Nghiên cứu thành phần hóa học có cấu trúc Alkaloids từ cây Ngô thù du Việt Nam (Evodia rutaecarpa)
lượt xem 2
download
Ngô thù du (tên khoa học là Evodia rutaecarpa thuộc họ Cam, Rutaceae) là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, sốt nóng, đau bụng… Bài viết trình bày việc nghiên cứu thành phần hóa học có cấu trúc Alkaloids từ cây ngô thù du Việt Nam (Evodia rutaecarpa).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu thành phần hóa học có cấu trúc Alkaloids từ cây Ngô thù du Việt Nam (Evodia rutaecarpa)
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÓ CẤU TRÚC ALKALOIDS TỪ CÂY NGÔ THÙ DU VIỆT NAM (EVODIA RUTAECARPA) STUDY ON THE ALKALOID CONSTITUENTS OF VIETNAMESE EVODIA RUTAECARPA TRẦN MẠNH HÙNG*, MAI THỊ SƯƠNG SA*, VÕ THỊ THƯƠNG* DƯƠNG THỊ THUẤN*, NGUYỄN PHƯƠNG LAN* NGUYỄN PHI HÙNG** TÔ ĐẠO CƯỜNG*** TÓM TẮT Ngô thù du (tên khoa học là Evodia rutaecarpa thuộc họ Cam, Rutaceae) là một trong những dược liệu quý trong y học cổ truyền dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm, sốt nóng, đau bụng… Bằng các phương pháp sắc ký, chúng tôi đã phân lập được sáu hợp chất hóa học có cấu trúc dạng indolopyridoquinazolinone alkaloid có tên là rutaecarpine (1), evodiamine (2), 7-hydroxyrutaecarpine (3), ketoyobyrine (4), ketoyobyrine 16-methyl ether (5), và norketoyobyrine (6), dựa trên các đặc điểm hóa lý, sự phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân và qua sự so sánh với các công bố khoa học trước đó. Đây là những hợp chất quan trọng trong thực vật này và là sự công bố cấu trúc chi tiết lần đầu tiên của dược liệu Ngô thù du của Việt Nam. ABSTRACT Ngo-thu-du (Evodia rutaecarpa, Rutaceae) is one of the most important traditional plant in oriental medicine. It was used as anti-inflammation, anti-fever, anti-apdominal pain, and many other diseases. In our experiment, from the fruit of E. rutaecarpa, six natural compounds as rutaecarpine (1), evodiamine (2), 7-hydroxyrutaecarpine (3), ketoyobyrine (4), ketoyobyrine 16-methyl ether (5), and norketoyobyrine (6), with the chemical structure belonging to indolopyridoquinazolinone alkaloid skeleton, were isolated. They are the main constituents of this plant and this is the first time those compounds have been isolated from the Vietnamese original E. rutaecarpa. 1. Giới thiệu Tên gọi: Ngô thù du (NTD) còn gọi là Ngô thù, Thù du, là quả chín phơi khô của cây có tên khoa học là Evodia rutaecarpa (Juss.) Benth thuộc họ Cam (Rutaceae) [1]. Ở nước ta, cây thuốc được phát hiện ở tỉnh Hà Giang có tên là Xà lạp hay Ngô thù. Trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc còn các loại Ngô thù khác cũng dùng quả chín làm thuốc như Thạch hổ Evodia rutaecarpa (juss.) Benth.var. officinalis (Dode) Huang và Sơ mao Ngô thù du Evodia rutaecarpa (Juss) Benth. var. bonidieri (Dode) Huang. Mô tả: Cây cao chừng 2.5-5.0 m. Cành màu nâu hay tím nâu, khi còn non có * TS, và cộng sự Trường Đại Học Duy Tân 285 ** TS, Trường Đại học Chosun Hàn Quốc *** TS, Trường Đại học Công giáo Deagu Hàn Quốc
