Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM MEN VI SINH<br />
TỪ CHỦNG Bacillus subtilis B-N<br />
Vũ Văn Dũng1, Lê Đức Anh1, Vũ Duy Nhàn1,<br />
Nguyễn Thị Nhàn1, Trần Thị Nguyệt1<br />
<br />
Tóm tắt: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố (nhiệt độ, pH, nguồn cacbon,<br />
nito, thời gian...) đến sự sinh trưởng từ đóxác định được môi trường và thời gian<br />
thích hợp để lên men thu sinh khối chủng Bacillus subtilis B-N. Đã lựa chọn được<br />
môi trường nhũ hóa(sữa gầy 10%, trehalose10%; mì chính 5%) tỷ lệ sốngsót đạt<br />
88%, mật độ vi sinh vật trong chế phẩm đạt 1,78.1010 cfu/g. Tỷ lệ sống sót sau 6<br />
tháng bảo quản ở nhiệt độ phòng đạt 60%, sau 12 tháng còn 48%.<br />
Từ khóa: Bacillus subtilis, Men vi sinh, Probiotic<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Bacillus subtilis là loài vi sinh vật được sử dụng rộng rãi trong các chế phẩm<br />
probiotic (vi sinh vật sống) có tác dụng duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn ở ruột,<br />
ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa do có khả năng tạo bào tử, sinh các enzyme tiêu hóa<br />
(amylase, protease…), các chất kháng sinh, các chất kích thích miễn dịch và một<br />
số vitamin B[3].<br />
Chủng Bacillus subtilis B-N (B.subtilis B-N) phân lập từ chế phẩm men vi sinh<br />
Bioractaze của Nhật bản, đã đượcđịnh danh bằng phương pháp giải trình tự rARN<br />
16S và xác định một số đặc tính probiotic như: có khả năng chịu pH thấp, sinh<br />
bacteriocin và một số enzyme tiêu hóa như protease, amylase.<br />
Với mục tiêu sản xuất chế phẩm men vi sinh từ chủng B.subtilisB-N làm nguồn<br />
nguyên liệu bổ sung vào khấu phần ăn cho bộ đội chúng tôi tiến hành nghiên cứu<br />
sản xuất chế phẩm men vi sinh từ chủng vi sinh vật này với nội dung:<br />
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố như nhiệt độ, pH, nguồn cacbon,<br />
nguồn nitơ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chủng B.subtilisB-N từ đó<br />
lựa chọn được điều kiện và môi trường thích hợp cho quá trình nhân, thu sinh khối<br />
tế bào.<br />
- Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm men vi sinh từ chủng B.subtilisB-N và<br />
đánh giá sự suy giảm mật độ tế bào vi sinh vật theo thời gian bảo quản.<br />
<br />
2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
2.1. Vi sinh vật<br />
Chủng vi sinh vật Bacillus subtilis B-N được giữ giống trên môi trường thạch<br />
nghiêng và dạng đông khô tại phòng Hóa sinh, Viện Hoá học - Vật liệu.<br />
2.2. Hoá chất<br />
<br />
60 V.V.Dũng, L.Đ.Anh, V.D.Nhàn, N.T.Nhàn, T.T.Nguyệt, “Nghiên cứu sản xuất … B-N.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Cao thịt (Canada), nước mắm (Phú quốc),Các hóa chất do Trung quốc sản xuất:<br />
tinh bột, saccharose, glucose, fructose, maltose, dung dịch H2SO4 đặc 98%, dung<br />
dịch glucose chuẩn 1g/l, phenol, NaOH 0.1 N, Na2CO3), BSA protein huyết thanh<br />
bò. Môi trường NB: peptone 5g/l; cao thịt 3g/l<br />
2.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp xác định số lượng vi sinh vật: Phương pháp đến tế bào bằng buồng<br />
đếm hồng cầu, phương pháp đo độ đục (OD) và xác định số lượng tế bào bằng<br />
phương pháp pha loãng tới hạn và nuôi cấy trên môi trường thạch (CFU)[1]<br />
- Phương pháp xác định đường tổng bằng Phenol và acid Sulfuric[2]<br />
- Phương pháp định lượng protein bằng phương pháp Lowry[2]<br />
- Phương pháp tính toán lượng môi trường bổ sung trong lên men tạo sinh khối cao [4].<br />
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
3.1. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến sự phát triển của chủng B.subtilis B-N<br />
3.1. 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ 3.1.2. Ảnh hưởng của pH<br />
Chủng B.subtilisB-N được nuôi cấy Chủng B.subtilisB-N được nuôi cấy<br />
trên môi trường NB ở các nhiệt độ 20, trên môi trường NB có pH: 5; 5,5; 6,0;<br />
25, 27, 30, 34, 37, 40 và 450C. Sau 24 6,5; 7,0; 7,5; 8. Sau 24 giờ nuôi cấy,<br />
giờ lên men, xác định khả năng sinh đánh giá khả năng sinh trưởng bằng<br />
trưởng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc phương pháp đếm khuẩn lạc.<br />
(CFU).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự Hình 2. Ảnh hưởng của pH đến sự phát<br />
phát triển của chủng B.subtilis B-N. triển của chủng B.subtilis B-N.<br />
Kết quả cho thấy nhiệt độ 370C thích Qua hình 2 ta thấy tại pH 7 cho số<br />
hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của lượng tế bào lớn nhất.<br />
chủng B.subtilisB-N.<br />
<br />
Sau khi xác định được pH tối ưu chúng tôi tiến hành quá trình lên men ổn định<br />
pH 7 trong suốt quá trình nuôi cấy bằng HCl 1N. Kết quả được trình bày trong<br />
bảng dưới đây.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 61<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Bảng 1. Ảnh hưởng của sự ổn định giá trị pH tối ưu đến sự phát triển<br />
của chủng B.subtilis B-N.<br />
pH CFU/ml (*108) OD<br />
Thay đổi 4.21±0.05 1.32<br />
7 5.20±0.02 1.45<br />
Như vậy, nếu ổn định pH trong quá trình nuôi cấy ở giá trị pH tối ưu thì cho<br />
mật độ tế bào cao hơn.<br />
3.1.3. Ảnh hưởng của nguồn cacbon<br />
Cacbon là nguồn cung cấp năng lượng, dinh dưỡng quan trọng và không thể<br />
thiếu cho tế bào. Các nguồn cacbon: glucoza, saccharose, tinh bột, fructose,<br />
maltose được bổ sung vào môi trường NB với hàm lượng 10g/l. Kết quả thí<br />
nghiệm sau 24h nuôi cấy được khảo sát bằng phương pháp đếm khuẩn lạc<br />
Chủng B.subtilis B-N có khả năng sử dụng cả các loại đường trên. Khi nguồn<br />
cacbon là đường glucose thì số khuẩn lạc là lớn nhất và hàm lượng đường sót là ít<br />
nhất. Qua thí nghiệm này chúng tôi quyết định chọn đường glucose bổ sung vào<br />
môi trường NB.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của nguồn cacbon Hình 4. Ảnh hưởng của nồng độ glucose<br />
đến sự phát triển của chủng B.subtilis B-N. đến sự phát triển của chủng B.subtilis B-N.<br />
<br />
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ glucose<br />
Mỗi chủng vi sinh vật thường có một nguồn cacbon và nồng độ thích hợp cho<br />
sự sinh trưởng và phát triển. Thí nghiệm này nhằm tìm ra hàm lượng glucose thích<br />
hợp nhất cho chủng B.subtilis B-N sinh trưởng và phát triển.<br />
Hàm lượng glucose được sử dụng là 3, 5, 7,10, 13, 15, 20, 25, 30g/l. Sau 24h<br />
nuôi cấy chúng tôi tiến hành đếm mật độ tế bào bằng phương pháp đếm khuẩn lạc.<br />
Kết quả cho thấy: mật độ tế bào tang khi hàm lượng đường tăng từ 7-20g/l. Tuy<br />
nhiên, mật độ cao nhất khi hàm lượng đường là 10 g/l.<br />
3.1.5. Ảnh hưởng của nguồn nitơ<br />
Nguồn nito được khảo sát gồm:nước mắn, cao nấm men.Môi trường NB được bố<br />
sung 10g glucose/l được sử dụng để làm các thí nghiệm để tìm nguồn nito thích hợp.<br />
<br />
<br />
62 V.V.Dũng, L.Đ.Anh, V.D.Nhàn, N.T.Nhàn, T.T.Nguyệt, “Nghiên cứu sản xuất … B-N.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
a. Nguồn nito từ cao nấm men<br />
Bảng 2. Ảnh hưởng của cao nấm men đến sự phát triển của chủng B.subtilis B-N.<br />
MT Thành phần Cfu/ml *108 OD<br />
MT1 NB 2.89 ± 0.03 0.89<br />
MT2 NB+10g glucose/l 3.34 ± 0.02 1.12<br />
MT3 MT2+1g cao men/l 3.52 ± 0.04 1.20<br />
MT4 MT2+2g cao men/l 3.92 ± 0.02 1.38<br />
MT5 MT2+3g cao men/l 5.10 ± 0.04 1.58<br />
MT6 MT2+4g cao men/l 5.20 ± 0.05 1.61<br />
MT7 MT2+5g cao men/l 4.20 ± 0.05 1.41<br />
Kết quả cho thấy hàm lượng cao nấm men thích hợp là 3- 4 g/l.<br />
b. Nguồn nito từ nước mắm<br />
Bảng 3. Ảnh hưởng của nước mắm đến sự phát triển của chủng B.subtilis B-N.<br />
<br />
MT Thành phần Cfu/ml *108 OD<br />
MT1 NB 2.85± 0.05 0.84<br />
MT2 NB+10g glucose/l 3.35 ± 0.03 1.14<br />
MT8 MT2+1g/l đạm mắm 3.47 ± 0.02 1.14<br />
MT9 MT2+2g/l đạm mắm 3.87 ± 0.04 1.32<br />
MT10 MT2+3g/l đạm mắm 5.05 ± 0.06 1.52<br />
MT11 MT2+4g/l đạm mắm 5.15 ± 0.05 1.55<br />
MT12 MT2+5g/l đạm mắm 4.15 ± 0.05 1.35<br />
Kết quả cho thấy đạm mắm phù hợp: 3g/l<br />
c. Nguồn nito từ nước mắm + cao nấm men<br />
Bảng 4. Ảnh hưởng của nguồn nito kết hợp nước mắm<br />
+ cao nấm men đến sự phát triển của chủngB.subtilis B-N.<br />
MT Thành phần Cfu/ml OD<br />
8<br />
(.10 )<br />
MT1 NB 2.85±0.05 0.84<br />
MT2 NB+ 10g glucose/l 3.35±0.06 1.14<br />
MT5 MT2+ 3g/l cao men 5.10±0.04 1.58<br />
MT10 MT2+ 3 g/l đạm mắm 5.05±0.03 1.52<br />
MT13 MT2+ 3 g/l đạm mắm +3g/l cao men 7.21±0.04 1.87<br />
Tỷ lệ nước mắm : cao men thích hợp là 3 g/l đạm mắm: 3g/l cao men<br />
3.1.6. Ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất thu sinh khối<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 63<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Thời gian là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến lượng sinh khối sinh ra. Để tìm ra<br />
thời gian thích hợp và một số đặc tính của hai chủng nghiên cứu chúng tôi đã tiến<br />
hành lên men thu sinh khối ở quy mô nhỏ. Thực hiện quá trình lên men trong bình<br />
tam giác 500ml. Thí nghiệm được tiến hành theo sơ đồ sau:<br />
Giống Hoạt hoá Nuôi cấy Khảo sát sự sinh trưởng và phát<br />
triển của chủng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc. Trong quá trình nuôi cấy cứ 5-<br />
6h giờ lấy mẫu một lần.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Động học quá trình lên men.<br />
Qua hình 5 ta thấy: Pha sinh trưởng bắt đầu từ mốc 0h đến 39h, tại thời điểm<br />
39h cho số lượng tế bào lớn nhất. Pha ổn định( cân bằng) cũng không được thể<br />
hiện rõ trên đồ thị, điều này có thể do pha cân bằng rất ngắn, mà khoảng cách thời<br />
gian khảo sát lại thưa nên không thể hiện được.<br />
Qua khảo sát chúng tôi thấy nội bào tử xuất hiện tại thời điểm 21h, nhưng đến<br />
33h mới xuất hiện bào tử tự do nhưng lượng thấp (2.107 bào tử/ml). Đến thời điểm<br />
39h lên men cho số tế bào cực đại thì lượng bào tử mới đạt 5.107 bào tử/ml.<br />
Nồng độ chất dinh dưỡng giảm mạnh trong quá trình lên men. Nồng độ đường ở<br />
thời điểm ban đầu là 10.92 g/l, bước vào pha suy vong sau 39 h lên men còn 3.11<br />
g/l. Nguồn đạm tuy có sự thay đổi nhưng giảm không đáng kể, điều này có thể do<br />
trong quá trình sinh trưởng vi khuẩn sinh ra enzym hoặc các chất trao đổi có bản<br />
chất protein. Như vậy chúng tôi nhận thấy thời điểm 39h là thời điểm tốt nhất để<br />
thu sinh khối.<br />
3.2. Lên men tạo sinh khối cao<br />
Để thu được sinh khối cao, ngoài việc tạo được môi trường lên men phù hợp,<br />
điều chỉnh các yếu tố lên men thì việc bổ sung thêm môi trường dinh dưỡng sau<br />
khi bị tiêu hao là cơ sở để duy trì sự phát triển sinh khối tối đa. Tuy nhiên cần tính<br />
toán lượng chất dinh dưỡng bổ sung để tránh dư thừa gây ảnh hưởng đến quá trình<br />
pháttriển của vi khuẩn.<br />
<br />
<br />
64 V.V.Dũng, L.Đ.Anh, V.D.Nhàn, N.T.Nhàn, T.T.Nguyệt, “Nghiên cứu sản xuất … B-N.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Qua nghiên cứu ở trên chúng tôi thấy chủng vi khuẩn bắt đầu kết thúc pha sinh<br />
trưởng ở thời điểm 39h. Do đó ta tiến hành bổ sung thêm dinh dưỡng vào ngay sau<br />
thời điểm này. Sau 6h ta lấy dịch nuôi cấy để kiểm tra lượng sinh khối. Ta được<br />
kết quả như sau:<br />
Bảng 5. Tính toán lượng đường và đạm cần bổ sung<br />
vào môi trường lên men.<br />
µ Qđạm Qđường Yđạm/đường Đường bổ sung Đạm bổ sung<br />
(g/l/h) (g/l/h) (g/l) (g/l)<br />
0.024 0.29 0.15 1.86 9.1 10.2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Động học quá trình lên men có bổ sung chất dinh dưỡng.<br />
<br />
Qua hình 6 ta thấy rõ tác dụng của việc bổ sung môi trường dinh dưỡng vào quá<br />
trình lên men. Quá trình này làm tăng lượng sinh khối lên 2 lần so với thời điểm<br />
39h. Lượng đường và đạm giảm song song với quá trình tăng sinh khối<br />
3.3. Nghiên cứu xây dựng quy trình tạo chế phẩm<br />
3.3.1. Lựa chọn chất bảo vệ tế bào<br />
Trên cở sở một số tài liệu trong và ngoài nước chúng tôi đã lựa chọn: natri<br />
glutamat, sữa gầy và lactose, trehalose làm chất bảo vệ tế bào trong quá trình sấy [5].<br />
Sinh khố ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút trong khoảng thời gian 5 phút, sau<br />
đó được hoà vào môi trường chứa chất bảo vệ tế bào dưới đây sao cho mật độ tế<br />
bào đạt khoảng 1- 2*1011 CFU/ml:MT1 có tỉ lệ sữa gầy 15% và mì chính 5%;<br />
MT2 có tỉ lệ lactose 15% và mì chính 5% ; MT3 có tỉ lệ trehalose 15% và mì<br />
chính 5%; MT4 có tỉ lệ sữa gầy 10%, lactose 10% và mì chính 5% ; MT5 có tỉ lệ<br />
sữa gầy 10%, trehalose10% và mì chính 5%.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Hóa học – Vật liệu, 10 - 2015 65<br />
Hóa học và Kỹ thuật môi trường<br />
<br />
Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.3.2. Khả năng sống sót của vi sinh vật trong quá trình sấy<br />
Sơ đồ quá trình tạo hạt và sấy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bảng 8. Khả năng sống sót của chủng B.subtilis B-N trong quá trình sấy.<br />
<br />
Nhiệt Thời Sống<br />
Mật độ tế bào trước Mật độ tế bào sau<br />
độ gian sót<br />
sấy(*1010cfu/g) sấy(*1010cfu/g) 0<br />
C h %<br />
MT1 2.14±0.05 1.67±0.03 45 4 80.9<br />
MT2 2.31±0.06 1.89±0.02 45 4 81.9<br />
MT3 1.98±0.03 1.75±0.05 45 4 79.1<br />
MT4 2.21±0.05 1.63±0.04 45 4 87.9<br />
MT5 2.12±0.04 1.78±0.03 45 4 88.1<br />
Như vậy, trong quá trình sấy, tế bào vi khuẩn chết khá nhiều, mật độ chế phẩm<br />
gốc chỉ đạt khoảng 1.1010 cfu/g. Hiệu suất quá trình đạt trên 80%. Môi trường<br />
chứa sữa gầy, trehalose và mì chính cho khả năng sống sót cao nhất.<br />
3.3.3. Khả năng sống sót của vi sinh vật trong quá trình bảo quản<br />
<br />
<br />
<br />
66 V.V.Dũng, L.Đ.Anh, V.D.Nhàn, N.T.Nhàn, T.T.Nguyệt, “Nghiên cứu sản xuất … B-N.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ kết quả trên chúng tôi tiến hành tạo chế phẩm và đánh giá sự biến động số<br />
lượng vi sinh vật theo thời gian bảo quản.Từ chế phẩm gốc chúng tôi tiến hành tạo<br />
các chế phẩm có mật độ thấp hơn (2-5*109cfu/ml) bằng cách trộn chế phẩm gốc<br />
với các tá dược là lactose và tinh bột sắn.<br />
Bảng 9. Theo dõi sự suy giảm mật độ tế bào.<br />
Chế phẩm trộn Chế phẩm trộn tinh bột<br />
Thời Chế phẩm gốc(cfu/g)<br />
Lactose(cfu/g) sắn(cfu/g)<br />
gian<br />
Tủ lạnh Nhiệt độ Tủ lạnh Nhiệt Tủ lạnh Nhiệt độ<br />
(tháng)<br />
(4-60C) phòng(