Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng thành, Eo bầu – Kinh thành Huế
lượt xem 1
download
Bài báo này được trích dẫn từ kết quả nghiên cứu thực hiện dựa trên đề án “di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, thuộc quần thể di tích cố đô Huế” giai đoạn 2019-2021. Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là các hộ gia đình ở các khu vực phải di dời gồm Thượng thành và Eo bầu (thuộc Kinh Thành Huế) và khu quy hoạch tái định cư phường Hương Sơ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng thành, Eo bầu – Kinh thành Huế
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ ĐẾN NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN KHU VỰC THƯỢNG THÀNH, EO BẦU – KINH THÀNH HUẾ Lê Ngọc Vân Anh Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: lnvanh@hueuni.edu.vn Ngày nhận bài: 9/01/2024; ngày hoàn thành phản biện: 23/01/2024; ngày duyệt đăng: 24/6/2024 TÓM TẮT Bài báo này được trích dẫn từ kết quả nghiên cứu thực hiện dựa trên đề án “di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế, thuộc quần thể di tích cố đô Huế” giai đoạn 2019-2021. Đối tượng nghiên cứu trong bài viết này là các hộ gia đình ở các khu vực phải di dời gồm Thượng thành và Eo bầu (thuộc Kinh Thành Huế) và khu quy hoạch tái định cư phường Hương Sơ. Dựa trên các đợt phỏng vấn được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, bài viết này thảo luận các thông tin về tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân trong các yếu tố về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường, chính sách và sự hài lòng của cộng đồng khi thay đổi nơi sinh sống. Từ khóa: tái định cư, nhận thức, sự hài lòng, Thượng Thành, Eo Bầu. 1. MỞ ĐẦU Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Kinh thành Huế nằm ở bờ bắc sông Hương, thành phố Huế với diện tích khoảng 520 ha. Hệ thống tường thành gọi là Thượng thành bao quanh dài 11,5km, cao 6,6 m và rộng 21 m. Phần nhô ra của tường thành gọi là Eo bầu. Hệ thống Eo Bầu gồm 24 vị trí có hình dáng và tên gọi khác nhau (hình 1). Thượng thành và Eo bầu là hai trong số các bộ phận cấu thành hệ thống Kinh thành Huế với nhiều giá trị đặc trưng về lịch sử, kiến trúc, văn hóa. Từ đầu thế kỷ XX, nhà Nguyễn đã cho phép một số gia đình được xây nhà và sinh sống tại khu vực Eo bầu. Sau năm 1945, số dân sinh sống quanh khu vực Kinh thành tăng nhanh, đặc biệt sau năm 1968, 1972, nhiều hộ gia đình từ nông thôn di cư từ miền Bắc vào Thượng thành, Eo bầu. Theo đó là quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số tự nhiên và cơ học hằng năm càng tạo áp lực lên vùng bảo vệ di tích (hình 2). Hầu hết cư dân sinh sống trong khu vực bảo vệ I di tích này không được cấp giấy chứng 73
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp lệ. Do không được xây dựng nên phần lớn các hộ dân sống trong những căn nhà tạm bợ, chật hẹp, thiếu điều kiện vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiêm trọng đến di tích. Bên cạnh những tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu thì các hoạt động của con người như buôn bán, họp chợ, canh tác, xây dựng, xả thải đã làm tổn hại đến giá trị của Thượng thành và Eo bầu. Hình 1. (a)Thượng Thành và Eo Bầu; (b)Vị trí và tên gọi của 24 Eo Bầu (nguồn: tác giả) Trong hơn 10 năm (1996-2009), công cuộc bảo tồn di tích Cố đô Huế đã vượt qua giai đoạn cứu nguy khẩn cấp. Tuy nhiên, hệ thống di tích cần tiếp tục được trùng tu tôn tạo còn rất nhiều và một số đang trong tình trạng hư hỏng nặng. Để tiếp tục bảo tồn, tôn tạo, phát