TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC<br />
<br />
JOURNAL OF SCIENCE<br />
<br />
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br />
SOCIAL SCIENCES AND HUMANITIES<br />
ISSN:<br />
1859-3100 Tập 14, Số 8 (2017): 137-147<br />
Vol. 14, No. 8 (2017): 137-147<br />
Email: tapchikhoahoc@hcmue.edu.vn; Website: http://tckh.hcmue.edu.vn<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN<br />
DU LỊCH VĂN HÓA TÂM LINH TỈNH ĐỒNG THÁP<br />
Nguyễn Minh Triết*, Mai Võ Ngọc Thanh<br />
Trường Đại học Cần Thơ<br />
Ngày Tòa soạn nhận được bài: 07-6-2016; ngày phản biện đánh giá: 24-12-2016; ngày chấp nhận đăng: 27-8-2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Tỉnh Đồng Tháp có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng với nhiều di tích lịch sử, văn hóa, khu<br />
du lịch sinh thái... Bên cạnh đó còn có rất nhiều đình, chùa được xếp hạng là di tích lịch sử - văn<br />
hóa cấp Quốc gia và cấp Tỉnh. Đây là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển loại hình du lịch<br />
văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch văn hóa tâm linh ở<br />
tỉnh Đồng Tháp, cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, góp phần<br />
thúc đẩy phát triển loại hình du lịch này trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.<br />
Từ khóa: du lịch, tỉnh Đồng Tháp, văn hóa tâm linh.<br />
ABSTRACT<br />
Studying the potentials for developing spiritual culture tourism in Dong Thap province<br />
Dong Thap province has rich tourism resources with a variety of cultural and historical<br />
relics, ecotourism destinations, etc. Moreover, a lot of temples and pagodas are national and<br />
provincial historical and cultural heritages. These are rich resources for developing spiritual<br />
culture tourism. This article analyses the potentials and the reality of spiritual culture tourism<br />
development in Dong Thap province, as well as proposes some solutions to the effective<br />
exploitations of these potentials, contributing to the development of this type of tourism in the near<br />
future.<br />
Keywords: tourism, Dong Thap province, spiritual culture tourism.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Đặt vấn đề<br />
Tỉnh Đồng Tháp nằm ở miền Tây<br />
Nam Bộ, thuộc Vùng đồng bằng sông Cửu<br />
Long (ĐBSCL). Do đặc điểm hình thành,<br />
Đồng Tháp là sự hợp nhất của 2 vùng Nam<br />
và Bắc sông Tiền, tương ứng với 2 địa<br />
danh nổi tiếng là Sa Đéc và Cao Lãnh.<br />
Theo nhiều nhà nghiên cứu, vùng đất Sa<br />
Đéc được lưu dân người Việt khẩn hoang,<br />
lập ấp, ít nhất từ đầu thế kỉ XVII hoặc cuối<br />
thế kỉ XVI. Vùng đất Cao Lãnh ở phía Bắc<br />
*<br />
<br />
sông Tiền do một số lưu dân thôn Bả Canh<br />
(nay thuộc thị trấn Đập Đá, tỉnh Bình<br />
Định) vào khai hoang, định cư ven bờ rạch<br />
Cái Sao Thượng hình thành nên xóm Bả<br />
Canh vào khoảng cuối thế kỉ XVII, đầu thế<br />
kỉ XVIII (Khai thác từ Cổng thông tin điện<br />
tử Đồng Tháp: http://dongthap.gov.vn). Dù<br />
mỗi vùng đất có những đặc trưng riêng về<br />
tự nhiên, kinh tế, xã hội, nhưng đều có<br />
chung một quá khứ oai hùng, góp phần tạo<br />
nên bề dày lịch sử, văn hóa của địa danh<br />
<br />
Email: nmtrietdt@gmail.com<br />
<br />
137<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
Đồng Tháp.<br />
Tính đến tháng 31/3/2013, tỉnh Đồng<br />
Tháp có 64 di tích lịch sử văn hóa (1 di tích<br />
quốc gia đặc biệt, 13 di tích cấp quốc gia<br />
và 50 di tích cấp tỉnh) (Sở Văn hóa - Thể<br />
thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp, 2013).<br />
Ngoài ra, rất nhiều địa điểm khác đang<br />
được thẩm định, lập hồ sơ khoa học để xếp<br />
hạng di tích. Trong đó, nhiều di tích đã<br />
được xếp hạng là nơi thờ tự của các loại<br />
hình tín ngưỡng, tôn giáo như: Khu di tích<br />
Gò Tháp, chùa Kiến An Cung, chùa Bửu<br />
Hưng, chùa Bà Thiên Hậu, Đền thờ Ông<br />
Bà Đỗ Công Tường… Mặc dù, không có<br />
nhiều công trình tôn giáo quy mô lớn,<br />
nhưng tỉnh Đồng Tháp lại có những di tích<br />
với kiến trúc độc đáo, mang đậm nét văn<br />
hóa, lịch sử và gắn liền với đời sống tinh<br />
thần của người dân địa phương. Và đây<br />
chính là điều kiện thuận lợi để phát triển du<br />
lịch văn hóa tâm linh. Bài viết phân tích<br />
tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch<br />
văn hóa tâm linh, cũng như đề xuất một số<br />
giải pháp góp phần khai thác hiệu quả tiềm<br />
năng, thúc đẩy phát triển loại hình du lịch<br />
này trong thời gian tới, nâng cao vị thế của<br />
ngành du lịch Đồng Tháp theo Đề án Phát<br />
triển du lịch tỉnh Đồng Tháp giai đoạn<br />
2015-2020.<br />
2.<br />
Khái quát về du lịch văn hóa tâm<br />
linh<br />
Luật Du lịch (2005) định nghĩa du<br />
lịch là các hoạt động có liên quan đến<br />
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú<br />
thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu<br />
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ<br />
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất<br />
138<br />
<br />
Tập 14, Số 8 (2017): 133-143<br />
định. Hoạt động du lịch là hoạt động của<br />
khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh<br />
du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ<br />
chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.<br />
Văn hóa tâm linh là một mặt của hoạt<br />
động văn hóa, biểu hiện ở khía cạnh vật<br />
chất hoặc tinh thần, mang những giá trị<br />
thiêng liêng trong cuộc sống hằng ngày và<br />
đời sống tín ngưỡng tôn giáo. Ở phương<br />
diện vật chất, đó là kiến trúc nghệ thuật,<br />
đền đài, đình chùa, miếu mạo, nhà thờ… Ở<br />
phương diện tinh thần, đó là những nghi lễ,<br />
ý niệm thiêng liêng trong tâm thức con<br />
người (Hồ Kỳ Minh, 2015).<br />
Du lịch văn hóa tâm linh, hay còn gọi<br />
là du lịch tâm linh, tuy còn khá mới mẻ<br />
nhưng đang có xu hướng phát triển ở Việt<br />
Nam hiện nay. Ở các nước trên thế giới, du<br />
lịch tâm linh thường gắn liền với du lịch<br />
tôn giáo. Du lịch tôn giáo được hiểu là<br />
chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu tín<br />
ngưỡng của con người theo các tôn giáo<br />
khác nhau như truyền giáo của tu sĩ, thực<br />
hiện các nghi lễ tôn giáo, tham dự các lễ<br />
hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn<br />
giáo (Lê Văn Thăng, Trần Anh Tuấn và<br />
Bùi Thị Thu, 2008). Ở Việt Nam, du lịch<br />
tâm linh không chỉ đơn thuần là du lịch tôn<br />
giáo mà còn hướng về cội nguồn, tổ tiên,<br />
bày tỏ sự tưởng nhớ công lao với các bậc<br />
tiền bối. Du lịch tâm linh không chỉ thuần<br />
túy là hoạt động hành hương, tín ngưỡng,<br />
tôn giáo mà nó còn là động lực thúc đẩy sự<br />
giao lưu văn hóa và phát triển kinh tế - xã<br />
hội, mang lại việc làm và thu nhập cho<br />
người dân địa phương. Phát triển du lịch<br />
tâm linh giúp khôi phục và bảo tồn các giá<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
trị văn hóa truyền thống của quốc gia, tăng<br />
cường tình đoàn kết giữa các dân tộc, tôn<br />
giáo.<br />
Du lịch tâm linh thể hiện ở nhiều<br />
dạng thức khác nhau. Dạng thức thứ nhất,<br />
đó là hoạt động tham quan, vãn cảnh tại<br />
các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; đây là hoạt<br />
động du lịch tâm linh phổ biến nhất hiện<br />
nay. Ở dạng thức thứ hai, ngoài tham quan,<br />
thưởng ngoạn cảnh vật, người du lịch còn<br />
có các hoạt động cúng bái, cầu nguyện,<br />
thường phù hợp với du khách có theo tôn<br />
giáo, tín ngưỡng (Hồ Kỳ Minh, 2015).<br />
Hình thức này khá phổ biến với nhiều<br />
người Việt Nam vì việc đi lễ ở các cơ sở<br />
tôn giáo được xem như một thói quen để<br />
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, với mong<br />
muốn những điều tốt đẹp cho bản thân, gia<br />
đình và xã hội. Dạng thức thứ ba có vẻ sâu<br />
sắc hơn, đó là tìm hiểu các triết lí, giáo<br />
pháp để con người thêm trầm tĩnh, tâm hồn<br />
thêm thư thái, để cải thiện sức khỏe và cảm<br />
nhận chính bản thân mình (Hồ Kỳ Minh,<br />
2015).<br />
3.<br />
Nguồn tài nguyên phát triển du<br />
lịch văn hóa tâm linh ở tỉnh Đồng Tháp<br />
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều cảnh quan<br />
thiên nhiên đặc sắc, sông nước hữu tình,<br />
bốn mùa hoa thơm quả ngọt, con người<br />
thân thiện, tinh hoa văn hóa, lịch sử của<br />
cộng đồng và nhiều lễ hội dân gian truyền<br />
thống mang đậm bản sắc dân tộc (Ban<br />
Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Tháp, 2015).<br />
Ngoài ra, trong số những di tích đã được<br />
xếp hạng, có rất nhiều đình, chùa, cơ sở thờ<br />
tự của các tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là lợi<br />
thế rất lớn để phát triển du lịch văn hóa tâm<br />
<br />
Nguyễn Minh Triết và tgk<br />
linh.<br />
- Di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ<br />
Gò Tháp: Khu di tích Gò Tháp nằm trên<br />
địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, thuộc<br />
huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, cách<br />
thị trấn Mỹ An khoảng 11 km về hướng<br />
Bắc, cách thành phố Cao Lãnh khoảng 43<br />
km về hướng Đông Bắc. Khu di tích Gò<br />
Tháp được xếp hạng cấp quốc gia vào ngày<br />
05/9/1989 và được xếp hạng di tích quốc<br />
gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐTTg ngày 27/9/2012. Vùng đất này được<br />
cư dân nguời Việt từ đàng ngoài khai<br />
hoang, mở cõi từ cuối thế kỉ XVII, đầu thế<br />
kỉ XVIII. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có<br />
5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp<br />
Mười cổ tự, mộ và đền thờ Thiên hộ Võ<br />
Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn<br />
Kiều, gò Minh Sư và miếu Bà Chúa Xứ.<br />
Tại đây, các nhà khảo cổ học phát hiện<br />
nhiều di vật rất có giá trị, là chứng tích của<br />
nền văn minh Óc Eo xưa. Trong thời kì<br />
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế<br />
quốc Mĩ, Gò Tháp và vùng xung quanh là<br />
địa bàn trú đóng của nhiều cơ quan kháng<br />
chiến như Xứ ủy Nam Kì, Ủy ban Nam Bộ<br />
kháng chiến, Khu Tám và các tỉnh Tân An,<br />
Mỹ Tho, Long Châu Sa… còn in dấu hoạt<br />
động cách mạng của các ông Lê Duẩn,<br />
Phạm Hùng, Lê Đức Thọ, Trần Văn Trà,<br />
Nguyễn Thị Thập… (Nguyễn Hữu Hiếu,<br />
2004, tr.158). Hằng năm, ở Gò Tháp có hai<br />
kì lễ hội truyền thống dân gian là vía Bà<br />
Chúa Xứ (rằm tháng 03 âm lịch) và tưởng<br />
niệm hai vị anh hùng dân tộc Thiên Hộ<br />
Dương và Đốc Binh Kiều (rằm tháng 11<br />
âm lịch), thu hút hàng trăm ngàn lượt<br />
139<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
khách hành hương, chiêm ngưỡng kiến trúc<br />
cổ của nền văn minh Óc Eo và thưởng<br />
ngoạn các hoạt động văn hóa nghệ thuật<br />
khác. Di tích lịch sử - văn hóa - khảo cổ<br />
Gò Tháp là di sản quý báu mang tầm quốc<br />
gia, nơi hội tụ, kết tinh và lưu giữa truyền<br />
thống lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng<br />
của dân tộc.<br />
- Chùa Kiến An Cung: Còn gọi là chùa<br />
ông Quách, được xây dựng từ năm 19241927 bởi những người Hoa từ Phúc Kiến<br />
với mục đích thờ cúng tổ tiên và dạy dỗ<br />
con cháu. Ngôi chùa tọa lạc tại trung tâm<br />
thành phố Sa Đéc, mang đậm nét kiến trúc<br />
Trung Quốc với tổng thể là hình chữ Công<br />
gồm ba gian: Đông lang, Tây lang và khu<br />
chính điện. Toàn bộ chùa không có kèo mà<br />
chỉ có đoàn tay ráp mộng lại chịu lực trên<br />
những cột gỗ tròn. Ngói được lợp theo gợn<br />
sóng rồng, ngọn sóng cong vút lên cao theo<br />
kiểu “ngũ hành”, mỗi đầu ngọn sóng là một<br />
cung điện thu nhỏ rất sắc nét, tinh vi.<br />
Hoành phi, bao lam, câu liễn đến các bình<br />
phong, khánh thờ được chạm khắc công<br />
phu, sơn son thếp vàng rực rỡ. Hai bên<br />
vách tường tô điểm hình thập diện phong<br />
thần, truyện tích xưa và các bức tranh họa<br />
theo lối thủy mặc với đường nét uyển<br />
chuyển. Hằng năm, chùa có 2 ngày lễ tế là<br />
22/02 và 22/8 âm lịch. Cứ mỗi 3 năm có<br />
thiết lập trai đàn, cúng cầu siêu cho bá tánh<br />
quá vãng và cầu cho quốc thái dân an.<br />
Chùa Kiến An Cung được Bộ Văn hóa<br />
Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và<br />
Du lịch) xếp hạng là di tích cấp quốc gia<br />
ngày 27/4/1990 theo Quyết định số 84/QĐBVHTT.<br />
140<br />
<br />
Tập 14, Số 8 (2017): 133-143<br />
- Chùa Bửu Hưng (hay còn gọi là chùa<br />
Cả Cát): Tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long<br />
Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp,<br />
được xếp hạng cấp quốc gia vào ngày<br />
03/8/2007 theo Quyết định số 39/QĐBVHTT. Đây là một trong những ngôi<br />
chùa cổ nhất của tỉnh Đồng Tháp nói riêng<br />
và Vùng đồng bằng Nam Bộ nói chung.<br />
Theo tư liệu, ngôi chùa do thiền sư Nguyễn<br />
Đăng xây dựng vào khoảng đầu thế kỉ<br />
XVIII với vật liệu tạm bợ là tre trúc, mái<br />
lợp lá dừa nước, vách đắp bùn. Ngôi chùa<br />
được vua Gia Long ban sắc tứ vào năm<br />
1803. Năm 1821, được vua Minh Mạng<br />
ban tặng tượng Phật Di Đà và pháp khí thờ<br />
tự. Trong thời kì kháng chiến, chùa là nơi<br />
chở che cho nhiều cán bộ hoạt động cách<br />
mạng trên địa bàn Sa Đéc, Cao Lãnh, Vĩnh<br />
Long. Hằng năm, chùa tổ chức lễ cúng lớn<br />
vào các ngày 15/4, 15/7 và 15/10 (âm lịch).<br />
- Di tích đình Phú Hựu: Tọa lạc tại ấp<br />
Phú Hòa, thị trấn Cái Tàu Hạ, huyện Châu<br />
Thành, tỉnh Đồng Tháp. Đình Phú Hựu<br />
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp<br />
hạng di tích quốc gia ngày 18/12/2009 theo<br />
Quyết định số 4705/QĐ-BVHTTDL. Ngôi<br />
đình do ông Thiều Quang Lộc là người dân<br />
địa phương vận động nhân dân trong làng<br />
xây dựng vào đầu thế kỉ XIX. Năm 1852,<br />
được vua Tự Đức sắc phong thờ Thần<br />
Thành hoàng Bổn cảnh. Đình Phú Hựu<br />
không những có bề dày lịch sử mà đây còn<br />
là cơ sở hoạt động cách mạng trong thời kì<br />
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế<br />
quốc Mĩ. Các lệ cúng hằng năm gồm lễ Hạ<br />
điền (17/6 âm lịch), Thượng điền (17/9 âm<br />
lịch) và lễ chạp miễu (17/12 âm lịch).<br />
