NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO<br />
TỪ SAU KHI QUI ĐỊNH ĐỘI MŨ BẢO HIỂM<br />
Trương Phước Sở*, Tô Vĩnh Ninh*, Phạm Dũng Nghiệp*, Hồ Thái Sơn*, Nguyễn Minh Bằng*<br />
<br />
TÓM TẮT:<br />
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ chấn thương sọ não từ khi Nghị định 32/2007/NQ-CP có hiệu lực. Mức độ nghiêm<br />
trọng của chấn thương sọ não sau Nghị định.<br />
Phương pháp & đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bị<br />
chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa<br />
cấp cứu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008<br />
Kết quả: Qua điều tra trên 658 bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe<br />
gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến<br />
tháng 12 năm 2008, chúng tôi ghi nhận đa số bệnh nhân nhận viện là bệnh nhân trẻ (tuổi trung bình là 30,9 ±<br />
14,4 tuổi) mà tập trung phần lớn vào nhóm tuổi 18 -25 tuổi, nam giới chiếm đa số các trường hợp (66,5%). Tỷ lệ<br />
các trường hợp không đội nón bảo hiểm còn cao (23,2%), trong số những hợp trường hợp có đội nón thì tỷ lệ nón<br />
rơi ra khỏi đầu cao (26,2%). Tỷ lệ chấn thương sọ não trong thời gian khảo sát từ sau khi Nghị quyết 32 chính<br />
thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống giảm so với cùng kỳ năm trước. Đa số bệnh nhân chấn thương sọ não ở mức<br />
độ tổn thương nhẹ được chẩn đoán là chấn thương đầu và cấp toa kèm tờ theo dõi ở nhà (81,7%), tỷ lệ có tổn<br />
thương trên phim CT sọ thấp (18,2%), tỷ lệ tử vong 2,0%. Khi thống kê phân tích thì có sự khác biệt giữa tỷ lệ có<br />
tổn thương trên CT ở nhóm có đội nón bảo hiểm và nhóm không đội nón bảo hiểm có ý nghĩa thống kê (OR =<br />
1,97; p < 0,01).<br />
Từ khóa: Chấn thương đầu, kẹt xe, mủ bảo hiểm.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURVEY ABOUT HEAD INJURY DUE TO TRAFFIC ACCIDENT IN HO CHI MINH CITY AFTER<br />
HELMET WEARING’S RESOLUTION HAS DONE<br />
Truong Phuoc So, To Vinh Ninh, Pham Dung Nghiep, Ho Thai Son, Nguyen Minh Bang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 6 - 2009: 319 - 327<br />
Objective: Rate of head injury in time when the resolution 32/2007/NQ-CP had done, The level of brain<br />
injury of patents when this resolution had done.<br />
Method: This is a prospective study, The surveillance of all head trauma patients cause of traffic jam, had or<br />
not protected hat in Emergency department of Nhan Dan Gia Dinh hospital for 12 months (1– 12/2008).<br />
Results: The surveillance of 658 head trauma patients cause of traffic jam, had or not protected hat in<br />
Emergency department of Nhan Dan Gia Dinh hospital for 12 months (1– 12/2008) showed that almost patients<br />
are young patients (mean ages is 30.9 ± 14,4 year) improved in 18–25 group, male was twice higher than female.<br />
There were 20.3% patients hadn’t wore protected hat, in cases had wore protected hat there were 26.2% the<br />
protected hat out of the head after accidents. Rate of head injury in time- when the study has done decreased.<br />
Almost patients in this study were mild head injury (81.7%), 18.2% had brain injury, dead was 2%. When<br />
<br />
* Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Địa chỉ liên lạc: BS Trương Phước Sở ĐT: 0982.399.096 Email: drtpso@gmail.com<br />
<br />
319<br />
<br />
comparative analysis between the two groups had or not wear protected hat, there were identify different between<br />
them at level brain injury in the CT (OR = 1,97; p < 0,01).<br />
Key words: Head trauma, Traffic jam, Protected hat<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chấn thương sọ não gây ra những nguy cơ đáng sợ và nặng nề như: chảy máu bên trong hộp sọ,<br />
não bị dập nát, sưng phù chất não làm thể tích gia tăng trong khi hộp sọ không còn khả năng giãn nở,<br />
máu không tới nuôi não. Điều đáng sợ nhất của chấn thương sọ não là để lại hậu quả nặng nề, có thể<br />
gây tử vong tại chỗ, trên đường di chuyển đến bệnh viện hoặc bị chấn thương quá nặng, không còn<br />
khả năng cứu chữa. Tổn thương này có thể để lại các di chứng lâu dài như đau đầu, co giật, giảm trí<br />
nhớ, rối loạn tiếng nói, run tay(8).<br />
Tai nạn giao thông đã trở thành nguy cơ đe doạ sức khoẻ và tính mạng cộng đồng lớn nhất ở châu<br />
á-Thái Bình Dương, với hơn 10 triệu người bị thương và thiệt mạng mỗi năm, Thông tin này được Tổ<br />
chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương đưa ra ngày 5/4/2004(4).<br />
WHO dự báo nếu xu hướng hiện nay còn tiếp tục duy trì, tai nạn giao thông sẽ trở thành nguyên<br />
nhân gây hại cho sức khoẻ con người đứng hàng đầu thế giới vào năm 2020, chỉ sau bệnh đau tim và<br />
trầm cảm. Khi đó số người chết và thương tật do tai nạn giao thông sẽ tăng hơn 60% hiện nay. Đằng<br />
sau nỗi đau thể xác, tinh thần, tai nạn giao thông còn tác động mạnh tới xã hội. Thống kê cho thấy hơn<br />
nửa số nạn nhân có độ tuổi từ 15-44, độ tuổi tốt đẹp nhất để con người lao động, nuôi sống bản thân,<br />
gia đình và cộng đồng. Sự ra đi của họ ảnh hưởng mạnh tới sự cân bằng trong gia đình và xã hội.<br />
Trên bình diện toàn cầu, tai nạn giao thông đang là thủ phạm cướp đi mạng sống hơn 1,2 triệu<br />
người mỗi năm. Bên cạnh đó có từ 20-50 triệu người bị thương tật, nhiều người trở thành tàn phế. Song<br />
đa phần những người thương tật và cái chết là thảm kịch cá nhân, thường không thu hút nhiều lắm sự<br />
chú ý của giới truyền thông, Đó cũng là lý do tại sao WHO tổ chức ngày sức khoẻ thế giới (7/4) năm<br />
nay với chủ đề an toàn giao thông(7).<br />
Tất nhiên, tất cả những mất mát này có khả năng ngăn chặn, bằng cách giảm bớt nguy hiểm khi<br />
tham gia giao thông, LHQ khuyến cáo các nước tăng cường những yêu cầu sau:<br />
Giảm tốc: tốc độ chiếm 30% nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn và cái chết. Mỗi km/h tăng thêm từ<br />
mốc an toàn sẽ tăng 3% nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc 5% nguy cơ tử vong.<br />
Nghiêm cấm điều khiển phương tiện khi say rượu.<br />
Đội mũ bảo hiểm: Chấn thương đầu là nguyên nhân chính gây nên tử vong ở những tài xế lái xe<br />
hai bánh. Cần khuyến cáo người dân sử dụng mũ bảo hiểm ở các nước sử dụng nhiều xe máy(4).<br />
Từ sau Nghị quyết 32, trung bình số tai nạn giao thông nhập viện giảm 14 bệnh nhân mỗi tháng,<br />
chủ yếu là bệnh nhân chấn thương vùng đầu giảm đến 13.<br />
Kể từ khi Nghị quyết 32 chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, với sự triển khai mạnh mẽ của<br />
tất cả các ban ngành và địa phương trong cả nước, tình hình trật tự ATGT đã có bước chuyển rõ rệt.<br />
Nếu như 6 tháng đầu năm, TNGT và số người chết gia tăng nghiêm trọng, tháng sau tăng cao hơn<br />
tháng trước thì trong 3 tháng gần đây, TNGT liên tục giảm cả 3 mặt(3).<br />
Vậy để khảo sát tình trạng chấn thương sọ não trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khu vực phía<br />
Đông Nam thành phố do bệnh viện đảm trách, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nay với những mục<br />
tiêu sau:<br />
<br />
Mục tiêu<br />
Khảo sát tỷ lệ chấn thương sọ não từ khi có quy định đội nón bảo hiểm.<br />
<br />
320<br />
<br />
Mức độ nghiêm trọng của chấn thương sọ não từ khi có quy định đội nón bảo hiểm.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe<br />
gắn máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm vào khám tại khoa Cấp Cứu.<br />
<br />
Thời gian thực hiện<br />
12 tháng từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2008<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương đầu do tai nạn giao thông khi đi xe gắn<br />
máy có hoặc không có đội nón bảo hiểm đều được bác sỹ cấp cứu tiếp nhận đánh giá toàn<br />
diện qua:<br />
- Hỏi kỹ về việc điều khiển xe máy, cơ chế đụng xe.<br />
- Đội nón hay không đội nón bảo hiểm, ví trí nón bảo hiểm ngay sau khi xảy ra tai nạn.<br />
- Thăm khám toàn diện phát hiện những tổn thương, sang thương ở đầu và các nơi khác<br />
trong cơ thể, đánh giá tri giác theo thang điểm Glassgow.<br />
- Chỉ định chụp CT ở những trường hợp có điểm Glassgow thấp, hay qua theo dõi phát<br />
hiện diễn tiến nặng lên. Sau đó bệnh nhân được xử trí theo các hướng phù hợp với bệnh<br />
cảnh lâm sàng và tổn thương trên CT sọ.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu được thu thập đầy đủ, xử lý, phân tích dựa trên phần mềm Epi-info phiên bản<br />
2000.<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu<br />
Phân bố bệnh nhân theo giới<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo giới<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
437<br />
221<br />
658<br />
<br />
%<br />
66,5%<br />
33,5%<br />
100,0%<br />
<br />
Trong 658 trường hợp, có 437 trường hợp là nam giới chiếm 66,5% gấp đôi nữ giới.<br />
Tuy tỷ lệ tham gia giao thông là gần như bằng nhau giữa hai giới, nhưng hành vi tham<br />
gia giao thông của nam giới tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm như: uống rượu, bia, liều lĩnh,<br />
thích tốc độ…<br />
Những nghiên cứu khác cũng cho cùng kết quả, Nghiên cứu của Bùi Thị Thắm về tình<br />
hình tai nạn giao thông đường bộ trên thành phố Đà Nẵng thì tỷ lệ nam nữ là 2:1(5).<br />
<br />
Phân bố bệnh nhân theo tuổi<br />
<br />
321<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo tuổi<br />
Nhóm<br />
tuổi<br />
< 18<br />
18-25<br />
26-35<br />
36-45<br />
46-55<br />
> 55<br />
Tổng<br />
<br />
Nam<br />
<br />
%<br />
<br />
30<br />
183<br />
100<br />
65<br />
37<br />
22<br />
437<br />
<br />
%<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
6,9<br />
24<br />
10,9<br />
41,9<br />
81<br />
36,7<br />
22,9<br />
42<br />
19,0<br />
14,9<br />
25<br />
11,3<br />
8,5<br />
32<br />
14,5<br />
5,0<br />
17<br />
7,7<br />
100, 221<br />
100<br />
30,9 ± 14,4 (6-85)<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
%<br />
<br />
54<br />
264<br />
142<br />
90<br />
69<br />
39<br />
658<br />
<br />
8,2<br />
40,1<br />
21,6<br />
13,7<br />
10,5<br />
5,9<br />
100,<br />
<br />
Tuổi trung bình của các bệnh nhân là 30,9 ± 14,4 tuổi, trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất<br />
là 1 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 85 tuổi.<br />
Nhóm tuổi từ 18 đến 35 tuổi chiếm đa số hơn 60% số trường hợp, trong đó nhóm từ 18<br />
đến 25 tuổi lại chiếm đa số hơn 40% trên tổng số bệnh nhân.<br />
Hai nhóm tuổi dưới 18 và trên 55 tuổi chiếm tỷ lẹ thấp lần lược là 8,2%; 5,9%.<br />
Tuổi trung bình của các bệnh nhân chấn thương đầu do tai nạn giao thông tương đối trẻ<br />
30,9 ± 14,4 tuổi. Đặc biệt nhóm tuổi từ 18 – 25 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn 40%, điều này càng<br />
nói lên tính cấp thiết về giáo dục về hành vi tham gia giao thông, chấp hành luật giao thông<br />
trong giới trẻ.<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu đánh giá tình hình tai<br />
