rủi ro nói chung. Ví dụ, rủi ro về chất lượng, được coi là rủi ro chuỗi cung ứng thông thường, có thể được giảm thiểu và ngăn chặn tốt hơn nhiều khi mua hàng bền vững. Vì vậy, mua hàng bền vững không chỉ phục vụ mục đích đảm bảo tính bền vững mà còn giúp tránh thiệt hại về kinh tế và uy tín. Các doanh nghiệp sử dụng và thực hiện các phương thức mua hàng bền vững đều nhằm hướng tới nâng cao giá trị và tuân theo các chính sách bền vững, tiến tới cải thiện hiệu suất của họ thông qua các nỗ lực bền vững (Beske và Seuring, 2014). 2.2. Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng Zsidisin (2003), rủi ro cung ứng là sự thất bại của nhà cung cấp hoặc sự cố xảy ra trên thị trường cung ứng cản trở việc mua hàng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc đe dọa tính mạng và sự an toàn của khách hàng. Có thể tìm thấy nhiều tài liệu nghiên cứu về quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng. Tính bền vững của chuỗi cung ứng thượng nguồn ngày càng trở nên quan trọng khi doanh nghiệp nỗ lực quản trị các rủi ro (Hofmann và cộng sự, 2014); tuy nhiên, các chuỗi cung ứng có cấu trúc sâu khiến nó thách thức sự giám sát của các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn (Xu et al., 2019). Các doanh nghiệp không thể đánh giá rủi ro cung ứng chỉ từ góc độ hoạt động liên quan đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng của họ. Theo Hoffmann và cộng sự (2013), rủi ro truyền thống và rủi ro bền vững có thể được phân biệt bằng cơ chế kích hoạt của chúng. Họ quan sát thấy rằng rủi ro nguồn cung được kích hoạt bởi sự gián đoạn ở thượng nguồn, trong khi rủi ro về tính bền vững được kích hoạt bởi những phản ứng tiêu cực từ các bên liên quan. Cần có cái nhìn tổng thể về những hậu quả có thể xảy ra mà sự cố rủi ro có thể gây ra cho các bên liên quan theo nghĩa rộng hơn. Hậu quả của việc khám phá tính bền vững trong chuỗi cung ứng có thể bao gồm thiệt hại nghiêm trọng về danh tiếng đối với hình ảnh của doanh nghiệp và chi phí đáng kể do sự gián đoạn, chậm trễ và chất lượng thấp (Roehrich và cộng sự, 2014). Vì vậy, một trong những 893
- nhiệm vụ quan trọng nhất của quản trị cung ứng là ngăn ngừa và giảm thiểu những rủi ro này. Quản trị rủi ro bao gồm đánh giá rủi ro và các hành động dẫn đến cải thiện hiệu suất và giảm thiểu gián đoạn nguồn cung. Đây là một quá trình quản lý bắt đầu từ việc xác định rủi ro và xác định các chiến lược giảm thiểu sự tổn thương của chuỗi cung ứng. Theo quan điểm bền vững, các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các hành động của mình vượt ra ngoài ranh giới tổ chức; do đó, mối quan tâm gia tăng liên quan đến tính bền vững trong chuỗi cung ứng cũng làm tăng nỗ lực trong quản trị rủi ro (Shafiq và cộng sự, 2017). Quản trị rủi ro có thể giúp các doanh nghiệp vững chắc hơn trong các quyết định về tính bền vững chuỗi cung ứng của mình đã xem xét vai trò của quản trị rủi ro trong việc duy trì chuỗi cung ứng bền vững và nhận thấy rằng tập trung vào tính bền vững trong quản trị rủi ro đã cải thiện hiệu suất bền vững nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hoặc hiệu quả tài chính của chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, quản lý nguồn cung ứng bền vững giúp uy tín của doanh nghiệp được cải thiện lâu dài và do đó, mua hàng bền vững có thể làm giảm rủi ro thương hiệu. Vì vậy, mua hàng bền vững đóng một vai trò thiết yếu trong quản trị rủi ro cung ứng, liên kết quản trị rủi ro với quản trị mối quan hệ với nhà cung cấp (Hallikas và Lintukangas, 2016). Hơn nữa, khả năng quản trị rủi ro của một doanh nghiệp và kiến thức về mua hàng bền vững có thể ngăn ngừa và/ hoặc giảm thiểu rủi ro làm giảm sự không chắc chắn và cải thiện tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng (Hoffmann và cộng sự, 2013). Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng là một quá trình theo đó họ điều phối và cộng tác với các đối tác trong chuỗi cung ứng của họ để giảm thiểu tính dễ bị tổn thương của chuỗi cung ứng và đảm bảo tính đơn giản và liên tục trong toàn bộ chuỗi. Rủi ro cung ứng thường được phân loại là rủi ro bên ngoài và rủi ro bên trong doanh nghiệp hoặc dựa trên quy trình quản trị chuỗi cung ứng .Từ quan điểm bền vững, việc quản trị rủi ro chuỗi cung ứng có thể được chia thành rủi ro hoạt động và rủi ro uy tín. Rủi ro về uy tín đề cập đến xác suất một sự cố làm thay đổi tiêu cực nhận thức của các bên liên quan về hành vi và hiệu suất của họ (Roehrich và cộng sự, 2014). Rủi ro uy tín có thể phát sinh, chẳng hạn như do thiếu các quy trình quản trị doanh nghiệp, như các vấn đề liên quan đến hàng giả và quyền sở hữu bằng sáng chế và đổi mới, hoặc do các mối nguy từ môi trường và xã hội, có thể làm giảm giá trị thương hiệu và đe dọa tính mạng và sự an toàn của mọi người (Hofmann và cộng sự, 2014). Theo các nghiên cứu về rủi ro bền vững, các tác động nhận dạng chính của một sự cố tác động tiêu cực đến uy tín của doanh nghiệp có liên quan đến hình ảnh thương hiệu, cũng như các hậu quả sau đó đối với giá trị của cổ đông (Shafiq và cộng sự, 2017). Do đó, mua hàng bền vững được coi là các quy trình có thể giảm thiểu rủi ro đối với uy tín và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp; Rủi ro cung ứng gây ra các vấn đề trong hoạt động liên quan đến việc di chuyển các nguyên vật liệu vật chất từ nhà sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Rủi ro trong hoạt động cung ứng liên quan đến sự gián đoạn trong giao hàng hoặc tính sẵn có cũng như các vấn đề về công nghệ, tài nguyên và chất lượng. Các ví dụ khác về rủi ro cung ứng hoạt động là rủi ro về giá (Zsidisin, 2003) và sự phá sản của nhà cung cấp. Những loại rủi ro cung ứng này tác động trực tiếp đến các hoạt động của chuỗi cung ứng. Hơn nữa, như Christopher và cộng sự (2011) đã chỉ ra rằng không có một hoạt động đơn lẻ nào đủ sức giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, mua hàng bền vững là cần thiết để giảm tác động tiêu cực của các rủi ro phát sinh từ nguồn cung ứng toàn cầu. Vì vậy, cũng cần phải xem xét mối quan hệ của mua hàng bền vững đối với việc quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. 894
- 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong nghiên cứu này tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp thông qua tìm kiếm thông tin, số liệu từ các bài báo, sách nghiên cứu chuyên ngành, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo của doanh nghiệp liên quan đến quản trị mua, quản trị rủi ro trong chuỗi cung ứng. Các số liệu thống kê về chi phí mua hàng, hiệu suất mua hàng và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thu thập từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Để hoàn thiện nghiên cứu tác giả đã tiến hành phỏng vấn hơn 40 chuyên gia và các nhà quản trị mua tại các doanh nghiệp may. Công tác phỏng vấn chủ yếu được thực hiện tại các doanh nghiệp may cũng là hạn chế của nghiên cứu khi chưa đảm bảo tính đa dạng về ngành nghề của doanh nghiệp. Các câu hỏi phỏng vấn xoay quanh các nội dung chính đó là: - Thực trạng mua hàng bền vững tại doanh nghiệp? - Mua hàng bền vững có tác động như thế nào đến quản trị rủi ro chuỗi cung ứng? Từ các dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành phân tích thống kê mô tả, so sánh đối chiếu, tổng hợp, thiết lập mối liên hệ giữa mua hàng bền vững của một doanh nghiệp và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 4.1: Mức độ quan tâm của doanh nghiệp đối với đặc điểm chất l ợng của nguyên vật liệu trên nhiều ph ng diện cụ thể Giá trị trung bình Sai số chuẩn Độ lệch chuẩn STT Tiêu chí (mean) (Std. Error) (Std. Deviation) 1 Đ c đi m vật lý/hóa h c 3.45 .101 1.296 2 Phương pháp sản xuất 3.20 .094 1.214 3 Công d ng/chức n ng 3.32 .104 1.344 4 Thi t k kỹ thuật 3.40 .095 1.226 5 Chứng nhận chất ư ng 3.15 .091 1.174 6 Số ư ng c n mua 3.16 .091 1.175 7 Đ a đi m chuy n giao 2.95 .088 1.130 8 Thời gian chuy n giao 3.49 .098 1.268 9 Điều kiện bảo quản của nguyên liệu 3.28 .094 1.205 10 D ch v trước đ t hàng 3.34 .102 1.320 11 D ch v t đ t h ng đ n chuy n giao 3.43 .093 1.203 12 D ch v trong chuy n giao 3.20 .091 1.171 13 D ch v sau chuy n giao 3.20 .090 1.157 Ngu n: tác giả tự tổng hợp Qua số liệu điều tra cho thấy doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc làm sao mua hàng bền vững, điều đó thể hiện qua mức độ quan tâm của doanh nghiệp về đặc điểm nguyên vật liệu cần mua trên nhiều phương diện cụ thể. Bên cạnh đó khi lựa chọn nhà cung cấp, doanh nghiệp cũng 895
- đã tính đến việc thiết lập mối quan hệ bền chắc với nhà cung cấp, đây là yếu tố nền tảng trong mua hàng bền vững (Vũ Thị Như Quỳnh, Phạm Văn Kiệm, 2016). Chúng ta có thể thấy điều này còn được thể hiện qua mức quan trọng trong các tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp của doanh nghiệp. Tiêu chí thái độ hợp tác và hỗ trợ từ phía nhà cung cấp đã được các doanh nghiệp đánh giá rất quan trọng. Hình 4.1: Mức độ quan trọng trong các tiêu thức lựa chọn NCC đối với nguyên vật liệu Ngu n: tác giả tự tổng hợp Về quan hệ mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mua hàng bền vững cải thiện quản trị rủi ro chuỗi cung ứng và uy tín của doanh nghiệp. Hơn 3 phần 4 (3/4) chuyên gia đều đồng thuận với quan điểm rằng tính bền vững trong mua hàng có thể dẫn đến kiểm soát rủi ro chuỗi cung ứng tốt hơn. Mua hàng bền vững giúp giảm thiểu rủi ro chuỗi cung ứng do loại bỏ được các nguyên nhân gây ra sự gián đoạn, chẳng hạn như sản phẩm không có sẵn, đơn đặt hàng bị chậm trễ, chất lượng không đảm bảo, chi phí và giá cả cao, và việc phá sản nhà cung cấp ở cơ sở cung ứng thượng nguồn (Nguyễn Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hồng Vân, 2011). Mua hàng bền vững cũng có thể ngăn ngừa các rủi ro về uy tín của doanh nghiệp phát sinh từ các vấn đề thương hiệu và hình ảnh, quyền sở hữu các đổi mới do đồng sáng tạo và bảo vệ kiến thức và bí quyết. 5. KẾT LUẬN Mua hàng bền vững có vai trò quan trọng trong việc quản lý các thách thức bền vững toàn cầu trong doanh nghiệp và chuỗi cung ứng. Sự phát triển của mua hàng bền vững đã làm tăng tầm nhìn và củng cố các yêu cầu về quy trình và chất lượng sản phẩm trong chuỗi cung ứng. Bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp kết hợp cùng kết quả phỏng vấn các chuyên gia, nghiên cứu đã hiểu mối quan hệ giữa mua hàng bền vững và quản trị rủi ro chuỗi cung ứng. Có thể kết luận rằng mua hàng bền vững nói chung không chỉ có nghĩa tích cực trong quản trị rủi romà còn nâng cao hiệu suất mua hàng trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mua hàng bền vững có tác động tích cực trong quản trị rủi ro cả về cả hoạt động và uy tín trong chuỗi cung ứng. 896
- Tuy nhiên để thực hiện mua hàng bền vững đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược dài hạn cũng như các kế hoạch cụ thể như: phân loại nhà cung cấp theo các nhóm để thiết lập mối quan hệ phù hợp; phát triển hệ thống đấu giá mua điện tử giúp lựa chọn được giá mua ưu đãi nhất; tăng cường nắm bắt thông tin thị trường từ đó có chính sách mua tương thích;… Với những hành động trên doanh nghiệp sẽ thiết lập được hệ thống mua bền vững từ đó loại bỏ những rủi ro trong chuỗi cung ứng, hướng tới nguồn cung bền vững, lâu dài. Hạn chế của nghiên cứu là mới tìm hiểu và nghiên cứu mua hàng bền vững và các rủi ro phát sinh trong chuỗi cung ứng ngành may. Bên cạnh đó, nguyên cứu sử dụng chủ yếu các tài liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn của các chuyên gia nên sẽ đặt ra tính tin cậy của kết quả nghiên cứu. Tác giả xin phép khắc phục những hạn chế trên trong các nghiên cứu tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Beske, P., Land, A., Seuring, S., 2014. Sustainable supply chain management practices and dynamic capabilities in the food industry: a critical analysis of the literature. Int. J. Prod. Econ. 152 (2), 131 143. 2. Christopher, M., Mena, C., Khan, O., Yurt, O., 2011. Approaches to managing global sourcing risk. Supply Chain Manag.: Int. J. 16 (2), 67e81. 3. Công ty may 10 (2018), Báo cáo thường niên 2018 4. Công ty Việt Tiến (2018), Báo cáo tài chính 2018 5. Giannakis, M., Papadopoulos, T., 2016. Supply chain sustainability: a risk management approach. Int. J. Prod. Econ. 171, 455e470. 6. Giunipero, L.C., Hooker, R.E., Denslow, D., 2012. Purchasing and supply management sustainability: drivers and barriers. J. Purch. Supply Manag. 18 (4), 258e269. 7. Hoffmann, P., Schiele, H., Krabbendam, K., 2013. Uncertainty, supply risk management and their impact on performance. J. Purch. Supply Manag. 19 (3), 199e211. 8. Hofmann, H., Busse, C., Bode, C., Henke, M., 2014. Sustainability-related supply chain risks: conceptualization and management. Bus. Strat. Environ. 23 (3),160e172. 9. Marshall, D., McCarthy, L., McGrath, P., Claudy, M., 2015. Going above and beyond: how sustainability culture and entrepreneurial orientation drive social sustainability supply chain practice adoption. Supply Chain Manag.: Int. J. 20 (4), 434e454. 10. May Nhà Bè (2018), Báo cáo thường niên 2018, 11. Nguyễn Thị Bích Ngọc & Nguyễn Thị Hồng Vân (2011), Nhận diện rủi ro chuỗi cung ứng mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 12. Roehrich, J.K., Grosvold, J., Hoejmose, S.U., 2014. Reputational risks and sustainable supply chain management: decision making under bounded rationality. Int. J. Oper. Prod. Manag. 34 (5), 695e719. 13. Seuring, S., Müller, M., 2008. Froma literature review to a conceptual framework for sustainable supply chain management. J. Clean. Prod. 16 (15), 1699e1710. 897
- 14. Shafiq, ., Johnson, F.P., Klassen, R.D., waysheh, ., 2017. Exploring the implications of supply risk on sustainability performance. Int. J. Oper. Prod. Manag. 37 (10), 1386e1407. 15. Vanalle, R.M., Santos, L.B., 2014. Green supply chain management in Brazilian automotive sector. Manag. Environ. Qual. Int. J. 25 (5), 523e541. 16. Vinatex (2018), Báo cáo thường niên 2018, Hà Nội, 17. Vinatex Đà Nẵng (2018), Báo cáo tài chính hợp nhất 2018, 18. Vũ Thị Như Quỳnh, Phạm Văn Kiệm (2016), Nghiên cứu yếu tố tác động đến quan hệ phối hợp trong chuỗi cung ứng, Tạp chí Nghiên cứu Thương mại. Số 24, trang 44-47. 19. Xu, M., Cui, Y., Hu, M., Xu, X., Zhang, Z., Liang, S., Qu, S., 2019. Supply chain sustainability risk and assessment. J. Clean. Prod. 225, 857 867. 20. Zsidisin, G., 2003. Managerial perceptions of supply risk. J. Supply Chain Manag. 39 (1), 14e25. 898
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING 1
7 p | 589 | 189
-
MỐI QUAN HỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ QUY TRÌNH MUA HÀNG
8 p | 566 | 168
-
HỆ THỐNG THÔNG TIN MARKETING VÀ NGHIÊN CỨU MARKETING TRONG KINH DOANH
37 p | 220 | 61
-
Nghiên cứu thị trường trong marketing quốc tế
63 p | 219 | 28
-
Nghiên cứu thị trường cho mẫu bao bì mới
7 p | 163 | 18
-
Thái độ của người tiêu dùng đối với nhãn hàng riêng: Nghiên cứu thực nghiệm tại siêu thị Coopmart, An Giang
10 p | 162 | 17
-
Nghiên cứu khách hàng bằng công nghệ
4 p | 96 | 13
-
Nghiên cứu về các nguyên lý tiếp thị (Principles of marketing): Phần 1
355 p | 21 | 9
-
Mối quan hệ giữa chất lượng giao dịch, chất lượng mối quan hệ và lòng trung thành của khách hàng mua sắm trực tuyến
14 p | 92 | 7
-
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ điện tử, sự hài lòng của khách hàng và ý định mua của khách hàng: Nghiên cứu trường hợp của hãng hàng không Vietjet
4 p | 65 | 6
-
Tạp chí nghiên cứu Kinh tế: Mối quan hệ của danh tiếng, nhận thức rủi ro, lòng tin và hành vi mua trực tuyến (Số 38)
13 p | 45 | 6
-
Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 1
60 p | 43 | 5
-
Tác động của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên chất lượng mối quan hệ thương hiệu - khách hàng và ý định chuyển đổi thương hiệu tại Việt Nam
17 p | 38 | 4
-
Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2
96 p | 45 | 4
-
Tác động của nhận dạng thương hiệu lên chất lượng mối quan hệ thương hiệu – khách hàng và ý định chuyển đổi thương hiệu
15 p | 65 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu lĩnh vực sản phẩm nhãn hiệu riêng
8 p | 26 | 3
-
Công nghệ đã thôi thúc người tiêu dùng mua hàng ngẫu hứng khi xem livestream như thế nào?
9 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn