Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất<br />
huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng<br />
Phạm Thị Lan Anh<br />
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02<br />
Người hướng dẫn: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải<br />
Năm bảo vệ: 2012<br />
Abstract: Tổng quan về sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nguyên tắc và quan điểm sử<br />
dụng đất nông nghiệp bền vững, các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và<br />
Hạ Lang. Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử<br />
dụng đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng. Đề xuất biện pháp sử<br />
dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang nhằm mang lại hiệu quả kinh<br />
tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của huyện trong thời kỳ<br />
tới.<br />
Keywords: Tài nguyên đất; Cao bằng; Đất nông nghiệp<br />
Content<br />
MỞ ĐẦU<br />
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá và là điều kiện tồn tại và phát triển của con người<br />
và tất cả các sinh vật khác trên trái đất. Kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ<br />
dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở nên căng thẳng.<br />
Những sai lầm của con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên<br />
nhiên đã và đang làm hủy hoại môi trường đất, một số công năng của đất đai bị suy yếu đi.<br />
Vấn đề tổ chức quản lý và sử dụng đất đai đúng pháp luật, có hiệu quả cao và bền vững càng<br />
trở nên quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu, là vấn đề cấp thiết đang được đặt ra cho<br />
các cấp, các ngành và các đối tượng sử dụng đất.<br />
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới, nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng. Tình hình<br />
kinh tế - xã hội của huyện đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu sử dụng đất<br />
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tăng nhanh. Trong khi<br />
nguồn tài nguyên đất đai chỉ có hạn lại chưa được khai thác triệt để. Là một trong 62 huyện<br />
nghèo nhất cả nước, lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ đạo, việc nghiên cứu sử dụng hợp lý tài<br />
nguyên đất nông nghiệp, đảm bảo phát triển đúng theo quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch<br />
phát triển kinh tế xã hội là việc làm hết sức cần thiết. Do đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng hợp<br />
<br />
lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng” được tiến hành nghiên cứu nhằm đạt được<br />
những mục tiêu sau:<br />
<br />
-<br />
<br />
Phân tích hiện trạng sử dụng đất, đặc điểm tài nguyên đất và các loại hình sử dụng<br />
đất hiện tại trên địa bàn huyện Hạ Lang – tỉnh Cao Bằng.<br />
<br />
-<br />
<br />
Đề xuất biện pháp sử dụng hợp lý tài nguyên đất nông nghiệp huyện Hạ Lang<br />
nhằm mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường, phù hợp với quy hoạch sử<br />
dụng đất của huyện trong thời kỳ tới.<br />
<br />
Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đã tiến hành nghiên cứu 5 nội dung và sử dụng 4<br />
phương pháp.<br />
<br />
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu<br />
1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất<br />
1.2. Một số khái niệm sử dụng trong đề tài<br />
1.3. Nguyên tắc và quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững<br />
1.4. Các nghiên cứu về đất và đánh giá đất ở Cao Bằng và Hạ Lang<br />
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng đất đai<br />
2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất<br />
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br />
4. Phân hạng thích nghi đất đai<br />
5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của<br />
huyện<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu<br />
2. Phương pháp điều tra điểm<br />
3. Phương pháp xử lý số liệu<br />
4. Các phương pháp khác<br />
Chương 3: Kết quả và thảo luận<br />
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Hạ Lang<br />
<br />
2<br />
<br />
1.1.Điều kiện tự nhiên<br />
1.1.1. Vị trí địa lý<br />
Hạ Lang là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Cao Bằng gồm 14<br />
đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn (8 xã giáp biên) với tổng diện tích tự nhiên là 45.681,67 ha<br />
(Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010).<br />
- Phía Đông và Đông Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;<br />
- Phía Nam giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa;<br />
- Phía Tây Bắc giáp huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng;<br />
- Phía Tây Nam giáp huyện Quảng Uyên và Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng.<br />
1.1.2. Địa hình, địa mạo<br />
Huyện Hạ Lang là một huyện vùng cao có địa hình phức tạp, xen kẽ giữa các dải núi<br />
là những thung lũng tương đối bằng phẳng. Tuy nhiên địa hình huyện Hạ Lang không phân<br />
chia thành những vùng rõ rệt.<br />
1.1.3. Khí hậu<br />
Nền nhiệt của vùng khá phong phú, theo số liệu đo tại Cao Bằng nhiệt độ trung<br />
bình năm là 21,60C. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.400 - 1.600 mm.<br />
1.1.4. Thủy văn<br />
Huyện Hạ Lang có sông Bắc Vọng chảy từ huyện Trùng Khánh sang, với chiều dài<br />
10km, sông Quây Sơn chảy dọc theo biên giới Việt - Trung với chiều dài 12km nhưng khả<br />
năng khai thác 2 con sông này còn rất hạn chế.<br />
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội<br />
Trong những năm gần đây nền kinh tế của huyện phát triển theo xu hướng tích cực, tỷ<br />
trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản giảm xuống và ngành công nghiệp – dịch vụ tăng<br />
lên.<br />
Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay là nông - lâm nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công<br />
nghiệp. Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 10,2%; thu nhập bình quân đầu người<br />
315USD. Thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân chung của cả nước.<br />
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hạ Lang<br />
- Thuận lợi<br />
<br />
3<br />
<br />
+ Huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn 45.681,67 ha, đất đai phù hợp với nhiều<br />
loại cây trồng. Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu, thực vật, vật nuôi đa dạng sinh<br />
trưởng và phát triển nhanh, thuận lợi cho phát triển nông, lâm kết hợp, hình thành các vùng<br />
cây trồng tập trung như: Mía, cây ăn quả, rừng nguyên liệu… Cung cấp nguyên liệu cho chế<br />
biến hàng hoá, thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.<br />
+ Có nguồn tài nguyên khoáng sản là cơ sở cho phát triển các ngành công nghiệp và<br />
khai thác.<br />
+ Hạ Lang là huyện miền núi biên giới, ba mặt giáp Trung Quốc, có hai cửa khẩu<br />
đang giao lưu (Lý Vạn và Bí Hà), đây là lợi thế so sánh của huyện so với một số huyện khác<br />
trong tỉnh. Hệ thống đường giao thông nối với thị xã Cao Bằng, các huyện miền Đông và ra<br />
hai cửa khẩu thuận tiện, tạo điều kiện để huyện mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác giữa<br />
huyện với các huyện bạn và với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (đây là thị trường rộng và dễ<br />
tính).<br />
+ Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai của huyện đa dạng cho phép có thể phát triển<br />
một nền nông nghiệp đa dạng từ các cây trồng nước đến cây trồng cạn ngắn ngày, cây lâu<br />
năm; từ các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới đến cây trồng, vật nuôi Á nhiệt đới và ôn đới. Chế độ<br />
nhiệt đảm bảo đủ điều kiện để gieo trồng 2-3 vụ cây trồng cạn trong năm.<br />
+ Quỹ đất đai chưa sử dụng của huyện chỉ còn gần 900 ha, song tiềm năng về tăng vụ<br />
và tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đất đai của huyện còn nhiều, trong những<br />
năm tới có thể khai thác tiềm năng này để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở<br />
ngoài việc khai thác khoảng hơn 700 ha đất đồi chưa sử dụng vào trồng rừng và các loại cây<br />
có lợi thế so sánh trong sản xuất hàng hoá (hồi, mác mật, dược liệu) và thực hiện tăng vụ trên<br />
đất cây hàng năm đưa một số cây rau đậu, cây công nghiệp có năng suất, chất lượng cao vào<br />
sản xuất để tăng giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác.<br />
<br />
+ Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, bình quân có khoảng 2,3 lao động trên một ha<br />
đất canh tác, 38% lao động nông thôn chưa có đủ việc làm thường xuyên, nếu có hướng đào tạo,<br />
khai thác hợp lý nguồn lao động của huyện sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của<br />
huyện trong điều kiện hội nhập.<br />
+ Hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng của huyện như đường giao thông, cửa khẩu, công<br />
trình thuỷ lợi, cơ sở bưu chính viễn thông, mạng lưới cơ sở y tế, giáo dục… đã được tăng<br />
cường nhiều hơn trước, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện.<br />
<br />
4<br />
<br />
+ Chương trình trồng mía xuất khẩu, chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu giai<br />
đoạn 2006 - 2010 và sự phát triển một số nghề truyền thống như khai thác đá, dệt thổ cẩm,<br />
đan lát… tạo điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện theo hướng phát<br />
triển hàng hoá.<br />
+ Trong nông nghiệp, bước đầu có sự chuyển đổi quan trọng về cơ cấu giống mới,<br />
trình độ thâm canh cây trồng vật nuôi đã được nâng lên, sản lượng lương thực bình quân đầu<br />
người tăng khá và ổn định, một số nông sản đã trở thành hàng hóa.<br />
+ Hạ Lang có một số ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát…giúp cho<br />
việc đa dạng hóa ngành nghề, phân công lao động và tăng thu nhập cho người dân.<br />
- Khó khăn<br />
+ Là một huyện miền núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, mạng lưới giao thông chưa<br />
đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa, mức thu ngân sách còn thấp.<br />
+ Các ngành kinh tế trong huyện phát triển chưa đồng bộ, 70% thu nhập của huyện là<br />
từ kinh tế nông nghiệp; thu nhập từ công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ.<br />
+ Hạ Lang là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn chiếm đa<br />
số, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ dân trí chưa đáp ứng nhu cầu<br />
phát triển của địa phương.<br />
+ Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, nhất là các xã vùng cao.<br />
Năng suất cây trồng chưa cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp và lâm nghiệp,<br />
giữa trồng trọt và chăn nuôi còn mất cân đối. Sản xuất tự cấp, tự túc, chưa tạo ra động lực<br />
thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.<br />
+ Hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp. Năng suất các cây trồng chính còn thấp<br />
hơn rất nhiều mức bình quân chung của cả nước: lúa 39,5/48,85 tạ/ha; ngô 35,9/36 tạ/ha; sắn<br />
108/156 tạ/ha; đậu tương 7,69/14,3 tạ/ha; lạc 7,5/18 tạ/ha; thuốc lá 7,5/15,6 tạ/ha. Riêng cây<br />
mía có năng suất cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 599,2/553 tạ/ha.<br />
Huyện Hạ Lang đã và đang phải đối mặt với những thách thức to lớn:<br />
+ Nhu cầu đầu tư lớn nhưng khả năng đầu tư có hạn.<br />
+ Nguy cơ tụt hậu về kinh tế còn tiềm ẩn do mức thu ngân sách chỉ đáp ứng 100%<br />
nhu cầu chi, kinh phí cho các hoạt động kinh tế xã hội chủ yếu lấy từ ngân sách trợ cấp từ bên<br />
ngoài.<br />
<br />
5<br />
<br />