intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)" tiến hành nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu riềng nếp mọc tại Bình Dương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu riềng nếp (Alpinia ganlanga (L.) Willd)

  1. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU RIỀNG NẾP (ALPINIA GANLANGA (L.) WILLD) Dương Thị Ánh Tuyết 1 1. Viện Phát triển Ứng dụng, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Tinh dầu lá và thân rễ riềng nếp được thu nhận bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Thành phần hóa học tinh dầu được xác định bằng phương pháp GC-MS. Kết quả xác định được 35 hợp chất trong tinh dầu lá riềng với tổng %GC-MS là 95,86%. Các hợp chất chiếm phần trăm cao trong tinh dầu là (Z)-Nerolidol (41,3%) ; Z-α-bisabolene (31,31%); α-Humulenen (5,01%); (Z)-Nuciferol (4,43%). Kết quả phân tích GC-MS của tinh dầu thân rễ riềng nếp cho thấy số hợp chất xác định được là 57 hợp chất có tỉ lệ %GC-MS 86,12%. Các hợp chất chiếm tỉ lệ phần trăm cao bao gồm: 1,8-Cineole (26,16%); (1S,4R,5R)-1,3,3-Trimethyl-2- oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl acetate (16,38%); β-Bisabolene (7,21%); α-trans-Bergamotene (5,49%). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất của tinh dầu thân rễ riềng là 60,88% (nồng độ 4,87mg/mL). Từ khóa: Alpinia ganlanga (L.) Willd, tinh dầu riềng nếp, thành phần hóa học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Riềng nếp, Alpinia ganlanga (L.) Willd, còn có tên gọi là hồng đậu khấu, sơn nại, sơn khương tử thuộc họ: Gừng (Zingiberacea). Riềng nếp phân bố rải rác ở một số vùng thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Lào. Ở Việt Nam, cây vừa mọc tự nhiên, vừa được trồng. Riềng nếp mọc tự nhiên nhiều nhất ở các tỉnh Lai Châu (Tuần Giáo, Điện Biên, Tủa Chùa); Sơn La (Mường La, Sông Mã); Lào Cai (Văn Bàn, Than Uyên); Hòa Bình (Mai Châu). Cây cũng phân bố ở một số tỉnh vùng núi khác ở miền Bắc và có thể ở cả Tây Nguyên. Riềng nếp là cây đặc biệt ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng; thường mọc rải rác ở kiểu rừng kín thường xanh ẩm, nhất là dọc theo các bờ suối, ven rừng hoặc rừng thưa trong thung lũng. Độ cao phổ biến từ 300 đến 600 m hoặc hơn. Cây sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa hè – thu; cuối mùa thu bắt đầu có hoa quả; gieo giống tự nhiên bằng hạt. Riềng nếp có khả năng đẻ nhánh nhiều từ thân rễ. Số nhánh mọc ra hàng năm thường tăng theo cấp số nhân (Đỗ Tất Lợi, 2006). Hầu như tất cả các nước Đông Nam Á, Nam Á đều sử dụng để làm gia vị trong chế biến thực phẩm. Hoa và lá non được dùng để ăn tươi trong các loại rau gia vị khác. Ở một số địa phương, hoa riềng nếp được dùng để muối cà (cà sẽ thơm, không có váng). Ở Trung Quốc, Lào và Campuchia, thân rễ được uống chống co giật, gây trung tiện và long đờm, trị lỵ, trị viêm phế quản, và dùng ngoài trị thấp khớp. Ở Thái Lan, thân rễ được dùng trị nhiều bệnh, làm thuốc lọc máu, trị khó tiêu, dụng dập, tiêu chảy, nhiễm khuẩn uốn ván, sốt rét mạn tính, bệnh tê phù, ghẻ cóc, đau dạ dày, bệnh dịch tả, ngứa, nấm da, bệnh da, chốc lở, mày đay, đau răng, trị giun, chống co thắt, gây trung tiện, đầy hơi. Ở Philippin, thân rễ được dùng gây trung tiện, kích thích, và nước sắc lá dùng làm nước tắm trị thấp khớp. Ở Indonesia, thân rễ nạo nhỏ trộn với ít muối uống lúc đói trị lách to, và nước ngâm thân rễ uống trị bệnh phong. Ở Malaysia, hạt được dùng trị cơn đau bụng, tiêu chảy, nôn và bệnh mụn rộp, nước hãm lá dùng cho phụ nữ uống sau khi 359
  2. đẻ. Trong y học dân gian Ấn Độ, thân rễ dùng chữa đầy hơi, khó tiêu, thấp khớp và bệnh viêm xổ, đặc biệt trong viêm xổ phế quản, và cùng với hồ tiêu và gừng trị sốt. Cao lá dùng bôi trị ngứa và bệnh dị ứng da (Har Krishan Bhalla, 2016). Trong y học dân tộc, riềng nếp được coi là có vị cay tính ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng ôn trung, tán hàn, giảm sưng đau và tiêu thực. Thân, rễ giã nhỏ, đắp bên ngoài chữa đau nhức đầu, đau bụng hoặc dùng để ngâm rượu làm thuốc xoa bóp chữa bệnh viêm thấp khớp. Ở Việt Nam chưa có báo cáo nào về tinh dầu lá và thân rễ riềng nếp mọc tại Bình Dương. Do vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu riềng nếp mọc tại Bình Dương. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Ly trích tinh dầu Riềng nếp được thu hái được thu hái tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, được định danh bởi Tiến sĩ Phạm Văn Thế, phòng quản lý phát triển Khoa học & Công nghệ, trường Đại học Tôn Đức Thắng. Lá (thân rễ) riềng nếp được loại bỏ lá sâu, héo úa, rửa sạch rồi cắt nhỏ. Cân 1,5 kg lá (thân rễ) đã băm vào bình cầu có thể tích 6000 ml cùng với 3,75 lít nước. Ráp hệ thống chưng cất. Tiến hành chưng cất trong 3 giờ. Tắt bếp, để nguội, trích lấy tinh dầu. Làm khan bằng muối Na2SO4 khan, ta thu được tinh dầu tinh khiết. Hiệu suất của quá trình chưng cất được tính như sau: m H = mTD X 100 NL Trong đó: H: hiệu suất của quá trình chưng cất (%) mTD: khối lượng tinh dầu (gam) mNL : khối lượng nguyên liệu tươi (gam) 2.2. Xác định thành phần hóa học Các cấu phần có trong tinh dầu được định danh trên GC Agilent 7890A, đầu dò phổ khối lượng (MSD) 5975C VL Triple-Axis với cột mao quản không phân cực Phenomenex 7HG-G010-11 Zebron ZB-5MS (30,0 m x 0,25 mm x 0,25 μm). Khí mang helium với chế độ đẳng áp ở 12000 psi. Nhiệt độ đầu nạp và đầu dò được thiết lập ở 300oC. Thể tích mẫu tiêm vào là 0,1 μl với chế độ đẳng dòng. Chương trình nhiệt được thiết lập với nhiệt độ đầu 60oC, tăng 3oC/phút đến 240oC. Việc định danh các cấu tử tinh dầu được thực hiện bằng cách so sánh các giá trị chỉ số lưu tuyến tính (linear retention index, LRI) hay còn gọi là chỉ số số học (arithmetic index, AI) và phổ khối lượng của chúng với các hợp chất tham khảo được công bố bởi Adams và hệ thống dữ liệu MS từng hợp chất từ thư viện phổ NIST 2014. Các giá trị chỉ số lưu tuyến tính của từng cấu phần trong tinh dầu được xác định qua dãy đồng đẳng alkane C5-C20 (Adams RP, 2017). 2.3. Khảo sát khả năng kháng oxi hóa DPPH Hoạt tính kháng oxi hóa được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Sinh học phân tử, trường đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM theo phương pháp diệt gốc tự do DPPH. 360
  3. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả ly trích tinh dầu Hình 1. Tinh dầu thân rễ riềng nếp (trái) và lá riềng nếp (phải) thu được Qua định danh, riềng nếp có tên khoa học là Alpinia ganlanga (L.) Willd. Kết quả sau 3 giờ ly trích cho ra 0,297g tinh dầu lá riềng (hiệu suất 0,02%), 1,562g tinh dầu thân rễ riềng (hiệu suất 0,104%). Tinh dầu thân rễ riềng trong suốt, còn tinh dầu lá riềng vàng nhạt, có mùi thơm thoảng, dễ chịu, vị đắng nhẹ, tính ấm. 3.2. Thành phần hóa học Thành phần hóa học và phần trăm tỉ lệ các cấu tử trong tinh dầu được xác định bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC-MS). Bảng 1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá riềng RI STT RT RI TÊN CHẤT %GC-MS GHI CHÚ ADAM 1 5,309 938 932 α-Pinene 0,11 MS+ADAM 2 6,351 978 969 Sabinene 0,1 MS+ADAM 3 6,516 985 974 β-Pinene 0,13 MS+ADAM 4 6,808 996 988 Myrcene 0,06 MS+ADAM 5 7,981 1029 1022 o-Cymene 0,06 MS+ADAM 6 8,147 1034 1.024 D-Limonene 0,11 MS+ADAM 7 8,256 1037 1.026 1,8-Cineole 0,08 MS+ADAM 8 8,742 1050 1.044 β-trans-Ocimene 0,03 MS+ADAM 9 18,807 1289 1.284 Bornyl axetat 0,21 MS+ADAM 10 21,806 1356 1.356 Eugenol 0,12 MS+ADAM 11 23,516 1394 1.389 β-Elemene 2,34 MS+ADAM 12 24,781 1422 1.417 trans-Caryophyllene 2,66 MS+ADAM 13 25,239 1431 1.430 β-Copaene 0,08 MS+ADAM 14 25,45 1436 1.432 α-trans-Bergamotene 0,5 MS+ADAM 15 26,131 1451 1.453 Geranyl acetone 0,35 MS+ADAM 16 26,349 1455 1.452 α-Humulenen 5,01 MS+ADAM 17 26,52 1459 1.458 allo-Aromandendrene 0,1 MS+ADAM 18 27,15 1472 1.476 β-Chamigrene 0,33 MS+ADAM 19 27,465 1479 1.484 Germacrene D 0,86 MS+ADAM 20 27,796 1486 1.496 Valencene 0,05 MS+ADAM 21 27,922 1489 Cyclopentadecane 0,31 MS 22 28,06 1492 1.505 (E,E)-α-Farnesene 1,91 MS+ADAM 23 28,437 1500 1.506 Z-α-Bisabolene 31,31 MS+ADAM 361
  4. 24 28,975 1513 1.505 (E,E)-α-Farnesene 0,15 MS+ADAM 25 29,113 1517 1.522 δ-Cadinene 0,21 MS+ADAM 26 29,399 1524 1521 β-Sesquiphellandrene 0,36 MS+ADAM 27 29,519 1527 1529 (E)-γ-Bisabolene 0,23 MS+ADAM 28 30,423 1550 Sesquirosefuran 0,31 MS 29 31,041 1565 1561 E-Nerolidol 0,61 MS+ADAM 30 31,699 1582 1.582 Caryophyllene oxide 0,4 MS+ADAM 31 34,852 1657 1652 α-Cadinol 0,15 MS+ADAM 32 36,477 1696 8-Heptadecene 0,59 MS 33 37,627 1724 (Z)-Nuciferol 4,43 MS 34 38,416 (Z,Z)-Farnesal 0,3 MS 35 43 (Z)-Nerolidol 41,3 MS Tổng %GC-MS 95,86 Kết quả phân tích GC-MS của tinh dầu lá riềng (Bảng 1) cho thấy số chất xác định được là 35 chất, có tổng phần trăm GC-MS là 95,86%. Các chất chiếm phần trăm cao trong tinh dầu là (Z)-Nerolidol (41,3%) ; Z-α-Bisabolene (31,31%); α-Humulenen (5,01%); (Z)-Nuciferol (4,43%). Bảng 2. Thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ riềng nếp RI STT RT RI TÊN CHẤT %GC-MS GHI CHÚ ADAM 1 5,103 930 924 α-Thuiene 0,08 MS+ADAM 2 5,303 938 932 α-Pinene 1,8 MS+ADAM 3 5,693 953 945 α-Fenchene 0,01 MS+ADAM 4 5,744 955 946 Camphere 0,05 MS+ADAM 5 6,51 984 969 Sabinene 0,13 MS+ADAM 6 6,517 985 974 β-Pinene 0,95 MS+ADAM 7 6,803 996 988 Myrcene 0,41 MS+ADAM 8 7,369 1012 1.002 α-Phellandrene 0,07 MS+ADAM 9 7,455 1015 1008 δ-3-Carene 0,16 MS+ADAM 10 7,724 1022 1.014 α-Terpinene 0,28 MS+ADAM 11 7,981 1029 1.020 p-Cymene 0,3 MS+ADAM 12 8,164 1034 1.024 D-Limonene 1,38 MS+ADAM 13 8,325 1039 1.026 1,8-Cineole 26,16 MS+ADAM 14 9,177 1062 1.054 γ-Terpinene 0,42 MS+ADAM 15 10,21 1091 1.086 Terpinolene 0,13 MS+ADAM 16 10,4 1096 1.089 p-Cymenene 0,05 MS+ADAM 17 11,3 1118 1108 p-1,3,8-Menthatriene 0,05 MS+ADAM 18 11,56 1124 1.118 exo-Fenchol 0,01 MS+ADAM 19 12,28 1141 1.133 cis-p-Mentha-2,8-diene-1-ol 0,17 MS+ADAM 20 13,78 1176 1166 p-Mentha-1,5-diene-8-ol 0,51 MS+ADAM 21 14,18 1185 1174 Terpinene-4-ol 2,03 MS+ADAM 22 14,45 1192 1179 p-Cymen-8-ol 0,07 MS+ADAM 23 14,82 1200 1.186 α-Terpineol 1,29 MS+ADAM 24 15,43 1214 1207 trans-Piperitol 0,02 MS+ADAM 25 15,86 1223 1226 cis-Carveol 0,12 MS+ADAM 26 17,55 1261 1247 Chavicol 0,01 MS+ADAM 27 18,78 1289 1.284 Bornyl acetate 0,22 MS+ADAM 28 19,63 1308 1300 Tridecane 0,04 MS+ADAM 362
  5. 29 20,52 1327 1324 Myrtenyl Acetate 0,09 MS+ADAM (1S,4R,5R)-1,3,3-Trimethyl-2- 30 21,26 1344 oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl 16,38 MS acetate 31 21,78 1356 1.356 Eugenol 0,12 MS+ADAM 32 22,37 1369 1370 Carvacrol acetate 0,03 MS+ADAM 33 23,48 1393 1.389 β-Elemene 0,2 MS+ADAM 34 23,97 1404 1403 Methyleugenol 1,49 MS+ADAM 35 24,54 1417 1.432 α-trans-Bergamotene 0,11 MS+ADAM 36 24,75 1421 1.417 trans-Caryophyllene 1,6 MS+ADAM 37 25,2 1431 1.430 β-Copaene 0,09 MS+ADAM 38 25,42 1435 1.432 α-trans-Bergamotene 5,49 MS+ADAM 39 25,99 1448 1.445 Epi-β-Santalene 0,07 MS+ADAM 40 26,09 1450 1.454 α-Patchoulene 0,05 MS+ADAM 41 26,31 1454 1.452 α-Humulenen 1,31 MS+ADAM 42 26,5 1459 1457 β-Santalene 0,22 MS+ADAM 43 27,18 1473 1.478 γ-Muurolene 0,15 MS+ADAM 44 27,41 1478 1.484 Germacrene D 0,95 MS+ADAM 45 27,53 1481 1485 11-αH-Himachala-1,4-diene 0,19 MS+ADAM 46 27,73 1485 1489 β-Selinene 0,1 MS+ADAM 47 28,11 1493 1493 α-Zingibirene 0,81 MS+ADAM 48 28,37 1499 1.506 Z-α-Bisabolene 0,75 MS+ADAM 49 28,5 1502 1500 Pentadecan 2,06 MS+ADAM 50 28,69 1506 1505 β-Bisabolene 7,21 MS+ADAM 51 28,93 1512 1524 Eugenol acetate 0,4 MS+ADAM 52 29,05 1515 1.522 δ-Cadinene 0,57 MS+ADAM 53 29,35 1523 1521 β-Sesquiphellandrene 4,46 MS+ADAM 54 29,46 1526 1529 (E)-γ-Bisabolene 3,57 MS+ADAM 55 32,73 1607 1600 Hexadecane 0,04 MS+ADAM 56 34,26 1643 1640 α-epi-Muurolol 0,19 MS+ADAM 57 34,72 1654 1652 α-Cadinol 0,5 MS+ADAM Tổng %GC-MS 86,12 Kết quả phân tích GC-MS của tinh dầu thân rễ riềng nếp (Bảng 2) cho thấy số chất xác định được là 57 hợp chất có tỉ lệ %GC-MS 86,12%. Các chất chiếm tỉ lệ phần trăm cao bao gồm: 1,8-Cineole (26,16%) ; (1S,4R,5R)-1,3,3-Trimethyl-2- oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl acetate (16,38%); β-Bisabolene (7,21%); α-trans-Bergamotene (5,49%). Số chất xác định trong thân rễ riềng nếp khác nhau theo nơi thu hái. Ở Sri Lanka, số chất xác định là 16 (Lakshmi S. R. Arambewela and nnk., 2007). Ở Nam Kinh, Trung Quốc, số chất xác định là 22 (Wu Yan and nnk., 2014). Ở khu vực Himalaya, số chất xác định trong lá là 48, trong thân rễ là 59 (V. K. Raina, 2002). Ở Imphal, Ấn Độ, số chất xác định là 75 (M. Verdeguer and nnk., 2010). Ở KottayamKerala, Ấn Độ số chất xác định là 51 (Suresh V. Nampoothiri, 2016). Ở New Delhi, Ấn Độ, số chất xác định là 15 (Mohd. Ali, 2001). 3.3 Khảo sát hoạt tính kháng oxi hóa Phần trăm bắt gốc DPPH của các mẫu thân rễ riềng được xác định bằng phương pháp DPPH. Kết quả được trình bày ở bảng sau: 363
  6. Bảng 3. Phần trăm bắt gốc DPPH của mẫu tinh dầu Nồng độ Phần trăm bắt gốc DPPH Mẫu (mg/mL) Lần 1 Lần 2 Lần 3 TB ± ĐLC 4,87 51,06 64,15 67,43 60,88 ± 8,66 2,43 33,28 33,96 33,5 33,58 ± 0,35 Thân rễ 1,22 19,02 18,4 19,01 18,81 ± 0,36 riềng 0,61 12,51 9,82 11,91 11,41 ± 1,41 0,30 4,10 4,15 5,52 4,59 ± 0,81 Từ bảng khảo sát trên ta nhận thấy được: - Khi tăng nồng độ khảo sát, hoạt tính kháng oxy hóa tăng. - Hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất của tinh dầu thân rễ riềng là 60,88% (nồng độ 4,87mg/mL). 3. KẾT LUẬN Kết quả khảo sát tinh dầu tinh dầu lá riềng thu hái tại Bình Dương cho thấy số hợp chất xác định được tên là được là 35 hợp chất, có tổng phần trăm GC-MS là 95,86%. Các hợp chất chiếm phần trăm cao trong tinh dầu là (Z)-Nerolidol (41,3%) ; Z-α-Bisabolene (31,31%); α- Humulenen (5,01%); (Z)-Nuciferol (4,43%). Số hợp chất xác định trong tinh dầu củ riềng là 57 hợp chất có tỉ lệ %GC-MS 86,12%. Các hợp chất chiếm tỉ lệ phần trăm cao bao gồm: 1,8- Cineole (26,16%) ; (1S,4R,5R)-1,3,3-Trimethyl-2-oxabicyclo[2.2.2]octan-5-yl acetate (16,38%); β-Bisabolene (7,21%); α-trans-Bergamotene (5,49%). Kết quả khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa cho thấy hoạt tính kháng oxy hóa cao nhất của tinh dầu thân rễ riềng là 60,88% (nồng độ 4,87mg/mL). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mohd. Ali (2001). Volatile Constituents of Rhizomes of Alpinia galanga (Linn.) Willd. Journal of essential oil-bearing plants JEOP, 7(3), 243-246 2. Lakshmi S. R. Arambewela and Menuka Arawwawala (2007). Volatile Oil of Alpinia galanga Willd. of Sri Lanka, J. Essent. Oil Res., 19, 455–456 3. Đỗ Tất Lợi (2006). Cây thuốc và các vị thuốc Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Y học. 4. Suresh V. Nampoothiri, A. Nirmala Menon, T. Esakkidurai & K. Pitchumani (2016). Essential Oil Composition of Alpinia calcarata and Alpinia galanga Rhizomess-A Comparative Study. Journal of Essential Oil Bearing Plants, 19:1, 82 – 87. 5. V. K. Raina (2002). The essential oil of ‘greater galangal’ [Alpinia galanga (L.) Willd.] from the lower Himalayan region of India. Flavour and Fragrance Journal, 17, 358–360. 6. Adams RP (2017). Identification of essential oil components by gas chromatography mass spectrometry, Ed. 4.1. 7. M. Verdeguer and M. Amparo Blazquez (2010). GC and GC/MS Analysis of the Volatile Constituents of the Oils of Alpinia galanga (L.) Willd and A. officinarum Hance Rhizomes. Journal of Essential Oil Research , 22. 8. Wu Yan, Wang Ying, Li Zhihua (2014). Composition of the essential oil from Alpinia galanga rhizomes and its bioactivity on Lasioderma serricorne. Bulletin of Insectology, 67(2), 247- 254. 364
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2