Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH DỊ HƯỚNG ĐỘ BỀN CỦA THAN<br />
THÔNG QUA THÍ NGHIỆM KÉO GIÁN TIẾP<br />
Chu Việt Thức<br />
Trường Đại học Điện lực<br />
Ngày nhận bài 23/11/2018, ngày nhận đăng 25/01/2019<br />
<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thí nghiệm kéo gián tiếp đối với<br />
hai tổ hợp mẫu than bùn có góc dị hướng α = 00 và α = 900. Kết quả cho thấy: cường độ<br />
kháng kéo trong cả hai trường hợp đều có tính dị hướng. Tuy nhiên, trường hợp α = 900<br />
có tính dị hướng lớn hơn so với trường hợp α = 00, hay nói cách khác, đặc trưng dị<br />
hướng cường độ kháng kéo phụ thuộc vào góc tạo bởi mặt phân lớp và hướng gia tải.<br />
<br />
1. Đăt vấn đề<br />
Cường độ kéo là một trong những chỉ tiêu cơ học được sử dụng rộng rãi để tính<br />
toán, phân tích, thiết kế các công trình trong lĩnh vực xây dựng. Trong quá trình thi công,<br />
chỉ tiêu này được dùng để đánh giá mức độ ổn định dài hạn hoặc ngắn hạn của công trình<br />
ngầm (metro, đường hầm giao thông, hầm mỏ, hố móng…); khả năng khoan, cắt, khai<br />
đào, tách phá; khả năng áp dụng làm vật liệu xây dựng [1], [2].<br />
Thí nghiệm kéo gián tiếp (nén tách hay còn gọi là thí nghiệm Brazil) được phát<br />
triển từ năm 1943 [3] và được Hội cơ học đá quốc tế (ISRM) công nhận là một trong<br />
những phương pháp được sử dụng để xác định độ bền kéo của đá hay các vật liệu dòn [4].<br />
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này chính là việc chuẩn bị mẫu tương đối đơn giản,<br />
quá trình thí nghiệm có thể được thực hiện ngay trên máy nén một trục, tức là nén mẫu<br />
hình trụ dọc theo đường sinh.<br />
Đặc tính dị hướng của đá nói chung và than nói riêng đã được một số tác giả thực<br />
hiện thông qua thí nghiệm nén đơn trục [5], [6], [7]. Thí nghiệm kéo gián tiếp để khảo sát<br />
đặc tính dị hướng cường độ đã được một số học giả nghiên cứu: Ramamurthy và cộng sự<br />
nghiên cứu sự ảnh hưởng đặc tính của modul đàn hồi, cường độ trong đá bị phân lớp [8];<br />
Nasseri et al thông qua thí nghiệm để phân tích đặc tính dị hướng cơ học của biến dạng<br />
và cường độ trong đá phiến [9]; Cho et al sử dụng thí nghiệm nén đơn trục và thí nghiệm<br />
kéo tách để nghiên cứu các tham số đàn tính, dị hướng của cường độ trên các loại đá<br />
Gơnai (gneiss), đá phiến sét và đá diệp thạch [10]; Đinh Quốc Dân [11] thông qua 555<br />
mẫu thí nghiệm với 4 loại đá khác nhau nhằm đánh giá tính dị hướng của các loại đá<br />
khác nhau. Tuy vậy, các tác giả trên vẫn chưa phân tích sâu nguyên nhân dẫn đến sự dị<br />
hướng, mô tả mặt vỡ và chỉ mới thực hiện trên các loại đá mà chưa kể đến tính dị hướng<br />
ở than, đặc biệt là than ở độ sâu lớn.<br />
Các nghiên cứu đặc tính dị hướng độ bền đối với đá phân lớp nói chung đến nay<br />
tương đối phong phú. Tuy vậy, đối với than, đặc biệt là than nguyên khối ở độ sâu lớn<br />
vẫn chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ, nhất là ảnh hưởng của tính dị hướng đến các<br />
tính chất cơ học của than.<br />
<br />
Email: thuccv@epu.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
71<br />
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp<br />
<br />
Trong bài báo này, tác giả thông qua các thí nghiệm kéo gián tiếp để làm sáng tỏ<br />
vấn đề trên, bổ sung thêm về lý luận cơ học đá nói chung, tính chất cơ học của than, đặc<br />
biệt than phân lớp ở độ sâu lớn nói riêng.<br />
<br />
2. Điều kiện thí nghiệm<br />
2.1. Lựa chọn và gia công mẫu<br />
Mẫu than dùng trong thí nghiệm được lấy từ vỉa có độ sâu - 880 m thuộc mỏ<br />
Hoài Nam, tỉnh An Huy, Trung Quốc, được bảo quản ở nhiệt độ phòng đảm bảo khô ráo,<br />
sau đó mới được gia công để tạo thành mẫu. Quá trình gia công mẫu được tiến hành hết<br />
sức tỉ mỉ, tuân thủ quy trình gia công, chế tạo mẫu thí nghiệm [11]. Đầu tiên, dùng cưa<br />
tạo các mặt song song và vuông góc với mặt phân lớp, mài nhẵn, đánh bóng, sau đó dùng<br />
khoan ZS-100 khoan vuông góc và song song (00 và 900) với mặt phân lớp để lấy lõi<br />
khoan. Kiểm tra lại góc tạo bởi trụ mẫu và mặt phân lớp, sau đó tiến hành cắt và mài<br />
nhẵn lại toàn bộ các mẫu một lần nữa để đảm bảo mẫu có kích thước đồng đều theo tiêu<br />
chuẩn: ϕ50mm x 100mm. Số lượng mẫu cần gia công cho mỗi loại (một tổ hợp) là 5 mẫu.<br />
Các mẫu sau khi được gia công đều được đánh dấu quy ước để phân nhóm, tránh nhầm<br />
lẫn (hình 1.(a)).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 1: (a) - Mẫu thí nghiệm và đo đạc kiểm tra kích thước, (b) – Máy RMT-150C<br />
2.2. Thiết bị thí nghiệm<br />
Các thí nghiệm đều được thực hiện trên máy RMT - 150C tại Phòng thí nghiệm<br />
trọng điểm Quốc gia Trung Quốc, thuộc Viện Cơ học đất đá, Viện Hàn lâm Khoa học<br />
Trung Quốc, Phân viện Vũ Hán (hình 1.(b)).<br />
<br />
3. Thí nghiệm kéo gián tiếp với than có góc dị hướng khác nhau<br />
3.1. Phương pháp thí nghiệm<br />
Trong quá trình thí nghiệm, máy luôn vận hành ở chế độ khống chế chuyển vị dọc<br />
trục, tốc độ gia tải là 0.01mm/s. Thí nghiệm được thực hiện tuần tự theo nhóm, tổ hợp<br />
mẫu có góc dị hướng α = 900 (mặt phân lớp vuông góc với hướng gia tải) được thực hiện<br />
trước và tổ hợp mẫu có góc dị hướng α = 00 (mặt phân lớp song song với hướng gia tải)<br />
được thực hiện sau.<br />
<br />
<br />
72<br />
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1-Bàn nén; 2- Mẫu thí nghiệm; 3- Chèn; 4- Mặt phân lớp<br />
Hình 2: Sơ đồ biểu thị hướng gia tải với mặt phân lớp khác nhau<br />
3.2. Kết quả thí nghiệm<br />
Trong thí nghiệm kéo gián tiếp, cường độ kháng kéo là giá trị tải trọng tới hạn tại<br />
thời điểm mẫu bị phá hủy, được xác định bởi công thức:<br />
t 2P / ( DH ) (1)<br />
trong đó: t là cường độ kháng nén; P - tải trọng tới hạn; D - đường kính mẫu; H - chiều<br />
cao mẫu.<br />
Kết quả thí nghiệm được thể hiện tại hình 3 và bảng 1.<br />
1.4 1.0<br />
<br />
SPⅡ -2 SPⅠ -3<br />
1.2<br />
0.8<br />
1.0<br />
SPⅠ -2<br />
<br />
0.6 SPⅠ -4<br />
0.8<br />
σt / (MPa)<br />
σt / (MPa)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0.6 0.4 SPⅠ -5<br />
<br />
0.4 SPⅡ -5<br />
SPⅡ -3 0.2<br />
0.2 SPⅠ -1<br />
SPⅡ -1 SPⅡ -4<br />
<br />
0.0 0.0<br />
<br />
0.000 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007 0.000 0.001 0.002 0.003 0.004 0.005 0.006 0.007<br />
εL / (mm/mm) εL / (mm/mm)<br />
<br />
<br />
a. Hướng gia tải vuông góc b. Hướng gia tải song song<br />
với mặt phân lớp với mặt phân lớp<br />
Hình 3: Đường cong biểu thị quan hệ biến dạng ngang và cường độ kháng kéo của than<br />
<br />
<br />
<br />
73<br />
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp<br />
<br />
Bảng 1: Các tham số cơ học chủ yếu thu được thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp<br />
Cường độ kháng<br />
Mật độ Hướng Tải<br />
Đường Chiều kéo/(Mpa) Độ<br />
gia tải so trọng<br />
Mẫu kính cao Giá trị lệch<br />
với mặt tới hạn Giá trị<br />
/(mm) /(mm) /(g∙cm-3) bình chuẩn<br />
phân lớp /(KN) đo<br />
quân<br />
SP I -1 49,56 49,16 1,341 ∥ 1,979 0,517<br />
SP I -2 49,70 49,16 1,450 ∥ 2,848 0,742<br />
SP I -3 49,56 48,82 1,432 ∥ 3,675 0,967 0,761 0,330<br />
SP I -4 49,66 49,36 1,411 ∥ 2,872 0,746<br />
SP I -5 49,72 49,02 1,407 ∥ 3,197 0,835<br />
SP II -1 49,68 49,97 1,377 ⊥ 1,076 0,276<br />
SP II -2 49,46 48,75 1,406 ⊥ 5,011 1,323<br />
SP II -3 49,45 49,22 1,421 ⊥ 1,197 0,313 0,592 1,492<br />
SP II -4 49,62 48,88 1,405 ⊥ 1,010 0,265<br />
SP II -5 49,70 49,34 1,455 ⊥ 3,016 0,783<br />
Qua số liệu thí nghiệm thu được trong bảng 1, ta có thể thấy:<br />
(1) Cường độ kháng kéo trong các trường hợp α = 900 và α = 00 đều có tính dị<br />
hướng nhất định, tuy nhiên mức độ dị hướng không giống nhau. Đối với trường hợp α =<br />
00 thì độ lệch chuẩn là 0,330, còn với trường hợp α = 900 thì độ lệch chuẩn là 1,492. Điều<br />
đó cho thấy mức độ dị hướng trong trường hợp mặt phân lớp vuông góc biểu hiện rõ rệt<br />
hơn so với trường hợp mặt phân lớp song song (lớn hơn 4,5 lần).<br />
(2) Cường độ kháng kéo trung bình trong trường hợp α = 900 và α = 00 lần lượt là<br />
0,761 và 0,592. Điều này cũng chứng tỏ rằng mức độ dị hướng trong trường hợp mặt<br />
phân lớp vuông góc biểu hiện rõ rệt hơn so với trường hợp mặt phân lớp song song.<br />
<br />
4. Phân tích kết quả thí nghiệm<br />
Như đã biết, tính chất cơ lý của than bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên,<br />
trong bài báo này, tác giả chỉ phân tích đặc tính cơ lý của than được hình thành qua các<br />
phương diện: (1) Thông qua mặt vỡ điển hình của các mẫu bị phá hủy, thành phần và<br />
hàm lượng các cấu tạo thể hiện trên mẫu để phân tích; (2) Thông qua đặc trưng phân bố<br />
của các vết nứt trong mẫu, đồng thời xem xét tương quan giữa mối quan hệ thành phần,<br />
thể loại để tiến hành phân tích.<br />
4.1. Phân tích đặc trưng mặt vỡ của mẫu<br />
Qua quan sát bằng mắt thường mặt vỡ của mẫu ở trường hợp α = 900 ta thấy về<br />
tổng thể thành tạo và kiểu kết cấu của mỗi mẫu thí nghiệm có sự khác nhau rất lớn. Ví dụ,<br />
trên mặt vỡ của mẫu SP I - 3 (hình 4a), ta thấy có từ 6 ÷ 8 thấu kính than nhỏ có chiều<br />
rộng từ 1 ÷ 2 mm; có từ 3 ÷ 5 mặt gương bóng rộng khoảng 3 ÷ 5 mm; 2 đường mờ (than<br />
bùn) có độ rộng từ 6 ÷ 8 mm và rất nhiều hạt vật chất khác nằm xen kẽ tạo thành các kết<br />
cấu khác nhau. Còn khi quan sát trên mặt vỡ của mẫu SP I-5 (hình 4b) thấy có từ 3 ÷ 5<br />
lớp thấu kính than, mỗi lớp dày 3 ÷ 5 mm; có 3 mặt gương bóng có độ rộng từ 7 ÷<br />
12mm. Hai loại này chủ yếu được xếp xen kẽ với nhau nhưng tương đối lộn xộn, không<br />
<br />
<br />
74<br />
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78<br />
<br />
theo quy luật cụ thể. Qua quan sát mặt vỡ hai mẫu trên ta thấy thành phần cấu tạo và cách<br />
thức phân bố của chúng có sự khác nhau rất rõ nét mặc dù các mẫu cùng được tạo ra từ<br />
một cục than. Thành tạo của chúng có sự khác nhau dẫn đến tính chất cơ lí của chúng<br />
cũng khác nhau. Do các mặt bóng, thấu kính than tương đối cứng, mà các vệt mờ hình<br />
thành từ than bùn thì tương đối mềm, yếu nên đây chính là nguyên nhân dẫn đến tính dị<br />
hướng về cường độ kháng kéo giữa các mẫu.<br />
Ngoài ra, khi quan sát mặt vỡ của mẫu đối với trường hợp α = 00 chúng ta thấy<br />
các mẫu có tính đơn nhất tương đối cao. Ví dụ, đối với mặt vỡ của mẫu SP II - 1 (hình<br />
4c), ngoại trừ một số thấu kính than rải rác, còn lại chủ yếu là than bùn; đối với mặt vỡ<br />
mẫu SP II - 4, ngoài 2 đường thấu kính ở giữa, còn lại chủ yếu là gương bóng. Có thể nói,<br />
ở trường hợp này, nếu chỉ quan sát trên một mẫu thì tính đơn nhất tương đối rõ nét,<br />
nhưng nếu so sánh hai mẫu với nhau thì tính đơn nhất lại có tính tương phản khá lớn và<br />
đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tính dị hướng về cường độ kháng kéo giữa các<br />
mẫu.<br />
Từ các phân tích ở trên, ta thấy tính dị hướng về cường độ kháng kéo của trường<br />
hợp α = 900 lớn hơn so với trường hợp α = 00, hay nói cách khác, đặc trưng dị hướng<br />
cường độ kháng kéo phụ thuộc vào góc tạo bởi mặt phân lớp và hướng gia tải.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a. SPI - 3 Hướng gia tải vuông góc b. SPI - 5 Hướng gia tải vuông góc<br />
với mặt phân lớp với mặt phân lớp<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
c. SPII - 1 Hướng gia tải song song d. SPII - 4 Hướng gia tải song song<br />
với mặt phân lớp với mặt phân lớp<br />
Hình 4: Trạng thái mặt vỡ điển hình khi mẫu bị phá hoại tách<br />
<br />
<br />
<br />
75<br />
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp<br />
<br />
4.2. Phân tích tính dị hướng từ góc độ khe nứt trong than<br />
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khe nứt ảnh hưởng rất rõ nét đến tính chất cơ lí<br />
của khối đá nói chung và than cũng không là ngoại lệ. Theo nguyên nhân hình thành, có<br />
thể phân thành 2 loại là khe nứt nội sinh (atectonic joints) và khe nứt ngoại sinh (tectonic<br />
joints). Khe nứt ngoại sinh thường có quan hệ mật thiết với quá trình vận động, kiến tao<br />
địa chất. Tính chất cơ lí của nó có thể thể hiện là tính nén ép, tính trương nở hoặc tính cắt<br />
(divisibility). Khe nứt nội sinh là những khe nứt xuất hiện liên quan với sự biến đổi vật<br />
chất ở bên trong của đá như do sự tăng thể tích của đá khi khoáng vật tạo đá bị hydrat<br />
hóa, do sự co rút thể tích của vật thể, ví dụ do sự nguội lạnh của khối magma nóng chảy,<br />
do sự giảm thể tích khi bị khô cạn của các tầng trầm tích vốn rất ẩm… dẫn tới khối đá<br />
luôn có tính trương nở cao [12, [13]. Do đó, trong bài này tác giả chỉ thảo luận về vấn đề<br />
khe nứt nội sinh, tức ảnh hưởng của nứt nẻ (jointing). Nứt nẻ thường được coi như là một<br />
loại khe nứt tự nhiên tồn tại trong than, thường có giới hạn trong từng lớp. Chúng có thể<br />
là những khe nứt có mặt phẳng hoặc cong, vuông góc hoặc cắt chéo với mặt lớp. Các mặt<br />
phân lớp cùng với khe nứt cùng tạo thành hệ thống các khe nứt phân bố có tính định<br />
hướng, đây chính là nguyên nhân bên trong làm cho than đá có tính dị hướng cao. Các<br />
nghiên cứu về khe nứt trong than cho thấy mức độ phát triển của khe nứt không chỉ do sự<br />
thay đổi tính chất của than mà còn phụ thuôc vào từng chủng loại than, tức là nói đến<br />
thành phần và cấu tạo của nó [14], [15].<br />
<br />
5. Phân tích, so sánh cường độ kháng kéo và kháng nén trong thí nghiêm nén<br />
đơn trục<br />
Dựa vào số liệu thí nghiệm kéo gián tiếp thu được ở bảng 1, so sánh với kết quả<br />
thí nghiệm nén một trục [5], ta thấy cường độ kháng nén nói chung lớn hơn rất nhiều so<br />
với cường độ kháng kéo, đặc biệt là với trường hợp α = 900.<br />
Bảng 2: Kết quả thí nghiệm nén một trục đối với mẫu có góc phân lớp α = 900 [5]<br />
<br />
D H m E 1m 3m E50<br />
Mẫu (g.cm- -3 -3<br />
(mm) (mm) 3 (Mpa) (GPa) (10 ) (10 ) (GPa)<br />
)<br />
UC-3 49,760 94,680 1,415 27,536 4,418 0,338 8,258 -11,369 2,695<br />
UC-4 49,660 96,960 1,427 23,827 4,034 0,425 7,860 -5,640 2,863<br />
UC-5 49,610 99,300 1,483 23,678 3,860 0,310 7,331 -4,168 2,532<br />
SW-5 49,760 98,980 1,414 22,992 4,671 0,330 6,598 -1,715 2,697<br />
SW-21 49,720 92,450 1,429 20,797 4,723 0,388 6,312 -7,813 3,021<br />
Bình<br />
49,700 96,470 1,433 23,766 4,341 0,358 0,358 -6,141 2,762<br />
quân<br />
Độ lệch<br />
0,001 0,030 0,020 0,102 0,088 0,132 0,113 0,598 0,067<br />
chuẩn<br />
Qua so sánh kết quả của hai trường hợp thí nghiệm, ta thấy cường độ kháng nén<br />
nói chung lớn hơn rất nhiều so với cường độ kháng kéo, đặc biệt là với trường hợp α =<br />
900. Cả hai trường hợp đều có tính dị hướng nhất định, tuy vậy mức độ dị hướng rất khác<br />
nhau (cường độ kháng nén m = 23,766 [5], trong khi cường độ kháng kéo t = 0,761,<br />
<br />
<br />
76<br />
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 47, Số 4A (2018), tr. 71-78<br />
<br />
tức chênh lệch 40,1 lần). Còn đối với trường hợp α = 00 thì tỉ lệ này chỉ là 14,7 lần<br />
(11,168 so với 0,592). Điều này giải thích tại sao khi tiếp nhận lực, chưa cần ở mức quá<br />
lớn, than đã có thể bị phá hoại kéo. Do đó, khi thiết kế, thi công công trình trong đá bị<br />
phân lớp nói chung và than nói riêng, cần thiết phải đánh giá tổng thể sự ảnh hưởng của<br />
sự phân lớp, đặc tính cơ lý của chúng để bố trí hướng tuyến cũng như quyết định công<br />
nghệ đào phù hợp.<br />
<br />
6. Kết luận<br />
Qua nghiên cứu thí nghiệm kéo gián tiếp đối với các mẫu than có góc dị hướng α<br />
= 00 và α = 900, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:<br />
(1) Cường độ kháng kéo trong cả hai trường hợp mặt phân lớp vuông góc và song<br />
song với hướng gia tải đều có tính dị hướng tương đối rõ nét; tuy nhiên, trường hợp có<br />
mặt phân lớp vuông góc với hướng gia tải có mức độ dị hướng lớn hơn.<br />
(2) Do sự phân bố của các thành phần trong than có tính tùy nghi cao nên tính<br />
chất cơ lí của nó cũng có sự khác nhau, dẫn đến phân tán khả năng kháng kéo. Ngoài ra,<br />
vì trong than có hệ khe nứt phân bố có tính định hướng cao nên đây chính là nguyên<br />
nhân chủ yếu bên trong làm cho than có đặc tính dị hướng về độ bền.<br />
(3) Cường độ kháng nén nói chung của than lớn hơn rất nhiều so với cường độ<br />
kháng kéo. Cường độ kháng nén trong trường hợp mặt phân lớp vuông góc lớn hơn 40,1<br />
lần trường hợp mặt phân lớp song song, trong khi đó, đối với thí nghiệm kéo gián tiếp, tỉ<br />
lệ này chỉ là 14,7 lần.<br />
Trong khuôn khổ bài báo này, tác giả mới chỉ trình bày kết quả thí nghiệm kéo<br />
gián tiếp đối với các mẫu than có góc dị hướng 00 và 900. Cần tiếp tục nghiên cứu triển<br />
khai thêm trên các mẫu có góc dị hướng khác nhau để có cái nhìn tổng quan hơn về tính<br />
chất cơ học cũng như đặc tính dị hướng của than trong trường hợp thí nghiệm kéo gián<br />
tiếp. Kết quả nghiên cứu nói trên có giá trị tham khảo đối với người làm công tác nghiên<br />
cứu, giảng dạy, quy hoạch, thiết kế và thi công các công trình xây dựng nói chung và<br />
công trình ngầm, mỏ nói riêng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Nghiêm Hữu Hạnh, Cơ học đá, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2004.<br />
[2] Nguyễn Quang Phích, Cơ học đá, NXB Xây dựng, Hà Nội, 2007.<br />
[3] Carneiro F., Une novelle methode d’essai pour determiner la resistance a la traction<br />
du beton, Paris: Reunion des Laboratoires d’ Essai de Materiaux, 1947.<br />
[4] ISRM, Suggested methods for determining tensile strength of rock materials,<br />
International Journal of Rock Mechanics and Mining Sciences and Geomechanics<br />
Abstracts, 1978, 15(3), pp. 99-103.<br />
[5] Chu Việt Thức, Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm nén<br />
một trục, Tạp chí khoa học Trường Đại học Vinh, Tập 46, Số 4A, 2017.<br />
[6] Đinh Quốc Dân, Thí nghiệm Brazilian cho đá dị hướng: Cường độ kéo tách, Tạp chí<br />
Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2012.<br />
<br />
<br />
<br />
77<br />
Chu Việt Thức / Nghiên cứu tính dị hướng độ bền của than thông qua thí nghiệm kéo gián tiếp<br />
<br />
[7] Zhang Z., Zhang R., Li G., et al, The Effect of Bedding Structure on Mechanical<br />
Property of Coal, Advances in Materials Science & Engineering, 2014, 2014(1), pp.<br />
1-7.<br />
[8] Ramamurthy T., Strength, modulus responses of anisotropic rocks, Compressive<br />
Rock Engineering, 1993, 1, pp. 313-329.<br />
[9] Nasseri M. H. B., Rao K. S., Ramamurthy T., Anisotropic strength and deformational<br />
behavior of Himalayan schists, International Journal of Rock Mechanics and Mining<br />
Sciences, 2003, 40(1), pp. 3-23.<br />
[10] Cho J. W., Kim H., Jeon S., et al, Deformation and strength anisotropy of Asan<br />
gneiss, Boryeong shale, and Yeoncheon schist, International Journal of Rock<br />
Mechanics and Mining Sciences, 2012, 50, pp. 158-169.<br />
[11] Đinh Quốc Dân, Thí nghiệm Brazilian cho đá dị hướng: Cường độ kéo tách, Tạp chí<br />
Khoa học Công nghệ Xây dựng, 2012.<br />
[12] General Administration of Quality Supervision, Inspection and Quarantine of the<br />
People’s Republic of China; Standardization Administration of the People’s<br />
Republic of China, Methods for determining the physical and mechanical properties<br />
of coal and rock, China National Coal Association, 2010 (in Chinese).<br />
[13] Liu Honglin, Wang Hongyan, Zhang Jianbo, Evaluation method of cleats in coal<br />
reservoir bed, Natural Gas Industry, 2000, 20(4), pp. 27-29 (in Chinese).<br />
[14] Su Xianbo, Feng Yanli, Chen Jiangfeng, The classification of fractures in coal. Coal<br />
Geology and Exploration, 2002, 30(4), pp. 21-24 (in Chinese).<br />
[15] Zou Yanrong, Yang Qi, Pores and fractures in coal, Coal Geology of China, 1998,<br />
10(4), pp. 39-40 (in Chinese).<br />
[16] Laubach S. E., Marrett R. A., Olson J. E., et al, Characteristics and origins of coal<br />
cleat: a review, International Journal of Coal Geology, 1998, 35(1/4), pp. 175-207.<br />
<br />
SUMMARY<br />
<br />
ANALYSIS OF THE STRENGTH AND BREAK STATE<br />
OF ANISOTROPIC COAL IN INDIRECT TENSILE TEST<br />
<br />
The article is to perform the results of the indirect tensile test with two<br />
combination samples of dim coal (peat) which has the anisotropic angle of α = 00 and α =<br />
900. The results showed that the tensile strength in both cases above was anisotropy.<br />
However, the case of α = 900 has the anisotropic angle larger than the case of α = 00, or<br />
in another word, the featured anisotropic tensile strength depends on the angle which<br />
was created by bedding and loading direction.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
78<br />