Đánh giá sự thay đổi nồng độ glucose trong mẫu máu xét nghiệm theo thời gian lưu trữ mẫu
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày việc tìm hiểu sự biến đổi nồng độ Glucose trong các mẫu máu làm xét nghiệm thường quy theo thời gian từ khi lấy mẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 mẫu máu đủ tiêu chuẩn, chia làm 2 nhóm chống đông Heparin và Natri Fluorid. Định lượng nồng độ Glucose tại các thời điểm: Ngay sau lấy mẫu, sau 30, 60, 90 và 120 phút. Xét nghiệm thực hiện trên máy AU480, hóa chất Beckman Coulter. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá sự thay đổi nồng độ glucose trong mẫu máu xét nghiệm theo thời gian lưu trữ mẫu
- TCYHTH&B số 5 - 2020 81 ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ GLUCOSE TRONG MẪU MÁU XÉT NGHIỆM THEO THỜI GIAN LƯU TRỮ MẪU Trần Đăng Tiến, Nguyễn Thị Diệu Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác TÓM TẮT1 Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu sự biến đổi nồng độ Glucose trong các mẫu máu làm xét nghiệm thường quy theo thời gian từ khi lấy mẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 mẫu máu đủ tiêu chuẩn, chia làm 2 nhóm chống đông Heparin và Natri Fluorid. Định lượng nồng độ Glucose tại các thời điểm: Ngay sau lấy mẫu, sau 30, 60, 90 và 120 phút. Xét nghiệm thực hiện trên máy AU480, hóa chất Beckman Coulter. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Kết quả: Nồng độ Glucose máu trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Heparin ngay sau khi lấy mẫu, 30; 60; 90 và 120 phút sau lấy mẫu: 5,74 ± 0,87; 5,50 ± 0,85 (giảm 4,18%); 5,28 ± 0,83mmol/l (giảm 8,01%); 5,09 ± 0,83 (giảm 11,32%); 4,86 ± 0,84mmol/l (giảm 15,33% so với thời điểm ngay sau lấy mẫu). Nồng độ Glucose trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Natri Fluorid không thay đổi qua thời gian lưu trữ mẫu (5,74 ± 0,87mmol/l). Kết luận: Nồng độ Glucose máu trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng heparin giảm mạnh qua thời gian lưu trữ mẫu. Nồng độ Glucose trong các mẫu bệnh phẩm chống đông bằng Natri Fluorid không thay đổi qua thời gian lưu trữ mẫu. Từ khóa: Xét nghiệm, Glucose ABSTRACT Objectives: Research on glucose variations of the routine procedure blood sample. Subjects and methods: 60 qualified blood samples were divided into 2 groups of heparin anticoagulants and sodium fluoride. Quantification of glucose concentration at various times: Soon after taking a sample, after 30 minutes, 60 minutes, 90 minutes and 120 minutes. Tests were conducted using AU480 Chemistry Analyzer as well as Beckman Coulter, then using SPSS 20.0 Statistical Package to process data. Results: Glucose levels in anticoagulant samples using heparin soon after taking the sample, after 30 minutes, 60 minutes, 90 minutes and 120 minutes are: 5.74 ± 0.87; 5.50 ± 0.85 (reduced by 4.18%); 5.28 ± 0.83mmol/l (reduced by 8.01%); 5.09 ± 0.83 (reduced by 11.32%); 4.86 ± 0.84mmol/l (reduced by 15.33% compared to the after taking sample’s result) respectively. On the other hand, Glucose levels in anticoagulant samples using Natri Fluoride remain stable during a storage period (5.74 ± 0.87mmol/l). Conclusion: Glucose levels in anticoagulant samples using heparin decline rapidly while glucose levels in anticoagulant samples using Natri Fluoride stay constant at the same storage period. Keywords: Test, Glucose 1Chịu trách nhiệm chính: Trần Đăng Tiến, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác Email: tientranvbqg@gmail.com
- 82 TCYHTH&B số 5 - 2020 1. ĐẶT VẤN ĐỀ - Tiêu chuẩn người cho mẫu: Nhịn ăn trước khi lấy mẫu 6 - 8 tiếng. Không bị đái Xét nghiệm Glucose máu là một xét tháo đường và các bệnh lý về gan, tụy. nghiệm cơ bản dùng để đánh giá tình - Tiêu chuẩn mẫu xét nghiệm: Đủ lượng trạng rối loạn chuyển hóa Glucid. Ngoài ra bệnh phẩm (2ml). Không vỡ hồng cầu. xét nghiệm còn dùng để theo dõi, đánh giá - Các chỉ số nghiên cứu: Nồng độ hiệu quả điều trị bệnh đái tháo đường. Tại Glucose (mmol/l). Thu thập số liệu tại các các phòng xét nghiệm, xét nghiệm Glucose thời điểm: T0; T1; T2, T3; T4 (ngay sau lấy máu được tiến hành trên hệ thống máy mẫu, sau 30, 60, 90 và 120 phút). Tương sinh hóa bán tự động hoặc tự động hoàn ứng với các chất chống đông Heparin và toàn với hóa chất xét nghiệm chuyên biệt. Natri Fluorid là T0He, T1He... T4He; T0 Mặc dù vậy vẫn có rất nhiều yếu tố ảnh Flu, T1Flu... T4Flu. hưởng đến kết quả xét nghiệm này: Bệnh Xét nghiệm thực hiện trên máy AU480, nhân không được chuẩn bị để lấy máu xét hóa chất Beckman Coulter tại Khoa Cận nghiệm, mẫu máu bị vỡ hồng cầu, một số lâm sàng, Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê thuốc làm tăng hoặc giảm nồng độ Hữu Trác. Số liệu được xử lý bằng phần Glucose máu... Đặc biệt là ảnh hưởng của mềm thống kê SPSS 20.0. yếu tố thời gian từ khi lấy mẫu đến khi làm xét nghiệm. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Bảng 3.1. Đặc điểm tuổi của mẫu nghiên cứu Trác, lấy mẫu bệnh phẩm do điều dưỡng các khoa lâm sàng thực hiện, một thực tế Tuổi X ± SD là thời gian từ khi lấy mẫu tới khi giao 30,03 ± 9,25 nhận cho kỹ thuật viên xét nghiệm là một Tuổi Cao nhất Thấp nhất thời gian tương đối dài. Để cho cả điều (n = 30) dưỡng và kỹ thuật viên xét nghiệm nhận 60 24 rõ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới kết quả xét nghiệm. Do vậy, chúng tôi tiến Nhận xét: Mẫu nghiên cứu được lấy từ hành đề tài với mục tiêu: Tìm hiểu sự biến người có tuổi thấp nhất là 24 tuổi và cao đổi nồng độ Glucose trong các mẫu máu nhất là 60 tuổi. làm xét nghiệm thường quy theo thời gian Nam Nữ từ khi lấy mẫu. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu là 60 mẫu máu, 53% 47% lấy từ 30 người lớn khỏe mạnh (mỗi người 2 mẫu - mẫu nghiên cứu và mẫu chứng) bảo quản ở nhiệt độ phòng được theo dõi theo thời gian: Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính bệnh đối + Nhóm nghiên cứu: 30 mẫu chống tượng nghiên cứu đông bằng Heparin. Nhận xét: Trong các mẫu nghiên cứu, + Nhóm chứng: 30 mẫu chống đông tỷ lệ nam giới chiếm (53%) nhiều hơn so bằng Natri Fluoride. với nữ (47%).
- TCYHTH&B số 5 - 2020 83 Bảng 3.2. So sánh sự thay đổi nồng độ Glucose trong mẫu chống đông bằng Heparin qua các thời điểm X ± SD Cặp so sánh p (mmol/l) T0He - T1He T0He T1He p < 0,001 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,50 ± 0,85 T1He - T2He T1He T2He p < 0,001 (n = 30) 5,50 ± 0,85 5,28 ± 0,83 T2He - T3He T2He T3He p < 0,001 (n = 30) 5,28 ± 0,83 5,09 ± 0,83 T3He - T4He T3He T4He p < 0,001 (n = 30) 5,09 ± 0,83 4,86 ± 0,84 T0He - T4He T0He T4He p < 0,001 (n = 30) 5,74 ± 0,87 4,86 ± 0,84 T1He - T4He T1He T4He p < 0,001 (n = 30) 5,50 ± 0,85 4,86 ± 0,84 T2He - T4He T2He T4He p < 0,001 (n = 30) 5,28 ± 0,83 4,86 ± 0,84 Nhận xét: Nồng độ Glucose ngay sau khi lấy mẫu là 5,74 ± 0,87mmol/l; sau 30 phút là 5,50 ± 0,85mmol/l; sau 120 phút là 4,86 ± 0,84mmol/l. Bảng 3.3. Thay đổi % nồng độ Glucose trong mẫu chống đông bằng Heparin qua các thời điểm Cặp so sánh X ± SD (mmol/l) Chênh lệch (%) T0He - T1He T0He T1He (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,50 ± 0,85 4,18 T0He - T2He T0He T2He (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,28 ± 0,83 8,01 T0He - T3He T0He T3He (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,09 ± 0,83 11,32 T0He - T4He T0He T4He (n = 30) 5,74 ± 0,87 4,86 ± 0,84 15,33 Nhận xét: 30 phút sau khi lấy mẫu nồng độ Glucose giảm 4,18%; sau 120 phút giảm 15,33%.
- 84 TCYHTH&B số 5 - 2020 Bảng 3.4. So sánh sự thay đổi nồng độ Glucose trong mẫu chống đông bằng Natri Fluoride qua các thời điểm Cặp so sánh X ± SD (mmol/l) p T0Flu - T1Flu T0Flu T1Flu p > 0,05 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,74 ± 0,87 T1Flu - T2Flu T1Flu T2Flu p > 0,05 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,74 ± 0,87 T2Flu - T3Flu T2Flu T3Flu p > 0,05 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,74 ± 0,87 T3Flu - T4Flu T3Flu T4Flu p > 0,05 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,74 ± 0,87 Nhận xét: Nồng độ Glucose của mẫu chống đông bằng Natri Fluoride tại các thời điểm đều là 5,74 ± 0,87mmol/l. Bảng 3.5. So sánh sự thay đổi nồng độ glucose trong mẫu chống đông bằng Heparin và Natri Fluoride qua các thời điểm Cặp so sánh X ± SD (mmol/l) p T0He - T0Flu T0He T0Flu p > 0,05 (n = 30) 5,74 ± 0,87 5,74 ± 0,87 T1He - T1Flu T1He T1Flu p < 0,001 (n = 30) 5,50 ± 0,85 5,74 ± 0,87 T2He - T2Flu T2He T2Flu p < 0,001 (n = 30) 5,28 ± 0,83 5,74 ± 0,87 T3He - T3Flu T3He T3Flu p < 0,001 (n = 30) 5,09 ± 0,83 5,74 ± 0,87 T4He - T4Flu T4He T4Flu p < 0,001 (n = 30) 4,86 ± 0,84 5,74 ± 0,87 Nhận xét: Nồng độ Glucose trong mẫu chống đông bằng Heparin tại thời điểm 120 chống đông bằng Heparin và Natri Fluoride phút là 4,86 ± 0,84mmol/l, của mẫu chống tại thời điểm ngay sau lấy mẫu là 5,74 ± đông bằng Natri Fluoride tại thời điểm 120 0,87mmol/l. Nồng độ Glucose trong mẫu phút là 5,74 ± 0,87mmol/l.
- TCYHTH&B số 5 - 2020 85 6 5,74 5,74 5,74 5,74 5,74 5,8 5,6 5,74 Heparin 5,4 5,5 Natri fluoride 5,2 5,28 2 5 5,09 3 4,8 4,86 4 4,6 4,4 T0 T1 T2 T3 T4 Biểu đồ 3.2. Thay đổi nồng độ Glucose qua thời gian bảo quản 4. BÀN LUẬN Tại thời điểm 30 phút sau lấy mẫu 5,50 ± 0,85mmol/l, so với thời điểm ngay sau khi Có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng dẫn lấy mẫu là 5,74 ± 0,87mmol/l. Đặc biệt giảm đến sai số kết quả xét nghiệm Glucose rất mạnh sau 120 phút (4,86 ± 0,84 mmol/l). máu, một số yếu tố chính làm ảnh hưởng Tại thời điểm sau khi lấy mẫu máu 120 đến kết quả xét nghiệm này là: Bệnh nhân phút, nồng độ Glucose giảm tới 15,33% so không được chuẩn bị để lấy máu xét với thời điểm ban đầu (bảng 3.3). nghiệm. Mẫu máu bị vỡ hồng cầu sẽ làm Lý do cho sự giảm nồng độ Glucose thay đổi kết quả xét nghiệm. Lượng bệnh trong mẫu bảo quản là: Glucose trong hồng phẩm không đủ. Bảo quản không đúng. cầu được chuyển hóa theo hai đường: Một số thuốc làm tăng hoặc giảm nồng độ Glucolysis và Pentose phosphat. Trong đó Glucose máu... chủ yếu là phân giải Glucose tạo Puruvat Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là: và Lactat cung cấp ATP cho hồng cầu, xúc Tìm hiểu sự biến đổi nồng độ Glucose tác cho đường này là Puruvatkinase. Còn trong các mẫu bệnh phẩm máu làm xét đường Pentose chỉ có khoảng 5 - 10% nghiệm thường quy theo thời gian từ khi Glucose hồng cầu, men xúc tác cho đường lấy mẫu. Do đó cần loại bỏ tối đa các yếu này là GgPD. Đường Pentose cung cấp tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét NADPH (Nicotinamid Adenin Dinucleotid nghiệm. Với đối tượng và phương pháp Phosphat), NADPH rất quan trọng, đóng nghiên cứu đã được lựa chọn, độ tuổi vai trò chính trong hoạt động chống oxy 30,03 ± 9,25 cho phép sự chuẩn bị và lấy hóa của hồng cầu. Hồng cầu trong môi mẫu được dễ dàng, loại bỏ được tối đa các trường của cơ thể hoặc trong máu bảo yếu tố ảnh hưởng này. quản luôn bị oxy hóa, đường Pentose giúp Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại cho hồng cầu chống lại hiện tượng này để bảng 3.2 cho thấy: Nồng độ Glucose trong tồn tại. mẫu chống đông bằng Heparin có sự thay Tiểu cầu sử dụng năng lượng từ ATP, đổi giảm nồng độ rất lớn qua các thời điểm chất này được hình thành từ chuyển hoá lưu trữ mẫu máu xét nghiệm (30 phút, 60 của Glucose, acid béo và acid amin. Tiêu phút, 90 phút và 120 phút sau khi lấy mẫu). thụ Glucose là chuyển hoá chính của tiểu
- 86 TCYHTH&B số 5 - 2020 cầu, Glucose đóng vai trò quan trọng trong Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.4 cho thời gian bảo quản tiểu cầu, nếu khối tiểu thấy, mẫu máu xét nghiệm được chống cầu (KTC) được cung cấp đầy đủ oxy thì đông bằng Sodium Fluorid có nồng độ Glucose có trong (KTC) sẽ chuyển hoá Glucose ổn định tại các thời điểm nghiên theo chu trình Crebs, nhờ vậy tiểu cầu sẽ cứu (5,74 ± 0,87mmol/l) cho thấy đây là được cung cấp đủ năng lượng và có thể chất chống đông rất thích hợp cho xét đảm bảo cho tiểu cầu sống và thực hiện nghiệm Glucose. chức năng của nó. Nếu khối tiểu cầu không So sánh sự thay đổi nồng độ Glucose được cung cấp đủ oxy thì Glucose sẽ trong mẫu chống đông bằng Heparin và chuyển hoá theo con đường yếm khí và Natri Fluoride qua các thời điểm (bảng 3.5) sản phẩm của quá trình chuyển hoá sẽ thấy rằng tại thời điểm ngay sau khi lấy sinh ra Lactate. mẫu nồng độ Glucose ở hai nhóm là như Các mẫu máu tăng nồng độ hồng cầu, nhau (5,74 ± 0,87 và 5,74 ± 0,87mmol/l), bạch cầu, hoặc tiểu cầu thậm chí còn có có sự thay đổi rất ít tại thời điểm 30 phút tốc độ đường phân lớn hơn. sau khi lấy mẫu (5,50 ± 0,85 và 5,74 ± 0,87 mmol/l), nồng độ Glucose giảm rất mạnh ở Một số nghiên cứu cũng đã chỉ rõ vấn nhóm chống đông bằng Heparin tại thời đề này: Trong ống nghiệm, nồng độ glucose điểm 120 phút (4,86 ± 0,84 và 5,74 ± giảm 5 - 7% mỗi giờ do hiện tượng đường 0,87mmol/l). phân [2]. Do đó, một mẫu thử có nồng độ Vấn đề đặt ra là tại sao trên thực tế Glucose thật sự là 126mg/dL sẽ giảm còn vẫn dùng mẫu chống đông Heparin để làm ~110mg/dL sau 2 giờ ở nhiệt độ phòng. xét nghiệm, có một số lý do sau: Nghiên cứu thay đổi nồng độ Glucose trong thời gian bảo quản KTC [4], nồng độ Thứ nhất là: Nồng độ Glucose trong Glucose giảm mạnh ở các ngày bảo quản mẫu chống đông bằng Heparin và Natri Fluoride tại thời điểm ngay sau khi lấy mẫu thứ ba và thứ năm với các giá trị tương ứng ở hai nhóm là như nhau và thay đổi rất ít là 19,30 ± 2,05mmol/l và 18,38 ± 2,93mmol/l. tại thời điểm 30 phút sau khi lấy mẫu. Như Trong xét nghiệm sinh hóa (trong đó có vậy nếu làm xét nghiệm sớm trong vòng 30 xét nghiệm Glucose) chất chống đông phút sau khi lấy mẫu vẫn nhận được kết thường dùng là Heparin. Heparin làm thay quả đảm bảo độ tin cậy. đổi cấu trúc của thrombin và prothrombin Thứ hai là: Natri Fluoride được sử dụng (là 2 yếu tố đông máu) đồng thời thúc đẩy trong xét nghiệm định lượng glucose máu, hoạt động của antithrombin (chất chống Lactate máu. Không dùng để định lượng xét đông) do đó làm ức chế quá trình đông nghiệm điện giải đồ. Trong khi thực tế hiện máu. Do đó các tế bào trong mẫu máu xét nay mẫu máu bệnh nhân được lấy tập nghiệm vẫn diễn ra quá trình trao đổi chất, trung, một lần cho nhiều loại xét nghiệm, tiêu thụ glucose làm cho nồng độ glucose nếu lấy riêng một ống chỉ làm xét nghiệm giảm trong mẫu máu xét nghiệm. Glucose sẽ gây phiền hà cho người bệnh và Ống nghiệm lấy máu chứa chất chống không có hiệu quả về kinh tế. đông Sodium Fluoride. Fluoride ức chế Thứ ba là: Một số nghiên cứu chỉ ra tuy men Enolase trong chu trình đường phân, Florua làm giảm đường phân. Nhưng nó bảo quản lượng Glucose trong máu ổn không có tác dụng trong 1 - 2 giờ đầu sau định tới 48 giờ. khi lấy máu, và hiện tượng đường phân
- TCYHTH&B số 5 - 2020 87 tiếp diễn đến 4 giờ sau khi lấy mẫu máu - Nồng độ Glucose trong mẫu chống [2]. Sự chậm trễ trong tác dụng ổn định đông bằng Heparin giảm so với mẫu chống Glucose của Florua rất có thể là hệ quả đông bằng Natri Fluoride tại các thời điểm của sự chuyển hóa Glucose ở gần Enolase tương ứng của thời gian lưu trữ mẫu. - đích tác động của Florua [2]. Sau 4 giờ, Florua duy trì một nồng độ Glucose ổn định TÀI LIỆU THAM KHẢO trong 72 giờ ở nhiệt độ phòng. 1. Nguyễn Đạt Anh, Nguyễn Thị Hương (2012). "Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực 5. KẾT LUẬN hành lâm sàng", NXB Y học, trang 166-172. Qua nghiên cứu sự thay đổi nồng độ 2. David B. Sacks (2011). Diabetes Care 2011, glucose theo thời gian từ khi lấy mẫu máu 34: 518-523 của hai nhóm chống đông bằng Heparin và 3. https://www.tuyenlab.com/2016/02/9-yeu-to-anh- Natri Fluoride (mỗi nhóm 30 mẫu) chúng tôi huong-en-ket-qua-xet.html có một số kết luận sau: 4. Nguyễn Quang Đông (2015). Nghiên cứu - Nồng độ Glucose máu trong các mẫu chất lượng và một số yếu tố ảnh hưởng tới bệnh phẩm chống đông bằng Heparin giảm chất lượng khối tiểu cầu, mạnh qua thời gian lưu trữ mẫu. https://luanvanyhoc.com/nghien-cuu-chat- - Nồng độ Glucose trong các mẫu bệnh luong-va-mot-so-yeu-to-anh-huong-toi-chat- phẩm chống đông bằng Natri Fluoride luong-khoi-tieu-cau. không thay đổi qua thời gian lưu trữ mẫu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đánh giá sự thay đổi dự trữ buồng trứng bằng Anti – mullerian hormone (AMH) sau mổ nội soi bóc nang lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng
31 p | 24 | 6
-
Sự thay đổi và mối liên quan của nồng độ CRP huyết tương với biến chứng, tử vong sau phẫu thuật điều trị gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi
6 p | 7 | 4
-
Đánh giá sự thay đổi huyết động, tác dụng không mong muốn của phương pháp gây mê tĩnh mạch có kiểm soát nồng độ đích cho nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng tại Trung tâm Kỹ thuật cao và Tiêu hóa Hà Nội
6 p | 8 | 3
-
Đánh giá sự thay đổi nồng độ follicle-stimulating hormone, luteinizing hormone, prolactin ở bệnh nhân nữ mắc trứng cá thông thường mức độ nặng điều trị bằng isotretinoin
8 p | 14 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi nồng độ Cyfra 21-1, CEA, SCC huyết tương trong theo dõi điều trị ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện 19-8 Bộ Công An
5 p | 3 | 2
-
Thay đổi nồng độ cytokine huyết thanh ở bệnh nhân viêm phổi cộng đồng do vi khuẩn
5 p | 22 | 2
-
Đánh giá biến đổi nồng độ homovanillic acid huyết tương trên bệnh nhân Parkinson
7 p | 37 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi BIS trong gây mê TCI bằng propofol
6 p | 60 | 2
-
Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ cortisol và đường máu trong mổ tim mở có chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
6 p | 59 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi nồng độ cytokine và các chỉ số hô hấp trong lọc máu liên tục bằng màng lọc Resin HA330 trong hỗ trợ điều trị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá sự thay đổi và mối liên quan của P(cv-a)CO2, P(a- Et)CO2 với ScvO2, nồng độ lactat và tình trạng của bệnh nhân sau phẫu thuật tim mở
4 p | 1 | 1
-
Đánh giá sự thay đổi nồng độ dấu ấn chu chuyển xương ở phụ nữ sau mãn kinh sử dụng vitamin D, canxi và bột đậu nành trong 6 tháng
8 p | 59 | 1
-
Đánh giá sự sai lệch kết quả xét nghiệm Double test và Triple test trong các điều kiện bảo quản mẫu khác nhau
7 p | 21 | 1
-
Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ ion calci máu trên bệnh nhân sỏi thận có biến chứng suy thận
4 p | 54 | 1
-
Đánh giá sự thay đổi nồng độ, độc tính và biến chứng của Methotrexate liều cao trong điều trị bệnh lymphoma không Hodgkin hệ thần kinh trung ương nguyên phát
10 p | 3 | 0
-
Sự thay đổi hàm lượng Lysyl oxidase tại tế bào nội mô mạch máu võng mạc trong môi trường nồng độ glucose cao
3 p | 1 | 0
-
Sự thay đổi phân bố Lysyl oxidase tại tế bào nội mô mạch máu võng mạc trong môi trường nồng độ glucose cao
3 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn