TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ DẤU ẤN<br />
CHU CHUYỂN XƢƠNG Ở PHỤ NỮ SAU MÃN INH<br />
SỬ DỤNG VITAMIN D, CANXI VÀ BỘT ĐẬU NÀNH TRONG 6 THÁNG<br />
Hoàng Văn Dũng*; Lê Bạch Mai**; Nguyễn Thị Ngọc Lan***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương trong huyết thanh trước<br />
và sau 6 tháng sử dụng sữa bột đậu nành tăng cường vitamin D2 và canxi ở phụ nữ sau mãn<br />
kinh. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu, can thiệp cộng đồng theo dõi trước và<br />
sau can thiệp 140 phụ nữ mãn kinh ≥ 5 năm, tuổi từ 50 - 70; chia thành 2 nhóm: nhóm can<br />
thiệp (n = 70) hàng ngày uống sản phẩm soyplus (50 gram sữa đậu nành có bổ sung 800 IU<br />
vitamin D2 và 400 mg canxi); nhóm chứng (n = 70): uống sản phẩm soyplus (50 gram sữa đậu<br />
nành đơn thuần) trong 6 tháng. Kết quả: sau 6 tháng can thiệp, nồng độ osteocalcin huyết<br />
thanh giảm từ 19,7 ± 5,2 ng/ml xuống 15,4 ± 3,6 ng/ml (giảm 21,3%), nồng độ CTX huyết thanh<br />
giảm từ 0,65 ± 0,2 ng/ml xuống 0,51 ± 0,2 ng/ml (giảm 21,5%), p < 0,01. Kết luận: sau 6 tháng<br />
sử dụng sản phẩm, có sự thay đổi có ý nghĩa thống kê các dấu ấn chu chuyển xương<br />
(osteocalcin huyết thanh giảm 21,3%, CTX huyết thanh giảm 21,5%).<br />
* Từ khóa: Loãng xương; Phụ nữ sau mãn kinh; Chu chuyển xương; Osteocalcin; CTX.<br />
<br />
Evaluation of Changing Bone Tunrvover Markers in Postmenopausal<br />
Women Using Fortified Soy Milk plus Calcium and Vitamin D for<br />
6 Months<br />
Summary<br />
Objectives: To assess changing serum bone markers after 6 months using fortified soy milk<br />
plus calcium and vitamin D2 in postmenopausal women. Subjects and methods: Prospective,<br />
community and follow-up study before and after the intervention was carried out on 140<br />
postmenopausal women in the age from 50 - 70. Intervention group (n = 70) drank 50 gram soy<br />
milk supplemented with 800 IU vitamin D2 and 400 mg calcium daily; control group (n = 70):<br />
50 gram soy milk in 6 months. Result: After 6 months of the intervention, serum osteocalcin<br />
levels decreased from 19.7 ± 5.2 ng/ml to 15.4 ± 3.6 ng/ml (21.3%), serum CTX decreased from<br />
0.65 ± 0.2 ng/ml to 0.51 ± 0.2 ng/ml (21.5%). The difference was statistically significant<br />
compared with the control group (p < 0.01). Conclusion: After 6 months of the intervention,<br />
serum osteocalcin concentrations decreased by 21.3%, 21.5% reduction in serum CTX.<br />
The difference compared with the control group with statistical significance (p < 0.01).<br />
* Key words: Osteoporosis; Postmenopaus; Bone turnover; Osteocalcin; CTX .<br />
* Bệnh viện Bạch Mai<br />
** Viện Dinh dưỡng<br />
*** Đại học Y Hà Nội<br />
Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Văn Dũng (dungnoitru26@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 25/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 31/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 03/06/2016<br />
<br />
61<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chu chuyển xương là quá trình thay cũ<br />
đổi mới của xương, diễn ra liên tục. Một<br />
chu kỳ chu chuyển xương gồm 3 giai đoạn<br />
và diễn ra trong 3 - 6 tháng: giai đoạn hủy<br />
xương (resorption), giai đoạn chuyển đổi<br />
(reversal) và giai đoạn tạo xương mới<br />
(formation). Dấu ấn chu chuyển xương<br />
được bài tiết vào máu trong quá trình hoạt<br />
động của tế bào hủy cốt bào (CTX…) hay<br />
tạo cốt bào (osteocalcin, P1NP…). Do đó,<br />
việc theo dõi thay đổi các dấu ấn chu<br />
chuyển xương phản ánh sự thay đổi của<br />
quá trình tạo xương và hủy xương. Nồng<br />
độ các dấu ấn chu chuyển xương tăng<br />
thể hiện tốc độ chu chuyển xương tăng và<br />
tăng nguy cơ loãng xương (LX) cũng như<br />
gãy xương [3].<br />
Sử dụng các dấu ấn chu chuyển<br />
xương trong theo dõi điều trị LX rất hiệu<br />
quả do nồng độ các dấu ấn chu chuyển<br />
xương thay đổi phản ánh hiệu quả tác<br />
động của thuốc điều trị LX theo cơ chế<br />
tác động đặc hiệu trên chuyển hóa<br />
xương, từ đó cho biết sự cải thiện về chất<br />
lượng xương. Đồng thời cho phép đánh<br />
giá hiệu quả can thiệp sớm sau 3 - 6<br />
tháng so với thay đổi mật độ xương chậm<br />
1 - 2 năm khi đo mật độ xương. Bình<br />
thường theo diễn biến tự nhiên, nồng độ<br />
dấu ấn chuyển xương tăng lên trong LX<br />
và giảm đi khi điều trị LX bằng thuốc<br />
chống hủy xương. Nghiên cứu ứng dụng<br />
các dấu ấn chu chuyển xương để theo<br />
dõi đáp ứng điều trị LX là một hướng<br />
nghiên cứu mới, có tính khoa học và độ<br />
chính xác cao [3]. Khuyến cáo sử dụng 1<br />
dấu ấn huỷ xương (CTX) kết hợp với một<br />
dấu ấn tạo xương (osteocalcin, P1NP,<br />
hoặc BSAP) để đánh giá một chu chuyển<br />
62<br />
<br />
xương, cũng như tốc độ chu chuyển<br />
xương. Theo nghiên cứu của Marlena và<br />
CS (2010) về hiệu quả can thiệp của sữa<br />
công thức (Anlene) có tăng cường 400 UI<br />
vitamin D và 1.200 mg canxi mỗi ngày,<br />
theo dõi sau 4 tháng ở phụ nữ mãn kinh<br />
> 5 năm tại Indonesia và Philippine cho<br />
thấy nồng độ các dấu ấn chu chuyển<br />
xương giảm rõ rệt: CTX huyết thanh<br />
giảm 40%, osteocalcin giảm 30 - 35% [4].<br />
Tại Việt Nam, nghiên cứu về dấu ấn<br />
chu chuyển xương đang được thực hiện.<br />
Đề tài này được tiến hành với mục tiêu:<br />
Đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu<br />
chuyển xương trong huyết thanh sau<br />
6 tháng sử dụng sản phẩm sữa bột đậu<br />
nành tăng cường vitamin D2 và canxi ở<br />
phụ nữ sau mãn kinh.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
140 phụ nữ mãn kinh ≥ 5 năm, tuổi<br />
50 - 70, khẩu phần canxi ≤ 400 mg/ngày<br />
và đồng ý tham gia nghiên cứu, được<br />
chia thành hai nhóm: nhóm can thiệp<br />
(n = 70): hàng ngày uống sản phẩm:<br />
50 gram sữa đậu nành có bổ sung 800 IU<br />
vitamin D2 và 400 mg canxi trong 6 tháng;<br />
nhóm đối chứng (n = 70): hàng ngày<br />
uống sản phẩm: 50 gram sữa đậu nành<br />
đơn thuần trong 6 tháng. Loại trừ những<br />
phụ mãn kinh do phẫu thuật, mắc các<br />
bệnh liên quan đến chuyển hóa (đái tháo<br />
đường, Basedow), người có dị tật xương khớp bẩm sinh, người mắc các bệnh: ung<br />
thư, suy thận, gãy xương, phẫu thuật<br />
xương khớp trong vòng 5 năm, đang<br />
dùng các thuốc điều trị LX: calcitonin,<br />
estrogen, corticoid trong vòng 6 tháng<br />
gần đây.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
- Nghiên cứu tiến hành tại xã Tam Hưng,<br />
huyện Thanh Oai, Hà Nội.<br />
- Thời gian từ tháng 1 - 2013 đến 6 2013 (6 tháng can thiệp).<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu tiến cứu, can thiệp cộng<br />
đồng, có đối chứng, theo dõi trước can<br />
thiệp (T0) và sau can thiệp 6 tháng (T6).<br />
- 2 nhóm nghiên cứu được ghép cặp<br />
tương đồng về tuổi, thời gian mãn kinh,<br />
giữ nguyên chế độ ăn, hoạt động thể lực,<br />
tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như<br />
thường lệ trong suốt quá trình nghiên<br />
cứu.<br />
* Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công<br />
thức tính cỡ mẫu kiểm định sự khác nhau<br />
giữa nồng độ CTX huyết thanh trung bình<br />
trước và sau can thiệp của mỗi nhóm.<br />
<br />
n=2<br />
<br />
(Z + Z)2 2<br />
(dc - ct) 2<br />
<br />
Trong đó: n cỡ mẫu cho can thiệp;<br />
Z = 1,96; Z = 0,84; : độ lệch chuẩn<br />
trung bình (ước tính 0,2 ng/ml); dc: trị số<br />
khác biệt trước và sau can thiệp của<br />
nhóm đối chứng (ước tính -0,05 ng/ml);<br />
ct: trị số khác biệt trước và sau can thiệp<br />
của nhóm can thiệp (ước tính -0,15 ng/ml);<br />
từ đó tính được n = 140 đối tượng.<br />
* Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu:<br />
- Đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI<br />
trước và sau can thiệp 6 tháng.<br />
- Đo mật độ xương bằng phương pháp<br />
siêu âm định lượng vị trí gót chân: sử<br />
dụng máy đo Sonost-2000 (Hãng Osteosys,<br />
Hàn Quốc) trước và sau 6 tháng: so sánh<br />
các chỉ số T-score, Z-score, SOS.<br />
<br />
- Một số xét nghiệm thực hiện đánh giá (bảng 1):<br />
Tên xét<br />
nghiệm<br />
<br />
Đơn vị<br />
tính<br />
<br />
Phƣơng pháp<br />
đánh giá<br />
<br />
Thiết bị sử dụng<br />
<br />
Định lượng<br />
osteocalcin<br />
<br />
ng/ml<br />
<br />
Điện hóa phát<br />
quang miễn dịch<br />
<br />
Máy Elecsys<br />
(2010, Hãng<br />
Roche)<br />
<br />
Định lượng<br />
CTX<br />
<br />
ng/ml<br />
<br />
Điện hóa phát Máy Elecsys (2010,<br />
quang miễn dịch<br />
Hãng Roche)<br />
<br />
Định lượng<br />
nmol/l<br />
25(OHD)<br />
<br />
Phương pháp<br />
miễn dịch hóa<br />
phát quang<br />
<br />
Máy miễn dịch tự<br />
động ARCHITECT<br />
(Labo Hóa sinh,<br />
Viện Dinh dưỡng)<br />
<br />
Thời điểm<br />
đánh giá<br />
<br />
Đơn vị thực hiện<br />
<br />
Trước và sau Trung tâm Nghiên cứu Y can thiệp 6<br />
Dược học Quân sự,<br />
tháng<br />
Học viện Quân y<br />
Trước và sau Trung tâm Nghiên cứu Y can thiệp 6<br />
Dược học Quân sự,<br />
tháng<br />
Học viện Quân y<br />
Trước và sau<br />
can thiệp 6<br />
tháng<br />
<br />
Labo Hóa sinh<br />
(Viện Dinh dưỡng)<br />
<br />
* Phân tích và xử lý số liệu:<br />
- Trung bình, độ lệch chuẩn và tỷ lệ dùng để mô tả đặc điểm đối tượng nghiên cứu.<br />
- Test "χ2" dùng kiểm định sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ.<br />
63<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
- Test “t” dùng kiểm định sự khác biệt giữa 2 trị số trung bình.<br />
- Khoảng tin cậy 95% áp dụng cho toàn bộ các test. Sự khác biệt khi giá trị p < 0,05.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
1. Đặc điểm chung đối tƣợng nghiên cứu trƣớc khi can thiệp (n = 140).<br />
Bảng 2:<br />
Nhóm can thiệp<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
(n = 70)<br />
<br />
(n = 70)<br />
<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
58,5 ± 4,9<br />
<br />
59,0 ± 5,0<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tuổi mãn kinh (năm)<br />
<br />
48,1 ± 3,7<br />
<br />
47,5 ± 6,8<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số năm mãn kinh<br />
<br />
10,4 ± 5,7<br />
<br />
10,5 ± 5,6<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Số con<br />
<br />
3,3 ± 1,4<br />
<br />
3,1 ± 1,2<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
21,6 ± 2,5<br />
<br />
21,9 ± 2,9<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Khẩu phần canxi (mg/ngày)<br />
<br />
270,3 ± 66,8<br />
<br />
257,0 ± 62,3<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T-score<br />
<br />
-2,48 ± 0,71<br />
<br />
-2,47 ± 0,74<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Biến số<br />
<br />
2<br />
<br />
BMI (kg/m )<br />
<br />
p<br />
<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở tất cả các yếu tố đã khảo sát ở 2<br />
nhóm nghiên cứu trước can thiệp.<br />
2. Thay đổi T-score sau 6 tháng can thiệp.<br />
Bảng 3: Đặc điểm T-score trung bình trước và sau 6 tháng can thiệp.<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
Nhóm can thiệp<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
<br />
(n = 65)<br />
<br />
(n = 65)<br />
<br />
p<br />
<br />
X ± SD<br />
T-score tại T0<br />
<br />
-2,48 ± 0,71<br />
<br />
-2,47 ± 0,74<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T-score tại T6<br />
<br />
-2,67 ± 0,67<br />
<br />
-2,72 ± 0,74<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Hiệu số T6 - T0<br />
<br />
-0,15 ± 0,31<br />
<br />
-0,21 ± 0,28<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
-6,0%<br />
<br />
-8,5%<br />
<br />
Mức độ thay đổi (%)<br />
<br />
Sau 6 tháng can thiệp, T-score trung bình cả 2 nhóm đều giảm, giảm nhiều hơn ở<br />
nhóm chứng. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.<br />
64<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
3. Thay đổi nồng độ osteocalcin, CTX và vitamin D huyết thanh trƣớc và sau<br />
6 tháng can thiệp.<br />
Bảng 4: Thay đổi nồng độ osteocalcin và CTX huyết thanh trước và sau 6 tháng<br />
can thiệp.<br />
Biến số<br />
<br />
Thời điểm<br />
<br />
Nhóm can thiệp<br />
(n = 65)<br />
<br />
Nhóm chứng<br />
(n = 65)<br />
<br />
p<br />
<br />
T0<br />
<br />
19,7 ± 5,2<br />
<br />
20,1 ± 5,5<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Osteocalcin (ng/ml)<br />
<br />
T6<br />
<br />
15,4 ± 3,6<br />
<br />
18,8 ± 5,1<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Hiệu số T6 - T0<br />
<br />
-4,2 ± 3,8<br />
<br />
-1,3 ± 3,5<br />
<br />
< 0,01<br />
<br />
Mức độ giảm%<br />
<br />
-21,3<br />
<br />
-6,5<br />
<br />
T0<br />
<br />
0,65 ± 0,2<br />
<br />
0,65 ± 0,17<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
T6<br />
<br />
0,51 ± 0,2<br />
<br />
0,59 ± 0,2<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Hiệu số T6 - T0<br />
<br />
- 0,14 ± 0,2<br />
<br />
- 0,07 ± 0,2<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
-21,5<br />
<br />
-10,7<br />
<br />
(T6 - T0)/T0<br />
CTX (ng/ml)<br />
<br />
Mức độ giảm % ((T6 - T0)/T0)<br />
<br />
- Nồng độ osteocalcin huyết thanh giảm ở cả 2 nhóm sau 6 tháng can thiệp: nhóm<br />
can thiệp giảm 21,3%; nhóm chứng giảm 6,5%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br />
p < 0,01.<br />
- Nồng độ CTX huyết thanh giảm ở cả 2 nhóm sau 6 tháng can thiệp: nhóm can<br />
thiệp giảm 21,5%; nhóm chứng giảm 10,7%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với<br />
p < 0,05.<br />
Bảng 5: Mối liên quan giữa thay đổi nồng độ osteocalcin (OC) sau can thiệp với<br />
T-score trước can thiệp (nhóm can thiệp).<br />
LX<br />
(T-score ≤ -2.5)<br />
<br />
Không LX<br />
(T-score > -2,5)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tăng (T6 - T0 ≥ 0 )<br />
<br />
5 (12,5%)<br />
<br />
10 (31,2%)<br />
<br />
15<br />
<br />
Giảm (T6 - T0 < 0 )<br />
<br />
28 (87,5%)<br />
<br />
22 (68,8%)<br />
<br />
50<br />
<br />
33 (100%)<br />
<br />
32 (100%)<br />
<br />
65 (100%)<br />
<br />
T-score tại T0<br />
<br />
Thay đổi nồng độ OC<br />
sau can thiệp (T6 - T0)<br />
Tổng<br />
OR (CI:95%); p<br />
<br />
OR:2,5 (0,8 - 8,5); p > 0,05<br />
<br />
Tỷ lệ giảm nồng độ osteocalcin sau 6 tháng ở nhóm có LX tại T0 (87,5%) cao hơn<br />
nhóm không LX (68,8%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với<br />
p > 0,05.<br />
65<br />
<br />