Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG NỘI DUNG KHAI THÁC HỢP LÝ<br />
NGUỒN LỢI THỦY SẢN<br />
RESULTS OF THE STUDY ON REASONABLE EXPLOITATION<br />
OF FISHERY RESOURCES<br />
Phan Trọng Huyến1, Vũ Kế Nghiệp2, Nguyễn Thị Hoa Hồng3<br />
Ngày nhận bài: 12/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 02/3/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo nhằm làm rõ nội hàm của vấn đề khai thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ, nơi đang chịu<br />
áp lực khai thác quá mức mà hệ lụy là các hệ sinh thái bị hủy hoại, nguồn lợi đang có xu hướng cạn kiệt dần.<br />
Trên cơ sở phương pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp sự khảo sát thực tế hoạt động khai thác tại vùng biển<br />
ven bờ Việt Nam, bài báo đã đưa ra được nội dung chính của vấn đề khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là:<br />
Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi thủy sản; Khai thác hợp lý về cường lực.<br />
Trong đó:<br />
Nội dung thứ nhất, cần làm rõ khai thác hợp lý về tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản; về tỷ lệ sản lượng<br />
giữa các loài; về độ tuổi, kích thước các loài thuỷ sản; đảm bảo hợp lý về thời gian và không gian khai thác<br />
nguồn lợi thủy sản.<br />
Nội dung thứ hai, cần phải hợp lý về sử dụng tổng giá trị cường lực; về mật độ tàu thuyền hay ngư cụ;<br />
về chủng loại và cấu trúc ngư cụ.<br />
Từ khoá: khai thác hợp lý, nguồn lợi thủy sản, sản lượng, cường lực<br />
ABSTRACT<br />
This article clarifies the notion regarding the exploitation of fishery resources in coastal waters where<br />
overfishing is exhausting the resources and causing various damages on the ecosystem.<br />
Based on the examination of documented data (documentary research methods) and fieldtrip surveys on<br />
fishing activities in coastal waters of Vietnam, the article makes two suggestions for reasonable exploitation<br />
of fishery resources: (1) reasonable exploitation of production of fishery resources; and (2) reasonable<br />
exploitation of the fishing effort.<br />
In which:<br />
The first suggestion focuses on clarifying the reasonable exploitation of the total production of fishery<br />
resources; the output ratios among the species; the ages and sizes of species; the assurance of reasonable time<br />
and space of exploitation.<br />
The second suggestion focuses on appropriate utilization of the total value of fishing effort; the density of<br />
fishing boats or gears; and the type and structure of fishing gears.<br />
Keywords: reasonable exploitation, fishery resources, production, fishing effort<br />
<br />
Trường Đại học Nha Trang<br />
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br />
<br />
1, 2<br />
<br />
3<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Vùng biển ven bờ Việt Nam được giới hạn<br />
bởi bờ biển và tuyến bờ [4]. Vùng biển ven bờ<br />
Việt Nam là nơi tập trung nhiều hệ sinh thái<br />
như san hô, cỏ biển, rong biển… là những bãi<br />
đẻ, chỗ ẩn nấp, cư trú, kiếm mồi của các loài<br />
hải sản. Vì vậy, vùng biển ven bờ không những<br />
là nơi có nguồn lợi phong phú về trữ lượng,<br />
đa dạng về chủng loài phục vụ cho nghề khai<br />
thác thủy sản ven bờ mà còn là nơi cung cấp,<br />
bổ sung nguồn lợi cho vùng lộng và vùng khơi.<br />
Cũng chính vì đặc điểm này mà số đông tàu<br />
thuyền (chủ yếu là tàu thuyền nhỏ) đã và đang<br />
tập trung khai thác trong vùng biển ven bờ.<br />
Do vậy, dẫn tới một hệ lụy là các ngư trường<br />
truyền thống ven bờ đã bị khai thác quá mức,<br />
các hệ sinh thái, môi trường sống của nhiều<br />
loài thủy sản đang bị suy thoái, nguồn lợi của<br />
vùng biển ven bờ đang trên đà cạn kiệt, nhiều<br />
loài hải sản quí hiếm đang có nguy cơ tuyệt<br />
chủng,... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy<br />
giảm nguồn lợi trong vùng biển ven bờ thì có rất<br />
nhiều, nhưng chủ yếu vẫn là do sự hoạt động<br />
khai thác bất hợp lý. Vậy khai thác hợp lý là<br />
gì? Nội dung cụ thể như thế nào?... Là những<br />
câu hỏi mà lời giải cần được hiểu cho đúng.<br />
Bởi lẽ, nếu hiểu đúng nội hàm của cụm từ khai<br />
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản thì chúng ta mới<br />
tìm giải pháp điều chỉnh hoạt động khai thác<br />
để khắc phục tình trạng khai thác chưa hợp lý.<br />
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà<br />
quản lý nghề cá địa phương có cơ sở khoa học<br />
để đưa ra những quyết sách phù hợp hướng<br />
tới phát triển nghề cá ven bờ bền vững.<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các nguồn tài liệu khác nhau (sách chuyên<br />
khảo, giáo trình, tạp chí khoa học chuyên<br />
ngành thủy sản, internet, các cơ quan ban,<br />
ngành của địa phương…) và hoạt động khai<br />
thác nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ<br />
Việt Nam, trên cơ sở đó tìm xem các thông số<br />
về cường lực và sản lượng khai thác, mùa vụ<br />
<br />
26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2016<br />
khai thác, loài khai thác… được sử dụng như<br />
thế nào là hợp lý.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thông<br />
tin được thu thập từ các nguồn tài liệu khác<br />
nhau (sách chuyên khảo, giáo trình, tạp chí<br />
khoa học chuyên ngành thủy sản, internet,…)<br />
để phân tích xác định cơ sở lý thuyết về khai<br />
thác hợp lý nguồn lợi thủy sản.<br />
- Phương pháp nghiên cứu phi thực<br />
nghiệm: Từ kết quả khảo sát thực trạng hoạt<br />
động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ,<br />
tiến hành phân tích, đánh giá để xây dựng cơ<br />
sở thực tiễn cho nội dung chính về khai thác<br />
hợp lý nguồn lợi thủy sản.<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Các khái niệm<br />
Trước khi nghiên cứu về nội dung khai<br />
thác hợp lý chúng ta hãy điểm qua các khái<br />
niệm liên quan như sau [5]:<br />
- Trữ lượng là tổng khối lượng của một<br />
loài hoặc nhiều loài ở một khu vực nào đó cần<br />
xác định.<br />
- Khả năng khai thác khối lượng hoặc số<br />
cá thể (sản lượng) của một loài hoặc nhiều loài<br />
có thể khai thác được từ trữ lượng đã được<br />
xác định.<br />
- Sản lượng khai thác sinh học cho phép là<br />
biên độ sản lượng cho phép khai thác đối với<br />
một số loài hoặc nhóm loài trên cơ sở sinh học.<br />
- Sản lượng khai thác bền vững tối đa là<br />
sản lượng trung bình lớn nhất có thể khai thác<br />
bền vững không gây ảnh hưởng đến nguồn lợi.<br />
- Sản lượng kinh tế tối đa là tổng lợi nhuận<br />
có thể thu nhận được từ sản lượng khai thác.<br />
- Sản lượng tối ưu là mức sản lượng đạt<br />
được lợi nhuận lớn nhất, bao gồm cả những xem<br />
xét về các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh học.<br />
- Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản là<br />
khai thác một phần nguồn lợi sẵn có, sao cho<br />
phần còn lại trong chu trình một năm có thể<br />
sinh sản và khôi phục lại đàn như trạng thái<br />
ban đầu.<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
- Khai thác hợp lý được hiểu là ta sử dụng<br />
quy mô ngư cụ phù hợp để khai thác một sản<br />
lượng hoặc trọng lượng hợp lý mà không làm<br />
ảnh hưởng bất lợi đến sự sinh sản, sinh trưởng<br />
và bổ sung trong tương lai [7].<br />
Từ những khái niệm trên đây cho thấy, để<br />
khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản, cần giải<br />
quyết hai nội dung chính như sau:<br />
+ Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản;<br />
+ Khai thác hợp lý về mặt sử dụng cường lực.<br />
2. Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản<br />
Khai thác hợp lý về sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản được hiểu là khai thác một sản lượng<br />
bao nhiêu và thành phần sản lượng đó như thế<br />
nào thì phù hợp với đặc điểm ngư trường và<br />
nguồn lợi của vùng biển đó. Để làm rõ điều này<br />
có thể phân tích trên các khía cạnh như sau:<br />
2.1. Khai thác hợp lý về tổng sản lượng nguồn<br />
lợi thủy sản<br />
Trước hết là phải hiểu khai thác một tổng<br />
sản lượng nguồn lợi thủy sản bao nhiêu là hợp<br />
lý? Điều đó có nghĩa là trong một thủy vực nhất<br />
định nếu ta khai thác một sản lượng trong từng<br />
năm vừa đạt mức “sản lượng được phép<br />
khai thác” hay gọi là “sản lượng bền vững<br />
tối đa“ thì tổng sản lượng khai thác hàng năm<br />
như vậy được coi là hợp lý.<br />
Nghĩa là ta khai thác một tổng sản lượng<br />
nguồn lợi thủy sản bao nhiêu để sau một chu<br />
trình thời gian (chẳng hạn chu trình thời gian<br />
là 1 năm) thì phần nguồn lợi thủy sản còn lại<br />
đủ khả năng sinh sản phục hồi, tái tạo bù đắp<br />
phần nguồn lợi đã bị mất đi do khai thác.<br />
Quy hoạch phát triển thủy sản Việt Nam<br />
đến năm 2020 [6] xác định tổng sản lượng<br />
nguồn lợi thủy sản khai thác hợp lý của biển<br />
Việt Nam sẽ là 2,2 triệu tấn/năm. Như vậy, với<br />
toàn vùng biển Việt Nam, nếu đến năm 2020<br />
ta chỉ khai thác ở mức 2,2 triệu tấn là hợp lý về<br />
tổng sản lượng nguồn lợi. Phần còn lại sẽ đủ<br />
khả năng sinh sản, tái tạo ra số lượng nguồn<br />
lợi để bù đắp phần đã bị khai thác. Nhờ vậy<br />
<br />
Số 2/2016<br />
sang năm tiếp theo nguồn lợi trên toàn vùng<br />
biển Việt Nam sẽ được hồi phục trở lại trạng<br />
thái ban đầu.<br />
2.2. Khai thác hợp lý về tỷ lệ sản lượng giữa<br />
các loài<br />
Khai thác hợp lý về tỷ lệ sản lượng giữa<br />
các loài được hiểu là phải khai thác sản lượng<br />
theo loài sao cho trong thủy vực nhất định tỷ lệ<br />
giữa các loài phải luôn luôn ổn định nhằm đảm<br />
bảo tính đa dạng sinh học loài. Trong cùng<br />
thủy vực, các loài thủy sản cùng sống và tồn<br />
tại theo một tỷ lệ nhất định, có tác dụng tương<br />
hỗ lẫn nhau. Nếu một loài nào đó bị khai thác<br />
quá mức, không có khả năng phục hồi thì sẽ<br />
phá vỡ cân bằng sự đa dạng sinh học giữa các<br />
loài và có thể dẫn đến hậu quả là nguồn lợi<br />
trong thủy vực đó phát triển không bền vững.<br />
Nói cách khác, nếu như chỉ đánh bắt một<br />
đối tượng nào đó là loài cá có giá trị kinh tế để<br />
được lợi nhuận cao thì việc khai thác sẽ tập<br />
trung vào một vài nghề nhất định quá mức cần<br />
thiết cũng dẫn đến phá hoại nguồn lợi. Lý do<br />
đơn giản của việc làm này là ở chỗ khi ta chỉ<br />
đánh bắt một loài hải sản nào đó mà không<br />
đánh bắt những loài khác thì những loài bị khai<br />
thác quá mức đó sẽ mất khả năng sinh sản để<br />
phục hồi nguồn lợi. Trong khi đó những loài<br />
không bị khai thác hoặc khai thác ít thì sẽ phát<br />
triển mạnh. Việc làm này sẽ dẫn đến mất cần<br />
bằng giữa các loài cùng sống trong một thủy<br />
vực. Việc khai thác với thành phần sản phẩm<br />
như vậy sẽ là khai thác bất hợp lý.<br />
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn<br />
lợi thủy sản được hiểu là không tập trung khai<br />
thác chỉ nhằm vào một số loài hải sản nhất<br />
định như chỉ khai thác một số loài hải sản có<br />
giá trị kinh tế cao, các loại đặc sản… Khi đó<br />
những loài hải sản này sẽ có nguy cơ mất khả<br />
năng phục hồi số lượng và có nguy cơ dẫn đến<br />
tuyệt chủng.<br />
Mục đích của việc khai thác tổng sản lượng<br />
nguồn lợi theo một tỷ lệ hợp lý giữa các loài hải<br />
sản có mặt trong thủy vực nhằm đảm bảo cân<br />
bằng tính đa dạng sinh học nghề cá, đảm bảo<br />
các loài hải sản song song cùng tồn tại.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2016<br />
<br />
Theo đó, Quy hoạch tổng thể phát triển<br />
như cá non, cá con. Mục đích của vấn đề này<br />
thủy sản Việt Nam đến năm 2020 [6], trong<br />
là để các cá thể này phát triển thành cá bố mẹ<br />
tổng sản lượng 2,2 triệu tấn/năm không chỉ tập<br />
làm nhiệm vụ sinh sản bổ sung số lượng đã<br />
trung vào một loài nào đó mà phải đảm bảo<br />
bị khai thác.<br />
tính hợp lý về thành phần giữa các loài thì cần<br />
Như vậy, cần phải hiểu rằng tổng sản<br />
phân bổ theo tỷ lệ sau:<br />
lượng khai thác hợp lý (sản lượng khai thác<br />
- Sản lượng cá: 2.000.000 tấn (chiếm 83,3%);<br />
bền vững tối đa theo tính toán) là tổng sản<br />
- Sản lượng mực: 200.000 tấn (chiếm 8,3%);<br />
lượng chung của tất cả các loài thủy sản theo<br />
- Sản lượng tôm biển: 50.000 tấn (chiếm 2,1%);<br />
các lứa tuổi khác nhau trong một thủy vực nhất<br />
- Sản lượng các loài hải sản khác: 150.000<br />
định. Khi ta khai thác một đối tượng nào đó mà<br />
tấn (chiếm 6,3%).<br />
chỉ khai thác một cỡ cá ở độ tuổi chưa trưởng<br />
2.3. Khai thác hợp lý sản lượng về độ tuổi, kích<br />
thành (cá non, cá con) hoặc đang trong thời<br />
thước các loài thủy sản<br />
kỳ sinh sản cũng có thể dẫn đến nguy cơ gây<br />
Các loài thủy sản muốn tồn tại và phát triển<br />
hủy diệt loài đó. Vì rằng, nếu trong sản lượng<br />
thì chúng phải làm nhiệm vụ sinh sản phục hồi<br />
bền vững tối đa chủ yếu là các đối tượng cá<br />
số lượng cá thể bị mất đi do bệnh tật hoặc do<br />
non, cá chưa trưởng thành bị đánh bắt đi thì<br />
khai thác. Mỗi loài thủy sản có độ tuổi có khả<br />
bộ phận còn lại sẽ mất khả năng sinh sản, tái<br />
năng sinh sản tương ứng với kích thước nhất<br />
tạo, phục hồi nguồn lợi. Bởi vậy, cần phải sử<br />
định. Vì vậy cần khai thác một sản lượng hợp<br />
dụng ngư cụ như thế nào để có tính chọn lọc<br />
lý khi mà sản lượng đó không phải là những cá<br />
cao nhằm lấy đi những cá thể ở độ tuổi vừa có<br />
thể nằm trong lứa tuổi sinh sản hoặc chuẩn bị<br />
chất lượng cao vừa không ảnh hưởng đến sự<br />
cho thời kỳ làm nhiệm vụ sinh sản.<br />
sinh sản và tái tạo đàn.<br />
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn<br />
Kết quả khảo sát sản phẩm khai thác của<br />
lợi thủy sản được hiểu là không được khai<br />
nghề lưới kéo tại vùng biển ven bờ được trình<br />
thác các cá thể ở độ tuổi chưa trưởng thành<br />
bày ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Thực trạng sản phẩm khai thác nghề lưới kéo ven bờ<br />
TT<br />
<br />
Vùng biển khảo sát<br />
<br />
Tỷ lệ cá non, cá con<br />
<br />
1<br />
<br />
Ven bờ Huyện Vạn Ninh<br />
<br />
55,6%<br />
<br />
2<br />
<br />
Vùng biển ven bờ Việt Nam<br />
<br />
45,25%<br />
<br />
3<br />
<br />
Ven bờ Huyện Núi Thành<br />
<br />
40 - 50%<br />
<br />
4<br />
<br />
Ven bờ TX. Cửa Lò<br />
<br />
50-60%<br />
<br />
Từ bảng 1 cho thấy tỷ lệ cá non, cá con, cá<br />
chưa trưởng thành chiếm tỷ lệ khá cao trong<br />
tổng sản lượng mẻ lưới. Thực trạng này đã<br />
vi phạm nghiêm trọng Thông tư số 62/2008/<br />
TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Bộ<br />
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT [1].<br />
2.4. Khai thác sản lượng nguồn lợi thủy sản<br />
phải đảm bảo hợp lý về thời gian<br />
Khai thác sản lượng nguồn lợi thủy sản<br />
phải đảm bảo hợp lý về thời gian nghĩa là cũng<br />
với tổng sản lượng như vậy nhưng ta nên khai<br />
thác vào lúc nào thì hợp lý.<br />
<br />
28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Theo nội dung này thì khai thác hợp lý<br />
nguồn lợi thủy sản được hiểu là không được<br />
khai thác các cá thể đang ở trong thời kỳ sinh<br />
sản. Cụ thể như cá bố mẹ đang trong mùa đẻ<br />
trứng hoặc trong quá trình di cư sinh sản. Mục<br />
đích của vấn đề này là để các cá thể bố mẹ có<br />
thời gian làm nhiệm vụ sinh sản bổ sung số<br />
lượng đã bị khai thác và tái tạo đàn.<br />
Nội dung này được quy định bởi Thông<br />
tư số 62/2008/TT-BNN ngày 20 tháng 5 năm<br />
2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT<br />
[1]. Theo đó, các tàu khai thác thủy sản không<br />
được đánh bắt những loài thủy sản có nguy cơ<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
diệt chủng đã được quy định trong phụ lục này.<br />
2.5. Khai thác một tổng sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản phải đảm bảo hợp lý về không gian<br />
Khai thác một tổng sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản phải đảm bảo hợp lý về mặt không<br />
gian có nghĩa là cũng sản lượng như vậy<br />
nhưng ta lấy ở đâu thì hợp lý và lấy ở đâu thì<br />
không hợp lý?<br />
Theo nội dung này khai thác hợp lý nguồn<br />
lợi thủy sản được hiểu là không phải muốn<br />
khai thác ở đâu cũng được. Cụ thể là không<br />
được đánh bắt các loài hải sản ở trong các khu<br />
vực là nơi sinh sản, nơi bảo tồn các loài hải<br />
sản như là khu vực cấm khai thác, khu bảo tồn<br />
biển, vườn quốc gia…Bởi vì đó là những khu<br />
vực có chức năng làm bãi đẻ trứng, nơi sinh<br />
sản, nơi nuôi dưỡng và cư trú của các ấu thể…<br />
Mục đích của vấn đề này là để phục hồi, tái<br />
tao, bổ sung nguồn lợi bù đắp phần sản lượng<br />
đã bị khai thác trong năm qua.<br />