huy hiệu quả giá trị di tích Cố đô Huế và gìn giữ kho tài nguyên văn hóa đồ sộ; đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; ổn định cuộc sống của gần 2 vạn dân; tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, việc thực hiện đề án di dời giải tỏa các hộ dân ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ các di tích Kinh thành Huế là vấn đề cấp thiết. Hình 2. Các hộ dân tăng dần tại 1 Eo bầu phía tây Kinh thành Huế (nguồn: Myia Shibano) Câu hỏi đặt ra là hiệu quả dự án như thế nào và cuộc sống của người dân thay đổi theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực sau tái định cư theo cảm nhận của chính họ. Đối với một dự án liên quan đến một cộng đồng lớn thì việc công nhận các giá trị cộng đồng sẽ góp phần cải thiện chất lượng môi trường địa phương hay nói cách khác đó là một kênh để đánh giá hiệu quả của dự án (Kai Wang, 2019). Nhận thấy rằng, đề án đã được thực hiện theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống (top-down) (Nsabimana, 2018) điều này có thể sẽ gây ra những rắc rối liên quan đến chính sách, sự thỏa mãn và quyền lợi của người dân. Giả thiết nếu tiếp cận vấn đề ngược lại theo hướng từ dưới lên (bottom-up) thì những ý kiến và nguyện vọng của người dân sẽ góp phần thành 74
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) công của đề án. Trên thực tế, đã có những lo ngại về tác động của việc quy hoạch và di dời, tái định cư đối với các cộng đồng nghèo đã bị ảnh hưởng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc di dời thường đi kèm với việc mất đi nguồn sinh kế dẫn đến tình trạng bần cùng hóa của người phải di dời. Những rủi ro có thể thấy được là không có đất, vô gia cư, mất việc làm, mất gắn kết với xã hội, mất an ninh lương thực, bệnh tật, tử vong và bất ổn xã hội (Cernea, 1997). Trong bối cảnh đó, bài viết này mang lại một số thông tin về tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân từ đó trở thành bài học và kinh nghiệm cho các nhà lập kế hoạch và hoạch định chính sách, những người tham gia thực hiện các dự án tái định cư, hoặc áp dụng các chính sách tái định cư liên quan trực tiếp đến di sản nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến các hộ gia đình phải di dời, cũng như mở đường cho các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Phương pháp này được tiến hành để tìm hiểu bối cảnh, lịch sử, các dự án liên quan đến tái định cư Thượng thành và Eo bầu từ internet, thư viện và cơ quan chức năng. Các tài liệu chủ yếu tập trung vào bối cảnh ra đời; các quyết định; khung chính sách về bồi thường hỗ trợ tái định cư; các báo cáo thực hiện, tiến độ đề án; Bản đồ, bản vẽ liên quan đến khu vực Thượng thành, Eo bầu và khu tái định cư Bắc Hương Sơ. 2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp và xử lí số liệu Phương pháp này được thu thập bằng cách phỏng vấn hộ dân tương ứng 59 phiếu. Các cuộc phỏng vấn với hộ chuẩn bị hoặc đang trong quá trình di dời và những hộ đã tái định cư để có sự so sánh trước và sau khi di dời. Các hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên. Bảng câu hỏi bán cấu trúc được sử dụng với nhiều nội dung khác nhau như việc làm, thu nhập, đất đai, địa điểm, nhà ở, cơ sở hạ tầng, dịch vụ. Bên cạnh đó, trong quá trình phỏng vấn, việc quan sát, tập trung cảm nhận cũng rất quan trọng để hiểu rõ hơn các tác động tiềm ẩn. Số liệu sau khi điều tra, dùng phần mềm Excel để tính toán, sau đó tiến hành phân tích từ đó đưa ra kết quả. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Tổng quan về đề án “di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 hệ thống di tích kinh thành Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế”. Trên thực tế, dự án tái định cư, ổn định cuộc sống lâu dài của người dân trong khu vực I đã đưa vào quy hoạch từ trên 40 năm (1976), việc kéo dài dễ xảy ra nhiều vấn đề phức tạp làm cho công tác thu hồi đất về sau thêm khó khăn liên quan đến kinh phí và các giá trị của di sản trong hệ thống Kinh thành Huế. Theo đó, ngày 13/2/2019 75
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ra quyết định số 370/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế. Cụ thể, thực hiện di dời, giải phóng mặt bằng liên tục chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: 2019-2021 (tại các khu vực Thượng Thành, Eo Bầu, Hộ thành hào và tuyến phòng lộ). Thực hiện di dời 2.938 hộ dân. Kinh phí dự kiến khoảng 1.880 tỷ đồng; Giai đoạn 2: 2022-2025 (tại các khu vực Hồ Tịnh Tâm, Hồ Ngọc Hải, Đàn xã tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, Trấn Bình Đài và khu vực Mang Cá). Thực hiện di dời 1.263 hộ dân. Kinh phí dự kiến khoảng 855 tỷ đồng. Hình 3. Bản vẽ 3D KQH Hương Sơ; (b)KQH Hương Sơ từ google map chụp ngày 30/11/2023; (c) Góc đường KQH Hương Sơ (nguồn: (a)Viện kiến trúc quốc gia; (b) Google map; (c) tác giả) Song song với việc di dời là công tác xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ giải phóng mặt bằng. Khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 có quy mô tổng diện tích 73 ha và giai đoạn 2 là 32 ha. Địa điểm bố trí tái định cư tại khu quy hoạch phường Hương Sơ, thành phố Huế với hình thức tái định cư tập trung (hình 3). Nguồn vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước. Công tác bồi thường, hỗ trợ cho 2 giai đoạn này được thực hiện theo Khung chính sách Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I, hệ thống di tích Kinh thành huế thuộc quần thể di tích Cố đô Huế. 3.2. Kết quả nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân 3.2.1. Nhận thức về tác động kinh tế Hình 4. (a)Đặc điểm tuổi và giới tính của các hộ khảo sát; (b)Trình độ học vấn; (c) Tình trạng việc làm (nguồn: tác giả) Khảo sát bằng bảng hỏi được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, bao gồm 2 thành phần: hộ gia đình chuẩn bị hoặc đang trong quá trình di dời trên Thượng thành, Eo bầu và những hộ đã tái định cư tại khu quy hoạch phường Hương Sơ. Trong 76
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) tổng số 59 cuộc khảo sát (32 nữ và 27 nam), hầu hết người được phỏng vấn đều tập trung ở độ tuổi trên 36. Trong đó, những người lớn tuổi tham gia khảo sát là người đã sống lâu năm tại khu vực Thượng thành, Eo bầu tối đa 75 năm và tối thiểu là 3 năm, họ có hiểu biết về nguồn gốc từ những ngày đầu sống trên Thượng thành, Eo bầu. Những người được phỏng vấn trong độ tuổi lao động bao gồm 60% người làm nghề tự do, 17% người thất nghiệp, 19% người làm công ăn lương và 3% sinh viên. Bên cạnh đó, trình độ học vấn có thể nhận thấy là khá thấp, chỉ có 11% học đại học hoặc cao đẳng, 30% học đến cấp 3, 34% học đến cấp 2 và 25% chỉ học đến tiểu học hoặc bỏ học. Với 60% người được phỏng vấn làm nghề tự do, những người trên 65 tuổi trước đây cũng không có công việc và lương cố định. Đa phần là buôn bán nhỏ lẻ như: tạp hóa, hàng ăn, đồng nát, thợ nề… thì trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến công việc. Tuy nhiên, hạn chế về trình độ học vấn là rào cản lớn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Hình 5. Tác động kinh tế (nguồn: tác giả) Kết quả khảo sát cho thấy, thu nhập của họ khá thấp với mức dưới 1 triệu/tháng là 29%, 1-3 triệu/tháng chiếm 24%, 3-5 triệu/tháng chiếm 20%, 5-7 triệu/tháng chiếm 17% và chỉ có 10% thu nhập hơn 7 triệu/tháng. Những người đi làm cho biết thu nhập trước và sau di dời không thay đổi nhiều. Trên khu vực Thượng thành, Eo bầu cũng có rất ít các hộ dân sử dụng phần đất sinh sống để kinh doanh, làm dịch vụ vì vậy thu nhập của người dân khi di dời không phụ phuộc ở đó. Đa số họ đều có công việc làm riêng của mình, một số có việc làm theo mùa vụ, kinh doanh, một số thất nghiệp nhưng nguyên nhân không đến từ tái định cư mà từ lí do khách quan là đại dịch Covid-19. Người dân mất đi việc làm và công tác di dời đã làm cho họ trở nên khánh kiệt, dẫn đến nhiều căng thẳng xảy ra trong cuộc sống. Ví dụ: người dân sau khi được đền bù đất, trừ những hộ có tiền tiết kiệm sử dụng cho xây nhà, thì số còn lại không có khả năng xây nhà mới. Chưa kể đến một số hộ phải trả thêm tiền cho việc chênh lệch tài sản. Thêm vào đó, công việc bấp bênh của họ dẫn đến việc bán đất tái định cư hoặc thuê nhà ở giá rẻ bên ngoài. 2 trong số 59 hộ được khảo sát có con phải bỏ học do mất đi thu nhập. Trong các câu hỏi về cơ hội việc làm và đầu tư thương mại khi chuyển sang nơi sống mới. Chỉ 22% và 14% đồng ý lần lượt cho 2 vấn đề này do hầu 77
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … hết người dân đến ở chỗ mới trong thời gian ngắn (1-6 tháng) nên hạn chế trong việc tiếp cận nơi ở mới để tìm ra các tiềm năng kinh tế từ đó mức sống của họ cũng chưa có nhiều thay đổi ngoại trừ việc thay đổi nơi ở khang trang hơn. 3.2.2. Nhận thức về tác động văn hóa, xã hội Từ nhận thức về tác động văn hóa xã hội, những người được phỏng vấn cho rằng tái định cư ảnh đã ảnh hưởng đáng kể đến giá trị truyền thống và “tình làng nghĩa xóm”. Thực tế, một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra việc tái định cư có thể phá hủy các mạng lưới xã hội và sự gắn kết hiện có vì mọi người bị chia cắt, chuyển đến nơi ở mới (Cernea, 1997; Robinson, 2003). Nghĩa là họ đang bị chia cắt với những người hàng xóm trước đây với 44% đồng ý. Tuy nhiên điều này lại cho họ cơ hội mở rộng sự kết nối với xã hội lại với 37% số người đồng ý. Nếu bỏ qua con số 50% không có ý kiến vì khoảng thời gian chuyển chỗ ở mới quá ngắn, thêm vào đó là bận rộn với công tác xây dựng nhà mới vì vậy họ không có thời gian để tìm hiểu xung quanh nơi ở mới. Một điều đáng lưu ý trong nhận thức về tác động văn hóa xã hội, có 61% người được phỏng vấn không đồng ý với khả năng tiếp cận giáo dục, y tế ở môi trường mới. Khu quy hoạch tái định cư phường Hương Sơ, phía Bắc thành phố Huế, cách nơi ở cũ từ 2-5 km tùy khu vực. Việc tiếp cận đến các cơ sở hạ tầng và dịch vụ cơ bản như trường học, trung tâm y tế, chợ…xa hơn so với nơi ở cũ. Cụ thể, các trường học chất lượng hơn nằm ở trung tâm thành phố, bên trong Kinh thành, việc đi học và đưa đón dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc tiếp cận các dịch vụ y tế cũng không được phản hồi tích cực vì tiếp cận thiếu thuận tiện. Các bệnh viện lớn tập trung ở phía Nam chỉ cách nơi ở cũ từ 1-3 km, và cách nơi ở mới đến trên 6 km. Hình 6. Tác động văn hóa-xã hội (nguồn: tác giả) 3.2.3. Nhận thức về tác động môi trường Căn cứ vào trình độ học vấn, các đặc điểm nhân khẩu học sẽ ảnh hưởng đến nhận thức của người dân về xã hội, văn hóa và môi trường. Những người được giáo 78
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) dục tốt hơn có thể có những hiểu biết toàn diện và khách quan hơn về vấn đề tái định cư. Tuy nhiên, dựa vào số lượng người sống lâu năm ở khu vực Thượng thành, Eo bầu, tôi đã đặt ra 3 câu hỏi để hiểu hơn nhận thức của họ về tác động môi trường. Kết quả nhận được số lượng lớn người dân ủng hộ tác động tích cực của việc tái định cư đối với môi trường. Con số 69% và 68% là người được phỏng vấn đồng ý cho lần lượt câu hỏi về môi trường sinh thái tự nhiên của Kinh thành được phục hồi và cảnh quan du lịch được bảo vệ. Với câu hỏi khi người dân di dời hết, trả lại “không gian trống” cho Kinh thành thì đây sẽ trở thành vùng đất thiếu sự sống và linh hồn. Như dự đoán có 47% người không có ý kiến hoặc không hiểu câu hỏi này. Tuy nhiên kết quả nhận được số người đồng ý và không đồng ý là tương tự. Hơn nữa, họ có những ý kiến của cá nhân khá sâu sắc về tương lai Thượng thành, Eo bầu, các đơn vị quản lí sẽ có những kế hoạch gì để bảo tồn và phát huy di sản đó sao cho việc di dời của họ là có ý nghĩa. Hình 7. Nhận thức về tác động tài nguyên môi trường (nguồn: tác giả) 3.2.4. Nhận thức về tác động chính sách tái định cư Quá trình tái định cư áp dụng theo Khung chính sách do UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành tháng 11/2018. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, nghiên cứu này ghi nhận những vấn đề mà người dân không đồng tình nhưng trong giới hạn nghiên cứu không đối chiếu với những quy định cụ thể về bồi thường đất và nhà trong Khung chính sách. Cụ thể, thứ nhất người được phỏng vấn không hài lòng giá đất được bồi thường đặc biệt là những hộ ở vị trí mặt đường chính. Họ cho rằng giá đất theo Khung không phù hợp vì giá đất ở khu vực thành phố không thể so sánh với vùng ven. Có thể nói rằng người dân đã chủ quan đánh giá cao vị trí địa lí và dựa trên giá thị trường mà quên đi giá theo Khung chính sách đã được thông qua công tác khảo sát và tính toán phù hợp cho từng vị trí khu vực di dời. Thứ hai, một trong những luật hỗ trợ thiệt hại về nhà ở: những người sống trong căn nhà mà có số tiền bồi thường nhỏ hơn 120 triệu đồng thì được hỗ trợ cho đủ 120 triệu đồng để có điều kiện làm nhà nơi ở mới. Nhưng thực tế là những hộ có tài sản như vậy thường sống trong những ngôi nhà cấp 4 hoặc nhà tạm, về bản chất trước 79
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … đó đến khi di dời họ cũng đã không có đủ số tiền tích lũy để sửa nhà chứ chưa nói đến xây nhà mới chỉ với số tiền đền bù nói trên. Chưa kể số tiền nhà được đền bù sử dụng để trả nợ đất do đất ở Thượng thành, Eo bầu có diện tích nhỏ hơn phần đất tái định cư. Cuối cùng, vấn đề bất cập nhất là thời hạn trả nợ đất theo quy định ban đầu là 5 năm được đổi thành 3 tháng sau khi các hộ dân nhận đất. Vì vậy các hộ này đều có nguy cơ bán đất, thuê nhà ở, về quê hoặc cầm cố ngân hàng cho mảnh đất mới được cấp để trả nợ đất và trang trải cuộc sống hoặc vay tín dụng đen với lãi suất thấp để trả nợ. Cuối cùng họ trở thành những người sống trong nợ nần hoặc vô gia cư. 3.3. Kết quả nghiên cứu tác động của tái định cư đến nơi ở mới của người dân Hình 8. Đánh giá sự hài lòng với nơi ở mới (nguồn: tác giả) Khu vực Thượng thành, Eo bầu có 1248 hộ bị ảnh hưởng bởi dự án. Trong đó: Số hộ khu vực Thượng thành: 523 hộ trong đó có 290 hộ chính và 233 hộ phụ; Số hộ khu vực các Eo bầu: 725 hộ trong đó có 370 hộ chính và 355 hộ phụ. Tổng diện tích nhà là 67.103,1 m² trong đó chủ yếu là nhà cấp IV và nhà tạm (nhà cấp IV: 62.955,1 m², nhà cấp III: 738 m², nhà tạm: 3.410 m²) (Khung chính sách, 2018). Theo đó nhu cầu quỹ đất tái định cư để thực hiện dự án tương ứng là 1248 lô với 20% đất dự phòng (tương ứng 250 lô) cho khu vực Thượng thành, Eo bầu. Trung bình diện tích mỗi hộ lần lượt là: 60 m², 100 m², 150 m², 200 m². Vậy có thể tính toán diện tích đất ở cần phần lô như sau (trong giới hạn nghiên cứu này, diện tích sẽ được tính toán với 2 lô 60m2, 100m2 tương ứng diện tích các hộ được khảo sát ghi nhận được: (660 hộ chính + 132 (dự phòng 20%)) x 100 m² = 79.200 m²; (578 hộ phụ + 118 (dự phòng 20%)) x 60 m² = 41.760 m² . Vậy tổng diện tích đất ở cần để phân lô là 120.960 m². Đây là số diện tích lớn gần gấp đôi diện tích nhà cũ của các hộ dân. Diện tích thu hồi đất là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc xây dựng nhà ở, tái kinh doanh tạo thu nhập cho gia đình sau dự án. Bên cạnh đó, công tác phục vụ tái định cư đã được thực hiện trước để đảm bảo đầy đủ hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhu cầu tái định cư theo các giai đoạn. Các câu trả lời về mức độ hài lòng cho điều kiện cơ sở hạ tầng; nguồn điện; nguồn nước; không khí; 80
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) không gian mở; an ninh; quản lí chất thải; điều kiện vệ sinh; kích thước và không gian ngôi nhà; sự tiện nghi trong ngôi nhà đều nhận được phản hồi rất tích cực. 4. KẾT LUẬN Nhiều tài liệu đã đưa ra kết quả về tác động của tái định cư đến sinh kế, đến nhận thức của người dân trong các vấn đề liên quan đến văn hóa, xã hội, môi trường hoặc đánh giá sự hài lòng của họ đối với các chính sách tái định cư. Tuy nhiên mỗi trường hợp nghiên cứu lại có một bối cảnh, đặc điểm dân cư là khác nhau. Ngoài mục tiêu chung là di dời tái định cư để tái quy hoạch, tái tạo môi trường cảnh quan, thì điều này còn liên quan đến định hướng phát triển du lịch hay bảo tồn phát huy giá trị di sản của địa điểm đó. Song song với kế hoạch di dời, tái định cư, trả lại mặt bằng là việc tạo điều kiện cho các hộ di dời ra khỏi vùng cần giải tỏa có cuộc sống ổn định và tốt hơn. Cả 2 vấn đề nếu được thực hiện một cách tích cực thì đó mới là một dự án thành công. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, cộng đồng người dân chịu tác động bởi di dời, tái định cư đã nhận được một số điều tích cực như: hệ thống cơ sở vật chất của khu định cư mới cải thiện dẫn đến chất lượng cuộc sống nâng cao hơn; mặc dù vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến đền bù, hầu hết người dân có nhận thức tích cực về tác động của di dời đến môi trường và di sản. Bên cạnh đó, tác động của dự án và đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế của mỗi hộ gia đình. Người dân theo thời gian sẽ thích nghi với nơi ở mới, tuy nhiên trước mắt họ không hài lòng về khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục, y tế ở môi trường mới. Khi tái định cư diễn ra sẽ đồng nghĩa với sự thay đổi hầu hết khía cạnh trong cuộc sống của người dân, họ trở thành một cộng đồng dễ bị tổn thương. Vì vậy tài chính đóng vai trò quan trọng cho sự phục hồi ban đầu. Nhiều gia đình trở nên khánh kiệt, chịu áp lực trực tiếp từ đại dịch, họ lại gặp phải một vấn đề bức xúc liên quan đến thời gian trả nợ đất. Bên cạnh đó là việc xác định “lý lịch” cho nhiều ngôi nhà mà thực tế trong thời gian khảo sát nhiều trường hợp vẫn chưa giải quyết được. Cơ quan quản lý cần thống nhất về lộ trình thực hiện hoặc nên có những gói hỗ trợ vay với lãi suất phù hợp điều kiện các hộ gia đình đồng thời phù hợp với chính sách nhà nước; giám sát quá trình giải quyết cũng như có bước khảo sát dài hơi thông qua nhiều kênh trước khi thực hiện tái định cư. Thêm vào đó, cần nâng cao vai trò của người dân trong việc lựa chọn khu tái định cư, lựa chọn mẫu nhà xây dựng để phù hợp lối sống và tôn trọng ý kiến khảo sát từ người dân trong quá trình tiền dự án. Cuối cùng, nếu di sản được tiếp cận trong một bối cảnh rộng lớn sẽ phải đi đôi với việc quản lý phức tạp hơn nên chính quyền cấp cao sẽ lựa chọn trả lại di sản về vị thế độc lập. Tuy nhiên, chính quyền các cấp cần có cái nhìn linh hoạt trước các vấn đề của người dân sống trong khu di tích. Họ không phải lúc nào cũng nằm trong vấn đề tái định cư để trả lại mặt bằng cho di sản. Di sản không có hoạt động người dân gắn 81
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … liền, chỉ để tham quan như một hình ảnh hay tượng đài cần được bảo vệ thì cảm giác là di sản đã chết. Trên thực tế, một số bộ phận dân cư đã gắn liền với các di tích từ lâu và họ là một phần của lịch sử. Nếu người dân được tạo điều kiện thuận lợi sẽ tham gia bảo vệ di tích, cải thiện môi trường di tích có thể sẽ làm cho di tích trở nên sống động, hấp dẫn hơn. Do đó việc tái định cư toàn bộ hay một phần nên được xem xét. LỜI CẢM ƠN Bài báo này là kết quả của đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế mã số DHH2021-01-184. Tôi xin chân thành cám ơn Đại học Huế, Trường Đại học Khoa học đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Alice Nikuze, Richard Sliuzas, Johannes Flacke, Martin van Maarseveen (2019). Livelihood impacts of displacement and resettlement on informal households – a case study from Kigali, Rwanda, Habitat international. [Online], Vol. 86, p.38-47, Website: https://www.sciencedirect.com [2]. Hồ Kiệt, Trần Văn Hòa, Hồ Nhật Linh (2017). Ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng đến sinh kế của người dân bị thu hồi đất tại khu kinh tế Nhơn Hội, tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế, Tập 126, số 3C, tr. 195-205. [3]. Kai Wang, Menghan Wang, Chang Gan, Mihai Voda (2019). Residents’ Diachronic Perception of the impact of ecological resettlement in a World heritage site, International journal of Environment Research and Public Health. [Online], Vol. 16, Issue 19. Website: https://www.mdpi.com/1660-4601/16/19/3556# [4]. Le Ngoc Van Anh (2021). Study on the resettlement impacts on the environment and perception of residents in the world heritage site of Hue citadel (case study: Thuong Thanh and Eo Bau), Research Experiences on the Significance of International Cultural Heritage, Ancona, Italy. [5]. Nguyễn Công Định, Võ Hoàng Hà (2017). Sinh kế sau tái định cư – trường hợp nghiên cứu tại dự án hồ Tả Trạch, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí Khoa học Quản lý và Kinh tế. Tập 3, tr. 51–76 [6]. Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hữu Ngữ, Trần Thị Phượng, Hồ Việt Hoàng (2020). Đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Kỷ yếu hội thảo Thực trạng Quản lý đất đai và bất động sản ở miền trung và tây nguyên năm 2020, p. 118-131. [7]. Nguyen Thi Ngan Anh, Suraiyati Rahman (2023). Residents’ Perception toward the environment impacts of rural tourism development – the case study of Da Lat city, Vietnam, Journal of Malaysian Institute of Planners. Vol. 21, Issue 4, p.424-437. [8]. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2018). Khung chính sách Di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I hệ thống di tích Kinh thành Huế thuộc quần thể di tích cố đô Huế. 82
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 24, Số 1 (2024) STUDYING THE IMPACTS OF RESETTLEMENT ON THE RESIDENTS’ PERCEPTION IN THUONG THANH, EO BAU – HUE CITADEL Le Ngoc Van Anh Architecture Faculty, University of Sciences, Hue Univsersity Email: lnvanh@hueuni.edu.vn ABSTRACT This article is cited from the results of research which is carried out based on the project "Relocation, clearance of zone 1 of Hue Citadel, belonging to the complex of Hue ancient capital relics" in the period 2019-2021, deployed by the People's Committee of Thua Thien Hue province. The research objects in this article are residents in Thuong Thanh and Eo Bau (Hue Citadel) and the resettlement planning area of Huong So ward. Based on interviews conducted from January to June 2021, this article discusses the impact of resettlement on the residents' perceptions of economic, social, cultural, and environmental policies and community satisfaction when changing places of residence. Keywords: resettlement, perception, satisfaction, Thuong Thanh, Eo Bau Lê Ngọc Vân Anh sinh năm 1985 tại TP Huế. Bà tốt nghiệp khoa Kiến trúc, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế năm 2008; năm 2013 bà nhận học vị tiến sĩ kiến trúc tại trường Đại học Bách khoa Marche, Italy. Hiện nay, bà là giảng viên khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc thích ứng khí hậu; nhà low-cost; nhà ở xã hội; Du lịch bền vững; Du lịch và kiến trúc; Ứng dụng công nghệ trong kiến trúc; Tái định cư và di sản. 83
- Nghiên cứu tác động của tái định cư đến nhận thức của người dân khu vực Thượng Thành, Eo Bầu … 84
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU DAO ĐỘNG Ô TÔ
49 p | 729 | 108
-
Đánh giá các tác động của quá trình khai thác bauxit đến môi trường đất- Chương 2&3
16 p | 278 | 85
-
Nghiên cứu tác động của chính sách giá điện đến phát triển điện mặt trời lắp mái nối lưới tại Việt Nam
6 p | 117 | 14
-
Ảnh hưởng của nổ mìn đến cường độ của kết cấu bê tông đang đông cứng - TS. Nguyễn Quang Cường
8 p | 82 | 7
-
Tác động của thương mại quốc tế đến an ninh lương thực tại các quốc gia Đông Nam Á
9 p | 28 | 4
-
Bước đầu nghiên cứu tác động của cống đập Ba Lai đến hệ sinh thái nhân văn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre
20 p | 48 | 4
-
Tác động của đô thị hóa đối với không gian kiến trúc làng nghề hoa - cây cảnh Kim Chi, xã Nghi Ân, thành phố Vinh
7 p | 49 | 4
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của độ cứng tường xây đến đặc trưng động lực học và phản ứng công trình chịu tải trọng tĩnh và động
7 p | 13 | 4
-
Nghiên cứu dao động của máy rotor đặt trên gối đỡ vòng bi khi thay đổi trạng thái cân bằng và không đồng trục
3 p | 54 | 3
-
Một số nghiên cứu về móng cọc ma sát chịu tải trọng động thẳng đứng
7 p | 36 | 3
-
Nghiên cứu, các loại vật liệu sơn polyurea và sợi FRP trong gia cường kết cấu chính công trình chịu tác động của tải trọng nổ
6 p | 43 | 3
-
Sử dụng mô hình hyperbolic đơn giản nghiên cứu ứng xử của cọc đơn chịu tải trọng thắng đứng
7 p | 79 | 3
-
Nghiên cứu thành phần động của tải trọng gió cho các công trình tháp, trụ thép
3 p | 62 | 3
-
Đánh giá tác động của xe rơ moóc lên sự hoạt động của nút giao
9 p | 61 | 2
-
Dự báo độ lún lớp móng đường sắt dưới tác động của tải trọng động
3 p | 9 | 2
-
Phương pháp xác định tốc độ phát triển vết nứt trong bê tông siêu tính năng gia cố cốt sợi dưới tác động của tải trọng va đập, nổ
3 p | 13 | 2
-
Nghiên cứu tính phí truyền tải trong thị trường điện theo phương pháp tham gia biên
5 p | 60 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn