TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
VIÊM KHÔNG ĐẶC HIỆU Ở BỆNH NHÂN<br />
HỘI CHỨNG MẠCH VÀNH CẤP<br />
Nguyễn Thị Thanh Thúy*; Phạm Nguyễn Vinh**; Phạm Mạnh H ng***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: khảo sát biến đổi nồng độ các dấu ấn viêm và miễn dịch không đặc hiệu CRPhs,<br />
bổ thể C3, C4 và IL-6 ở bệnh nhân (BN) hội chứng mạch vành cấp (HCMVC). Đối tượng và<br />
phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, có đối chứng nhóm bệnh gồm 100 BN bị HCMVC<br />
và nhóm chứng gồm 50 người không bị bệnh mạch vành (BMV) vào khám, chữa bệnh cùng<br />
thời điểm từ 10 - 2011 đến 10 - 2013 tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: IL-6, C3, C4,<br />
CRPhs tăng cao ở nhóm có HCMVC so với nhóm chứng. Kết luận: nồng độ các dấu ấn viêm và<br />
miễn dịch không đặc hiệu thay đổi ở BN có HCMVC.<br />
* Từ khóa: Hội chứng mạch vành cấp; Đáp ứng viêm; Interleukin; Bổ thể.<br />
<br />
Evaluation of some Non-Specific Inflammatory Markers in Patients<br />
with Acute Coronary Syndrome<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the concentrations of non-specific inflammatory markers: CRPhs,<br />
C3 and C4 complements and interleukin-6 in acute coronary syndrome (ACS) patients. Subjects<br />
and methods: Cross-sectional discription study of 100 patients with ACS admitted to Heart<br />
Institute Hochiminh City from October, 2011 to October, 2013 in comparison with a control<br />
group of 50 people having no ACS. Results: Initiate results showed that IL-6, C3, C4, CRPhs<br />
increased clearly in ACS patients. Conclusion: There was an increased concentration of<br />
non-specific immunity and inflammatory markers in ACS patients:<br />
* Key words: Acute coronary syndrome; Inflammation; Interleukin; Complement.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh mạch vành là một trong những<br />
bệnh có xu hướng gia tăng và phổ biến ở<br />
cả các nước phát triển và đang phát triển,<br />
trong đó có Việt Nam, chiếm tỷ lệ lớn<br />
các trường hợp nhập viện gây tử vong.<br />
BMV bao gồm cả HCMVC và BMV ổn định.<br />
<br />
Theo y văn, BMV cấp do quá trình xơ vữa<br />
động mạch, gây tắc nghẽn động mạch từ<br />
lắng đọng chất béo. Cơ chế bệnh sinh<br />
của HCMVC là mảng vữa gây tổn thương<br />
thành động mạch dẫn đến cục máu đông<br />
tạo lập làm nghẽn động mạch vành dẫn<br />
đến thiếu máu và hoại tử cơ tim [3, 4].<br />
<br />
* Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
** Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP. Hồ Chí Minh<br />
*** Tổng hội Y học Việt Nam<br />
Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thanh Thúy (thuylabo@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/09/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/11/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 26/11/2015<br />
<br />
81<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
Nhiều nghiên cứu cho thấy các yếu tố<br />
viêm có vai trò quan trọng trong khởi đầu<br />
cũng như diễn tiến của HCMVC. Vì vậy,<br />
việc xác định nồng độ các yếu tố này sẽ<br />
góp phần làm sáng tỏ vai trò cơ chế bệnh<br />
sinh của HCMVC. Các dữ liệu đã chứng<br />
minh vai trò dấu ấn viêm, cả toàn thân và<br />
khu trú đều đóng vai trò chìa khóa trong<br />
sự phát triển và mất ổn định mảng xơ vữa,<br />
đặc biệt tăng nồng độ của dấu ấn viêm hệ<br />
thống, CRP, kết hợp với nguy cơ tăng<br />
cao của những biến cố bệnh lý tim mạch<br />
[1, 2]. Nhiều nghiên cứu mới cho thấy<br />
viêm có vai trò quan trọng trong sự khởi<br />
đầu cũng như diễn tiến của mảng xơ<br />
vữa [3]. Trong số các loại dấu ấn viêm và<br />
miễn dịch không đặc hiệu, CRPhs (CRP<br />
high sensitive), yếu tố bổ thể C3, C4 và<br />
interleukin-6 (IL-6) được quan tâm nhiều<br />
nhất [6, 8]. Các nghiên cứu cũng cho thấy,<br />
xác định nồng độ những yếu tố này góp<br />
phần tiên lượng tình trạng nặng-nhẹ của<br />
BN, qua đó gợi ý hướng điều trị phù hợp,<br />
tích cực hơn cho BN, cũng như có những<br />
thay đổi thích hợp trong điều trị [10].<br />
Ở Việt Nam đã có một số công trình khảo<br />
sát riêng yếu tố CRP trong hội chứng<br />
mạch vành cấp. Về cơ bản, các nghiên<br />
cứu này tương đối thống nhất với những<br />
nghiên cứu ở nước ngoài cho rằng CRP<br />
có vai trò nhất định trong tiên lượng<br />
BMV cấp [2]. Tuy nhiên, nếu khảo sát<br />
thêm được các yếu tố khác sẽ cho nhận<br />
định toàn diện hơn. Nghiên cứu này<br />
được tiến hành nhằm: Khảo sát ngoài<br />
CRPhs còn thêm biến đổi của các yếu tố<br />
miễn dịch C3, C4, IL-6 trên BN có HCMVC<br />
và tìm mối tương quan sự thay đổi này<br />
của chúng.<br />
82<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
100 BN có chẩn đoán xác định HCMVC<br />
được điều trị tại Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
từ 10 - 2011 đến 10 - 2013 và 50 người<br />
không bị BMV đến kiểm tra sức khỏe cùng<br />
thời điểm được lựa chọn làm nhóm chứng.<br />
- Tiêu chuẩn tuyển chọn nhóm bệnh:<br />
+ BN được chẩn đoán xác định HCMVC<br />
có chỉ định thông tim can thiệp cấp cứu.<br />
+ BN hẹp hoặc tắc một hoặc nhiều nhánh<br />
mạch vành, có chỉ định phẫu thuật bắc cầu<br />
hoặc thông tim can thiệp theo chương trình.<br />
+ BN có chẩn đoán xác định HCMVC<br />
được điều trị nội khoa.<br />
- Tiêu chuẩn loại trừ nhóm bệnh:<br />
+ BN bị nhiễm trùng.<br />
+ BN có viêm, nhiễm khuẩn khác đi kèm<br />
BMV: viêm khớp, gout, viêm phế quản...<br />
- Tiêu chuẩn chọn nhóm chứng: người<br />
khỏe mạnh đến Viện Tim TP. Hồ Chí Minh<br />
để kiểm tra sức khỏe, không có biểu hiện<br />
bệnh tim mạch.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu cắt ngang, có đối chứng.<br />
- Nhóm bệnh: 100 BN có HCMVC.<br />
- Nhóm chứng: 50 người khỏe mạnh<br />
không có BMV.<br />
* Các chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Các chỉ tiêu xét nghiệm định lượng<br />
yếu tố miễn dịch không đặc hiệu: C3, C4,<br />
IL-6 và CRPhs ở thời điểm nhập viện.<br />
- Phương pháp xét nghiệm: định lượng<br />
nồng độ bổ thể C3, C4, cytokin IL-6 và CRPhs<br />
bằng kỹ thuật miễn dịch điện hóa phát<br />
quang trên hệ thống chẩn đoán Modular<br />
EVO và thuốc thử (Hãng Roche Diagnostics).<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
Xét nghiệm CRP sử dụng thế hệ siêu<br />
nhạy (high sensitive), ngưỡng đo từ 0,1 20 mg/l, khoảng tham chiếu < 5 mg/l. Tuy<br />
nhiên, đối với nguy cơ bệnh tim mạch:<br />
nồng độ CRP < 1 mg/l: có nguy cơ thấp,<br />
từ 1 - 3 mg/l: có nguy cơ trung bình và<br />
> 3 mg/l: có nguy cơ cao. Các mẫu có<br />
nồng độ cao vượt giới hạn đo sẽ được<br />
pha loãng. Xét nghiệm IL-6 có ngưỡng<br />
đo 1,5 - 5.000 pg/ml, khoảng tham chiếu<br />
< 7 pg/ml. Xét nghiệm định lượng nồng<br />
độ bổ thể C3 có ngưỡng đo 4 - 300 mg/dl,<br />
khoảng tham chiếu 90 - 180 mg/dl. Xét<br />
nghiệm định lượng nồng độ bổ thể C4 có<br />
ngưỡng đo 1,5 - 100 mg/dl, khoảng tham<br />
chiếu 10 - 40 mg/dl.<br />
* Xử lý số liệu: bằng phần mềm<br />
STATA 12.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm BN nhóm nghiên cứu.<br />
- Giới tính: nam: 66 BN (66%); nữ: 34 BN<br />
(34,5%).<br />
- Tuổi: trung bình 63,67 ± 11,7. Đây là<br />
lứa tuổi BMV xuất hiện nhiều nhất. Điều<br />
này cũng phù hợp với nghiên cứu của<br />
nhiều tác giả khác [1, 5].<br />
2. Nồng độ các yếu tố bổ thể C3, C4.<br />
Nồng độ trung bình các yếu tố bổ thể<br />
C3, C4 ở nhóm bệnh và nhóm chứng<br />
phân phối theo quy tắc chuẩn.<br />
Bảng 1: Nồng độ C3, C4 ở nhóm bệnh<br />
và nhóm chứng.<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 100)<br />
(Mean ± SD)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 50)<br />
(Mean ± SD)<br />
<br />
p<br />
<br />
C3 (mg/dl)<br />
<br />
130,326 ± 26,4<br />
<br />
99,056 ± 17,9<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
C4 (mg/dl)<br />
<br />
31,41 ± 9,01<br />
<br />
22,332 ± 7,4<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
So với nhóm chứng, nồng độ C3, C4 ở<br />
nhóm bệnh cao hơn, khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê (p < 0,001).<br />
<br />
3. Nồng độ các yếu tố IL-6, CRPhs.<br />
Nồng độ các yếu tố IL-6 và CRPhs ở<br />
nhóm bệnh và nhóm chứng phân phối<br />
không theo quy tắc chuẩn, có kết quả<br />
trung vị và tứ phân vị 25%, 75%.<br />
Bảng 2: Nồng độ IL-6 và CRPhs ở nhóm<br />
bệnh và nhóm chứng.<br />
<br />
IL-6 (pg/ml)<br />
CRPhs (mg/l)<br />
<br />
Nhóm bệnh<br />
(n = 100)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 50)<br />
<br />
Median<br />
[25%; 75%]<br />
<br />
Median<br />
[25%; 75%]<br />
<br />
13,885<br />
[6,11; 42,105]<br />
<br />
1,5<br />
[1,5; 1,65]<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
7,6<br />
[2,5; 31,25]<br />
<br />
0,8<br />
[0,3; 1,3]<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
p<br />
<br />
Kết quả trung vị của CRP và IL-6 ở<br />
nhóm nghiên cứu cao hơn rõ rệt so với<br />
nhóm chứng (p < 0,001).<br />
4. Mối liên quan giữa các yếu tố miễn<br />
dịch viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs.<br />
Xác định mối liên quan giữa các yếu tố<br />
miễn dịch viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs một dấu ấn sinh học viêm đã đề cập đến<br />
trong nhiều nghiên cứu - được xác định<br />
bằng phương trình hồi quy với phần mềm<br />
Stata 12. Kết quả cho thấy: giữa CRPhs<br />
và bổ thể C4, IL-6 có mối liên quan rõ rệt<br />
(p < 0,001). Tuy nhiên, giữa CRPhs và bổ<br />
thể C3 không có mối liên quan có ý nghĩa<br />
thống kê (p = 0,065).<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho<br />
thấy nồng độ C3, C4, IL-6 và CRPhs trong<br />
HCMVC tăng có ý nghĩa thống kê và<br />
bước đầu có mối tương quan rõ rệt giữa<br />
các yếu tố này.<br />
Từ kết quả trên cho thấy có mối tương<br />
quan rõ giữa các các yếu tố miễn dịch<br />
viêm C3, C4, IL-6 và CRPhs với HCMVC.<br />
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu<br />
83<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 9-2015<br />
<br />
trước đây [7, 8, 10], đặc biệt IL-6 tăng phù<br />
hợp với nghiên cứu của Vũ Tiến Thăng<br />
và CS [5]. IL-6 là một cytokine tiền viêm<br />
được đề cập đến nhiều trong những nghiên<br />
cứu gần đây. Nồng độ IL-6 tăng trong hội<br />
chứng bệnh lý có liên quan đến viêm,<br />
như hội chứng nhiễm trùng. Tuy không phải<br />
là một chỉ dấu đặc hiệu trong HCMVC,<br />
nhưng IL-6 tăng cho thấy có mối liên quan<br />
chặt giữa phản ứng viêm với HCMVC.<br />
Một số nghiên cứu sâu hơn đưa ra giả<br />
thuyết: việc xuất hiện những yếu tố viêm<br />
trong HCMVC có thể đóng vai trò làm<br />
bong mảng xơ vữa, dẫn đến làm tắc động<br />
mạch vành. Tuy nhiên, để kết luận được,<br />
cần có nghiên cứu chi tiết hơn, vì quá<br />
trình thiếu máu và hoại tử cơ tim - hậu<br />
quả của việc tắc động mạch vành - cũng<br />
có thể gây ra hội chứng viêm. Mặt khác,<br />
một số tác giả cho rằng dấu ấn miễn dịch<br />
viêm thay đổi có thể giúp đánh giá diễn<br />
tiến của bệnh và tiên lượng bệnh. Do đó,<br />
việc xác định các yếu tố viêm có ý nghĩa<br />
nhất định trong nghiên cứu và điều trị hội<br />
chứng mạch vành cấp [9].<br />
KẾT LUẬN<br />
- Các yếu tố viêm C3, C4, IL-6 và<br />
CRPhs tăng có ý nghĩa thống kê ở nhóm<br />
BN HVMVC.<br />
- Có tương quan rõ rệt giữa C4, IL-6<br />
tăng với tăng CRPhs, trong khi không<br />
thấy mối tương quan rõ rệt giữa C3 và<br />
CRPhs tăng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Trương Quang Bình, Đặng Vạn Phước.<br />
Lịch sử, dịch tễ học và tầm quan trọng của<br />
bệnh động mạch vành. Bệnh động mạch vành<br />
<br />
84<br />
<br />
trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học.<br />
2006, tr.1-12.<br />
2. Trương Phi Hùng. Nghiên cứu nồng độ<br />
C-reactive protein máu ở BN hội chứng mạch<br />
vành cấp. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Luận văn Bác sỹ Nội trú. 2005.<br />
3. Januzzi JL. Xét nghiệm chất chỉ điểm<br />
sinh học trong chẩn đoán và phân tầng nguy<br />
cơ hội chứng động mạch vành cấp. Tài liệu<br />
Hội thảo Tim mạch thường niên lần thứ 4.<br />
Roche Diagnostic. 2010.<br />
4. Trần Thị Kim Thanh. Khảo sát nồng độ<br />
hs-CRP trong nhồi máu cơ tim cấp. Hội nghị<br />
Khoa học kỹ thuật Bệnh viện Cấp cứu Trưng<br />
Vương. 2008.<br />
5. Vũ Tiến Thăng, Nguyễn Oanh Oanh,<br />
Đặng Lịch. Nghiên cứu nồng độ IL-6 và IL-10<br />
ở BN nhồi máu cơ tim cấp. Tạp chí Y học Việt<br />
Nam. 2015, 1 (426), tr.1-3.<br />
6. Phạm Nguyễn Vinh, Hồ Huỳnh Quang<br />
Trí. Nhồi máu cơ tim cấp: chẩn đoán và điều<br />
trị. Bệnh học Tim mạch, tập 2 (tái bản lần 4).<br />
Nhà xuất bản Y học. 2008, tr.78- 97.<br />
7. Biasucci LM, Angiolillo DJ. Inflammation<br />
in acute coronary syndromes: Mechanisms and<br />
clinical implications. Rev Esp Cardiol. 2004, 57,<br />
pp.433-436.<br />
8. Biswas S, Ghoshal PK, Mandal SC,<br />
Mandal N. Relation of anti-to pro-inflammatory<br />
cytokine ratios with acute myocardial infarction.<br />
Korean J Intern Med. 2010, 25 (1), pp.44-50.<br />
9. Erling F, Masataka N, Jacob FB, Aloke<br />
VF. Update on acute coronary syndromes: the<br />
pathologosts’ view. European Heart Journal.<br />
2013, 34, pp.719-728.<br />
10. Sarrafzadegan N, M Sadeghi,<br />
F Ghaffarpasand. Interleukin-6 and E-selectin<br />
in acute coronary syndromes and stable anina<br />
pectoris. Herz. 2012, 37, pp.926-930.<br />
<br />