<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM<br />
<br />
- Di tích đình Long Khánh: Tọa lạc tại<br />
ấp Long Châu, xã Long Khánh A, huyện<br />
Hồng Ngự, được xếp hạng cấp quốc gia<br />
vào ngày 18/12/2009 theo Quyết định số<br />
4704-BVHTTDL. Ngôi đình được xây<br />
dựng vào khoảng năm 1830, thờ Thần<br />
Thành hoàng Bổn cảnh và được vua Tự<br />
Đức sắc phong vào năm 1852. Đình Long<br />
Khánh cũng từng là căn cứ của quân đội<br />
trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây<br />
Nam. Hằng năm, đình tổ chức cúng lễ<br />
Thượng điền vào ngày 16, 17/12 (âm lịch)<br />
và lễ Hạ điền vào ngày 09, 10/5 (âm lịch).<br />
Ngoài ra, vào Mùng 1 Tết, có lễ thỉnh thần<br />
về ngự đình và cúng đình vào Mùng 3, hạ<br />
nêu ngày Mùng 7. Các ngày rằm lớn trong<br />
năm (Rằm tháng Giêng, tháng 7 và tháng<br />
10) đình cũng tổ chức lễ cúng.<br />
- Đền thờ Thượng tướng quận công<br />
Trần Văn Năng: Nằm trên địa bàn xã Tân<br />
Thạnh, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng<br />
Tháp. Đền thờ được xếp hạng là di tích cấp<br />
quốc gia vào ngày 19/01/2004 theo Quyết<br />
định số 02/QĐ-BVHTT. Trần Văn Năng là<br />
người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa.<br />
Ông theo Nguyễn Ánh từ khi khởi nghiệp<br />
và làm quan dưới thời vua Gia Long, từng<br />
lập nhiều chiến công, giúp vua dẹp yên<br />
loạn lạc. Dưới thời vua Minh Mạng, ông có<br />
công lớn trong việc giúp vua cải cách nền<br />
hành chính, ổn định kinh tế - xã hội và phát<br />
triển văn hóa dân tộc. Ngoài ra, Trần Văn<br />
Năng có công lao to lớn trong việc giữ yên<br />
bờ cõi, biên cương phía Nam Tổ quốc, đặc<br />
biệt là trong kháng chiến chống quân Xiêm<br />
những năm 1833 – 1834. Ông lâm bệnh<br />
qua đời năm 1835 và được khâm liệm tại<br />
<br />
Nguyễn Minh Triết và tgk<br />
khu đền thờ hiện nay trước khi đưa về Huế<br />
làm quốc tang. Hằng năm, lễ hội Đền thờ<br />
Thượng tướng quận công Trần Văn Năng<br />
diễn ra vào ngày 15-16/02 (âm lịch), thu<br />
hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh<br />
đến cúng bái, tỏ lòng biết ơn người anh<br />
hùng có công với nước.<br />
- Đình Tân Phú Trung: Nằm tại xã<br />
Tân Phú Trung, huyện Châu Thành, tỉnh<br />
Đồng Tháp, được xếp hạng di tích cấp<br />
quốc gia theo Quyết định số 2140/QĐBVHTTDL ngày 06/6/2012. Đình được<br />
xây dựng vào đầu thế kỉ XIX, thờ Thần<br />
Thành hoàng Bổn cảnh và Quan Thánh Đế<br />
Quân, được vua Tự Đức sắc phong năm<br />
1854. Hằng năm, tại đình Tân Phú Trung<br />
có các lễ cúng lớn như: Hạ điền<br />
(16,17,18/01 âm lịch), Quan Thánh Đế<br />
Quân (24/6 âm lịch), Thượng điền<br />
(16,17/11 âm lịch), thu hút hàng chục ngàn<br />
lượt khách đến cúng viếng và tham quan.<br />
- Đình Định Yên: Tọa lạc tại xã Định<br />
Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Đình<br />
Định Yên được xây dựng vào đầu thế kỉ<br />
XIX, thờ Thần Thành hoàng Bổn cảnh và<br />
được vua Tự Đức sắc phong vào năm<br />
1852. Hằng năm, Đình Định Yên có 2 lễ<br />
cúng lớn vào ngày 15,16/4 và 15,16/11 (âm<br />
lịch). Đình Định Yên được xếp hạng di tích<br />
cấp quốc gia vào ngày 06/6/2012 theo<br />
Quyết định số 2139/QĐ-BVHTTDL.<br />
- Đền thờ Ông Bà Đỗ Công Tường<br />
(còn gọi là Ông Bà Chủ chợ Cao Lãnh):<br />
Tọa lạc tại số 64, đường Lê Lợi, phường 2,<br />
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Đền<br />
thờ được công nhận là di tích lịch sử văn<br />
hóa cấp tỉnh theo Quyết định số 539/QĐ141<br />
<br />