Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN NẶNG<br />
VÀ SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI CÁC KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC<br />
KHU VỰC CHÂU Á<br />
Phạm Thị Ngọc Thảo*, Nguyễn Gia Bình**, Trần Thanh Cảng*** và các cộng sự<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: 1. Nghiên cứu áp dụng các phác đồ điều trị của của chương trình kiểm soát nhiễm khuẩn<br />
(Surviving sepsis campaign - SSC) tại các khoa Hồi sức tích cực (HSTC) khu vực Châu Á. 2. Đánh giá hiệu quả<br />
của phác đồ đó đó trên tỉ lệ tử vong và đánh giá đặc điểm về tổ chức hoạt động của các khoa HSTC có liên quan.<br />
Đối tượng: gồm 150 khoa HSTC với 1285 bệnh nhân NKN và sốc nhiễm khuẩn (SNK) của 16 nước khu<br />
vực châu Á tham gia trong vòng 1 tháng (07/2009).<br />
Phương pháp: quan sát, thuần tập tiến cứu thông qua các đại diện của mỗi khoa ICU là bác sỹ chuyên khoa<br />
hồi sức sẽ lấy thông tin qua mẫu thống nhất.<br />
Kết quả: Tỉ lệ tử vong 44,9%, kết quả áp dụng đúng các khuyến cáo điều trị như sau: xét nghiệm lactat<br />
máu 38,9%; cấy máu 62,5%; kháng sinh phổ rộng 64%; dịch ± vận mạch 81,4%; đo CVP 39,7%; đo ScvO2 hay<br />
ScO2 10,8%; liều thấp corticoid 55,8%; dùng drotrecogin α 3,2%; kiểm soát đường máu 27,1%; thông khí nhân<br />
tạo bảo vệ phổi 11,7%. Tỉ lệ thực hiện đúng hồi sức tích cực trong 6 giờ đầu là 7,6% và 24 giờ tiếp theo là 3,5%.<br />
Yếu tố cấy máu, dùng kháng sinh và đo CVP có giá trị dự báo giảm tỉ lệ tử vong một cách không phụ thuộc.<br />
Kết luận: Sự áp dụng các khuyến cáo về hồi sức trong 6 giờ đầu và trong 24 giờ tiếp theo ở các NKN là rất<br />
kém ở khu vực Châu Á. Để giảm tỉ lệ tử vong cần đảm bảo dùng kháng sinh sớm sau khi cấy máu và liệu pháp<br />
bồi phụ dịch hợp lý.<br />
Từ khóa: nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
MANAGEMENT OF SEVERE SEPSIS IN ASIA: THE MOSAICS STUDY GROUP<br />
Pham Thi Ngoc Thao, Nguyen Gia Binh, Tran Thanh Cang et al.<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 1 - 2011: 550 - 557<br />
Subject: 1. To access the compliance of Asian ICUs and hospital bundles. 2. To evaluate the impact of<br />
compliance on mortality, and the organisational charateristics of Asian hospitals which are associated with high<br />
compliance.<br />
Objects: 16 countries, 150 ICUs with 1825 severe sepsis patients in Asia for 1 month.<br />
Method: the prospective observational study.<br />
Results: mortality rate is 44.9%, achievement rates for the bundle targets were: lactate measurement,<br />
39.8%; blood cultures, 62.5%; broad-spectrum antibiotics, 64.0%; fluids ±vasopressors, 81.4%; central venous<br />
pressure, 39.7%; central or mixed venous oxygen saturation, 10.8%; low-dose steroids, 55.8%; drotrecogin alfa,<br />
3.2%; glucose control, 27.1%; lung-protective ventilation, 11.7%. Compliance rates for the entire resuscitation<br />
and management bundles were 7.6% and 3.5% respectively. On logistic regression analysis, achievement of the<br />
*Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ môn Hồi sức cấp cứu ĐHYDTPHCM, ** Bệnh viện Bạch Mai,<br />
*** Bệnh viện Việt Tiệp và các cộng sự từ 150 khoa Hồi sức cấp cứu ở 16 nước khu vực Châu Á.<br />
Tác giả liên lạc: BSCKII Phạm Thị Ngọc Thảo<br />
ĐT: 0903628016<br />
Email: thaocrh10@yahoo.com<br />
<br />
550<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
targets for blood cultures, antibiotics, and central venous pressure independently predicted decreased mortality.<br />
High-income countries, university hospitals, ICUs with an accredited fellowship programme, and surgical ICUs<br />
were more likely to be compliant to the resuscitation bundle.<br />
Conclusion: In conclusion, compliance to the SSC’s resuscitation and management bundles for severe<br />
sepsis is generally poor across Asia. Given the resource limitations in Asia, the most appropriate strategy may be<br />
to focus on ensuring early administration of antibiotics after blood cultures, and appropriate fluid therapy.<br />
Key words: severe sepsis, septic shock.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhiễm khuẩn nặng (NKN) hay gặp, điều trị<br />
tốn kém và tỉ lệ tử vong cao, phác đồ điều trị<br />
NKN (Surviving Sepsis Campaign-SSC) ra đời<br />
nhằm mục đích giảm tỉ lệ tử vong.<br />
Với 2 phần chính là: Hồi sức trong 6 giờ đầu<br />
bao gồm: cấy máu, dùng kháng sinh (KS) sớm<br />
và bù dịch tích cực để bồi phụ thể tích tuần hoàn<br />
ổn định huyết động. 24 giờ tiếp theo gồm: xem<br />
xét sử dụng corticoide liều thấp, protein C hoạt<br />
hóa, kiểm soát đường máu, các quy trình thông<br />
khí nhân tạo..., các khuyến cáo đã chứng minh<br />
làm giảm tỉ lệ tử vong qua các nghiên cứu thực<br />
hiện tại Châu Âu. Do sự khác nhau về văn hóa,<br />
địa lí, kinh tế… giữa Châu Âu và Châu Á, sự áp<br />
dụng các khuyến cáo trên tại khu vực Châu Á ra<br />
sao và hiệu quả cứu sống bệnh nhân NKN và<br />
SNK ra sao?. Xuất phát từ lí do trên chúng tôi<br />
tiến hành đề tài nhằm:<br />
- Đánh giá sự áp dụng 2 phần trong<br />
khuyến cáo của hướng dẫn xử trí NKN quốc tế:<br />
hồi sức trong 6 giờ đầu và hồi sức trong 24 giờ<br />
tiếp theo.<br />
- Đánh giá sự hiệu quả áp dụng các khuyến<br />
cáo trên tỉ lệ tử vong.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Các bệnh nhân (BN) được chẩn đoán NKN<br />
và SNK nhập các khoa ICU của 16 nước khu vực<br />
Châu Á tại thời điểm 00 giờ 01/07/2010 đến 23<br />
giờ 59 phút 31/09/2009.<br />
* Tiêu chuẩn nhận các khoa HSTC vào<br />
nghiên cứu: Các khoa HSTC có ít nhất 6 giường<br />
bệnh trở lên, khoa HSTC nội khoa (chuyên hô<br />
hấp), ngoại khoa hay tổng hợp nội và ngoại<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
khoa nhưng không quá thiên về nhi khoa, thần<br />
kinh và mạch vành.<br />
<br />
* Tiêu chuẩn nhận BN vào NC<br />
Tất cả các BN NK nặng trên 21 tuổi, được<br />
chuyển đến từ các khoa HSTC khác hay bệnh<br />
viện khác và tái nhập lại khoa ICU trong thời<br />
gian nằm viện gần đây. Tiêu chuẩn chẩn đoán<br />
NKN theo (ACCP/SCCM 2003) với nhiễm<br />
khuẩn kèm rối loạn chức nặng các tạng; hạ<br />
huyết áp (HA) [HA tâm thu < 90 mmHg hay<br />
giảm > 40 mmHg HA tâm thu so với huyết áp<br />
nền hay HA trung bình < 65 mmHg), tăng lactat<br />
máu (≥ 2 mmol/l), thận (tăng creatinin > 186,8<br />
mmol/l) hay nước tiểu < 0,5 ml/kg/giờ trên 2 giờ,<br />
phổi (tổn thương phổi cấp với PaO2/FiO2 ≤ 300),<br />
gan (tăng bilirunbin > 34,2 μmol/l), giảm tiểu cầu<br />
(< 100.000/μl), và/hay rối loạn đông máu (INR ><br />
1,5 hay thời gian prothrombin > 60 giây.<br />
* Tiêu chuẩn loại ra khỏi nghiên cứu<br />
Các khoa HSTC không đảm bảo tiêu chuẩn<br />
nhận vào nghiên cứu và bệnh nhân không đồng<br />
ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế NC<br />
NC quan sát đa trung tâm, thuần tập.<br />
Tổ chức NC<br />
NC được điều hành bởi một ủy ban bao gồm<br />
các thành viên đại diện cho mỗi quốc gia tham<br />
gia NC.<br />
Thu thập số liệu<br />
- Thu thập số liệu: số liệu được thu thập bởi<br />
các bác sỹ chuyên khoa hồi sức đang làm việc tại<br />
khoa ICU đó.<br />
- Nhập số liệu theo 2 mẫu bệnh án trực<br />
tuyến, mẫu bệnh án đầu được thu thập trước khi<br />
<br />
551<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
<br />
tiến hành NC về: đặc điểm tổ chức các khoa<br />
HSTC; loại khoa HSTC (đóng hay mở), lĩnh vực<br />
(nội khoa, ngoại khoa hay tổng hợp), số giường<br />
bệnh, bác sỹ hồi sức làm việc 24/24 giờ, số lượng<br />
bác sỹ hồi sức, tỉ lệ y tá và giường bệnh, các khoa<br />
HSTC được phê duyệt đào tạo chuyên khoa sâu,<br />
loại bệnh viện (chính phủ không, tư nhân hay<br />
bệnh viên trường đại học), số lượng giường<br />
bệnh của bệnh viện và quốc gia, các quy trình<br />
chuyên môn, trang thiết bị …, mẫu bệnh án thứ 2<br />
thu thập các số liệu về: tuổi, giới, loại chẩn đoán<br />
(nội khoa, phẫu thuật có chuẩn bị hay cấp cứu),<br />
nơi BN được chẩn đoán NKN (khoa cấp cứu,<br />
khoa phòng hay khoa HSTC), nguồn nhiễm<br />
khuẩn, rối loạn chức năng tạng, số tạng suy,<br />
điểm APACHE II và những đích đã đạt được<br />
trong Phần hồi sức 6 giờ đầu và Phần thứ hai 24<br />
giờ sau. Các bảng kiểm xác định BN có NKN tại<br />
khoa cấp cứu hay thời gian BN xuất hiện NKN<br />
tại các khoa khác (không phải khoa cấp cứu) hay<br />
ở khoa ICU. Chọn giới hạn mức kiểm soát<br />
đường máu (ĐM) là 4,5- 10 mmol/l. Đích điều<br />
chỉnh ĐM không đạt được nếu nồng độ ĐM<br />
vượt ra ngoài khoảng trên. Thông số cài đặt<br />
thông khí nhân tạo (TKNT) điều chỉnh Vt ≤<br />
6ml/kg cho các BN có tổn thương phổi cấp<br />
(ALI)/ARDS, các đích cụ thể dựa theo diễn biến<br />
lâm sàng.<br />
- Đánh giá kết quả: tất cả các BN được theo<br />
dõi cho đến khi ra viện hay tử vong tại viện.<br />
- Kết quả chính được đánh giá là tỉ lệ tử vong<br />
(TV) tại bệnh viện. Các BN vẫn ở lại bệnh viện<br />
đến 23/10/2009 (84 ngày tính từ ngày cuối cùng<br />
được chọn vào NC) được tính là vào tỉ lệ sống<br />
trừ khi có dữ liệu liên quan đến TV ở bệnh viện<br />
chuyển đến. Những BN được đưa về nhà để TV<br />
tính là TV.<br />
- Kết quả khác là tỉ lệ TV tại ICU, số ngày nằm<br />
khoa ICU, thời gian TKNT xâm nhập (tính từ lúc<br />
TKNT đến khi rút được ống nội khí quản hoặc<br />
tự thở qua mở khí quản ≥ 48 giờ).<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Theo phương pháp thông kê y học.<br />
<br />
552<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời gian 1 tháng NC, có 1285 BN<br />
NKN của 150 khoa HSTC thuộc 16 nước khu<br />
vực Châu Á tham gia vào NC.<br />
<br />
Đặc điểm các HSTC và bệnh nhân tham<br />
gia nghiên cứu<br />
Bảng 1: Số lượng các khoa ICU và số BN NKN tham<br />
gia NC.<br />
Quốc gia<br />
Bahrain<br />
Banladesh<br />
Brunei<br />
Trung Quốc<br />
Hồng Kông<br />
Ấn Độ<br />
Indonesia<br />
Nhật Bản<br />
Malaysia<br />
Nepal<br />
Pakistan<br />
Ả rập xê út<br />
Singapore<br />
Hàn Quốc<br />
Đài Loan<br />
Việt Nam<br />
Tổng<br />
<br />
Số khoa HSTC tham gia Số bệnh nhân<br />
1<br />
11<br />
14<br />
65<br />
1<br />
12<br />
40<br />
189<br />
6<br />
102<br />
17<br />
162<br />
7<br />
33<br />
1<br />
3<br />
10<br />
120<br />
2<br />
62<br />
3<br />
36<br />
5<br />
46<br />
10<br />
128<br />
28<br />
254<br />
2<br />
13<br />
3<br />
49<br />
150<br />
1285<br />
<br />
Nhận xét: Trung Quốc có số khoa HSTC<br />
tham gia đông nhất sau đó là Hàn Quốc, Ấn Độ,<br />
Banladesh, Singgapore, …. Ít nhất là Bahrain,<br />
Brunei và Nhật Bản. Tuy nhiên số BN NKN<br />
tham gia NC đông nhất tại Hàn Quốc, sau đó là<br />
Trung Quốc, Ấn Độ Singapore, Malaysia… và ít<br />
nhất là Nhật Bản.<br />
Bảng 2: Đặc điểm nhóm bệnh nhân tham gia NC.<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhân khẩu học<br />
Tuổi (năm)<br />
<br />
Nhóm<br />
Nhóm<br />
chung<br />
sống<br />
(n= 1285) (n=708)<br />
<br />
Nhóm<br />
t/vong<br />
(n=577)<br />
<br />
P<br />
<br />
59,2 (17,8)<br />
<br />
57,7<br />
61,1<br />
0,001<br />
(17,7)<br />
(17,6)<br />
Giới (nam)<br />
793 (61,7)<br />
430 363 (62,9) 0,43<br />
(60,7)<br />
Chẩn đoán lúc nhập khoa HSTC<br />
Nội khoa/không 980 (76,3)<br />
537 443 (76,8) 0,87<br />
phẫu thuật<br />
(75,8)<br />
Sau mổ có<br />
90 (7,0) 49 (6,9) 41 (7,1)<br />
chuẩn bị<br />
Sau mổ cấp cứu 215 (16,7)<br />
122<br />
93 (16,1)<br />
(17,2)<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 1 * 2011<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Nhóm<br />
Nhóm<br />
Nhóm<br />
chung<br />
sống<br />
t/vong<br />
(n= 1285) (n=708) (n=577)<br />
Nơi được chẩn đoán NK nặng<br />
Khoa cấp cứu 490 (38,1)<br />
310 180 (31,2)<br />
(43,8)<br />
Bệnh phòng<br />
472 (36,7)<br />
243 229 (39,7)<br />
(34,3)<br />
Khoa HSTC<br />
323 (25,1)<br />
155 168 (29,1)<br />
(21,9)<br />
Nguồn nhiễm khuẩn<br />
Viêm phổi/phổi 480 (37,4)<br />
270 210 (36,4)<br />
(38,1)<br />
Bụng hay hệ tiết 271 (21,1)<br />
156 115 (19,9)<br />
niệu khác<br />
(22,0)<br />
Hệ tiết niệu<br />
109 (8,5) 80 (11,3) 29 (5,0)<br />
Phần mềm/da<br />
57 (4,4) 28 (4,0) 29 (5,0)<br />
Vi khuẩn tiên<br />
26 (2,0) 13 (1,8) 13 (2,3)<br />
phát<br />
Viêm não màng 27 (2,1) 11 (1,6) 16 (2,8)<br />
não/hệ thần kinh<br />
Xương và khớp<br />
6 (0,5)<br />
2 (0,3)<br />
4 (0,7)<br />
Catheter nội<br />
14 (1,1)<br />
8 (1,1)<br />
6 (1,0)<br />
mạch<br />
6 (0,5)<br />
2 (0,3)<br />
4 (0,7)<br />
Viêm nội tâm<br />
mạch nhiễm<br />
khuẩn<br />
Nhiều nguồn NK 223 (17,4)<br />
102 121 (21,0)<br />
(14,4)<br />
Không rõ<br />
66 (5,1) 36 (5,1) 30 (5,2)<br />
Rối loạn ch/năng tạng thời điểm vào HSTC<br />
Hạ HA hay sốc 939 (73,1)<br />
494 445 (77,1)<br />
(69,8)<br />
Tăng lactat máu 466 (36,3)<br />
245 221 (38,3)<br />
(34,6)<br />
Tổn thương thận 528 (41,1)<br />
241 287 (49,7)<br />
cấp<br />
(34,0)<br />
Tổn thương phổi 665 (51,8)<br />
344 321 (55,6)<br />
cấp<br />
(48,6)<br />
Tăng bilirubin 248 (19,3)<br />
125 123 (21,3)<br />
máu<br />
(17,7)<br />
Giảm tiểu cầu 325 (25,3)<br />
150 175 (30,3)<br />
(21,2)<br />
Rối loạn đông 299 (23,3)<br />
134 165 (28,6)<br />
máu<br />
(18,9)<br />
Số tạng suy<br />
2,7 (1,5) 2,5 (1,3) 3,0 (1,6)<br />
Điểm APACHE II 22,8 (8,7) 20,3 (7,6) 25,8 (9,1)<br />
<br />
P<br />
<br />
Các mục tiêu đạt được<br />
Bảng 3: Các mục tiêu đạt được của phác đồ.<br />
Đích<br />
<br />