intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu sự phát sinh gây hại và hiệu lực thuốc phòng trừ sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker, 1863) trên lúa vụ Xuân năm 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc có 4 loài sâu đục thân gây hại: Tryporyza incertulas Walker, Chilo suppressalis Walker, Chilo polychrysa Meirick và Sesamia inferens Walker, trong đó loài Tryporyza incertulas và Sesamia inferens là loài gây hại chính.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu sự phát sinh gây hại và hiệu lực thuốc phòng trừ sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker, 1863) trên lúa vụ Xuân năm 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00098 NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT SINH GÂY HẠI VÀ HIỆU LỰC THUỐC PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN HAI CHẤM (Tryporyza incertulas Walker, 1863) TRÊN LÚA VỤ XUÂN NĂM 2018 TẠI PHÚC YÊN, VĨNH PHÚC Dương Tiến Viện*, Trần Thị Phương Loan, Phan Thị Hiền Tóm tắt: Trên lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc có 4 loài sâu đục thân gây hại: Tryporyza incertulas Walker, Chilo suppressalis Walker, Chilo polychrysa Meirick và Sesamia inferens Walker, trong đó loài Tryporyza incertulas và Sesamia inferens là loài gây hại chính. Trong vụ Xuân 2018, loài Tryporyza incertulas phát sinh 2 lứa, lứa 1 trưởng thành vũ hoá rộ từ 13/3 - 22/3, mật độ sâu non tới 1,9 con/m2, tỷ lệ dảnh héo 1,9% và lứa 2 trưởng thành vũ hoá từ 17/4 - 28/4, mật độ sâu non đạt 2,2 con/m2 và tỷ lệ bông bạc 1,9%. Thuốc Dupont Prevathon 5SC và Virtako 40 WG có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm, hiệu lực phòng trừ đạt 71,4 - 81,2% sau phun 14 ngày. Từ khóa: Gây hại, hiệu lực, lúa, sâu đục thân. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo số liệu thống kê của Cục Trồng trọt (2016), tổng diện tích gieo cấy lúa các năm 2016; 2017 đạt 7,75 và 7,72 triệu ha, năng suất lúa trung bình đạt 57,0 và 55,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 44,192 và 42,8 triệu tấn. Tình hình sâu, bệnh hại theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật năm 2016, diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ 684.706 ha, rầy nâu, rầy lưng trắng nhiễm 431.845 ha, sâu đục thân 115.918 ha, theo Cục Bảo vệ thực vật (2016). Trong những năm gần đây do nhu cầu tăng năng suất và chất lượng nông phẩm nên nhiều giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt được đưa vào sản xuất đại trà nhưng có nhược điểm là dễ bị nhiễm dịch hại. Giống nhiễm cộng với việc đầu tư thâm canh cao càng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại phát triển, đồng thời việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật chưa hợp lý đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái, làm bùng phát một số loài thứ yếu,… Trong số các loài dịch hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, sâu đục thân lúa hai chấm đã phát sinh trên diện rộng và đã trở thành dịch hại nguy hiểm, mức độ và quy mô gây hại ngày càng lớn. Hiện tại chưa có giống lúa nào có tính chống chịu với loài sâu đục thân 2 chấm. Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Phúc (2017), vụ lúa xuân 2017 trà xuân sớm tỷ lệ hại phổ biến của sâu đục thân từ 0,2 - 0,5%, cao 1 - 2%, cục bộ 5%; trên trà xuân muộn tỷ lệ dảnh hại phổ biến 0,1 - 0,2%, cao 5 - 9%. Do đó việc điều tra quy luật phát sinh của loài sâu đục thân hai chấm trên một số giống lúa và khảo nghiệm để xác định loại thuốc có hiệu lực cao phòng trừ sâu đục thân và đề xuất biện pháp phòng trừ phù hợp là cần thiết cho sản xuất lúa tại Vĩnh Phúc. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 *Email: viendt@gmail.com
  2. 792 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Sâu đục thân hại lúa và sâu đục thân hai chấm (Tryporyza incertulas Walker); - Các giống lúa: Khang dân 18; Hồng hương ĐT128; Lúa nếp N98; - Các loại thuốc phòng trừ sâu đục thân: Regent 800WG, Virtako 40WG, Dupont Prevathon 5SC. * Thời gian nghiên cứu: Vụ xuân năm 2018 (tháng 2 - tháng 6 năm 2018). * Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu ngoài đồng tại xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Nghiên cứu trong phòng tại Phòng thí nghiệm Sinh học ứng dụng trường ĐHSP Hà Nội 2. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Điều tra thành phần sâu đục thân lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc; - Đánh giá tình hình phát sinh gây hại, diễn biến mật độ của sâu đục thân 2 chấm trên một số giống lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc; - Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc để phòng trừ sâu đục thân hai chấm. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Điều tra thành phần sâu đục thân lúa trong vụ xuân 2018 Mỗi giống chọn 3-5 ruộng đại diện, mỗi ruộng tiến hành điều tra theo QCVN 01- 38:2010/BNNPTNT (2010) và QCVN 01-166:2014/BNNPTNT (2014). Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 m. Điều tra phát dục, mật độ đối với sâu đục thân: 10 khóm/điểm; Điều tra trưởng thành với diện tích tối thiểu 4 m2/điểm. Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp hoặc dùng vợt. Trên cơ sở đó xác định mức độ hiện diện của thành phần sâu đục thân lúa. Chỉ tiêu: Thành phần loài; Mức độ xuất hiện - Đánh giá tình hình phát sinh gây hại, diễn biến mật độ của sâu đục thân hai chấm Điều tra đánh giá tình hình phát sinh, diễn biến mật độ sâu đục thân lúa 2 chấm được tiến hành theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT (2010) và QCVN 01-166:2014/BNNPTNT (2014). Tiến hành điều tra định kì 7 ngày 1 lần trên 3 giống lúa đại diện (Khang Dân 18, Hồng Hương ĐT128, Nếp N98). Mỗi giống lúa điều tra 10 điểm ngẫu nhiên theo đường chéo góc, cách bờ 2 m. Mỗi điểm điều tra 10 khóm. Đếm cá thể trưởng thành của sâu đục thân, nhổ các dảnh héo, bông bạc, ngắt các ổ trứng đem về phòng. Bóc các dảnh héo, bông bạc để thu lấy sâu non, nhộng rồi ngâm vào dịch Formol. Tiến hành đếm và phân loại các loài sâu đục thân.
  3. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 793 Chỉ tiêu: + Thời gian trưởng thành phát sinh rộ, thời gian trưởng thành đẻ trứng, sâu non nở rộ. Tổng số trưởng thành, sâu non, nhộng điều tra Mật độ (con/m2) = Tổng diện tích điều tra Tổng số dảnh héo, bông bạc Tỷ lệ hại (%) = x 100 Tổng số dảnh, bông điều tra - Đánh giá hiệu lực một số thuốc phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa Thí nghiệm diện hẹp gồm 4 công thức, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô: 30 m2 - Công thức 1: Regent 800WG (nồng độ 0,1%, liều lượng 500 L/ha) - Công thức 2: Virtaco 40WG (nồng độ 0,18%, liều lượng 400 L/ha) - Công thức 3: Dupont-Prevathon 5SC (nồng độ 0,12%, liều lượng 400 L/ha) - Công thức 4: Đối chứng không phun thuốc. Phun thuốc 1 lần vào thời điểm bướm ra rộ sau 7 ngày (lúa trỗ 5%). Điều tra trước phun thuốc và sau phun thuốc 3; 7; 14 ngày. Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson Tilton. H (%) = (1 − TaxCb )  100 CaxTb Trong đó: H: là hiệu lực thuốc tính theo phần trăm (%). Ta: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm sau phun thuốc. Tb: Số cá thể sống ở công thức thí nghiệm trước phun thuốc. Ca: Số cá thể sống ở ở công thức đối chứng sau phun thuốc. Cb: Số cá thể sống ở ở công thức đối chứng trước phun thuốc. - Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lí theo phương pháp thống kê IRRISTAT được tiến hành theo Phạm Tiến Dũng (2008), kết hợp với phần mềm Microsoft Excel 2010. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần sâu đục thân lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Qua điều tra thành phần sâu đục thân hại lúa tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc vụ xuân 2018 đã xác định được 4 loài thuộc 2 họ Pyralidae và Noctuidae của bộ cánh vảy Lepidoptera (Bảng 1). Trong thành phần các loài sâu đục thân gây hại lúa ở vụ xuân thì sâu đục thân 2 chấm và sâu đục thân bướm cú mèo xuất hiện với mức độ phổ biến hơn 2 loài còn lại.
  4. 794 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Bảng 1. Thành phần sâu đục thân lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Stt Mức độ Tên Việt Nam Tên khoa học Họ Bộ xuất hiện 1 Tryporyza incertulas Pyralidae Lepidoptera +++ Sâu đục thân 2 chấm (Walker, 1863) 2 Sâu đục thân 5 vạch Chilo polychrysa Pyralidae Lepidoptera + đầu đen (Meirick,1932) 3 Sâu đục thân 5 vạch Chilo suppressalis Pyralidae Lepidoptera + đầu nâu (Walker, 1863) 4 Sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Noctuidae Lepidoptera ++ (Walker, 1856) Ghi chú: Rất ít (-): < 10% số lần bắt gặp; Ít (+): 10 - 20% số lần bắt gặp; Trung bình (++): > 20- 50% số lần bắt gặp; Nhiều (+++): > 50 % số lần bắt gặp Thành phần sâu đục thân lúa ở Vĩnh Phúc có số loài ít hơn so với kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (2006). Theo Phạm Văn Lầm, ở Việt Nam ghi nhận 6 loài sâu đục thân lúa, ngoài 4 loài đã kể trên còn có loài sâu đục thân mình trắng Tryporyza inotata Walker và sâu đục thân 5 vạch Chilo sp. Mức độ xuất hiện của các loài sâu đục thân lúa phù hợp với nghiên cứu của Cù Thị Thanh Trúc và nnk. (2017). Trong vụ xuân 2018, đánh giá tỷ lệ các loài sâu đục thân gây hại lúa diễn biến theo các tháng, từ các dảnh héo, bông bạc bị hại thu thập đã xác định được số lượng cá thể sâu non của các loài, kết quả được thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Tỷ lệ các loài sâu đục thân hại lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Chỉ tiêu Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Loài sâu đục thân Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Đục thân hai chấm 8 15,1 35 46,7 51 72,9 Đục thân cú mèo 25 47,2 18 24,0 12 17,1 Đục thân 5 vạch đầu nâu 5 9,4 7 9,3 4 5,7 Đục thân 5 vạch đầu đen 15 28,3 15 20,0 3 4,3 Kết quả Bảng 2 cho thấy: Tỷ lệ cá thể của các loài sâu đục thân có sự thay đổi khác nhau qua các tháng trong vụ xuân. Đầu vụ, vào tháng ba thì tỷ lệ sâu đục thân hai chấm và sâu đục thân 5 vạch đầu nâu xuất hiện gây hại thấp hơn sâu đục thân bướm cú mèo và sâu đục thân 5 vạch đầu đen. Trong số các loài sâu đục thân thì sâu đục thân bướm cú mèo chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 47,2%, thấp nhất là sâu đục thân 5 vạch đầu nâu. Tháng tư, tỷ lệ sâu đục thân hai chấm tăng nhanh, chiếm 46,7% và đạt cao nhất vào tháng 5 (72,9%). Sâu đục thân cú mèo, sâu đục thân 5 vạch đầu đen và sâu đục thân 5 vạch đầu nâu trong tháng tư và tháng năm tỷ lệ giảm dần, thấp nhất là sâu đục thân 5 vạch đầu đen (4,3%) trong tổng số cá thể điều tra. Như vậy, trên lúa vụ xuân 2018 ở Phúc Yên, Vĩnh Phúc có 4 loài sâu đục thân gây hại, loài gây hại chủ yếu là sâu đục thân 2 chấm và sâu đục thân cú mèo. 3.2. Diễn biến mật độ của sâu đục thân hai chấm trên một số giống lúa vụ xuân 2018 tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc Tại Phúc Yên, Vĩnh Phúc trong cơ cấu giống lúa xuân muộn với các giống lúa lai và lúa thuần là chủ yếu, ngoài ra một số diện tích gieo trồng lúa nếp. Điều tra diễn biến sâu
  5. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 795 đục thân hai chấm ở vụ xuân 2018 thấy có 2 lứa gây hại. Trưởng thành sâu đục thân hai chấm lứa 1 xuất hiện nhiều từ ngày 13 - 22/3, mật độ trưởng thành đạt cao nhất 0,12 con/m2, lứa 2 trưởng thành xuất hiện từ ngày 17 - 28/4, mật độ trưởng thành cao nhất 1,95 con/m2. Diễn biến mật độ và sự gây hại của sâu đục thân trên các giống lúa lai, lúa nếp và lúa thuần có sự khác nhau, kết quả được thể hiện ở Bảng 3. Bảng 3. Diễn biến mật độ sâu đục thân hai chấm Tryporyza incertulas hại lúa vụ xuân 2018 Ngày Giai đoạn Khang dân 18 Hồng hương ĐT128 Nếp N98 điều tra sinh trưởng Mật độ Dảnh Mật độ Dảnh héo, Mật độ Dảnh sâu non héo, bông sâu non bông bạc sâu non héo, bông (con/m2) bạc (%) (con/m2) (%) (con/m2) bạc (%) 10/2/2018 Cấy 0 0 0 0 0 0 17/2/2018 Hồi xanh 0 0 0 0 0 0 24/2/2018 Hồi xanh 0 0 0 0 0 0 10/3/2018 Đẻ nhánh 0,6 1,1 0,1 0,8 0,1 0,9 20/3/2018 Đẻ nhánh rộ 1,6 1,2 0,4 1,9 0,5 1,9 27/3/2018 Đẻ nhánh rộ 1,6 1,2 1,2 1,1 1,1 1,5 3/4/2018 Cuối đẻ 2,1 1,9 1,9 2,2 1,9 1,8 10/4/2018 Đứng cái 1,5 0 2,0 0,7 2,1 1,1 17/4/2018 Làm đòng 1,1 1,5 1,3 1,5 1,2 1,5 24/4/2018 Làm đòng 0,7 1,1 0,8 1,1 0,9 1,5 1/5/2018 Làm đòng 0,2 2,2 0 2,6 0 2,2 8/5/2018 Đòng già - trỗ 0,1 1,9 0,2 1,9 0,2 1,5 15/5/2018 Trỗ 0,7 1,9 0,3 2,3 0,3 1,5 22/5/2018 Chín sữa 2,2 0,8 1,1 0,7 1,1 0,7 29/5/2018 Chín sáp 2,5 1,9 2,1 1,9 2,0 1,9 3/6/2018 Đỏ đuôi 3,2 1,9 1,7 1,9 1,6 1,9 Giai đoạn lúa đẻ nhánh, sâu non của sâu đục thân hai chấm đã xuất hiện rải rác trên các giống lúa, mật độ tăng dần đến giai đoạn cuối đẻ nhánh (3/4/2019), mật độ sâu non trung bình đạt 1,9 con/m2, tỷ lệ dảnh héo 2,0%. Lứa 2 trong vụ xuân đạt mật độ sâu non và tỷ lệ bông bạc điều tra cao nhất vào giai đoạn chín sáp. Trong 3 giống lúa gieo cấy ở vụ xuân 2018, tỷ lệ bông bạc bị hại trên giống lúa lai Hồng hương ĐT128 cao hơn lúa thuần Khang dân 18 và lúa nếp N98. Giai đoạn đòng già đến trỗ cho thấy tỉ lệ bông bạc trên các giống là cao nhất. 3.3. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học phòng trừ sâu đục thân hai chấm Trong sản xuất hiện chưa có giống lúa nào có khả năng kháng sâu đục thân lúa hai chấm, để phòng chống sâu đục thân hai chấm có thể sử dụng các biện pháp khác nhau như thủ công (ngắt ổ trứng), sử dụng bẫy đèn, sử dụng thuốc hóa học... Vụ xuân 2018, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc hoá học phòng trừ sâu
  6. 796 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM đục thân hai chấm. Kết quả thu được thể hiện ở Bảng 4. Bảng 4 cho thấy, trong 3 loại thuốc Dupont Prevathon 5SC, Virtako 40WG, Regent 800WG, thuốc Dupont Prevathon 5SC có hiệu lực tương đương Virtako 40WG và cao hơn Regent 800WG ở 3, 7 và 14 ngày sau phun. Hiệu lực thuốc Dupont 5SC được thể hiện qua năng suất lúa thu hoạch cao hơn so với công thức sử dụng thuốc Regent 800WG. Bảng 4. Hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ sâu đục thân 2 chấm Hiệu lực phòng trừ (%) sau phun Năng suất Stt Loại thuốc 3 ngày 7 ngày 14 ngày (tạ/ha) 1 Regent 800WG 53,0b 64,30b 66,7b 54,0b 2 Virtako 40WG 66,1ab 69,2ab 71,4ab 56,3ab a a a 3 Dupont Prevathon 5SC 73,8 81,7 81,2 59,9a 4 Đối chứng - - - 47,7c CV % 10,9 8,5 8,4 4,83 LSD0,05 0,16 0,14 0,14 5,26 Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu đục thân thể hiện qua năng suất thu được cho thấy: thuốc Dupont Prevathon 5SC trừ sâu đục thân 2 chấm cho năng suất cao hơn thuốc Regent 800WG, còn thuốc Virtako 40WG cho năng suất tương đương thuốc Regent 800WG. Ngoài sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đục thân thì việc sử dụng pheromone giới tính cũng đạt hiệu quả cao, theo Hồ Thị Thu Giang và nnk. (2012). 4. KẾT LUẬN Vụ xuân 2018 tại Phúc Yên đã ghi nhận được 4 loài sâu đục thân hại lúa: Sâu đục thân lúa hai chấm Tryporyza incertulas Walker, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis Walker, sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo polychrysa Meirick và sâu đục thân cú mèo Sesamia inferens Walker. Trong đó sâu đục thân hai chấm và sâu đục thân bướm cú mèo là loài gây hại chính. Vụ xuân 2018, sâu đục thân hai chấm phát sinh 2 lứa, lứa 1 trưởng thành vũ hoá rộ từ 13/3-22/3, mật độ sâu non cao vào giai đoạn cuối đẻ nhánh (1,9 con/m2, tỷ lệ dảnh héo 1,9% và lứa 2 trưởng thành ra rộ từ 17/4-28/4, mật độ sâu non vào giai đoạn chín sáp 2,2 con/m2 và tỷ lệ bông bạc 1,9%. Giống lúa lai (Hồng hương ĐT128) bị sâu đục thân hai chấm gây hại nặng hơn các giống lúa nếp N98 và lúa Khang Dân 18. Thuốc Dupont Prevathon 5SC và Virtako 40WG có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm, hiệu lực phòng trừ đạt từ 71,4-81,2 sau phun 14 ngày. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2010. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT), 52. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại lúa (QCVN 01-166:2014/BNNPTNT), 23. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt), 2016. Báo cáo kết quả thực hiện công tác 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017 lĩnh vực trồng trọt, Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2016, 19.
  7. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 797 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật), 2016. Báo cáo kết quả thực hiện công tác Bảo vệ thực vật năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017, Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2016, 21. Phạm Tiến Dũng, 2008. Thiết kế thí nghiệm và xử lý kết quả bằng phần mềm thống kê IRRISTAT, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội 2008. Hồ Thị Thu Giang, Lã Văn Hào, Hoàng Đức Đạt, Bùi Thị Thanh, Nguyễn Hồng Thủy, Nguyễn Văn Đĩnh, 2012. Hiệu quả thu hút các loại mồi của pheromone giới tính đối với sâu đục thân hai chấm tại Đồng bằng Sông Hồng, Tạp chí Khoa học và Phát triển, tập 10 số 6, tr 830-835. Phạm Văn Lầm, 2006. 30 năm điều tra cơ bản sâu bệnh hại cây trồng (1976-2006), Nxb. Nông nghiệp, 140. Cù Thị Thanh Phúc, Đặng Thị Phương Lan, Nguyễn Huy Mạnh, Nguyễn Thị Hằng Nga, Lại Thị Thu Hằng, Đinh Xuân Tùng, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Hồng Nhung, Phạm Thị Tâm, Vũ Văn Cần, Lê Thanh Tùng, 2017. Một số chỉ tiêu đa dạng sinh học của sâu hại và thiên địch trên hệ sinh thái lúa nước tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, Tạp chí Bảo vệ thực vật, số 12(85)/2017, tr 103-107. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Phúc (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật), 2017. Thông báo cao điểm phòng trừ sâu, bệnh hại lúa vụ đông xuân 2017, số 117/TB- CCTT&BVTV, Vĩnh Phúc ngày 05/4/2017, 3. STUDY ON THE HARMFUL GENERATIONS AND PREVENTIVE EFFECTIVENESS OF RICE STEM BORDER (Tryporyza incertulas Walker) ON THE SPRING RICE SEASON OF 2018 IN PHUC YEN, VINH PHUC *Duong Tien Vien*, Tran Thi Phuong Loan, Phan Thi Hien Abstract: In the spring rice season of 2018 in Phuc Yen district, Vinh Phuc province, there are 4 species of rice stem borer including Tryporyza incertulas Walker, Chilo suppressalis Walker, Chilo polychrysa Meirick, and Sesamia inferens Walker. Of these, Tryporyza incertulas and Sesamia inferens are the species which cause the most damage. In the spring rice season of 2018, Tryporyza Incertulas generated 2 generations. The first generation fully matured in 10 days from March 13 to March 22, the larvae density reached 1.9 individuals/m2, with a wilting branch ratio 1.9%. The second generation mature completely in 11 days from April 17 to April 28, and the larvae density reached 2.2 individuals/m2 with the rate of whitehead reaching 1.9%. The pesticide Dupont Prevathon 5SC and Virtako 40WG were highly effective in preventing rice stem borer, demonstrated by the control effect reaching 71.4%-81.2 % after 14 days. Keywords: Damage, effectiveness, rice, stem borer. Hanoi Pedagogical University 2 *Email: viendt@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0