nạn giao thông nhập bệnh viện ND 115 dựa trên số liệu ghi nhận từ 1/1/2004 đến 31/8/2008,<br />
trong nghiên cứu này tuổi trung bình là 35,5 tuổi. Cũng tương tự nghiên cứu của Bùi Thị<br />
Thắm về tình hình tai nạn giao thông đường bộ trên thành phố Đà Nẵng thì đa số những<br />
bệnh nhân tai nạn giao tập trung trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi (chiếm 68,5%)(3)(5).<br />
183<br />
<br />
Phân bố theo tuổi và giới<br />
<br />
180<br />
160<br />
<br />
Nam<br />
<br />
140<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
120<br />
100<br />
<br />
100<br />
81<br />
<br />
80<br />
<br />
65<br />
<br />
60<br />
42<br />
<br />
40<br />
<br />
30<br />
<br />
37<br />
32<br />
25<br />
<br />
24<br />
<br />
22<br />
17<br />
<br />
20<br />
0<br />
< 18<br />
<br />
18 - 25<br />
<br />
26 - 35<br />
<br />
36 - 45<br />
<br />
46 - 55<br />
<br />
> 55<br />
<br />
Hình 1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi và giới,<br />
<br />
Đặt tính về tham gia lưu thông<br />
Điều khiển xe máy<br />
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo điều khiển xe<br />
Điều khiển xe<br />
Có<br />
<br />
n<br />
501<br />
<br />
%<br />
76,1<br />
<br />
322<br />
<br />
Ngồi sau xe<br />
Tổng<br />
<br />
157<br />
658<br />
<br />
23,9<br />
100,0<br />
<br />
Tỷ lệ những bệnh nhân không trực tiếp điều khiển xe máy chiếm 23,9%.<br />
<br />
Đội nón bảo hiểm khi giao thông<br />
Bảng 4: Phân bố bệnh nhân theo đội nón bảo hiểm<br />
Đội nón bảo hiểm<br />
Có<br />
Không<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
480<br />
178<br />
658<br />
<br />
%<br />
72,8<br />
23,2<br />
100,0%<br />
<br />
Số trường hợp không đội nón bảo hiểm khi tham gia lưu thông chiếm tỷ lệ 23,2%, Con<br />
số trên 23% số trường hợp chấn thương đầu không đội nón bảo hiểm cũng đủ nói lên ý thức<br />
của người dân về phương tiện bảo vệ có giá trị này còn hờ hững, đặt biệt là dân ở ngoại<br />
thành thành phố. Đã hơn 2 tháng kể từ lúc nghị quyết 32/2007/nq-cp đi vào cuộc sống thì ý<br />
của người dân nhất là ở khu vực ngoại thành vẫn chưa cao. Thực trạng này cũng có thể thấy<br />
ở những địa phương khác trong cả nước, trong 821 ca chấn thương sọ não vào Bệnh viện<br />
Việt Đức từ 15/12/2007 đến nay, gần 600 người có đội mũ bảo hiểm. Số người chấn thương<br />
não có mũ tăng so với những ngày mới bắt buộc đội(3).<br />
Trong sáng 14/1, khoa Cấp cứu tiếp nhận 6 bệnh nhân thì 5 người có đội mũ bảo hiểm,<br />
nhưng mũ văng khỏi đầu khi tai nạn xảy ra. Ông Nguyễn Vũ Khuê, đại diện Ủy ban An<br />
toàn giao thông TP HCM cho biết, hiện gần 99% người tham gia giao thông tại nội thành TP<br />
HCM đã đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Còn ở ngoại thành, nhiều người đội mũ một cách<br />
hờ hững để không bị phạt chứ không ý thức được giá trị của phương tiện bảo vệ này(3).<br />
Tình trạng ñội nón bảo hiểm<br />
<br />
Có ñội<br />
Không ñội<br />
178<br />
<br />
480<br />
<br />
Hình 2: Phân bố bệnh nhân theo tình trạng đội nón bảo hiểm,<br />
<br />
Cơ chế đụng xe<br />
Bảng 5: Phân bố bệnh nhân theo cơ chế đụng xe<br />
Cơ chế ñụng xe<br />
Xe tải<br />
Xe ô tô<br />
Xe máy<br />
Tự ngã<br />
Khác (xe ñạp, ba gác, không rõ…,)<br />
Tổng<br />
<br />
N<br />
18<br />
41<br />
420<br />
135<br />
44<br />
658<br />
<br />
%<br />
2,7%<br />
6,2%<br />
63,9%<br />
20,5%<br />
6,6%<br />
100,0%<br />
<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, cơ chế đụng xe chủ yếu là xe máy đụng xe máy chiếm<br />
gần 64%, tiếp đó là tự ngã chiếm 20,5%.<br />
<br />
323<br />
<br />