TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010<br />
<br />
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ CÁC QUYỀN TRÊN ĐẤT LÂM NGHIỆP<br />
ĐƯỢC GIAO CHO HỘ GIA ĐÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG<br />
TẠI XÃ PHÚ VINH, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ<br />
Huỳnh Văn Chương<br />
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Xã vùng cao Phú Vinh, huyện A Luới, tỉnh Thừa Thiên Huế là xã điển hình của việc thực<br />
hiện chính sách giao một phần diện tích đất rừng sản xuất nghèo kiệt về hộ giao đình hoặc cộng<br />
đồng quản lý và sử dụng nhằm đa dạng hoá chủ thể quản lý và nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận cho<br />
xã hội từ đất lâm nghiệp, tạo việc làm, tạo nghề lâm nghiệp và tăng thu nhập cho người dân<br />
được giao đất và bền vững vùng đồi núi. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy việc<br />
thực hiện chuyển giao còn kéo dài và gặp nhiều lúng túng giữa các bên liên quan. Mặc dù các<br />
chính sách vĩ mô của Nhà nước về việc giao đất lâm nghiệp là khá rõ ràng nhưng việc thực hiện<br />
ở cấp địa phương vẫn chưa cụ thể. Cách hiểu và thực hiện các bước trong quá trình giao đất<br />
vẫn còn có sự chồng chéo giữa các đối tượng nhất là giữa Ban Quản lý rừng phòng hộ và chính<br />
quyền xã, huyện. Người dân của vùng nghiên cứu đang rất mong chờ từ phía chính quyền địa<br />
phương có được một qui trình, phương thức giao đất và định hướng qui hoạch sử dụng đất thật<br />
cụ thể và tạo sự công bằng, tiến đến ổn định về qui mô diện tích để họ có thể đầu tư sản xuất và<br />
tạo nên một công việc ổn định, có thu nhập thật sự.<br />
Từ khoá: Đất lâm nghiệp, Chuyển giao, “Bó quyền”, Chính quyền địa phương.<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân quản lý khai thác và sử<br />
dụng vào mục đích nông lâm nghiệp đã được thực hiện trong nhiều năm qua trên khắp<br />
cả nước (Nghị định 163/1999/NĐ-CP). Tiến độ thực hiện việc giao đất giao trên các<br />
vùng miền khác nhau của cả nước cũng rất khác nhau, trong đó vùng đồi núi miền<br />
Trung, việc giao đất lâm nghiệp đến cộng đồng và hộ gia đình vẫn còn rất chậm và gặp<br />
nhiều khó khăn và đây cũng là lý do để nghiên cứu này cần đi sâu phân tích và phát hiện<br />
vấn đề. Tại vùng đồi núi miền Trung, việc khai thác và sử dụng đất lâm nghiệp thực sự<br />
còn mới bắt đầu, chưa hình thành một nghề ổn định đối với người dân. Lâu nay người<br />
dân vẫn quen với việc thu lợi trên đất lâm nghiệp theo kiểu hái lượm và họ không lường<br />
trước được kết quả. Hiện tại, Nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện các chính sách<br />
giao một phần diện tích đất rừng sản xuất nghèo kiệt từ Ban quản lý rừng phòng hộ về<br />
15<br />
<br />
hộ gia đình và cộng đồng quản lý nhằm đa dạng hóa chủ thể quản lý đất đai và tài<br />
nguyên. Quá trình giao và khai thác đất lâm nghiệp đến hộ gia đình và cá nhân còn gặp<br />
khó khăn, các quyền trên đất lâm nghiệp chuyển giao này cũng chưa rõ ràng và còn<br />
chồng chéo giữa các cơ quan chủ quản trước và sau khi giao. Từ những lý do trên, việc<br />
phân tích thực trạng và đi sâu tìm hiểu các quyền trên đất lâm nghiệp đang giao tại xã<br />
Phú Vinh, huyện A Lưới như là trường hợp điển hình, vì hiện tại xã Phú Vinh đang<br />
trong quá trình nhận đất được giao từ Ban quản lý rừng phòng hộ A Luới và có thể rút ra<br />
bài học kinh nghiệm cho các vùng tương tự khác ở vùng đồi núi miền Trung.<br />
* Mục đích nghiên cứu:<br />
- Phân tích thực trạng của quá trình giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá<br />
nhân quản lý và sử dụng;<br />
- Phân tích các quyền trên đất lâm nghiệp đã và đang trong quá trình giao đất.<br />
- Để xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao thuận lợi và khai<br />
thác có hiệu quả đất sau khi chuyển giao.<br />
2. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Mô tả vùng nghiên cứu<br />
Vùng được chọn để nghiên cứu là xã Phú Vinh thuộc huyện A Luới, tỉnh Thừa<br />
Thiên Huế, là một xã với gần 40% hộ nghèo và tái nghèo. Xã có thôn, trong đó có thôn<br />
Phú Thượng 100% là người dân tộc thiểu số (Pacô), 03 thôn còn lại là Phú Xuân, Phú<br />
Thuận, Phú Thành gần 98% là đồng bào người Kinh. Một số thông tin cơ bản các thôn<br />
nghiên cứu được tóm tắt ở bảng 1.<br />
Bảng 1. Thông tin cơ bản của 4 thôn trong xã<br />
Nội dung<br />
<br />
Phú Thượng<br />
<br />
Phú Xuân<br />
<br />
Phú Thuận<br />
<br />
Phú Thành<br />
<br />
Khoảng cách đến TT huyện (km)<br />
<br />
10<br />
<br />
8<br />
<br />
7<br />
<br />
6<br />
<br />
Khoảng cách đến TT tỉnh (km)<br />
Qui mô hộ<br />
<br />
70<br />
<br />
67<br />
<br />
66<br />
<br />
65<br />
<br />
Số hộ<br />
<br />
96<br />
<br />
53<br />
<br />
60<br />
<br />
55<br />
<br />
Qui mô hộ<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
Pacô<br />
<br />
2<br />
Kinh<br />
<br />
2<br />
Kinh<br />
<br />
2<br />
Kinh<br />
<br />
Vị trí địa lý<br />
<br />
Số lao động/hộ (trung bình)<br />
Nhóm dân tộc<br />
Cơ cấu lãnh đạo thôn<br />
Theo hệ thống nhà nước<br />
Theo tập tục truyền thống<br />
<br />
Với cơ cấu năm người trong nhóm lãnh đạo: trưởng và phó<br />
thôn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, công an thôn.<br />
Thôn Phú Thượng: có một Già làng<br />
03 thôn còn lại: không có Già làng<br />
16<br />
<br />
Đất nông nghiệp<br />
TB diện tích đất<br />
cạn/hộ(ha)<br />
(vườn đồi và vườn nhà)<br />
<br />
trồng<br />
<br />
TB đất lúa nước/hộ (m2)<br />
<br />
0,5<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
1,0<br />
<br />
300<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
0,0<br />
<br />
Lúa nước và lúa cạn, sắn, cây ăn quả.<br />
<br />
Cây trồng chính<br />
Nguồn thu nhập phi nông nghiệp<br />
<br />
Lương<br />
<br />
Làm thuê,<br />
dịch vụ<br />
<br />
Làm thuê,<br />
dịch vụ<br />
<br />
Làm thuê,<br />
dịch vụ<br />
<br />
Tổng số hộ nghèo và cận nghèo<br />
<br />
36<br />
<br />
08<br />
<br />
10<br />
<br />
11<br />
<br />
Nguồn: UBND xã Phú Vinh, 2009.<br />
<br />
Sự hình thành tên thôn, tên xã và cho đến nay định cư ổn định là một quá trình<br />
lịch sử bắt đầu từ những năm 1970. Ba thôn người Kinh là Phú Xuân, Phú Thuận và<br />
Phú Thành đều từ vùng ven đầm phá của huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên<br />
Huế đi kinh tế mới theo chính sách của Nhà nước lúc đó và định cư ở lại đây, còn riêng<br />
đồng bào dân tộc Pacô ở thôn Phú Thượng di cư từ xã Hồng Thượng, nằm ở phía Tây<br />
Nam của xã Phú Vinh ra đây để lập nghiệp và hình thành nên một thôn riêng. Kết hợp<br />
03 thôn người Kinh và 01 thôn Phú Thượng hình thành nên xã Phú Vinh hiện nay.<br />
2.2. Phương pháp tiếp cận và khung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu áp dụng phân tích các quyền dựa vào “bó quyền” của hai tác giả là<br />
Schlager và Ostrom (Schlager, E. and E. Ostrom, 1992). Dựa trên khung nghiên cứu bó<br />
quyền, việc phân tích các quyền trên đất lâm nghiệp đang chuyển giao sẽ được xác định<br />
cụ thể và làm rõ ở trường hợp nghiên cứu xã Phú Vinh, huyện A Lưới. Khung phân tích<br />
“bó quyền” được mô tả cho nghiên cứu này như hình 1.<br />
Phân tích, kiểm tra và đánh giá<br />
<br />
Quyền tiếp cận<br />
Quyền khai thác<br />
<br />
Đất lâm<br />
nghiệp đã và<br />
đang giao<br />
<br />
Quyền quản lý<br />
Quyền loại trừ<br />
<br />
Tiềm năng thay đổi đất<br />
lâm nghiệp đến hộ gia<br />
đình quản lý và sử dụng<br />
<br />
Quyền chuyển nhượng<br />
<br />
Khó khăn, thách<br />
thức và sự xung đột<br />
<br />
Đề xuất giải pháp để sử dụng đất<br />
lâm nghiệp được giao hiệu quả<br />
<br />
Hình 1. Mô phỏng khung phân tích “bó quyền” trên đất lâm nghiệp đang chuyển giao<br />
17<br />
<br />
2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu<br />
2.3.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Thu thập những nghiên cứu về các vấn đề<br />
chuyển giao đất lâm nghiệp; các số liệu về tiến trình thực hiện các chính sách giao đất<br />
giao rừng, các báo cáo, tài liệu; công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách giao đất<br />
giao rừng và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của vùng nghiên cứu.<br />
2.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp: Dựa trên bảng hỏi thiết kế sẵn, số liệu được thu<br />
thập bằng cách phỏng vấn 50 hộ dân được lựa chọn theo từng thôn, trong đó có phân bổ<br />
đều số lượng mẫu cho thành phần kinh tế hộ, qui mô hộ, nhóm dân tộc thiểu số. Sử<br />
dụng phương pháp thảo luận nhóm tập trung đối với các cán bộ địa phương và người<br />
dân<br />
2.3.3. Xử lý số liệu: Số liệu thu được sẽ được xử lý bằng phương pháp thống kê<br />
tổng hợp, thống kê mô tả để chỉ ra sự thay đổi về các hoạt động và tiến trình chuyển<br />
giao.<br />
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận<br />
3.1 Thực trạng quá trình chuyển giao đất lâm nghiệp từ Ban Quản lý rừng<br />
phòng hộ (QLRPH) về hộ gia đình<br />
3.1.1. Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên đất của xã Phú Vinh<br />
Tổng diện tích tự nhiên toàn xã được thống kê năm 2009 (bảng 2) là 2904ha,<br />
trong đó diện tích đất để sản xuất nông nghiệp gồm trồng cây hằng năm và lâu năm chỉ<br />
có 73,44 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 2.414,42 ha, đất phi nông nghiệp là 196,92 ha<br />
còn lại là diện tích đất chưa sử dụng với 257,28ha. Tuy nhiên, qua quá trình đi khảo sát<br />
thực tế để xác định diện tích đất chưa sử dụng giữa hiện trường và trên bản đồ cùng với<br />
cán bộ địa chính xã và thôn trưởng 4 thôn cho thấy: thực chất việc xác định đúng diện<br />
tích đất được cho là chưa sử dụng theo như sự phân loại của cơ quan chuyên môn về đất<br />
đai là rất khó, hầu như chỉ có một ít diện tích mặt nước sông và khe suối và đất núi đá<br />
không có rừng cây thể hiện rõ ngoài thực tế, còn lại hầu hết đất trống đồi trọc gồm đất<br />
bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng trên thực tế đã được khai hoang để trồng<br />
cây trồng nông lâm nghiệp và đã có chủ quản lý nên không còn là đất chưa sử dụng.<br />
Bảng 2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Phú Vinh, huyện A Lưới năm 2009<br />
<br />
TT<br />
<br />
Mục đích sử dụng<br />
<br />
Diện tích (ha)<br />
<br />
Tổng diện tích đất tự nhiên<br />
<br />
2904.00<br />
<br />
Trong đó:<br />
01<br />
<br />
Đất sản xuất nông nghiệp<br />
<br />
02<br />
<br />
Đất lâm nghiệp<br />
<br />
73.44<br />
2414.62<br />
18<br />
<br />
03<br />
<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
<br />
196.62<br />
<br />
04<br />
<br />
Đất chưa sử dụng<br />
<br />
257.28<br />
<br />
Nguồn: UBND xã Phú Vinh, 2009<br />
<br />
3.1.2. Thực trạng quá trình thu hồi đất lâm nghiệp về từ Ban QLRPH giao cho<br />
xã Phú Vinh và hộ gia đình quản lý<br />
Theo ý kiến người dân thì trước đây các tài nguyên thiên nhiên của xã Phú Vinh<br />
như: rừng, sông suối, ao hồ, đất nông lâm nghiệp, các vùng đất hoang hoá được người<br />
dân hiểu và mặc nhiên thừa nhận như là tài sản chung của cộng đồng, sự quản lý và khai<br />
thác và chiếm giữ các tài nguyên trên đều dựa vào sự tự phát của từng dòng họ, của hộ<br />
gia đình và trên cơ sở luật tục và tập quán bản địa. Qua phỏng vấn những người lớn tuổi<br />
họ đều trả lời ở thời điểm trước năm 1976 họ không phải chịu bất kỳ một chính sách<br />
nào của Nhà nước trong quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên để mưu sinh, việc<br />
19<br />
<br />