Nội dung này được quy định bởi Thông<br />
tư số 89/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/12/2011<br />
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển<br />
nông thôn [2]. Theo đó Thông tư này quy định<br />
những khu vực nào là bị cấm khai thác có thời<br />
hạn trong năm.<br />
Một khía cạnh khác của khai thác hợp lý<br />
nguồn lợi thủy sản theo không gian cũng được<br />
hiểu là tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản không<br />
tập trung khai thác chỉ ở một khu vực nhất định<br />
mà phải phân bổ tổng sản lượng đó một cách<br />
hợp lý theo sức tải của từng ngư trường. Giả<br />
sử rằng một vùng biển gồm 2 khu vực A và B,<br />
có tổng trữ lượng là 200 tấn phân bố đồng đều<br />
cho 2 khu vực (trong đó khu vực A có trữ lượng<br />
100 tấn, khu vực B có trữ lượng 100 tấn) khi<br />
đó tổng sản lượng được phép khai thác của<br />
toàn thủy vực đó được xác định là 100 tấn.<br />
Nếu ta chỉ tập trung khai thác 100 tấn ở vùng<br />
A mà không khai thác ở vùng B thì điều gì sẽ<br />
xảy ra sau một chu trình thời gian? Chắc chắn<br />
rằng nguồn lợi ở vùng A sẽ cạn kiệt, không đủ<br />
khả năng phục hồi. Nguồn lợi ở vùng B vẫn giữ<br />
nguyên 100 tấn mà không bù đắp được cho<br />
phần nguồn lợi đã bị khai thác ở vùng A.<br />
<br />
Số 2/2016<br />
Để khai thác hợp lý về không gian trên toàn<br />
vùng biển Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát<br />
triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 đã phân<br />
bổ tổng sản lượng 2,2 triệu tấn cho các ngư<br />
trường với tỷ lệ sau:<br />
- Ngư trường Vịnh Bắc Bộ: 380.000 tấn<br />
(17,27%);<br />
- Vùng biển Trung Bộ: 700.000 tấn (31,82%);<br />
- Vùng biển Đông Nam Bộ: 635.000 tấn<br />
(28,86%);<br />
- Vùng biển Tây Nam Bộ: 485.000 tấn (22,05%).<br />
Cũng nhằm đạt mục đích này, tổng sản<br />
lượng 2,2 triệu tấn được phân bổ theo từng<br />
vùng biển ven bờ và vùng lộng và vùng khơi:<br />
- Vùng biển ven bờ và vùng lộng là 800.000<br />
tấn (36,36%);<br />
- Vùng khơi là 1.400.000 tấn (63,64%).<br />
3. Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản về<br />
mặt cường lực<br />
Khai thác nguồn lợi thủy sản hợp lý về<br />
cường lực được hiểu là cách lấy tổng sản<br />
lượng nguồn lợi thủy sản như thế nào thì phù<br />
hợp. Điều này có thể hiểu như sau:<br />
- Để lấy tổng sản lượng nguồn lợi thủy sản<br />
hợp lý thì cần sử dụng tổng cường lực bao<br />
nhiêu là phù hợp?<br />
- Cách sử dụng cường lực như thế nào là<br />
hợp lý?<br />
- Cách khai thác tổng sản lượng nguồn lợi<br />
thủy sản như thế nào là hợp lý?<br />
Có thể trả lời các câu hỏi trên như sau:<br />
3.1. Sử dụng tổng giá trị cường lực hợp lý<br />
Trước hết là phải đảm bảo hợp lý về tổng<br />
cường lực sử dụng để khai thác tổng sản<br />
lượng nguồn lợi thủy sản cho phép khai thác<br />
của một thủy vực nhất định.<br />
Điều đó có nghĩa là để khai thác hợp lý<br />
nguồn lợi thủy sản của vùng biển nào đó thì ta<br />
cần sử dụng quy mô đội tàu với tổng cường lực<br />
hợp lý. Tổng cường lực khai thác hợp lý được<br />
xác định bằng tổng số tàu thuyền (chiếc); hoặc<br />
tổng công suất máy chính (cv); hoặc tổng ngư<br />
cụ (vàng lưới); hoặc tổng ngày hoạt động (ngày)<br />
tùy theo từng loại nghề khai thác khác nhau.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29<br />
<br />