Nguyễn Thị Mai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 29 - 33<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA<br />
LÁ CÂY VÀNG ANH (SARACA DIVES)<br />
Nguyễn Thị Mai1*, Lành Thị Ngọc2<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
Trường Đại học Giao thông Vận tải<br />
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bằng các phương pháp sắc ký cột với chất hấp phụ là silicagel pha thường có cỡ hạt là 0,040-0,063<br />
mm (240-430 mesh) và pha đảo YMC (30-50 µm, FuJisilisa Chemical Ltd.), 4 hợp chất là<br />
quercitrin (1), kaemferol (2), daucosterol (3) và stigmast-5-en-3-O-(6-O-eicosanoyl-Dglucopyranoside) (4) đã được phân lập từ cặn chiết metanol của lá cây Vàng anh (Saraca dives)<br />
được thu hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc vào tháng 2 năm 2012. Cấu trúc hóa học của các hợp chất<br />
được xác định bằng các phương pháp phổ hiện đại như: phổ khối lượng ESI-MS, phổ cộng hưởng<br />
từ hạt nhân (1D-NMR: 1H, 13C-NMR và các phổ DEPT 90, DEPT 135). Đây là báo cáo đầu tiên<br />
công bố nghiên cứu về cây Vàng anh.<br />
Từ khóa: Saraca, quercitrin, kaemferol, daucosterol, sterol.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Chi Vàng anh (Saraca) là một chi thực vật<br />
thuộc họ đậu (Fabaceae) với khoảng 11 loài<br />
cây thân gỗ có nguồn gốc ở các vùng đất từ<br />
Ấn Độ, Malaysia. Các loài trong chi Vàng<br />
anh có rất nhiều tác dụng: vỏ cây có tính hàn,<br />
chữa tiêu sưng và giảm đau. Một số loài chữa<br />
phong thấp, điều hòa kinh nguyệt, ngâm rượu<br />
tẩm bổ sức khỏe. Nền y học cổ truyền lẫn y<br />
học hiện đại Ấn Độ đã dùng nhiều bộ phận<br />
khác nhau của cây Vàng anh lá nhỏ như lá,<br />
hoa, hạt và vỏ cây để điều trị nhiều bệnh.<br />
Những bệnh được khống chế hiệu quả bằng<br />
sản phẩm của cây Vàng anh lá nhỏ là lị, trĩ<br />
ngoại, giang mai, tăng tiết mật, viêm hạch cổ<br />
tử cung, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt, u xơ<br />
tử cung chảy máu, đau bụng kinh, bạch đới,<br />
chứng đái rát, sỏi bàng quang, tiêu hóa kém, u<br />
bướu, gãy xương, ung loét, biến sắc da, viêm<br />
nhiễm, bệnh trầm cảm ở phụ nữ… Những loài<br />
thường thấy mọc tự nhiên ở rừng Việt Nam là<br />
Vàng anh (Saraca dives), Vàng anh lá nhỏ<br />
(S. indica), Vàng anh Schmid (S. schmidiana)<br />
và Vàng anh Malaysia (S. thaipinensis).<br />
Trong số đó, hai loài được trồng khá phổ biến<br />
làm cây bóng mát và tạo cảnh là Vàng anh (S.<br />
dives) và Vàng anh lá nhỏ (S. indica). Vàng<br />
anh (Saraca dives) là cây gỗ nhỏ, cây trưởng<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989977674; Email: maidhgt@yahoo.com.vn<br />
<br />
thành có chiều cao khoảng 8 m, tán lá rộng,<br />
dày và tỏa đều, cho hoa vàng thắm, tập hợp<br />
thành cụm đầu cành, phủ đầy tán lá trông rất<br />
đẹp mắt, hoa thường nở từ tháng chạp đến<br />
tháng hai âm lịch [1]. Với những đặc điểm<br />
hình thái đó, Vàng anh đã được chọn đưa vào<br />
hệ thống cây xanh đô thị. Các công trình khoa<br />
học mới chỉ tập trung nghiên cứu loài Vàng<br />
anh lá nhỏ (Saraca indica), chưa có công<br />
trình nghiên cứu về thành phần hóa học và<br />
hoạt tính sinh học của Vàng anh (Saraca<br />
dives) được công bố ở trong nước cũng như<br />
trên thế giới. Trong công trình này, chúng tôi<br />
phân lập và xác định cấu trúc của 4 hợp chất :<br />
quercitrin (1), kaemferol (2), daucosterol (3)<br />
và stigmast-5-en-3-O- (6-O-eicosanoyl-Dglucopyranoside) (4) từ lá cây Vàng anh<br />
(Saraca dives).<br />
THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
Mẫu thực vật<br />
Mẫu lá cây Vàng anh (Saraca dives) được thu<br />
hái tại Tây Thiên, Vĩnh Phúc, Việt Nam vào<br />
tháng 2 năm 2012. Tên khoa học được Viện<br />
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa<br />
học và Công nghệ Việt Nam giám định.<br />
Hóa chất thiết bị<br />
Sắc ký lớp mỏng (TLC): Sắc ký lớp mỏng<br />
được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC29<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Mai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 29 - 33<br />
<br />
Alufolien 60 F254 (Merck 1,05715), RP18<br />
F254s (Merck). Phát hiện chất bằng đèn tử<br />
ngoại ở hai bước sóng 254 nm và 368 nm<br />
hoặc dùng thuốc thử là dung dịch H2SO4 10%<br />
được phun đều lên bản mỏng, sấy khô rồi hơ<br />
nóng từ từ đến khi hiện màu.<br />
Sắc ký cột (CC): Sắc ký cột được tiến hành<br />
với chất hấp phụ là Silica gel pha thường và<br />
pha đảo. Silica gel pha thường có cỡ hạt là<br />
0,040-0,063 mm (240-430 mesh). Silica gel<br />
pha đảo ODS hoặc YMC (30-50 µm,<br />
FuJisilisa Chemical Ltd.).<br />
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Được<br />
đo trên máy Bruker DRX500 của Viện Hóa<br />
học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
Phổ khối lượng (ESI-MS): Được đo trên máy<br />
LC-MSD Agilent 1200 Series (USA) của<br />
Viện Hóa học các Hợp chất Thiên nhiên, Viện<br />
Khoa học và Công nghệ Việt Nam.<br />
Phân lập các chất<br />
Lá cây Vàng anh phơi khô, nghiền nhỏ (2,8<br />
kg) được chiết ba lần với MeOH bằng máy<br />
siêu âm Ultrasonic 2010 ở nhiệt độ 40-50oC<br />
trong (3 × 60 phút). Dịch chiết sau đó được cô<br />
đặc bằng máy cất quay với áp suất giảm thu<br />
được 350g cặn chiết MeOH. Cặn này được<br />
hòa vào nước và chiết lần lượt với Clorofom<br />
và EtOAc thu được các cặn clorofom (65g) và<br />
EtOAc (85g).<br />
Cặn chiết EtOAc được tiến hành phân tách<br />
trên sắc ký trên cột silica gel với hệ dung môi<br />
gradient CHCl3-MeOH (từ 10:1 đến 1:1) thu<br />
được các phân đoạn E1 (26,5 g), E2 (13,4 g)<br />
và E3 (24,0 g). Phân đoạn E1 được phân tách<br />
bằng sắc ký trên cột silica gel hệ dung môi<br />
CHCl3-MeOH (12:1) thu được hợp chất 1 (15<br />
mg), hợp chất 2 (18 mg). Phân đoạn E2 được<br />
phân tách cột sắc ký pha đảo YMC RP-18 hệ<br />
dung môi rửa giải Axeton-MeOH-H2O (2:1:1)<br />
thu được hợp chất 3 (21 mg). Phân đoạn E3<br />
được tiến hành sắc ký trên cột silica gel hệ dung<br />
môi CHCl3-MeOH-H2O (3:1:0,1) tinh chế được<br />
hợp chất 4 (15 mg).<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-4<br />
<br />
Quercitrin (1): Bột màu vàng, mp: 182-185oC,<br />
[α]D -158 (c, 0,61 trong MeOH);<br />
H-NMR (500 MHz, CD3OD) δppm: 6,25 (d, J<br />
= 2,0, H-6), 6,42 (d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,35,<br />
(dd, J = 2,0, 8,0 Hz, H-2'), 6,96 (d, J = 8,0<br />
Hz, H-3'), 7,39 (d, J = 2,0 Hz, H-6'), 5,40 (d,<br />
J = 1,5Hz, H-1''), 4,26 (dd, J = 1,5, 3,0 Hz,<br />
H-2''), 3,78 (dd, J = 3,0, 9,0 Hz, H-3''), 3,45<br />
(m, H-4''), 3,34 (m, H-5'') và 0,94 (d, J = 6,5<br />
Hz, H-6'').<br />
1<br />
<br />
Kaemferol (2): Bột màu vàng, mp: 328-330oC<br />
H-NMR (500 MHz, CD3OD) δppm: 6,25 (d, J<br />
= 2,0, H-6), 6,42 (d, J = 2,0 Hz, H-8), 7,35,<br />
(dd, J = 2,0, 8,0 Hz, H-2’), 6,96 (d, J = 8,0<br />
Hz, H-3’), 7,39 (d, J = 2,0 Hz, H-6’).<br />
Daucosterol (3): Bột vô định hình màu trắng,<br />
mp: 285-287oC. 1H-NMR (500 MHz,<br />
pyridine-d5) và 13C-NMR (125MHz, pyridined5) xem Bảng 1.<br />
1<br />
<br />
Stigmast-5-en-3-ol O-β-D-glucopyranoside (4):<br />
Bột màu trắng vô định hình. 1H-NMR (500<br />
MHz, CDCl3) và 13C-NMR (125MHz, CDCl3)<br />
xem Bảng 1.<br />
<br />
30<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Mai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 29 - 33<br />
<br />
Bảng 1. Số liệu phổ NMR của hợp chất 3 và 4<br />
C<br />
<br />
δC #<br />
<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
6<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
19<br />
20<br />
21<br />
22<br />
23<br />
24<br />
25<br />
26<br />
27<br />
28<br />
29<br />
Glc<br />
1' 1’<br />
2' 2’<br />
3' 3’<br />
4' 4’<br />
5' 5’<br />
6' 6’<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
δH a,c (J, Hz)<br />
<br />
37,2<br />
29,4<br />
79,6<br />
38,9<br />
140,2<br />
122,1<br />
31,8<br />
31,9<br />
50,1<br />
36,7<br />
21,1<br />
39,7<br />
42,3<br />
56,7<br />
24,3<br />
28,2<br />
56,1<br />
11,9<br />
19,4<br />
36,1<br />
18,8<br />
33,9<br />
26,0<br />
45,8<br />
29,2<br />
19,8<br />
19,0<br />
23,0<br />
12,0<br />
<br />
δC a,b<br />
37,3<br />
29,4<br />
79,6<br />
38,9<br />
140,3<br />
122,7<br />
31,9<br />
31,9<br />
56,2<br />
36,7<br />
21,1<br />
39,8<br />
43,4<br />
56,7<br />
24,3<br />
28,2<br />
56,1<br />
11,9<br />
19,4<br />
36,1<br />
18,8<br />
34,0<br />
26,2<br />
45,8<br />
25,2<br />
19,8<br />
19,1<br />
23,1<br />
12,0<br />
<br />
101,1<br />
73,5<br />
75,9<br />
70,1<br />
73,9<br />
<br />
101,2<br />
74,0<br />
76,9<br />
73,6<br />
76,0<br />
<br />
4,37 d (7,5)<br />
<br />
63,2<br />
<br />
63,3<br />
<br />
3,47 m<br />
5,36 d (3,0)<br />
<br />
0,68 s<br />
1,00 s<br />
0,91 d (6,5)<br />
<br />
0,79 d (6,0)<br />
0,79 d (6,0)<br />
0,80 d (6,5)<br />
<br />
4,27 br d (12,0)<br />
4,44dd (5,0,12,0)<br />
<br />
δC a,b<br />
37,3<br />
29,4<br />
79,6<br />
38,9<br />
140,3<br />
122,7<br />
31,9<br />
31,9<br />
56,2<br />
36,7<br />
21,1<br />
39,8<br />
43,4<br />
56,7<br />
24,3<br />
28,2<br />
56,1<br />
11,9<br />
19,4<br />
36,1<br />
18,8<br />
34,0<br />
26,2<br />
45,8<br />
25,2<br />
19,8<br />
19,1<br />
23,1<br />
12,0<br />
<br />
δH a,c (J, Hz)<br />
<br />
101,2<br />
74,0<br />
76,9<br />
73,6<br />
76,0<br />
<br />
4,37 d (7,5)<br />
<br />
62,3<br />
<br />
3,47 m<br />
5,36 d (3,0)<br />
<br />
0,68 s<br />
1,00 s<br />
0,91 d (6,5)<br />
<br />
0,79 d (6,0)<br />
0,79 d (6,0)<br />
0,80 d (6,5)<br />
<br />
4,27 br d (12,0)<br />
4,44dd (5,0,12,0)<br />
<br />
FAM<br />
1’’<br />
174,6<br />
2’’<br />
34,2<br />
3’’<br />
24,3<br />
4’’-15’’<br />
28,2-29,7<br />
16’’<br />
25,0<br />
17’’<br />
29,3<br />
18’’<br />
31,8<br />
19’’<br />
22,7<br />
20’’<br />
14,1<br />
0,88 d (6,5)<br />
a<br />
đo trong CDCl3, b125 MHz, c500 MHz, #δC của atroside [19], FAM=fatty acid moiety<br />
<br />
31<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Mai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
Các hợp chất (1) và (2) được xác định lần lượt<br />
là quercitrin (1) và kaemferol (2) [4] bằng cách<br />
phân tích chi tiết các số liệu phổ NMR, MS và<br />
so sánh chúng với các số liệu tương ứng đã<br />
được công bố trong các tài liệu tham khảo.<br />
Hợp chất 3 được phân lập dưới dạng bột vô<br />
định hình màu trắng. Phân tích các tín hiệu thu<br />
được trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H- và<br />
13<br />
C-NMR cho thấy hợp chất 3 có phần khung<br />
sterol và một phân tử đường glucose. Vết chất<br />
của 3 trên TLC sau khi phun thuốc thử H2SO4<br />
10% sau đó hơ nóng cho màu tím hồng cho<br />
thấy đây là một sterol. Tiếp tục so sánh trên<br />
TLC với hợp chất đã biết và khá phổ biến là<br />
daucosterol cho kết quả khá trùng khớp.<br />
Các phổ NMR một chiều cũng hoàn toàn phù<br />
hợp với dự đoán sau khi kiểm tra so sánh<br />
bằng TLC. Phân tích chi tiết các dữ kiện phổ<br />
và so sánh với các tài liệu đã thu được [5],<br />
cho phép xác định hợp chất 3 là daucosterol,<br />
một hợp chất steroit glucosit rất phổ biến ở<br />
các loài thực vật.<br />
Hợp chất 4 thu được từ cặn EtAc của dịch<br />
chiết tổng MeOH của loài S. dives dưới dạng<br />
bột màu trắng ngà. Phổ 1H-NMR của hợp chất<br />
4 cho thấy các vạch tín hiệu của một nối đôi<br />
nội vòng tại δ 5,36 (t, J = 3,0 Hz), các tín<br />
hiệu chập của một mạch dài gồm nhiều nhóm<br />
CH2 từ δ 1,3 đến 2,5, tín hiệu của một proton<br />
anomer tại δ 4,37 (d, J = 7,5 Hz), proton<br />
oxymethylen của phân tử đường tại δ 4,27 (br<br />
d, J = 12,0 Hz)/4,43 (dd, J = 5,0, 12,0 Hz),<br />
cùng với các tín hiệu của các nhóm methyl tại<br />
δ 0,68, 0,79, 0.80, 0,88, 0,91 và 1,00.<br />
Phổ 13C-NMR của hợp chất 4 cho tín hiệu của<br />
55 cacbon, trong đó có 6 cacbon của một gốc<br />
đường, 29 cacbon của phần aglycon, 1 cacbon<br />
cacbonyl và các vạch tín hiệu đặc trưng cho<br />
một mạch dài. So sánh các số liệu thu được<br />
trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân của phần<br />
aglycon của hợp chất 4 với các số liệu đã<br />
được công bố [2], [5], nhận định rằng phần<br />
aglycon của chất 4 là khung stigmasterol và<br />
<br />
106(06): 29 - 33<br />
<br />
phần gốc đường là glucose. Như vậy, có thể<br />
nhận thấy rằng chất 4 là một dẫn xuất của<br />
daucosterol có mang một nhánh acyl mạch<br />
dài. Độ chuyển dịch hóa học cao của cacbon<br />
C-6’ cho phép dự đoán mạch axyl được nối<br />
với cacbon này trên phần gốc đường glucose.<br />
Phổ khối phun mù điện tử ESI-MS xuất hiện pic<br />
m/z 893 [M+Na]+ (positive) tương ứng với công<br />
thức C55H98O7, phù hợp với sự có mặt của<br />
khung daucosterol và một nhánh ester có mạch<br />
dài 20 cacbon. Dựa vào các phân tích nêu trên<br />
và so sánh với các tài liệu thu được, cho phép<br />
khẳng định hợp chất 4 chính là stigmast-5-en-3O-(6-O-eicosanoyl-D- glucopyranoside) [3].<br />
KẾT LUẬN<br />
Bằng các phương pháp sắc ký cột kết hợp với<br />
chất hấp phụ là silicagel pha thường và pha đảo,<br />
4 hợp chất là quercitrin (1), kaemferol (2),<br />
daucosterol (3) và stigmast-5-en-3-O-(6-Oeicosanoyl-D-glucopyranoside) (4) đã được<br />
phân lập từ cặn chiết metanol của lá cây Vàng<br />
anh (Saraca dives). Cấu trúc hóa học của các<br />
hợp chất được xác định bằng các phương pháp<br />
phổ hiện đại như: phổ khối lượng ESI-MS, phổ<br />
cộng hưởng từ hạt nhân (1D-NMR: 1H, 13CNMR và các phổ DEPT 90, DEPT 135).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Danh<br />
lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nxb Nông<br />
nghiệp, 2003, tr 626-633.<br />
2. Ali M.S., Saleem M., Erian A.W. (2001). A<br />
new acylated steroid glucoside from Perovskia<br />
atriplicifolia, Fitoterapia, 72, 712-714.<br />
3. Minh C.V., Huong L.M., Kiem P.V.…(2005).<br />
Chemical investigations and biological studies of<br />
Mallotus apelta VI. Cytotoxic constituents from<br />
Mallotus apelta. Tạp chí Hóa Học. 43:v-vi<br />
4. Xi-Ning, Z., Hideaki, O., Ide, T., Hirata, E.,<br />
Takushi, A., Takeda, Y., Three flavonol<br />
glysosides from leaves of Myrsine segnuinii,<br />
Phytochemistry, 1997, 46, 943-946.<br />
5. Voutquenne L., Lavaud C., Massiot G., Sevenet<br />
T., Hadi H.A. (1999). Phytochemistry, 50, 63-69.<br />
<br />
32<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Thị Mai và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
106(06): 29 - 33<br />
<br />
SUMMARY<br />
STUDY ON CHEMICAL COMPONENTS FROM THE LEAVES<br />
OF SARACA DIVES<br />
Nguyen Thi Mai 1*, Lanh Thi Ngoc2<br />
1<br />
<br />
University of Transport and Communications<br />
2<br />
College of Agriculture and Forestry - TNU<br />
<br />
Column chromatographic combined with silica gel mixed with grain size is 0.040 to 0.063 mm<br />
(240-430 mesh) and silica gel YMC (30-50 µm, FuJisilisa Chemical Ltd.), separations led to the<br />
isolation of four compounds, quercitrin (1), kaemferol (2), daucosterol (3) and stigmast-5-en-3-O(6-O-eicosanoyl-D-glucopyranoside) (4), from the methanol leaves of Saraca dives were collected<br />
in Tam Đao, Vinh Phuc in February 2012. Their chemical structures of the compounds were<br />
determined by modern spectroscopic methods: ESI-MS mass spectrometry, nuclear magnetic<br />
resonance spectroscopy (1D-NMR: 1H, 13C-NMR and DEPT 90, DEPT 135). This is the first<br />
report from Saraca dives.<br />
Key words: Saraca, quercitrin, kaemferol, daucosterol, sterol.<br />
<br />
Ngày nhận bài: 18/4/2013; Ngày phản biện: 28/4/2013; Ngày duyệt đăng: 26/7/2013<br />
*<br />
<br />
Tel: 0989977674; Email: maidhgt@yahoo.com.vn<br />
<br />
33<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />