Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 131 - 137<br />
<br />
NGHIÊN CỨU QUAN HỆ DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ<br />
(Zea mays L.) CÓ KHẢ NĂNG CHỊU HẠN KHÁC NHAU<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh1*, Lương Thị Thanh Nga1, Lê Thị Hồng Trang1,<br />
Hồ Mạnh Tường2, Lê Văn Sơn2, Chu Hoàng Mậu3<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên, 2Viện Công nghệ sinh học,<br />
3<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, nghiên cứu quan hệ di truyền ở cây trồng nói chung và ở cây ngô (Zea may L.) nói riêng<br />
nhờ chỉ thị RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA- đa hình các đoạn DNA được khuếch<br />
đại ngẫu nhiên) được nhiều nhà khoa học trên thế giới sử dụng bởi kỹ thuật này có nhiều ưu điểm<br />
là dễ thực hiện, nhanh chóng đánh giá được hệ gen của thực vật khi chưa biết nhiều thông tin về hệ<br />
gen, không tốn kém,... Bằng kỹ thuật RAPD với việc sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên, chúng tôi đã<br />
phân tích sự đa dạng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cả 10<br />
mồi đều thể hiện tính đa hình. Số phân đoạn DNA được nhân bản với mỗi mồi dao động từ 3- 8 và<br />
tổng số phân đoạn DNA được nhân bản khi phân tích 10 mồi ngẫu nhiên là 51 phân đoạn. Khoảng<br />
cách di truyền và biểu đồ hình cây được thiết lập nhờ phương pháp UPGMA, kết quả cho thấy 10<br />
giống ngô được chia thành 2 nhóm: nhóm I bao gồm 7 giống là: LVN 9, LVN 10, LVN 45, LVN<br />
61, LVN 66, LVN 885, C 919; nhóm II gồm 3 giống còn lại là: LVN 092, LVN 99 và LVN 145. Hệ<br />
số di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu là HRAPD=65%.<br />
Từ khóa: RAPD, di truyền, ngô, PIC, sơ đồ hình cây, Zea may L.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Ngô (Zea mays L.) là một trong những cây<br />
lương thực có tầm quan trọng trên thế giới<br />
cũng như ở Việt Nam. Diện tích trồng ngô<br />
đứng thứ 3 sau lúa mỳ và lúa nước. Năm<br />
2010, diện tích ngô của cả nước là 1.126.390<br />
ha, sản lượng ngô năm 2010 đạt 4.606.800<br />
tấn, năng suất 40,9 tạ/ha [10].<br />
Vấn đề đặt ra là nghiên cứu chọn tạo các<br />
giống ngô có chất lượng tốt, năng suất cao<br />
nhằm phục vụ nhu cầu trong nước cũng như<br />
xuất khẩu. Hiện nay, các nhà khoa học đã sử<br />
dụng nhiều phương pháp mới trong nghiên<br />
cứu sự đa dạng di truyền của các giống cây<br />
trồng nói chung và của cây ngô nói riêng như<br />
RAPD, RFLP, AFLP, SSR, STS,... Các<br />
phương pháp này không những phát huy hiệu<br />
quả mà còn khắc phục nhược điểm của các<br />
phương pháp chọn giống truyền thống bởi<br />
hiệu quả sàng lọc cao, tiết kiệm thời gian và<br />
tin cậy. Trong số đó, chỉ thị RAPD được sử<br />
dụng rộng rãi, bởi kỹ thuật này đơn giản và ít<br />
tốn kém mà vẫn đánh giá được sự đa dạng di<br />
truyền và mối quan hệ di truyền ở mức độ<br />
*<br />
<br />
Tel: 0912 664126, Email: thanhthanhdhkhtn@gmail.com<br />
<br />
phân tử. Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã<br />
được nhiều tác giả sử dụng để nghiên cứu<br />
quan hệ di truyền của một số giống ngô.<br />
Osipova và cs nghiên cứu dòng ngô A188 và<br />
dòng soma A188 bằng sử dụng kỹ thuật<br />
RAPD với 15 mồi, số phân đoạn được khuếch<br />
đại từ 2 – 17 phân đoạn, kích thước khoảng<br />
từ 200 – 2000 bp, hệ số tương đồng di truyền<br />
dao động trong khoảng 64 – 72% [6]. Asif và<br />
cs (2006) đã tiến hành phân tích DNA bằng<br />
kỹ thuật RAPD ở 6 giống ngô lai sử dụng 40<br />
mồi ngẫu nhiên, kết quả đã phân biệt được<br />
nguồn gốc của một số giống ngô lai [2].<br />
Vasconcelos và cs (2008) sử dụng kỹ thuật<br />
RAPD với 47 mồi ngẫu nhiên đã nhân được<br />
221 băng DNA trong đó có 130 băng biểu<br />
hiện đa hình [8]. Souza và cs (2008) xác định<br />
quan hệ di truyền của 16 dòng ngô lai với sử<br />
dụng 22 mồi RAPD khuếch đại được 265<br />
băng DNA và 16 cặp mồi SSR khuếch đại<br />
được 75 băng DNA, 16 dòng ngô được chia<br />
thành 3 nhóm [7]. Ở Việt Nam, kỹ thuật<br />
RAPD cũng đã được các tác giả Bùi Mạnh<br />
Cường, Ngô Hữu Tình, Ngô Việt Anh sử<br />
dụng để xác định quan hệ di truyền của các<br />
giống ngô, xác định được một số cặp lai ưu tú<br />
có khả năng cho ưu thế lai cao [1], [3], [4].<br />
131<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trong nghiên cứu này, chúng tôi trình bày kết<br />
quả nghiên cứu sự đa dạng di truyền của 10<br />
giống ngô (Zea may L.) có khả năng chịu hạn<br />
khác nhau bằng kỹ thuật RAPD, nhằm tạo cơ<br />
sở cho việc tuyển chọn các giống ngô có chất<br />
lượng tốt, năng suất cao làm vật liệu chọn<br />
giống và góp phần bảo tồn và phát triển<br />
nguồn gen cây ngô.<br />
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Vật liệu<br />
Chúng tôi sử dụng hạt của 10 giống ngô khác<br />
nhau do Viện nghiên cứu Ngô (Đan PhượngHà Nội) cung cấp. Nguồn gốc của các giống<br />
ngô được trình bày ở bảng 1.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Tách chiết và làm sạch DNA tổng số theo<br />
phương pháp của Gawel và cs [5]. Kiểm tra<br />
chất lượng DNA bằng điện di trên gel<br />
agarose 0,8% và quang phổ theo tỷ số của<br />
phổ hấp phụ OD260/OD280. Hàm lượng của<br />
DNA được tính toán và pha loãng về nồng<br />
độ sử dụng 25 ng/µl.<br />
<br />
96(08): 131 - 137<br />
<br />
Phản ứng RAPD được thực hiện theo phương<br />
pháp William và cs (1990) [9] trên máy<br />
System 9700 với thành phần và nồng độ của<br />
các chất tham gia phản ứng như sau: H2O –<br />
14,8 µl; đệm PCR 10X - 2,5 µl; MgCl2 (25<br />
mM) - 2,5 µl; dNTP (2,5 mM) - 2 µl; mồi<br />
(10 µl) - 2 µl, Taq polymerase (5U) - 0,2 µl;<br />
DNA khuôn (25 ng/µl) - 1 µl, tổng thể tích<br />
25 µl. Phản ứng RAPD được thực hiện trong<br />
máy PCR với chu trình nhiệt như sau: bước<br />
1: 940C trong 3 phút; bước 2: 940C trong 1<br />
phút, bước 3: 360C trong 1 phút,bước 4:<br />
720C trong 1 phút; lặp lại 40 chu kỳ từ bước<br />
2 đến bước 4; bước 5: 720C trong 10 phút;<br />
lưu giữ ở 40C. Kết quả sản phẩm RAPD<br />
được đánh giá thông qua hình ảnh điện di<br />
trên gel agarose 1,8%.<br />
Sử dụng 10 mồi ngẫu nhiên cho phản ứng<br />
RAPD được thiết kế và đặt tại hãng<br />
Invitrogen, mỗi mồi dài 10 nucleotide, thông<br />
tin về trình tự các mồi sử dụng được trình bày<br />
trong bảng 2.<br />
<br />
Bảng 1. Danh sách 10 giống ngô nghiên cứu<br />
STT<br />
<br />
Giống<br />
<br />
1<br />
<br />
LVN 9<br />
<br />
2<br />
<br />
LVN 10<br />
<br />
3<br />
4<br />
<br />
LVN 45<br />
LVN 61<br />
<br />
5<br />
6<br />
7<br />
<br />
LVN 66<br />
LVN 092<br />
LVN 99<br />
<br />
8<br />
<br />
LVN 145<br />
<br />
9<br />
<br />
LVN 885<br />
<br />
10<br />
<br />
C 919<br />
<br />
Tên mồi<br />
OPH 09<br />
OPH 03<br />
OPG 06<br />
OPB10<br />
UBC 326<br />
<br />
132<br />
<br />
Khả năng<br />
chịu hạn<br />
Kém<br />
<br />
Nguồn gốc và phương pháp<br />
<br />
Giống ngô lai đơn sử dụng dòng bất dục đực tế bào chất,<br />
được tạo ra từ tổ hợp lai DF18C/DF5, trong đó DF18C đã<br />
qua 18 đời lai lại<br />
Tốt<br />
Giống ngô lai đơn được tạo ra từ các dòng tự phối DF2/DF1<br />
do<br />
Khá<br />
Giống lai đơn từ 2 dòng tự phối<br />
Kém<br />
Giống lai đơn, dòng mẹ và dòng bố được tạo từ các giống lai<br />
ưu tú nhập nội có nguồn gốc nhiệt đới<br />
Khá<br />
Giống lai đơn từ tổ hợp lai D3015M/D11<br />
Khá<br />
Giống ngô lai đơn được tạo ra từ tổ hợp lai C502N/C152N.<br />
Khá<br />
Giống ngô lai đơn có các dòng được rút từ các giống lai ưu<br />
tú nhập nội có nguồn gốc nhiệt đới<br />
Tốt<br />
Giống ngô lai đơn sử dụng dòng nuôi cấy bao phấn tham gia<br />
vào thành phần bố mẹ<br />
Kém<br />
Giống lai đơn chọn tạo từ tổ hợp lai C88N/T5 theo phương<br />
pháp truyền thống<br />
Tốt<br />
Được nhập nội từ công ty Monsanto Thái Lan<br />
Bảng 2. Trình tự nucleotide của 10 mồi ngẫu nhiên<br />
Trình tự mồi (5’- 3’)<br />
TGTAGCTGGG<br />
AGACGTCCAC<br />
CTGAGACGGA<br />
CTGCTGGGAC<br />
GTCCTGGTAG<br />
<br />
Tên mồi<br />
OPO 12<br />
OPP08<br />
OPG13<br />
UBC400<br />
UBC776<br />
<br />
Trình tự mồi (5’- 3’)<br />
CAGTGCTGTG<br />
ACATCGCCCA<br />
CTGCTGGGAC<br />
GCCCTGATAT<br />
CTTCCCTCCT<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Dựa trên sự xuất hiện hay không xuất hiện<br />
của các phân đoạn DNA khi điện di sản phẩm<br />
RAPD của các giống ngô nếp với các đoạn<br />
mồi ngẫu nhiên để làm cơ sở cho sự phân tích<br />
số liệu theo quy ước: Số 1: xuất hiện phân<br />
đoạn DNA, số 0: không xuất hiện các phân<br />
đoạn DNA. Các số liệu này được xử lý trên<br />
máy vi tính theo chương trình NTSYSpc<br />
version 2.0 để xác định quan hệ di truyền của<br />
các giống ngô ở mức độ phân tử.<br />
Xác định hệ số đa dạng di truyền (Genetic<br />
Diversity Index) dựa trên các phân đoạn DNA<br />
được nhân<br />
bản (HRAPD) theo công thức:<br />
n<br />
H RAPD = ∑ f i 2<br />
<br />
HiRAPD là hệ số đa dạng di truyền; fi là<br />
tần suất của alen thứ i<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Đặc điểm hình thái và khối lượng 100 hạt<br />
của 10 giống ngô<br />
Hình thái và khối lượng hạt là những đặc tính<br />
quan trọng trong chọn giống ngô vì nó liên<br />
quan đến chất lượng và năng suất. Kết quả<br />
nghiên cứu hình thái và khối lượng 100 hạt<br />
được trình bày ở bảng 3.<br />
Khối lượng hạt: Khối lượng 100 hạt của 10<br />
giống ngô dao động trong khoảng 24,47 g đến<br />
34,56 g, cao nhất là giống LVN 45, thấp nhất<br />
là giống LVN 99. Khối lượng của hạt phụ<br />
thuộc vào kiểu gene từng giống. Thứ tự các<br />
giống ngô từ cao xuống thấp xếp theo khối<br />
lượng 100 hạt lần lượt là: LVN45, LVN66,<br />
<br />
96(08): 131 - 137<br />
<br />
LVN145, LVN10, LVN9, LVN61, C919,<br />
LVN885, LVN092, LVN99.<br />
Tính trạng khối lượng hạt phụ thuộc vào kiểu<br />
gene từng giống. Tuy nhiên, khối lượng 100<br />
hạt có thể bị thay đổi nếu chịu tác động xấu<br />
của môi trường ở những giai đoạn nhất định.<br />
Hình dạng hạt: Trong 10 giống ngô có 5<br />
giống (LVN 9, LVN 61, LVN 66, LVN 145<br />
và C 919) có dạng hạt bán răng ngựa, 3 giống<br />
(LVN 10, LVN 092 và LVN 99) dạng hạt bán<br />
đá và chỉ có 2 giống (LVN 45 và LVN 885)<br />
có dạng hạt sâu cay. Hình dạng hạt ngô cũng<br />
là một chỉ tiêu để phân loại các giống ngô<br />
thành các loài phụ.<br />
Màu sắc hạt: Hạt ngô có thể có nhiều màu<br />
sắc khác nhau như: trắng, vàng cam, da cam,<br />
đỏ… nhưng các giống ngô lai chúng tôi chọn<br />
nghiên cứu trên đều có màu vàng cam. Màu<br />
sắc hạt phụ thuộc đặc tính di truyền của giống<br />
và chủng loại. Tuy nhiên, chưa có một nghiên<br />
cứu nào khẳng định mối tương quan giữa màu<br />
sắc vỏ hạt và chất lượng hạt.<br />
Kết quả khuếch đại các đoạn DNA được<br />
nhân bản ngẫu nhiên<br />
Tách DNA tổng số từ lá non của 10 giống ngô<br />
nghiên cứu sau đó được kiểm tra trên gel<br />
agarose 0,8% và đo phổ hấp thụ ở bước sóng<br />
260 nm, 280 nm trên máy quang phổ. Tỷ số<br />
OD260/OD280 nằm trong khoảng 1,8 - 2,<br />
như vậy DNA tổng số tách chiết từ lá tốt, có<br />
thể sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.<br />
<br />
Bảng 3. Đặc điểm hình thái và khối lượng hạt của 10 giống ngô<br />
STT<br />
<br />
Giống<br />
<br />
Hình thái hạt<br />
<br />
Màu vỏ hạt<br />
<br />
1<br />
<br />
LVN 9<br />
<br />
Bán răng ngựa<br />
<br />
Vàng nhạt<br />
<br />
Khối lượng 100 hạt<br />
(g)<br />
30,05 ± 0,02<br />
<br />
2<br />
<br />
LVN 10<br />
<br />
Hạt bán đá<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
30,18 ± 0,02<br />
<br />
3<br />
<br />
LVN 45<br />
<br />
Hạt sâu cay<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
34,56 ± 0,01<br />
<br />
4<br />
<br />
LVN 61<br />
<br />
Bán răng ngựa<br />
<br />
Vàng<br />
<br />
29,99 ± 0,02<br />
<br />
5<br />
<br />
LVN 66<br />
<br />
Bán răng ngựa<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
31,86 ± 0,01<br />
<br />
6<br />
<br />
LVN 092<br />
<br />
Hạt bán đá<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
24,72 ± 0,01<br />
<br />
7<br />
<br />
LVN 99<br />
<br />
Hạt bán đá<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
24,47 ± 0,02<br />
<br />
8<br />
<br />
LVN 145<br />
<br />
Bán răng ngựa<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
30,36 ± 0,01<br />
<br />
9<br />
<br />
LVN 885<br />
<br />
Hạt sâu cay<br />
<br />
Vàng<br />
<br />
26,16 ± 0,01<br />
<br />
10<br />
<br />
C 919<br />
<br />
Bán răng ngựa<br />
<br />
Vàng cam<br />
<br />
29,17 ± 0,03<br />
<br />
133<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
96(08): 131 - 137<br />
<br />
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm DNA tổng số<br />
Ghi chú : 1: LVN 9, 2: LVN 10, 3: LVN 45, 4: LVN 61, 5: LVN 66, 6: LVN 092, 7: LVN 99, 8: LVN 145, 9: LVN<br />
885, 10: C 919<br />
<br />
Hình 1 cho thấy DNA tổng số có một băng duy nhất, không đứt gãy và rõ nét chứng tỏ DNA tách<br />
chiết đạt chất lượng tốt, sạch sẽ. DNA tổng số được pha loãng về nồng độ 25 ng/µl và tiến hành<br />
phản ứng RAPD với 10 mồi ngẫu nhiên ở trên.<br />
Bảng 4. Tỷ lệ phân đoạn đa hình khi sử dụng 10 mồi RAPD<br />
Số phân đoạn<br />
đa hình<br />
5<br />
3<br />
8<br />
2<br />
5<br />
6<br />
4<br />
1<br />
5<br />
4<br />
43<br />
<br />
Số phân đoạn DNA<br />
<br />
Mồi<br />
OPG06<br />
OPO12<br />
OPP08<br />
OPH03<br />
UBC400<br />
UBC776<br />
OPB10<br />
OPG13<br />
OPH09<br />
UBC326<br />
Tổng<br />
<br />
5<br />
4<br />
8<br />
3<br />
5<br />
7<br />
6<br />
3<br />
6<br />
4<br />
51<br />
Mồi OPP 08<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4 5<br />
<br />
Số phân đoạn<br />
đơn hình<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
0<br />
1<br />
2<br />
2<br />
1<br />
0<br />
8<br />
<br />
Tỷ lệ phân đoạn<br />
đa hình (%)<br />
100<br />
75<br />
100<br />
66.67<br />
100<br />
85.71<br />
66.67<br />
33.33<br />
83.33<br />
100<br />
84.31<br />
<br />
Mồi OPH 03<br />
<br />
6 7<br />
<br />
8<br />
<br />
9 10 M<br />
<br />
1 2 3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
7 8<br />
<br />
9 10<br />
<br />
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi OPP 08, OPH 03 của 10 giống ngô<br />
Ghi chú : M: Marker 1kb, 1: LVN 9, 2: LVN 10, 3: LVN 45, 4: LVN 61, 5: LVN 66, 6: LVN 092, 7: LVN 99, 8:<br />
LVN 145, 9: LVN 885, 10: C 919<br />
<br />
134<br />
<br />
Nguyễn Vũ Thanh Thanh và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Kết quả chạy RAPD cho thấy, tổng số các<br />
phân đoạn DNA được nhân bản với 10 mồi là<br />
51 phân đoạn, trong đó có 43 phân đoạn cho<br />
tính đa hình (chiếm 84,31%) và không đa<br />
hình là 8 phân đoạn (chiếm 15,69%). Kích<br />
thước các phân đoạn DNA được nhân bản<br />
trong khoảng từ 300 -1700 bp. Số lượng các<br />
phân đoạn tương ứng với mỗi mồi nằm trong<br />
khoảng 3 đến 8 phân đoạn, trong đó mồi nhân<br />
bản được ít phân đoạn DNA nhất là mồi OPG<br />
13 và OPH 03 (3 phân đoạn), và mồi nhân<br />
được nhiều phân đoạn DNA nhất là mồi OPP<br />
08 (8 phân đoạn). Cả 10 mồi nghiên cứu đều<br />
cho kết quả đa hình, mức độ đa hình của 10<br />
mồi dao động từ 33,33 – 100%, trong đó có 4<br />
mồi cho tính đa hình cao nhất 100% là: OPG<br />
06, OPP 08, UBC 400, UBC 326. Mồi OPG<br />
13 cho tính đa hình thấp nhất. Kết quả thể<br />
hiện ở bảng 4.<br />
Giá trị PIC được xác định theo công<br />
thức: PIC = 1 −<br />
<br />
n<br />
<br />
∑f<br />
i =1<br />
<br />
2<br />
i<br />
<br />
(fi là tần số của alen<br />
<br />
thứ i) được sử dụng khi phân tích hàm lượng<br />
thông tin đa hình, giá trị PIC không chỉ liên<br />
quan tới tỷ lệ phân đoạn DNA đa hình mà còn<br />
<br />
96(08): 131 - 137<br />
<br />
liên quan trực tiếp với số lượng cá thể cùng<br />
xuất hiện phân đoạn đa hình lớn hay nhỏ. Số<br />
liệu bảng 4 phù hợp với tỷ lệ đa hình các phân<br />
đoạn DNA được nhân bản ở bảng 5. Giá trị<br />
PIC của mồi OPG 13 là thấp nhất 0,303 (tính<br />
đa hình thấp nhất). Giá trị PIC của mồi OPG<br />
06 là 0,822 (đa hình cao nhất). Trong đó, có<br />
5/10 mồi RAPD (OPG 06, OPP 08, OPH 03,<br />
OPB 10, OPH 09) cho kết quả đa hình cao với<br />
giá trị PIC > 0,5. Như vậy, với 10 mồi ngẫu<br />
nhiên đã chỉ ra được sự đa dạng di truyền của<br />
10 giống ngô có nguồn gốc khác nhau.<br />
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản<br />
phẩm RAPD, chúng tôi thống kê các băng<br />
điện di (xuất hiện=1, không xuất hiện= 0) và<br />
xử lý số liệu phân tích RAPD bằng phần mềm<br />
NTSYSpc version 2.0i nhằm xác định khoảng<br />
cách di truyền giữa các mẫu ngô nghiên cứu.<br />
Kết quả phân tích cho thấy, hệ số tương đồng<br />
di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu dao<br />
động từ 0,55 - 0,86 (bảng 6). Trong đó hai<br />
giống LVN 45 và LVN 61 có hệ số tương<br />
đồng lớn nhất là 0,86, còn hai giống LVN<br />
10 và LVN 145 có hệ số tương đồng nhỏ<br />
nhất là 0,55.<br />
<br />
Bảng 5. Thông tin tính đa hình (PIC) của 10 giống ngô<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
<br />
Tên mồi<br />
OPG 06<br />
OPO 12<br />
OPP 08<br />
OPH 03<br />
UBC 400<br />
<br />
PIC<br />
0.822<br />
0.498<br />
0.584<br />
0.5<br />
0.408<br />
<br />
STT<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
<br />
Tên mồi<br />
UBC 776<br />
OPB 10<br />
OPG 13<br />
OPH 09<br />
UBC 326<br />
<br />
PIC<br />
0.491<br />
0.59<br />
0.303<br />
0.687<br />
0.33<br />
<br />
Bảng 6. Bảng hệ số tương đồng di truyền của 10 giống ngô nghiên cứu<br />
Giống<br />
LVN9<br />
LVN10<br />
LVN45<br />
LVN61<br />
LVN66<br />
LVN092<br />
LVN99<br />
LVN145<br />
LVN885<br />
C919<br />
<br />
LVN<br />
9<br />
1,00<br />
0,69<br />
0,78<br />
0,69<br />
0,63<br />
0,57<br />
0,57<br />
0,59<br />
0,73<br />
0,67<br />
<br />
LVN<br />
10<br />
<br />
LVN<br />
45<br />
<br />
LVN<br />
61<br />
<br />
LVN<br />
66<br />
<br />
LVN<br />
092<br />
<br />
LVN<br />
99<br />
<br />
LVN<br />
145<br />
<br />
LVN<br />
885<br />
<br />
1,00<br />
0,75<br />
0,69<br />
0,67<br />
0,57<br />
0,61<br />
0,55<br />
0,65<br />
0,67<br />
<br />
1,00<br />
0,86<br />
0,76<br />
0,67<br />
0,63<br />
0,61<br />
0,71<br />
0,80<br />
<br />
1,00<br />
0,75<br />
0,76<br />
0,65<br />
0,71<br />
0,69<br />
0,75<br />
<br />
1,00<br />
0,75<br />
0,71<br />
0,69<br />
0,75<br />
0,73<br />
<br />
1,00<br />
0,73<br />
0,78<br />
0,69<br />
0,59<br />
<br />
1,00<br />
0,67<br />
0,73<br />
0,59<br />
<br />
1,00<br />
0,75<br />
0,61<br />
<br />
1,00<br />
0,71<br />
<br />
C919<br />
<br />
1,00<br />
<br />
135<br />
<br />