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân mang lông mềm dài, khi già lông rụng đi, trên mặt cành có nhiều bì khổng. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ. Cả cuống và lá dài độ 15-35 cm, hai đến 5 đôi lá chét có cuống ngắn. Trên cuống lá và cuống lá chét có mang lông mềm. Lá chét dài 5-15 cm, rộng 2.5-5.0 cm, đầu lá chét nhọn, dài, mép nguyên, 2 mặt có lông màu nâu mịn, mặt dưới nhiều hơn, soi lên ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu. Hoa đơn tính khác gốc, đa số những hoa nhỏ tụ thành từng tán hay đặc biệt thành chùm. Cuống hoa trông to thô có nhiều lông, màu nâu mềm. Hoa màu vàng trắng, hoa cái lớn hơn hoa đực. Xuất xứ: Loại cây này mọc nhiều ở nhiều tỉnh của Trung Quốc như Quí Châu, Quảng Tây, Vân Nam, Tứ Xuyên v.v.. [1, 2]. Ở Việt Nam có ở Hà Giang Tác dụng dược lý: Vị thuốc này trong đông y thường được dùng để trị sốt nóng, đau bụng, nôn nghịch, nuốt chua, đầu đau do quyết âm bệnh, tạng hàn, tiêu chảy, bụng trướng đau, cước khí, sán khí, miệng lở loét, răng đau, thấp chẩn, thủy đậu [2]. Trong một số nghiên cứu mới đây, dịch chiết của NTD có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau giống chất antipyrin, điều trị huyết áp cao, điều trị rối loạn vị, chữa trị các bệnh ngoài da như eczema, viêm da thần kinh có hiệu quả [3-6]. Trong các bài nghiên cứu đã công bố từ các tác giả Trung Quốc và Nhật Bản, thành phần hóa học chiếm khối lượng lớn từ lá, thân, rễ và quả của NTD là các chất dạng alkaloid như evoden, ocimene, evodin, evodol, gushuynic acid, evodiamine, rutaecarpine [6-9]. Các hợp chất này đã được thử các hoạt tính sinh học như chống viêm, chống đông máu, chống tiêu chảy, làm tăng co bóp cơ tim, chống béo phì và tăng khả năng miễn dịch [10-15]. Độc tính: Nếu dùng lượng lớn NTD trong cùng một thời điểm thì sẽ gây tác dụng kích thích thần kinh trung ương và có thể dẫn đến rối loạn thị giác, gây nên ảo giác [7, 8]. Tuy nhiên, độc tính của Evoxine rất thấp, liều chích tĩnh mạch gây chết (LD50) ở chuột nhắt là 135g/kg [9]. Dược liệu này thường nhập của Trung Quốc vì nguồn cung cấp ở Việt Nam còn thiếu và không được trồng và thu hái theo quy củ, luôn mang tính tự phát. Trong các nghiên cứu của nhóm chúng tôi, dựa trên các kết quả sàng lọc sơ bộ, chúng tôi đã nhận thấy cây NTD mọc ở Việt Nam cũng có các hoạt tính sinh học tương tự như của Trung Quốc, do đó chúng tôi đã chọn NTD Việt Nam để nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học và tiến tới sử dụng các hợp chất này để kiểm tra hoạt tính sinh học trong điều trị các bệnh. 2. Thiết bị, nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm Để tiến hành phân tích thành phần hóa học của cây Ngô Thù Du Việt Nam, làm cơ sở cho việc kiểm tra hoạt tính sinh học phục vụ điều trị bệnh sau này, chúng tôi đã sử dụng một số thiết bị thí nghiệm hiện đại, một số nguyên liệu hóa chất và áp dụng phương pháp tách chiết, cụ thể như sau: 1. Về thiết bị: - Máy đo nhiệt Beotius: đo điểm nóng chảy 286
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC - Máy Jassco DIP 1000 (Tokyo, Japan): đo độ quay cực (αD) - Máy UV 1201 (Japan): ghi lại Phổ UV - Máy FRIT Impact 410 (Korea): Phổ hồng ngoại (IR) ghi dưới dạng viên nén KBr - Máy VG Trio Mass Spectroscopy: ghi Phổ khối MS - Máy Q-TOF-2 (Japan): ghi phổ khối phân giải cao ion hóa bụi điện tử thức dương HR-ESI-MS. - Máy Brucker 400 MHz (German) với TMS là chất nội chuẩn: ghi phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR 2. Về nguyên liệu: - Bột Silicagel cỡ 70-230 và 270-400 mesh, pha đảo RP-18 gel cỡ 40-60 μm, bản mỏng TLC Si-gel 60 F254 được mua từ hãng Merck (German). - Các dung môi hóa chất hữu cơ dùng cho tách chiết đều được mua từ hãng hóa chất Daejung, Korea và ở dạng tinh khiết hoàn toàn. - Quả của cây NTD (Fructus) được thu hái ở Cao Bằng, và được định danh bởi Tiến sĩ Phạm Thanh Huyền, trưởng khoa Tài Nguyên Thực Vật, Viện Dược Liệu Việt Nam (NIMM), số 3B, Quang Trung, Hà Nội. Mẫu tiêu bản quả khô NTD (a voucher specimen) được lưu lại với mã số (TMH-0126) tại phòng lưu trữ mẫu dược liệu, khoa Dược, Đại học Công giáo Daegu, Hàn Quôc (Catholic University of Daegu, Kyeongbuk, Korea). 3. Phương pháp tách chiết (Extraction and Isolation) Quả NTD được phơi khô trong bóng râm tại nhiệt độ phòng sau đó được nghiền thành bột. Bột này (2.0 kg) được chiết nóng hồi lưu với methanol 3 lần, sau đó được quay khô trong máy cất quay chân không để loại bỏ methanol. Lượng cao tổng thu được tiếp theo được hòa tan vào nước cất (H2O) và lắc đều với các dung môi hữu cơ n-hexane, ethyl acetate, n-buthanol. Sau khi cô đặc các phân đoạn trên thu được các cao của từng phân đoạn tương ứng là: cao n-hexane (10.2 g), cao ethyl acetate (28.4 g) và cao n-buthanol (61.1 g). Phần dịch nước còn lại được thu gom vào lưu trữ trong tủ lạnh -4 oC để tránh mốc, dùng cho các thí nghiệm tiếp theo. Cao n-hexane được tách sơ bộ trên cột silica gel với hệ dung môi hexane-acetone theo tỉ lệ (50:1 ~ 1:1) thành 15 phân đoạn nhỏ, ký hiệu là H.1 ~ H.15. Từ phân đoạn nhỏ H-10, chúng tôi tiếp tục sử dụng cột silicagel, rửa giải bằng hệ dung môi hexane-ethyl acetate với tỉ lệ 10:1, sau đó thu lại các phân đoạn nhỏ hơn và dùng phương pháp kết tinh lạnh để thu được hợp chất 1 (18 mg), 2 (4.6 mg), và 3 (11.2 mg). Tiếp theo, phân đoạn H-12 được đưa vào hệ sắc ký lỏng trung áp (MPLC, Yamazhen, Japan) dùng hệ dung môi chloroform:methanol (20:1 và 10:1) với đầu dò UV 254 nm, thu được các hợp chất 4 (2.4 mg), 5 (7.5 mg) và 6 (11.4 mg). Các hợp chất này đều được kiểm tra qua máy sắc ký lỏng cao áp HPLC và có độ tinh sạch trên 95 %. 287
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân 3. Kết quả và thảo luận (Results and Discussion) Cao chiết methanol của quả NTD được hòa tan trong nước và phân tách lần lượt trong các dung môi theo tính phân cực tăng dần là n-hexane, ethyl acetate và n-buthanol. Phân đoạn n-hexane đã được tiếp tục nghiên cứu bằng các phương pháp sắc ký (column chromatography) hiện đại sử dụng silica gel pha thường và pha đảo thu được sáu hợp chất tinh sạch (1–6) (Hình 1). Các chất này có phản ứng dương tính với thuốc thử Dragendoff, chứng tỏ chúng đều là các hợp chất có chứa nguyên tử nitro (nitrogen, N) Hợp chất số 1: Theo phân tích trên phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 287.1 [M]+ ứng với công thức phân tử (molecular formula) C18H13N3O. Các mũi cơ bản khác trên phổ này đặc trưng cho sự phân mảnh của hợp chất quinolone alkaloid có chứa 3 phân tử nitro. Theo các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR), chúng tôi thấy có sự xuất hiện của 18 phân tử cacbon (C) trong đó có 8 methine carbon (bậc 3), là các carbon của vòng thơm (aromatic ring), và 2 methylene carbon (bậc 2), cùng với sự xuất hiện của các proton (phân tử hydro) của vòng thơm ở các vị trí xung quanh δH 7.17-8.34 ppm, và 2 nhóm methylene proton nằm trong khoảng δH 3.24 – 4.60 ppm. Đây là một đặc trưng của nhóm cấu trúc hóa học có dạng indolopyridoquinazolinone alkaloid, dạng cấu trúc có chứa trong cây NTD đã được các nhà khoa học trước đây công bố [3]. Thêm vào đó, sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 1 được xác định tên là rutaecarpine [3, 4, 6]. OH N O N O N O N N N H H H N N N 1 2 3 N O N O N O N N N H H H 4 5 MeO 6 Hình 1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất được chiết ra từ quả Ngô thù du (1–6). Hợp chất số 2: Dựa trên phân tích trên phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 307.1 [M]+ ứng với công thức phân tử C19H19N3O. Các mũi cơ bản khác trên phổ này đặc trưng cho sự phân mảnh của hợp chất quinolone alkaloid có chứa 3 phân tử nitro (N) giống như chất số 1. Theo các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR), chúng tôi thấy có sự xuất hiện của 19 phân tử cacbon (C) trong đó các methine carbon (bậc 3), là các carbon của vòng thơm (aromatic ring), methylene carbon (bậc 2), cùng với sự xuất hiện của các proton (phân tử hydro) của vòng thơm ở các vị trí xung quanh δH 7.15 ~ 8.36 ppm, và 2 nhóm methylene proton nằm trong khoảng δH 3.24 ~ 4.60 ppm. Đặc biệt, trên phổ cộng hưởng từ 13C NMR còn có sự xuất 288
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC hiện của một đỉnh methyl carbon (CH3) ở vị trí δC 37.3 ppm và có độ dịch chuyển hóa học δH 2.80 ppm (3H, s). Đây là nhóm N-methyl đặc trưng trong khung cấu trúc hóa học dạng indolopyridoquinazolinone alkaloid. Sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 2 được xác định tên là evodiamine [7, 9]. Hợp chất số 3: Hợp chất này có các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR) giống như hợp chất số 1 và số 2. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn là ở vị trí carbon số 7 (C-7). Trên phổ cộng hưởng từ 13C NMR còn có sự xuất hiện của một đỉnh hydroxy carbon (C-OH) ở vị trí 74.8 ppm, tại vị trí này, proton (H-7) có độ dịch chuyển hóa học δH 6.91 ppm với hình dạng 2 mũi đôi (double doules) (1H, dd). Đây là đặc trưng của nhóm hydroxylated carbon trong khung cấu trúc hóa học dạng indolopyridoquinazolinone alkaloid. Dựa theo độ dịch chuyển hóa học và hằng số ghép, hướng của nhóm hydroxy (OH) được xác định là beta (β orientation). Dựa trên phân tích trên phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 305.12 [M]+ ứng với công thức phân tử C18H15N3O. Sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 3 được xác định tên là 7-hydroxyrutaecarpine [7-13]. Hợp chất số 4: Hợp chất này có các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR) giống như hợp chất số 1. Tuy nhiên có một số sự khác biệt là có sự xuất hiện thêm một nhóm methyl có độ dịch chuyển hóa học là δH 2.11 ppm (3H, s), và δC 31.0 ppm trên phổ cộng hưởng từ 1H và 13C NMR. Ngoài ra, còn có sự thay thế nitro trong khung bằng một nhóm methine carbon (CH) ở vị trí C-13 trong khung chính. Dựa trên phân tích trên phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 302.1 [M]+ ứng với công thức phân tử C20H18N2O. Sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 4 được xác định tên là ketoyobyrine [15-17]. Hợp chất số 5: Hợp chất này có các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR) giống như hợp chất số 4. Tuy nhiên có một sự khác biệt là có sự xuất hiện thêm một nhóm methoxyl có độ dịch chuyển hóa học là δH 3.84 ppm (3H, s), và δC 55.9 ppm trên phổ cộng hưởng từ 1H và 13C NMR. Dựa trên phân tích trong phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 318.2 [M]+ ứng với công thức phân tử C20H18N2O2. Sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 5 được xác định tên là ketoyobyrine 16-methyl ether [15-17]. Hợp chất số 6: Hợp chất này có các đặc điểm trên phổ proton (1H NMR) và carbon (13C NMR) giống như hợp chất số 4 và số 5. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn là ở vị trí carbon số 12 (C-12). Không có sự xuất hiện của các nhóm chức như methyl hay methoxyl tại vị trí này, thay vào đó là một proton của vòng thơm. Dựa trên phân tích trong phổ khối (ESI-MS), mũi phân tử (molecular peak) m/z 288.3 [M]+ ứng với công thức phân tử C19H16N2O. Sau khi so sánh từng vị trí và tham khảo các bài báo đã công bố trước đó, cấu trúc số 6 được xác định tên là norketoyobyrine [17]. Như vậy, từ quả của cây Ngô thù du (NTD), chúng tôi đã dùng các phương pháp sắc ký cơ bản và hiện đại để phân tích các thành phần hóa học có cấu trúc dạng quinolone alkaloid. Theo các công bố khoa học trước đây, vị thuốc có chứa NTD (Evodia rutaecarpa, người Trung Hoa gọi là Wu-Chu-Yu) là loại thảo dược phổ biến được sử dụng ở Trung Quốc để điều trị đau đầu, đau bụng, xuất huyết sau sinh, bệnh 289
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân lị và vô kinh [1]. Rutaecarpine (1), một trong những alkaloid chính của NTD thuộc họ hợp chất indolopyridoquinazoline và đã được chứng minh là có tác dụng sinh học như tăng co bóp cơ tim và chronotropic, tổng hợp vasorelaxant chống tiểu cầu và tác dụng chống viêm. Hơn nữa, rutaecarpine có tác dụng có lợi trên một số bệnh tim mạch [16, 17]. Các nhà khoa học Đài Loan cho rằng, rutaecarpine (1) và dehydroevodiamine (3) được phân lập từ quả chưa chín của cây E. rutaecarpa có khả năng gây co bóp cổ tử cung chuột trong thí nghiệm trên động vật (in vivo) [16, 17]. Gần đây vào năm 2006, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã khám phá ra dịch chiết cây NTD có khả năng bảo vệ da khỏi tác nhân tia cực tím (UBV) [18]. Ngoài ra một nhóm nhà nghiên cứu của Hàn Quốc cũng đã khám phá ra khả năng tiêu diệt tế bào ung thư bạch cầu U937 của một trong những hợp chất chính trong cây NTD là evodiamine, là hợp chất số 2 trong thí nghiệm của chúng tôi [19]. Một công bố mới đây nhất của các nhà khoa học đến từ viện nghiên cứu thuốc y học cổ truyền Trung Quốc tại Đài Loan (National Research Institute of Chinese Medicine, Taipei, Taiwan) đã cho thấy, rất nhiều các cấu trúc hóa học trong NTD đã được chứng minh là có khả năng ức chế virus H5N1 (cúm) và ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm [20]. Thêm vào đó, sự kết hợp của NTD và các vị thuốc đông y khác như nhân sâm (Panax ginseng), sắn dây (Pueraria lobata), củ mài (Dioscorea batatas), địa hoàng (Rehmannia glutinosa), bạch đậu khấu (Amomum cadamomum), và chỉ thực (Poncirus fructus) có thể làm giảm lượng đường huyết trong tế bào động vật tiểu đường [21]. Dựa vào các phân tích về tính chất hóa học và hoạt tính sinh học của các cấu trúc hóa học trong cây NTD, chúng tôi xác định đây là các nghiên cứu ban đầu về quả của cây Ngô thù du được thu hái tại Việt Nam. Do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau, rất có thể các thành phần hóa học này chiếm hàm lượng hoàn toàn khác so với các mẫu NTD mọc ở Trung Quốc hay các vùng khác trên thế giới. Đây là một thông tin quan trọng có thể giúp cho chúng ta dựa vào để tiếp tục có thêm những nghiên cứu sâu hơn về hàm lượng cũng như các ứng dụng trong điều trị bệnh của cây NTD nói chung và các hợp chất hóa học nói riêng. LỜI CẢM ƠN (ACKNOWLEDGEMENTS) Xin chân thành cảm ơn Quỹ nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ, Đại Học Duy Tân (Duy Tan University Research and Development Foundation), đã ủng hộ và giúp đỡ để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. 290
- KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. http://www.yhoccotruyen.htmedsoft.com/duochoc/caythuoc/ngo_thu_du.htm. [2]. Đỗ Tất Lợi. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y Học và Nhà Xuất Bản Hiện Đại, Tái bản lần thứ 15, Hà Nội, 378-379 (2009). [3]. Chiou WF, Liao JF, Chen CF. Comparative study of the vasodilatory effects of three quinazoline alkaloids isolated from Evodia rutaecarpa. J Nat Prod. 59(4), 374-378 (1996). [4]. Park CH, Kim SH, Choi W, Lee YJ, Kim JS, Kang SS, Suh YH. Novel anticholinesterase and antiamnesic activities of dehydroevodiamine, a constituent of Evodia rutaecarpa. Planta Med. 62(5), 405-409 (1996). [5]. Matsuda H, Wu JX, Tanaka T, Iinuma M, Kubo M. Antinociceptive activities of 70% methanol extract of evodiae fructus (fruit of Evodia rutaecarpa var. bodinieri) and its alkaloidal components. Biol Pharm Bull. 20(3), 243-248 (1997). [6]. Sheu JR, Hung WC, Lee YM, Yen MH. Mechanism of inhibition of platelet aggregation by rutaecarpine, an alkaloid isolated from Evodia rutaecarpa. Eur J Pharmacol. 318(2-3), 469-475 (1996). [7]. Yoshizumi M, Houchi H, Ishimura Y, Hirose M, Kitagawa T, Tsuchiya K, Minakuchi K, Tamaki T. Effect of evodiamine on catecholamine secretion from bovine adrenal medulla. J Med Invest. 44(1-2), 79-82 (1997). [8]. Matsuda H, Yoshikawa M, Iinuma M, Kubo M. Antinociceptive and anti-inflammatory activities of limonin isolated from the fruits of Evodia rutaecarpa var. bodinieri. Planta Med. 64(4), 339-342 (1998). [9]. Tsai TH, Chang CH, Lin LC. Effects of Evodia rutaecarpa and rutaecarpine on the pharmacokinetics of caffeine in rats. Planta Med. 71(7), 640-645 (2005). [10]. Moon TC, Murakami M, Kudo I, Son KH, Kim HP, Kang SS, Chang HW. A new class of COX-2 inhibitor, rutaecarpine from Evodia rutaecarpa. Inflamm Res. 48(12), 621-625 (1999). [11]. Sheu JR, Hung WC, Wu CH, Lee YM, Yen MH. Antithrombotic effect of rutaecarpine, an alkaloid isolated from Evodia rutaecarpa, on platelet plug formation in in vivo experiments. Br J Haematol. 110(1), 110-115 (2000). [12]. Yu LL, Liao JF, Chen CF. Anti-diarrheal effect of water extract of Evodiae fructus in mice. J Ethnopharmacol. 73(1-2), 39-45 (2000). [13]. Kobayashi Y, Hoshikuma K, Nakano Y, Yokoo Y, Kamiya T. The positive inotropic and chronotropic effects of evodiamine and rutaecarpine, indoloquinazoline alkaloids isolated from the fruits of Evodia rutaecarpa, on the guinea-pig isolated right atria: possible involvement of vanilloid receptors. Planta Med. 67(3), 244-248 (2001). [14]. Kobayashi Y, Nakano Y, Kizaki M, Hoshikuma K, Yokoo Y, Kamiya T. Capsaicin-like anti- obese activities of evodiamine from fruits of Evodia rutaecarpa, a vanilloid receptor agonist. Planta Med. 67(7), 628-633 (2001). [15]. Jeon TW, Jin CH, Lee SK, Jun IH, Kim GH, Lee DJ, Jeong HG, Lee KB, Jahng Y, Jeong TC. Immunosuppressive effects of rutaecarpine in female BALB/c mice. Toxicol Lett. 164(2), 155-166 (2006). [16]. Chiou WF, Liao JF, Chen CF. Comparative study of the vasodilatory effects of three quinazoline alkaloids isolated from Evodia rutaecarpa. J Nat Prod. 59(4), 374-378 (1996). 291
- Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân [17]. Jia S, Hu C. Pharmacological effects of rutaecarpine as a cardiovascular protective agent. Molecules. 15(3), 1873-1881 (2010). [18]. Yarosh DB, Galvin JW, Nay SL, Peña AV, Canning MT, Brown DA. Anti-inflammatory activity in skin by biomimetic of Evodia rutaecarpa extract from traditional Chinese medicine. J Dermatol Sci. 42(1), 13-21 (2006). [19]. Lee TJ, Kim EJ, Kim S, Jung EM, Park JW, Jeong SH, Park SE, Yoo YH, Kwon TK. Caspase-dependent and caspase-independent apoptosis induced by evodiamine in human leukemic U937 cells. Mol Cancer Ther. 5(9):2398-2407 (2006). [20]. Chiou WF, Ko HC, Wei BL. Evodia rutaecarpa and three major alkaloids abrogate Influenza A Virus (H1N1)-Induced chemokines production and cell migration. Evid Based Complement Alternat Med. 2011:750513. (Epub 2011 Jun 8). [21]. Yeo J, Kang YM, Cho SI, Jung MH. Effects of a multi-herbal extract on type 2 diabetes. Chin Med. 6:10 (2011 Mar 4). 292
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của dịch chiết lá cây chè xanh ở Truồi, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế
9 p | 205 | 13
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống oxy hóa của vỏ quả cà phê thu hái tại Gia Lai Coffea canephora Pierre ex A. Froehner, Rubiaceae
8 p | 21 | 6
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng kháng viêm của các chất phân lập từ phân đoạn chiết dùng CHCl3 của cao rễ cây Dây khai (Coptosapelta flavescens Korth., Rubiaceae)
9 p | 15 | 4
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của thân và lá cây Trứng cuốc (Stixis lour) họ Màn màn (Capparaceae)
7 p | 15 | 4
-
Nghiên cứu thành phần hóa học trong vỏ quả Dó bầu (Aquilaria crassna pierre Ex Lecomte)
4 p | 32 | 4
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của hàu Thái Bình Dương Crassostrea gigas
3 p | 18 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu gừng trồng ở tỉnh Phú Thọ
5 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu cây ngải cứu trồng tại Nghệ An (Artemisia vulgaris L.)
3 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxy hóa và gây độc trên tế bào ung thư của cao chiết ethanolnước rễ cây Weigela florida “Jean’s Gold”
9 p | 7 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây ráng Tây Sơn Dicranopteris linearis (Burm. F.) Underw.
6 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ củ cây Cát sâm (Millettia speciosa Champ.)
8 p | 42 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài gừng nhọn ở Việt Nam
7 p | 29 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hoá học và hoạt tính kháng vi sinh vật của hẹ (Allium tuberosum)
10 p | 18 | 3
-
Thành phần hóa học tinh dầu từ lá loài Trâm bullock (Syzygium bullockii) và loài Trâm quả trắng (Syzygium tsoongii) ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, tỉnh Hà Tĩnh
6 p | 55 | 2
-
Nghiên cứu thành phần hóa học của trà hoa vàng (Camellia quephongnensis Hakoda et Ninh) bằng khối phổ phân giải cao
5 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của lá đào (Prunus persica. S) ở Bắc Giang
8 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính chống oxy hóa của lá Trâm mốc
6 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu thành phần hóa học phân đoạn chloroform từ lá Cỏ lào (Chromolaena odorata L., Asteraceae)
5 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn