Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
Nghiªn cøu thuËt to¸n ®a m« h×nh<br />
läc b¸m quü ®¹o môc tiªu<br />
ĐẶNG QUANG HIỆU, LÊ THANH PHONG, BÙI QUÝ THẮNG, NGUYỄN PHÙNG BẢO<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xây dựng thuật toán đa mô<br />
hình lọc bám quỹ đạo mục tiêu bay với thông tin ra đa được cập nhật từ nhiều<br />
nguồn. Trong đó, tập trung phân tích phương pháp đa mô hình nhằm ước lượng<br />
vị trí mục tiêu. Trình bày kết quả nghiên cứu chi tiết thuật toán đa mô hình có<br />
cấu trúc thích nghi và thuật toán lựa chọn mô hình có xác suất cao.<br />
Từ khóa: Xử lý thứ cấp, Xử lý cấp ba, Lọc Kalman, Đa mô hình quỹ đạo cơ sở, Cấu trúc thích nghi.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trong tác chiến Phòng không - Không quân hiện đại, bài toán lọc, bám hiệu<br />
quả quỹ đạo mục tiêu bay ngày càng trở nên phức tạp. Sự phức tạp thể hiện ở chỗ:<br />
tình huống không gian quan sát và quản lý của hệ thống các đài ra đa thay đổi rất<br />
nhanh, tính không đồng nhất của các nguồn tin ra đa, tác động của nhiễu tạo thành<br />
mục tiêu hay điểm dấu giả, mật độ mục tiêu trong vùng phát hiện rất lớn và sự cơ<br />
động ngẫu nhiên của các mục tiêu.<br />
Một trong những đề xuất [2, 3] giải quyết vấn đề trên là sử dụng phương pháp<br />
đa mô hình có nhiều ứng dụng thực tiễn. Theo [2], quỹ đạo mục tiêu thực có thể<br />
biểu diễn dưới dạng của lần lượt liên tiếp nhau các chế độ bay thành phần, ví dụ:<br />
chuyển động đều, thay đổi hướng bay, gia tăng hoặc giảm tốc độ, v.v. Từng chế độ<br />
bay thành phần đều có thể biểu diễn được dưới dạng mô hình toán học với độ<br />
chính xác xác định. Khi đó, bài toán xác định quỹ đạo bay, lọc bám chúng sẽ quy<br />
về bài toán xác định chế độ bay dựa trên thông tin từ các điểm dấu thu được.<br />
Cách đặt vấn đề trên không thực sự hoàn toàn mới. Đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu xây dựng các thuật toán đa mô hình với cấu trúc cố định [2]. Các thuật<br />
toán được xây dựng dựa trên tập các mô hình cứng không thay đổi, được xác định<br />
từ trước có tính đến tất cả các phương án bay có thể của mục tiêu. Trong các thuật<br />
toán này, tại từng thời điểm, sẽ tiến hành kích hoạt tất cả các bộ lọc mà đặc trưng<br />
của mỗi bộ lọc đó được xây dựng theo từng mô hình xác định. Như vậy, ước lượng<br />
toàn phần quỹ đạo mục tiêu được xử lý bằng cách lấy tổng theo trọng số và theo<br />
thời gian các ước lượng thành phần ở đầu ra các bộ lọc.<br />
Thực nghiệm [4] cho thấy những thuật toán đa mô hình với cấu trúc cố định chỉ<br />
có hiệu quả khi tần suất cơ động của mục tiêu là không lớn. Với các phương tiện<br />
bay quân sự thì tính cơ động lại quyết định khả năng sống còn. Tính chất ngày<br />
càng phức tạp trong chuyển động dẫn đến số lượng mô hình cần thiết mô tả chế độ<br />
bay được ghi trong tập tăng lên đáng kể. Hệ quả là quá trình lọc bám mục tiêu<br />
trong trường hợp lấy thông tin điểm dấu từ nhiều nguồn sẽ không đáp ứng thời<br />
gian thực do thời gian tính toán quá lớn [1, 5].<br />
Vấn đề đặt ra là nên chăng không sử dụng tập cố định các mô hình mà là tập có<br />
thay đổi. Số lượng các bộ lọc được kích hoạt ở từng thời điểm xử lý được xác định<br />
có tính đến lịch sử quỹ đạo hợp nhất được hình thành trước đó. Điều này không chỉ<br />
giảm số lượng bộ lọc, giảm dung lượng tính ước lượng theo trọng số. Kết quả là<br />
không chỉ làm tăng độ chính xác mà còn giảm đáng kể thời gian tính toán.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 9<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
2. THUẬT TOÁN ĐA MÔ HÌNH XỬ LÝ QUỸ ĐẠO<br />
CÓ CẤU TRÚC CỨNG<br />
2.1. Phương trình động học của mục tiêu<br />
Cho đến nay, chúng ta đều chấp nhận việc mô tả chuyển động của mục tiêu bay<br />
bằng hệ phương trình vi phân [4]. Với một số điều kiện, các phương trình này được<br />
gọi là phương trình trạng thái hay phương trình động học của mục tiêu. Khi đó,<br />
trạng thái mục tiêu được hiểu là tập các biến đồng nhất mô tả một cách đầy đủ<br />
trạng thái và đặc tính chuyển động và các biến có thể sẽ là tọa độ không gian, tốc<br />
độ và gia tốc v.v.<br />
Giả thiết rằng x( t ) [ x1 ( t )... x n ( t )] T là véctơ các biến tọa độ. Khi đó, phương<br />
trình trạng thái có thể viết dưới dạng:<br />
x ( t ) f [ t , x ( t ), u ( t )]; x ( 0 ) (2.1)<br />
trong đó, x ( t ) x/ t , f[t,x(t),u(t)] là hàm véctơ xác định, u(t) là tác động tiền<br />
định vào đối tượng; x(0) là điều kiện ban đầu xác định trạng thái mục tiêu ở t=t0.<br />
Để tính đến những tác động khác nhau đến trạng thái động mục tiêu, phương<br />
trình (2.1) có thể viết lại :<br />
x ( t ) f [ t , x ( t ), u ( t )] v n ( t ); x ( 0 ) (2.2)<br />
trong đó, vn(t) được định nghĩa là véctơ nhiễu tác động có ma trận mật độ phổ Nx.<br />
Theo [2], có thể coi véctơ vn(t) có cùng kích thước với x(t). Do vậy, Nx sẽ là ma<br />
trận vuông đối xứng [n x n]. Với nhiều bài toán thực tế trước đây, (2.2) có thể<br />
tuyến tính hóa và viết dưới dạng:<br />
x ( t ) F ( t ) x ( t ) B ( t ) u ( t ) v n ( t ); x ( 0 ) (2.3)<br />
trong đó, F(t), B(t) tương ứng là ma trận chuyển đổi có bậc [n x n] và ma trận<br />
chuyển đổi của véctơ điều khiển.<br />
Với trường hợp không có tác động điều khiển (tương ứng với điều kiện hệ<br />
thống ra đa chỉ thực hiện nhiệm vụ quan sát, đo đạc và bám sát) thì (2.3) có dạng:<br />
x ( t ) F ( t ) x ( t ) v n ( t ); x ( 0 ) (2.4)<br />
Bên cạnh mô hình động học liên tục, các phương trình trạng thái còn có thể<br />
viết dưới dạng rời rạc. Điều này xuất phát từ thực tiễn trong ra đa: quá trình xử lý,<br />
cập nhật được thực hiện theo chu kỳ nhịp lấy tin. Theo đó, trường hợp tổng quát:<br />
x( k ) f [( k , x ( k 1), u ( k )] v n ( k ); x ( 0 ) (2.5)<br />
trong đó, f[(k, x(k-1)] là hàm chuyển đổi trạng thái (hàm phi tuyến) mô tả sự phụ<br />
thuộc trạng thái động học mục tiêu tại thời điểm ứng với chu kỳ nhịp lấy tin thứ k<br />
vào trạng thái trước đó. Trường hợp tuyến tính hóa:<br />
x( k ) F ( k 1) x ( k 1) B ( k 1) u ( k 1) v n ( k ); x ( 0 ) (2.6)<br />
<br />
2.2. Mô hình quá trình đo<br />
Mô hình quá trình đo dùng để mô tả mối quan hệ giữa véctơ tham số đo được<br />
với véctơ tham số trạng thái động học cần đánh giá. Với hệ thống đo có kết quả rời<br />
rạc như đối với hệ thống ra đa thì mô hình quá trình đo được viết dưới dạng:<br />
z( k ) h [( k , x ( k )] w ( k ) (2.7)<br />
trong đó, h[(k, x(k)] là hàm phi tuyến mô tả quá trình quan sát được biểu diễn qua<br />
véctơ trạng thái x(k), w(k) được định nghĩa là véctơ nhiễu tác động.<br />
<br />
<br />
<br />
10 Đ.Q.Hiệu, L.T.Phong, B.Q.Thắng, N.P.Bảo, “Nghiên cứu thuật toán …bám mục tiêu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hoàn toàn tương tự, ứng với mô hình động học tuyến tính, ta sẽ có mô hình quá<br />
trình đo dạng sau;<br />
z( k ) H ( k ) x ( k ) w ( k ) (2.8)<br />
trong đó, H(k) là ma trận xác lập mối quan hệ giữa quá trình quan sát và véctơ<br />
trạng thái cần đánh giá. z(k) = w(k) là véctơ sai số đo được xem như nhiễu tác<br />
động vào kết quả đo.<br />
<br />
2.3. Thuật toán ước lượng đa mô hình<br />
Nếu giả thiết không có tác động của nhiễu vào mô hình động học mục tiêu, thì<br />
từ (2.6) và (2.8), ta có thể viết lại:<br />
x( k ) Fi ( k 1) x ( k 1) B i ( k ) u ( k 1) ; x ( 0 )<br />
(2.9)<br />
z( k ) H ( k ) x ( k ) w ( k )<br />
trong đó, chỉ số (i) là ký hiệu liên quan đến bộ tham số tương ứng với mô hình mi<br />
với xác suất chuyển đổi trạng thái là không đổi. Nghĩa là:<br />
P [ m j ( k 1) m i ( k )] ij constant, mi , m j , k (2.10)<br />
Áp dụng ước lượng theo trọng số mô hình và sử dụng kỹ thuật lọc Kalman, ta<br />
có:<br />
+ Nếu ký hiệu: i(k) là xác suất tồn tại của mô hình trạng thái động học<br />
mục tiêu tại chu kỳ nhịp thứ k. thì tại (k+1) ước lượng xác suất này sẽ là:<br />
ˆ i [( k 1) k ] ij i ( k ) (2.11)<br />
j<br />
+ Chuyển trạng thái từ mô hình này sang mô hình kia ở thời điểm k được<br />
thực hiện với xác xuất:<br />
ij j ( k )<br />
j i (k ) (2.12)<br />
ˆ i [( k 1 ) k ]<br />
+ Ước lượng có trọng số chuyển mô hình trạng thái mục tiêu tại chu kỳ<br />
nhịp (k):<br />
xˆ i [( k 1) ( k 1)] [ xˆ i ( k k ) j i ( k )<br />
j<br />
(2.13)<br />
+ Hàm hiệp biến chuyển mô hình trạng thái mục tiêu tại chu kỳ nhịp (k):<br />
Pi (k k ) {Pj (k k ) <br />
j<br />
(2.14)<br />
[ xˆi (k k ) xˆ j (k k )] [ xˆi (k k ) xˆ j (k k )]T } j i (k )<br />
Sau khi thực hiện lọc và chuyển mô hình, tiến hành làm mới trên cơ sở xác<br />
định hàm hợp lý đối với mô hình mới và xác suất của nó. Theo đó, ta có:<br />
+ Dựa vào kết quả đo, tiến hành tính:<br />
z i ( k 1) [ z i ( k 1) H i ( k 1)] xˆ i [( k 1) ( k 1)] (2.15)<br />
là đại lượng mô tả độ lệch kết quả đo so với mô hình mi.<br />
+Hàm hợp lý của mô hình khi đó có dạng:<br />
1 T<br />
i ( k 1) C exp{ z i ( k 1) Pi1 ( k ) z i ( k 1)} (2.16)<br />
2<br />
+ Xác suất của mô hình:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 11<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
ˆ j [( k 1 ) k ] i ( k 1 )<br />
i ( k 1) <br />
ˆ j [( k 1 ) k ] j ( k 1 ) (2.17)<br />
j<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ˆi [(k 1) k ]<br />
j i (k )<br />
<br />
xˆi [(k 1) (k 1)]<br />
Pi ( k k )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
i ( k 1)<br />
i ( k 1)<br />
<br />
<br />
<br />
xˆ[( k 1) ( k 1)]<br />
<br />
P[(k 1) ( k 1)]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ khối bộ ước lượng đa mô hình.<br />
<br />
+ Ước lượng toàn phần trạng thái của mục tiêu và hàm hiệp biến toàn phần<br />
sẽ là:<br />
xˆ [( k 1) ( k 1)] <br />
i<br />
xˆ i [( k 1) ( k 1)] i ( k 1)<br />
(2.18)<br />
Hình 1 vẽ sơ đồ khối bộ ước lượng đa mô hình theo trình tự các bước đã nêu<br />
trên. Hình 2 là sơ đồ cấu trúc bộ ước lượng hợp nhất quỹ đạo với số mô hình là 3.<br />
<br />
xˆ1(k ) ( k )<br />
P1(k ) (k )<br />
xˆ1[( k 1) ( k 1)]<br />
P1[( k 1) ( k 1)]<br />
xˆ[(k 1) ( k 1)]<br />
xˆ2 ( k ) ( k )<br />
P[(k 1) ( k 1)]<br />
P2 (k ) (k )<br />
xˆ2[(k 1) (k 1)]<br />
P2[(k 1) (k 1)]<br />
<br />
xˆ3 ( k ) ( k )<br />
P3 ( k ) ( k )<br />
xˆ3[( k 1) ( k 1)]<br />
P3[( k 1) (k 1)]<br />
z (k )<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ cấu trúc bộ ước lượng hợp nhất với số lượng mô hình<br />
quỹ đạo cơ sở là 3.<br />
<br />
<br />
12 Đ.Q.Hiệu, L.T.Phong, B.Q.Thắng, N.P.Bảo, “Nghiên cứu thuật toán …bám mục tiêu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.4. Nhận xét<br />
Thuật toán đa mô hình trình bày ở mục 2.3 giải quyết một trong những nội dung<br />
chính của xử lý cấp ba khi hợp nhất quỹ đạo từ nhiều nguồn thông tin. Tuy nhiên,<br />
như trong phần mở đầu đã nêu: thế hệ phương tiện bay hiện đại có khả năng cơ<br />
động lớn và đạt được rất nhiều chế độ bay khác nhau, tương ứng phải có rất nhiều<br />
mô hình quỹ đạo khác nhau. Do vậy, xây dựng tập chứa số lượng và cố định số<br />
lượng lớn các mô hình cơ sở sẽ kéo theo thời gian tính toán tăng lên đáng kể.<br />
Bên cạnh đó, kể cả khi sử dụng phương pháp kết hợp có trọng số để tính toán<br />
ước lượng toàn phần trạng thái động học của mục tiêu thì cũng cho kết quả chưa<br />
thực sự có độ chính xác cao. Nguyên nhân chỉ đơn giản là có những mô hình trong<br />
tập hoàn toàn không có ý nghĩa đối với quỹ đạo thực. Nhưng do các bộ lọc mô<br />
hình tương ứng với chúng luôn được tính đến trong quá trình hợp nhất. Điều này<br />
dẫn đến sai lệch giữa quỹ đạo thực và quỹ đạo toàn phần được tổng hợp. Để tránh<br />
điều này, dưới đây sẽ trình bày cách tiếp cận thuật toán đa mô hình nhưng số lượng<br />
các mô hình tham gia được thay đổi có tính đến tình huống tại thời điểm đang xét<br />
cũng như lịch sử quỹ đạo hợp nhất được hình thành trước đó.<br />
<br />
3. THUẬT TOÁN ĐA MÔ HÌNH XỬ LÝ QUỸ ĐẠO CÓ<br />
CẤU TRÚC THÍCH NGHI<br />
3.1. Xây dựng thuật toán<br />
Giả thiết rằng, tại chu kỳ nhịp lấy tin thứ k, tập các mô hình được sử dụng để xử<br />
lý quỹ đạo là Mk. Và tập toàn phần chứa tất cả các mô hình có thể là M<br />
( M M k ). Như vậy, đối với trường hợp xét ở mục 2 sẽ là M = Mk , k.<br />
k<br />
<br />
Còn thuật toán đa mô hình được xây dựng với trường hợp ngược lại sẽ là thuật<br />
toán xử lý với cấu trúc mô hình thay đổi thích nghi. Theo cách đặt vấn đề như vậy,<br />
trong thuật toán tổng quát, bắt buộc phải có thuật toán con thực hiện chuyển tập<br />
các mô hình. Bản chất là: thuật toán xây dựng nhằm xác định thích nghi tập mô<br />
hình tích cực (tập các mô hình làm việc có số lượng là thích nghi phụ thuộc vào<br />
lịch sử quỹ đạo). Việc xác định này được thực hiện bằng cách "chuyển mạch"<br />
trong số các tập đã được xây dựng từ trước để tạo thành nhóm. Mỗi nhóm đều<br />
chứa một tập hợp hữu hạn các mô hình quỹ đạo có liên quan mật thiết với nhau. Và<br />
khi xây dựng như vậy, cần phải giả thiết rằng chúng đều là những tập con thuộc tập<br />
đầy đủ của các mô hình. Các tập con khác nhau có thể có và cũng có thể không có<br />
các mô hình chung. Lưu đồ thuật toán “chuyển mạch” các tập mô hình được trình<br />
bày trên hình 3.<br />
Bên cạnh đó, cần phải xây dựng thuật toán lựa chọn các mô hình có xác suất<br />
cao nhất dùng tương ứng với từng chu kỳ nhịp lấy tin để đưa vào nhóm con thuộc<br />
tập toàn phần các mô hình. Thuật toán vận hành dựa trên thông tin mô hình động<br />
học của mục tiêu tại thời điểm hiện thời có tính đến lịch sử quỹ đạo và tập các mô<br />
hình có thể với xác suất cao ở thời điểm tiếp sau. Nghĩa là: cần hình thành tập con<br />
không gian các mô hình được xác định theo quy luật chuyển đổi mô hình quỹ đạo.<br />
Điều này có thể hiểu là giữa các mô hình vẫn tồn tại một lớp trung gian nào đó.<br />
Lớp này sẽ cho phép phân chia các mô hình ở chu kỳ tiếp sau thành 3 loại: loại có<br />
xác suất thấp, loại cơ bản và loại chính. Để đảm bảo tính chất thích nghi khi xây<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 13<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
dựng thuật toán xử lý có cấu trúc thích nghi, ta sẽ sử dụng cách tiếp cận như sau:<br />
loại bỏ các mô hình có xác suất thấp, để lại các mô hình cơ bản hoặc kích hoạt các<br />
mô hình có lớp trung gian cận với các mô hình chính (mô hình cận với mô hình<br />
chính là mô hình có xác suất chuyển từ mi sang mj đạt giá trị ít nhất phải khác<br />
không). Lưu đồ thuật toán lựa chọn mô hình có xác suất cao trên hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
k k 1<br />
<br />
<br />
k k 1<br />
mi Mk<br />
Mu<br />
<br />
<br />
<br />
M k 1 M k<br />
M k 1 M k<br />
<br />
Ma 0<br />
Ma<br />
Mo Mk ; Mn<br />
Ma mi<br />
Mn Mk mi<br />
M n : M a M k<br />
M k : M k M a<br />
M k : M n M k<br />
<br />
<br />
<br />
Ma M k 1 M o<br />
<br />
<br />
M d Mu M a<br />
<br />
Mo M k 1 M a<br />
Ml M k \ Md<br />
<br />
<br />
M k 1 M k ; k : k 1 M k 1 M l<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Lưu đồ thuật toán "chuyển mạch" Hình 4. Lưu đồ thuật toán chọn các mô<br />
tập các mô hình. hình có xác suất cao.<br />
<br />
<br />
3.2. Kết quả thử nghiệm bằng công cụ mô phỏng<br />
Một quỹ đạo thực tế bất kỳ, đều có thể phân rã lần lượt thành các trạng thái<br />
động học kế tiếp nhau (ví dụ: thẳng đều, quay tọa độ, gia tốc, giảm tốc, v.v.). Để<br />
thuật tiện, dưới đây sẽ sử dụng phương trình động học và phương trình đo có dạng<br />
(3.1):<br />
x( k ) Fi ( k 1 ) x ( k 1) B i ( k 1 ) u ( k 1) ; x ( 0 )<br />
(3.1)<br />
z( k ) H ( k ) x ( k ) w ( k )<br />
trong đó, Fi(k - 1) là ma trận chuyển đổi trạng thái; Bi(k - 1) là ma trận khuếch đại<br />
tạp; H(k) là ma trận đo; u(k – 1), w(k) là tạp trạng thái và tạp đo.<br />
Khi thiết lập các mô hình, để đơn giản, có thể đặt môt số điều kiện sau:<br />
+ Chỉ xét mục tiêu trong mặt phẳng hai tọa độ.<br />
<br />
<br />
14 Đ.Q.Hiệu, L.T.Phong, B.Q.Thắng, N.P.Bảo, “Nghiên cứu thuật toán …bám mục tiêu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
+ Véc tơ trạng thái mục tiêu có dạng: x 2 x y 2 y . Nghĩa<br />
x i [ x, , , y, , ]<br />
t t 2 t t 2<br />
là véc tơ trạng thái gồm hai tọa độ cùng với các tham số vận tốc, gia tốc.<br />
+ Các ma trận chuyển đổi có dạng:<br />
- Bay thẳng đều, có tốc độ không đổi<br />
1 T 0 0 0 0 2 <br />
0 1 T / 2 0 <br />
0 0 0 0 T 0 <br />
0 0 0 0 0 0 ; <br />
B 0 0 <br />
F <br />
2 (3.2)<br />
0 0 0 1 T 0 0 T / 2<br />
0 0 0 0 1 0 <br />
0 T <br />
0 0 0 0 0 0 <br />
0 0 <br />
- Quay tọa độ với tốc độ không đổi:<br />
(T ) 2 / 2<br />
2 <br />
1 T 0 0 0<br />
T / 2 0 <br />
0 1 (T ) 2 / 2 0 0 T 0 T 0 <br />
<br />
F 0 0 0 0 0 0 ; B 0 0 <br />
(3.3)<br />
2 T 2 / 2<br />
0<br />
0 1 (T ) / 2 0 1 T 0<br />
<br />
0 T 0 0 1 (T ) 2 / 2 0 0 T <br />
0<br />
0 <br />
0 0 0 0 0 0 <br />
<br />
trong đó, là tốc độ góc.<br />
- Cơ động bay thẳng với gia tốc không đổi<br />
2 2 <br />
1 T T / 2 0 0 0 T / 2 0 <br />
0 1 T 0 0 0 T 0 <br />
<br />
0 0 1 0 0 0 ; B 1 0 <br />
F (3.4)<br />
0 0 0 1 T T 2 / 2 0 T 2 / 2<br />
<br />
0 0 0 0 1 0 0 T <br />
0 0 0 0 0 1 0 1 <br />
<br />
-Cơ động bay vòng với gia tốc không đổi<br />
( T ) 2 / 2<br />
2 <br />
1 T 0 0 0<br />
T / 2 0 <br />
0 1 ( T ) 2 / 2 0 0 T 0 T 0 <br />
<br />
F 0 0 1 0 0 0 ; B 1 0 <br />
(3.5)<br />
)2 / 2<br />
0 2<br />
0 1 ( T 0 1 T 0 T / 2<br />
<br />
0 T 0 0 1 ( T ) 2 / 2 0 0 T <br />
0 1 <br />
0 0 0 0 0 1 <br />
<br />
<br />
Các mô hình trạng thái động học có thể có sẽ là:<br />
- m1- mục tiêu bay thẳng với tốc độ không đổi<br />
- m2- mục tiêu vòng trái với 1 = const<br />
- m3- mục tiêu bay thẳng với gia tốc 2 = const > 0<br />
- m4- mục tiêu vòng phải với 1 = const<br />
- m5- mục tiêu bay thẳng với gia tốc 1 = const < 0.<br />
- m6- mục tiêu cơ động vòng phải với 1 = const và 1 = const > 0<br />
- m7- mục tiêu cơ động vòng trái với 1 = const và = const > 0<br />
- m8 - mục tiêu cơ động vòng phải với 1 = const và 1 = const < 0<br />
- m9- mục tiêu cơ động vòng trái với 1 = const và 1 = const < 0<br />
- m10- mục tiêu vòng phải với 2 = const<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 15<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
- m11- mục tiêu bay thẳng với gia tốc 2 = const > 0<br />
- m12- mục tiêu vòng trái với 2 = const<br />
- m13- mục tiêu bay thẳng với gia tốc 2 = const < 0.<br />
<br />
Dựa vào tính chất lô ghích khi phân tích khả năng động học của mục tiêu, có thể<br />
xây dựng sơ đồ quan hệ của các mô hình. Các quan hệ qua lại giữa các mô hình<br />
chính là trọng số được xác định trên cơ sở xác định xác suất chuyển trạng thái từ<br />
mô hình này sang mô hình kia.<br />
<br />
m11<br />
m11<br />
<br />
<br />
<br />
m7 m3 m6<br />
m7 m3 m6<br />
<br />
<br />
<br />
m12 m4 m1 m2 m10 m12 m4 m1 m2 m10<br />
<br />
<br />
<br />
m8 m5 m9 m8 m5 m9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
m13 (a) m13 (b)<br />
Hình 5. Sơ đồ quan hệ giữa các mô hình quỹ đạo.<br />
<br />
Кhi phân tích các đặc tính của một số phương tiện bay quân sự [5, 6], các nhà<br />
nghiên cứu đã xây dựng được sơ đồ quan hệ có dạng như trên hình 5.a với điều<br />
kiện, các mô hình chỉ được phép quan hệ qua lại với mô hình bên cạnh gần nhất.<br />
Và cũng theo [6], các kết quả nghiên cứu về đặc tính bay của chủng loại MIG cho<br />
thấy với a1 amin 1.18 m / s 2 ; a2 amax 3.69 m / s 2 và 1 min 1 . 61 0 / s 2 ;<br />
2 max 4 .33 0 / s 2 , thì ma trận xác suất chuyển đổi trạng thái có các phần tử giá<br />
trị số: n x n = [13 x 13]<br />
<br />
0 . 97 0 .0008 0 .0008 0 . 0008 0 .0008 0 0 0 0 0 0 0 0 <br />
0 .02 0 . 95 0 0 0 0 .01 0 0 0 .01 0 .01 0 0 0 <br />
<br />
0 .02 0 0 .95 0 0 0 .01 0 .01 0 0 0 0 .01 0 0 <br />
<br />
0 .02 0 0 0 .95 0 0 0 .01 0 . 01 0 0 0 0 .01 0 <br />
0 .02 0 0 0 0 . 95 0 0 0 . 01 0 .01 0 0 0 0 .01 <br />
<br />
0 0 . 03 0 .03 0 0 0 .93 0 0 0 0 0 0 0 <br />
0 0 0 .03 0 .03 0 0 0 .93 0 0 0 0 0 0 <br />
<br />
0 0 0 0 .03 0 .03 0 0 0 . 93 0 0 0 0 0 <br />
<br />
0 0 . 03 0 0 0 .03 0 0 0 0 . 93 0 0 0 0 <br />
0 0.1 0 0 0 0 0 0 0 0.9 0 0 0 <br />
<br />
0 0 0 .1 0 0 0 0 0 0 0 0 .9 0 0 <br />
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 .9 0 <br />
<br />
0 0 0 0 .1 0.1 0 0 0 0 0 0 0 0 .9 <br />
<br />
<br />
Tuy nhiên, với sơ đồ quan hệ như hình 5.a vẫn chưa thực sự phản ánh hết khả<br />
năng thực tế của các quan hệ tiềm năng có thể. Trong [4], đã có phát triển sơ đồ<br />
quan hệ từ 5.a thành 5.b. Cũng với các tham số về đặc tính bay của chủng loại<br />
<br />
<br />
16 Đ.Q.Hiệu, L.T.Phong, B.Q.Thắng, N.P.Bảo, “Nghiên cứu thuật toán …bám mục tiêu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MIG cho thấy với a1 a min 1 . 18 m / s 2 ; a 2 a max 3 . 69 m / s 2 và<br />
1 min 1 . 61 0 / s 2 ; 2 max 4 . 33 0 / s 2 , thì ma trận xác suất chuyển đổi<br />
trạng thái có các phần tử giá trị số: n x n = [13 x 13] và có dạng là:<br />
<br />
0 .96 0.006 0.006 0.006 0 .006 0 .003 0.003 0.003 .0.003 0 0 0 0 <br />
<br />
0.01 0 .95 0.007 0 0.007 0.007 0 0 0 .007 0.007 0 0 0 <br />
0.01 0 .007 0 .95 0 .007 0 0.007 0.007 0 0 0 0.007 0 0 <br />
<br />
0.01 0 0 .005 0 .95 0.007 0 0.007 0.007 0 0 0 0 .007 0 <br />
0.01 0 .007 0 0 .007 0 .95 0 0 0.007 0 .007 0 0 0 0 .007 <br />
<br />
0 .03 0.012 0.012 0 0 0.93 0 0 0 0.015 0.015 0 0 <br />
0.03 0 0.012 0 .03 0 0 0 .93 0 0 0 0.015 0.015 0 <br />
0 .03 0 0 0 .03 0 .03 0 0 0 .93 0 0 0 0.015 0 .015 <br />
<br />
0 .03 0.012 0 0 0 .03 0 0 0 0 .93 0.015 0 0 0 .015 <br />
0 0 .05 0 0 0 0 .025 0 0 0 0 .9 0 0 0 <br />
<br />
0 0 0 .05 0 0 0 .025 0 .025 0 0 0 0 .9 0 0 <br />
0 0 0 0 .05 0 0 0 .025 0.025 0 0 0 0 .9 0 <br />
<br />
0 0 0 0 0 .05 0 0 0.025 0.025 0 0 0 0.9 <br />
<br />
<br />
Trên hình 6 có trình bày kết quả mô phỏng mục tiêu bay là MIG khi hạ cánh với<br />
dữ liệu quỹ đạo được cập nhật từ ba nguồn độc lập và sử dụng thuật toán đa mô<br />
hình. Trên hình 7 trình bày kết quả đánh giá độ lệch trung bình bình phương trạng<br />
thái động học mục tiêu MIG ứng với tình huống như trên hình 6 khi sử dụng ba<br />
dạng thuật toán: thuật toán "chuyển mạch" tập các mô hình, thuật toán sử dụng tập<br />
mô hình có cấu trúc cố định và thuật toán sử dụng tập các mô hình có xác suất cao.<br />
Kết quả cho thấy việc sử dụng thuật toán lựa chọn mô hình có xác suất cao cho độ<br />
chính xác cao hơn các thuật toán khác. Bên cạnh đó, do số lượng các mô hình được<br />
lựa chọn ít hơn nên thời gian xử lý tại trung tâm đương nhiên sẽ ít hơn. Điều này<br />
phù hợp với kết luận đã được nêu trong [5].<br />
<br />
<br />
h(m)<br />
m2<br />
<br />
m1<br />
m1<br />
m5 m2<br />
m5 m1<br />
m2<br />
<br />
m2<br />
<br />
<br />
d (104 m)<br />
<br />
Hình 6. Kết quả lọc, hợp nhất quỹ đạo Hình 7. Đánh giá độ lệch trung bình bình<br />
sử dụng thuật toán đa mô hình. phương trạng thái động học mục tiêu khi<br />
sử dụng ba thuật toán đa mô hình.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 17<br />
Ra đa<br />
<br />
<br />
Để chứng minh khả năng của cách tiếp cận sử dụng thuật toán đa mô hình trong<br />
xử lý hợp nhất quỹ đạo, trên hình 8 có trình bày kết quả mô phỏng quá trình lọc,<br />
hợp nhất 10 quỹ đạo dựa trên cơ sở thông tin quỹ đạo được cập nhật từ 3 nguồn với<br />
giả thiết các nguồn có cùng độ chính xác và khả năng phân biệt. Thuật toán sử<br />
dụng là thuật toán đa mô hình có cấu trúc thích nghi tính toán, lựa chọn mô hình có<br />
xác suất cao.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Kết quả lọc, hợp nhất 10 quỹ đạo tại Trung tâm xử lý với ba nguồn<br />
thông tin và sử dụng thuật toán xử lý có cấu trúc thích nghi lựa chọn<br />
các mô hình có xác suất cao [5].<br />
<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
<br />
Như vậy, từ các kết quả nghiên cứu có thể kết luận rằng, thuật toán đa mô hình<br />
được xem là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm giải bài toán lọc, bám quỹ<br />
đạo mục tiêu trong trường hợp thông tin quỹ đạo được lấy từ nhiều nguồn. Các kết<br />
quả nghiên cứu cho thấy, thuật toán lọc bám quỹ đạo có cấu trúc thích nghi và lựa<br />
chọn mô hình có xác suất cao cho phép giảm đáng kể dung lượng tính toán. Đặc<br />
biệt là khi số lượng quỹ đạo đồng thời cần lọc, bám là lớn.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Nguyễn Phùng Bảo, Lê Thanh Phong, Phạm Ngọc Huy. Nghiên cứu một số<br />
thuật toán bám quỹ đạo mục tiêu di động. Tạp chí Nghiên cứu KH&CN Quân<br />
sự, Đặc san KHCNRĐ 08-2011<br />
<br />
<br />
<br />
18 Đ.Q.Hiệu, L.T.Phong, B.Q.Thắng, N.P.Bảo, “Nghiên cứu thuật toán …bám mục tiêu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[2]. Bar-Shalom. Multitarget - Multisonsor Tracking: Principles and Technique.<br />
YBS Pub.1995<br />
[3]. Bar-Shalom. Model Estimation With Variable Structure: Some Theoretical<br />
Consi- deration. 37rd IEEE Conf. Decision and Control, 1999.<br />
[4]. David L. Distributed Data Fusion for Network-Centric Operation. CRC Press<br />
Taylor & Francis Group 2013.<br />
[5]. Phạm Ngọc Huy. Ứng dụng công cụ mạng nơ ron trong xử lý thứ cấp tin tức<br />
ra đa. Viện Ra đa - Viện KH&CNQS. 2013-2014.<br />
[6]. Плетно Тактико - Технические Характеристики Миг 21МН, 1972.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
ANALYSIS OF MULTIPLE - MODEL ALGORITHMS<br />
FOR TARGET TRACKING<br />
<br />
This paper presents the results of analyse and build the multiple -<br />
model algorithms for target tracking where radar information is updated<br />
from multiple sources. In the particular, analysis focused multiple - model<br />
estimation with adaptation structure and algorithm for selection model with<br />
high probability.<br />
Keywords: Elementary processing, the third processing, Kalman filter, appropriate structure.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 11 tháng 8 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 9 năm 2014<br />
Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 9 năm 2014<br />
<br />
Địa chỉ: Học viện KTQS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 33, 10 - 2014 19<br />