Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP LUẬT ĐIỀU KHIỂN TÊN LỬA TỪ XA<br />
ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN TỐI ƯU LQG<br />
Nguyễn Văn Bàng1*, Nguyễn Quang Hùng2, Đoàn Thế Tuấn3, Phí Trung Kiên3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu tổng hợp luật điều khiển<br />
tên lửa từ xa tối ưu LQG. Các kết quả mô phỏng đã cho thấy những ưu điểm của<br />
luật điều khiển trong các trường hợp vận động của mục tiêu. Đây có thể là những<br />
luận cứ làm cơ sở phục vụ việc nghiên cứu, cải tiến, tổng hợp vòng điều khiển tên<br />
lửa từ xa.<br />
Từ khóa: Tên lửa; Điều khiển tối ưu LQR; Lọc Kalman.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Khi nghiên cứu về điều khiển tên lửa từ xa, ba vấn đề lớn cần phải giải quyết đó là:<br />
- Ổn định tên lửa: Cải thiện tính chất động cho tên lửa [1, 3].<br />
- Phương pháp dẫn và luật điều khiển tên lửa: Phương pháp dẫn nhằm xác định quỹ đạo<br />
mong muốn của tên lửa và luật điều khiển đảm bảo tên lửa bay theo quỹ đạo mong muốn đó.<br />
- Ổn định vòng điều khiển từ xa: Cải thiện tính chất động cho vòng điều khiển khi tính<br />
tới động học của tất cả các khâu trong vòng điều khiển.<br />
Cho đến nay đã có không ít các nghiên cứu về luật điều khiển và ổn định vòng điều<br />
khiển tên lửa từ xa, đưa ra các kết quả được ứng dụng vào thực tế [1, 3]. Tuy nhiên, do nhiều<br />
yếu tố, các tài liệu công bố chỉ mới dừng lại ở các nội dung chính như: Cấu trúc vòng điều<br />
khiển từ xa, mô hình toán học các khâu trong vòng điều khiển từ xa, cách thức tổng hợp luật<br />
điều khiển từ xa, trong đó mới chỉ đưa ra cách thức tổng hợp, một số kết quả đạt được mà<br />
chưa giải quyết trọn vẹn bài toán.<br />
Do đó, trong phạm vi bài báo này, các tác giả xin trình bày một cách thức tổng hợp luật điều<br />
khiển tên lửa từ xa ứng dụng kỹ thuật điều khiển tối ưu LQG (Linear Quadric Gussian), với giả<br />
thiết hàm số truyền của tên lửa bằng 1, hệ lập lệnh sử dụng phương pháp tạo lệnh theo phương<br />
pháp dẫn 3 điểm.<br />
2. XÂY DỰNG LUẬT ĐIỀU KHIỂN TÊN LỬA TỪ XA TỐI ƯU<br />
2.1. Tóm tắt kỹ thuật điều khiển tối ưu LQG<br />
Tối ưu luật điều khiển tên lửa từ xa có thể nhận được bằng cách sử dụng kết quả của lý<br />
thuyết điều khiển tối ưu ngẫu nhiên [2]. Trường hợp riêng, động học hệ thống ngẫu nhiên<br />
tuyến tính được mô tả bởi các phương trình trạng thái và phương trình quan sát sau:<br />
x (t) = Ax(t) + Bu(t) + ν (1)<br />
y (t) = Hx (t)+ (2)<br />
Trong đó, x - véc tơ trạng thái hệ thống n chiều; u - véc tơ điều khiển k chiều; v - véc<br />
tơ tạp trắng Gauss với ma trận cường độ R; A và B - ma trận có kích thước phù hợp; H ma<br />
trận quan sát l x n; - véc tơ tạp trắng Gauss l chiều với ma trận cường độ G.<br />
Bài toán đặt ra là tìm tín hiệu điều khiển u(t) điều chỉnh hệ thống từ trạng thái ban đầu<br />
x(0)= x0 bất kỳ đến trạng thái cuối x(T ) 0 sao cho cực tiểu hóa chỉ tiêu chất lượng<br />
dạng toàn phương [2]:<br />
T<br />
J = x T (T) Q0 (t) x(T)+ x T (t) Q1 (t) x(t)+ uT (t) Q2 (t) u(t) dt (3)<br />
t<br />
Trong đó Q2(t) là ma trận xác định dương, Q0(t) và Q1(t) là ma trận xác định không âm<br />
trong khoảng (t0, T). Bài toán trên là một dạng của bài toán tối ưu LQG.<br />
Theo nguyên lý điều khiển tối ưu, bài toán tối ưu LQG có thể giải bằng cách giải riêng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 25<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
bài toán điều khiển tối ưu tiền định và bài toán ước lượng trạng thái tối ưu:<br />
LQG = LQR + Lọc Kalman<br />
Trong đó thuật toán lọc Kalman cho giá trị ước lượng sau:<br />
xˆ = Axˆ + Bu + K y - Hxˆ (4)<br />
Ma trận độ lợi K tính theo: K = PH T G -1 ; ma trận tương quan hậu nghiệm của sai số<br />
đánh giá P là nghiệm của phương trình Riccati:<br />
P = AP + PAT + R - PH T G-1 HP (5)<br />
với điều kiện đầu P(0) = M[x(0)xT(0)] (M[.] là ký hiệu lấy giá trị kỳ vọng).<br />
Luật điều khiển tối ưu LQR (Linear Quadric Regulator) cho bởi phương trình:<br />
u* = - Lxˆ = - Q2-1 B T Sxˆ (6)<br />
Ma trận S là nghiệm của phương trình Riccati:<br />
dS<br />
- = AT S + SA + Q1 - SBQ2-1 BT S (7)<br />
dt<br />
Với các điều kiện biên S(T) = Q0.<br />
2.2. Tổng hợp luật điều khiển tên lửa từ xa tối ưu<br />
Với mục tiêu có được nghiệm ở dạng giải tích tường minh, ở đây ta xét thuật toán điều<br />
khiển trên cơ sở hệ thống điều khiển tên lửa từ xa có độ phức tạp tối thiểu. Trong trường<br />
hợp này, [4] giả thiết rằng động hình học chuyển động của các mục tiêu được mô tả bởi hệ<br />
phương trình vi phân cấp 3 và động hình học chuyển động của tên lửa được mô tả bởi hệ<br />
bậc 2.<br />
Theo (6) luật điều khiển tối ưu trong trường hợp này có dạng:<br />
5<br />
j yc = li xˆi (8)<br />
i=1<br />
j yc là gia tốc pháp tuyến yêu cầu đầu vào khâu tên lửa, là cơ sở để tạo lệnh điều khiển<br />
ayc<br />
u= , với rp là cự ly tên lửa. Hệ số li được xác định theo các hệ số i khi giải bài<br />
rp<br />
toán tối ưu với hàm mục tiêu (11).<br />
Trong đó, ước lượng tọa độ pha tên lửa được xác định thông qua bộ lọc [4]:<br />
xˆ4 = xˆ5 +k4 (z - xˆ4 )<br />
2<br />
ˆ 2r ; với ω 4 = R / G , k4 = 2ω , k5 = ω (9)<br />
x5 = - xˆ5 +u+k5 (z - xˆ4 )<br />
r<br />
Ước lượng tọa độ pha mục tiêu được xác định thông qua bộ lọc [4]:<br />
xˆ1 = xˆ2 +k1 ( z - xˆ1 )<br />
<br />
xˆ2 = xˆ3 +k2 ( z - xˆ1 ) ; với k1 = 2ω ; k2 = 2ω 2 ; k3 = ω3 ; ω = (R / G)1/ 6 (10)<br />
ˆ<br />
x3 = k3 ( z - xˆ1 )<br />
Hệ số li trong (8) được xác định theo các hệ số i khi giải bài toán tối ưu với<br />
hàm mục tiêu là dạng cụ thể hóa của phương trình (3):<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26 N. V. Bàng, …, P. T. Kiên, “Nghiên cứu tổng hợp … kỹ thuật điều khiển tối ưu LQG.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
T<br />
2 2<br />
I = (εц - ε p ) r p t=T + γ1(εц - ε p )2 +γ2 (εц - ε p )2 +γ3 λ2 dt (11)<br />
0<br />
<br />
Trong đó, thành phần tại điểm cuối là bình phương sai số dẫn h= rp (εц - ε p ) (với εц và<br />
ε p tương ứng là góc tà mục tiêu và góc tà tên lửa); thành phần (εц - ε p )2 , (εц - ε p )2 ứng<br />
với trọng số γ1 và γ2 xác định chất lượng điều chỉnh vòng điều khiển; thành phần λ 2 ứng<br />
với trọng số γ3 đặc trưng cho tổng năng lượng chi phí trong quá trình điều khiển. (Chuyển<br />
từ biểu thức (3) sang biểu thức (11) xem biểu thức (14) ở phần tiếp theo).<br />
Hai bộ lọc (9) và (10) được suy ra từ hệ phương trình trạng thái mô tả động hình học<br />
của cả hệ thống Tên lửa - Mục tiêu như sau:<br />
x1 = x2<br />
x2 = x3<br />
<br />
x3 = η<br />
(12)<br />
x4 = x5<br />
2rp<br />
x5 = - x5 + u + μ<br />
rp<br />
Trong đó:<br />
x1 = εц , x2 = εц , x3 = <br />
εц , x4 = ε p , x5 = ε p ,<br />
u = j yc / rp ;<br />
η, μ là tạp trắng.<br />
Viết dưới dạng Ma trận - Vec tơ thì (12) có dạng:<br />
0 1 0 0<br />
0 <br />
x1 x 0 0 0<br />
x 0 0 1 0 1 <br />
0 0<br />
2 0 x 0 0 <br />
0 0 0 2 <br />
0 <br />
x3 x3 0 u 1 0 (13)<br />
0 0 0 0<br />
1 <br />
x4 x<br />
2rp 4 <br />
0 0 0<br />
x5 0 0 0 0 x 1 0 1 <br />
rp 5 <br />
Trong (13), các biến trạng thái x1, x2 và x3 đặc trưng cho mục tiêu, do đó chúng là ngẫu<br />
nhiên và không điều khiển được đối với hệ thống điều khiển tên lửa.<br />
Từ hai hàm mục tiêu (11) và (3) thì các ma trận tương ứng với các tham số như (14):<br />
rp2 0 0 - rp2 0 γ1 0 0 - γ1 0 <br />
0 γ 0 0 - γ <br />
0 0 0 0 0 2 2 <br />
<br />
Q0 = 0 0 0 0 0 ; Q1 = 0 0 0 0 0 ; Q 2 = γ 3<br />
(14)<br />
<br />
-rp2 0 0 rp2 0 -γ1 0 0 γ1 0 <br />
0 - γ 2 0 0 γ 2 <br />
0 0 0 0 0 <br />
Ma trận hệ thống và ma trận điều khiển có dạng:<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 27<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
0 1 0 0 0 0 <br />
0 0 1 0 0 0 (15)<br />
<br />
A = 0 0 0 0 0 ; B = 0 <br />
0 <br />
0 0 0 1 0 <br />
<br />
2 r p 1 <br />
0 0 0 0 -<br />
r p <br />
<br />
Các hệ số đầu vào của luật điều khiển (8) được xác định như sau:<br />
1<br />
<br />
l = l = γ1 2<br />
<br />
1 4 <br />
γ3 <br />
<br />
1<br />
2<br />
l 2 = 2 rp + 2 γ1 2 γ2<br />
2 r +<br />
p γ3 γ3<br />
1 (16)<br />
2<br />
1 2 rp γ3 2<br />
l3 = 1 + <br />
2 r p γ1 <br />
1<br />
2<br />
l 52 = 2 1 + γ 2<br />
γ<br />
γ3 γ3<br />
Từ (16), ta thấy giá trị hệ số khuếch đại thiết lập phụ thuộc vào tỷ số γ1 / γ3 và<br />
γ2 / γ3 ; tỷ số γ1 / γ3 - xác định chất lượng vòng điều khiển khi cố định hệ số suy giảm, tỷ<br />
số γ2 / γ3 - đặc trưng yêu cầu bổ sung theo hệ số suy giảm của hệ thống. Khi γ2 = 0 ,<br />
chúng ta loại trừ yêu cầu bổ sung hệ số suy giảm vòng điều khiển.<br />
1/ 4<br />
Đặt γ1 / γ3 = ωk , tính được các hệ số li khi γ2 = 0 :<br />
2<br />
<br />
2r <br />
l1 = l4 = ω k2 ; l22 = p + 2ω k2<br />
<br />
rp <br />
2 (17)<br />
1 2rp <br />
l3 = 1+ 2 <br />
r <br />
; l5 = 2ω k<br />
2ω k p <br />
<br />
2rp<br />
Khi 0 biểu thức các hệ số vòng điều khiển có dạng đối xứng. Khi đó luật điều<br />
rp<br />
khiển có dạng:<br />
<br />
<br />
j yc = rp ωk2 εˆц - εˆ p + 2ωk εˆц - εˆ p + <br />
εˆц <br />
<br />
(18)<br />
<br />
Sơ đồ cấu trúc vòng điều khiển tên lửa từ xa, tương ứng với (18), được chỉ ra trên<br />
hình 1.<br />
<br />
<br />
28 N. V. Bàng, …, P. T. Kiên, “Nghiên cứu tổng hợp … kỹ thuật điều khiển tối ưu LQG.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ cấu trúc vòng điều khiển tên lửa từ xa tối ưu.<br />
<br />
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ<br />
Sơ đồ cấu trúc vòng điều khiển kín từ xa có dạng như hình 1 được sử dụng để khảo sát<br />
đánh giá thuật toán điều khiển đã xây dựng bằng phần mềm Matlab, kết quả khảo sát sẽ<br />
được đánh giá, nhận xét cho từng trường hợp cụ thể.<br />
+ Hệ lập lệnh sử dụng phương pháp tạo lệnh theo phương pháp dẫn 3 điểm.<br />
+ Tên lửa có hàm số truyền bằng 1. Có vận tốc V p 900 m / s .<br />
- Hình 2a và Hình 2b là kết quả mô phỏng cho trường hợp mục tiêu có vận tốc<br />
Vц 350 m / s , bay ở độ cao H 8,1 Km , cự ly nghiêng Dtxn = 20,1 Km .<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2a. Quỹ đạo tên lửa - mục tiêu. Hình 2b. Quá tải tên lửa.<br />
<br />
- Trường hợp mục tiêu có vận tốc Vц = 400 m / s , bay ở độ cao H = 12,1 Km , cự<br />
ly nghiêng Dtxn = 25,1 Km : Kết quả mô phỏng trên Hình 3a và Hình 3b.<br />
- Trường hợp mục tiêu có vận tốc Vц = 450 m / s , bay ở độ cao H = 16,1 Km , cự<br />
ly nghiêng Dtxn = 30,1 Km : Kết quả mô phỏng trên Hình 4a và Hình 4b.<br />
- Bảng 1 là sai số điểm gặp Tên lửa - Mục tiêu ứng với các trường hợp cơ động khác<br />
nhau của tên lửa.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 29<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3a. Quỹ đạo tên lửa - mục tiêu. Hình 3b. Quá tải tên lửa.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4a. Quỹ đạo tên lửa - mục tiêu. Hình 4b. Quá tải tên lửa.<br />
Bảng 1. Sai số tại điểm gặp của tên lửa và mục tiêu.<br />
Sai lệch thẳng h (m)<br />
Mục tiêu cơ động (g)<br />
H = 8,1 (Km) H = 12,1 (Km) H = 16,1 (Km)<br />
0 2.78 4,55 4,73<br />
3 4.93 6,97 7,98<br />
5 5.74 7,99 10,09<br />
<br />
Nhận xét:<br />
+ Trong trường hợp mục tiêu không cơ động (GTMT = 0) quỹ đạo tên lửa tiếp cận đến<br />
mục tiêu theo một đường thẳng.<br />
+ Khi mục tiêu cơ động càng cao, quỹ đạo tên lửa càng cong và quá tải đòi hỏi càng<br />
lớn.<br />
+ Quá tải tên lửa theo luật điều khiển tối ưu ở giai đoạn vào quỹ đạo động luôn cao<br />
hơn so với luật điều khiển thông thường, nhưng ngay sau đó giảm rất nhanh. Điều<br />
đó có nghĩa độ trượt rất nhỏ, tăng độ chính xác tiêu diệt mục tiêu.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Kết quả của việc giải bài toán tổng hợp luật điều khiển tên lửa từ xa tối ưu là xác<br />
định cả thuật toán lọc và điều khiển với độ chính xác ba tham số chưa biết ωц , ωp , ωk ,<br />
xác định dải thông bộ lọc tọa độ góc mục tiêu và tên lửa, cũng như các hệ số khuếch đại<br />
vòng điều khiển.<br />
<br />
<br />
<br />
30 N. V. Bàng, …, P. T. Kiên, “Nghiên cứu tổng hợp … kỹ thuật điều khiển tối ưu LQG.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hướng nghiên cứu tiếp theo đó là xét đầy đủ tính chất động lực học của khâu tên lửa<br />
khi tổng hợp luật điều khiển từ xa.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Lê Anh Dũng, Nguyễn Hữu Độ, Huỳnh Lương Nghĩa (1999, 2003), Lý thuyết bay và<br />
Cơ sở xây dựng hệ thống điều khiển tên lửa phòng không, (Tập 1, 2, 3), Học viện Kỹ<br />
thuật quân sự.<br />
[2]. Nguyễn Doãn Phước (2005), Lý thuyết điều khiển nâng cao, Nhà xuất bản Khoa học<br />
và Kỹ thuật.<br />
[3]. Vũ Hỏa Tiễn (2013), Động học các hệ thống điều khiển thiết bị bay, Học viện Kỹ<br />
thuật quân sự.<br />
[4]. Е.А. Федосов, В.Т. Бобронников, М.Н. Красилыщиков, В.И. Кухтенко, А.А.<br />
Лебедев, В.В. Малыщев, Е.В. Орлов, Б.В. Пучков, А.И. Силаев, В.А.<br />
Стефанов,“Динамическое проектирование систем управления автоматических<br />
маневренных летательных аппаратов”, Машиностроение, Москва, (1997).<br />
ABSTRACT<br />
USING LQR OPTIMAL CONTROL TECHNIQUE<br />
TO SYNTHESYZE MISSILE REMOTE CONTROL LAW<br />
This paper presents the results of research to synthesize a missile optimal remote<br />
control law. The simulation results showed the advantages of control law in many<br />
cases of the target-movings. The results obtained hereby can be used for research,<br />
improvement, and synthesis of the remote missile control loop.<br />
Keywords: Missile; LQG Optimal Control; Kalman Filter.<br />
<br />
Nhận bài ngày 03 tháng 12 năm 2018<br />
Hoàn thiện ngày 17 tháng 12 năm 2018<br />
Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 4 năm 2019<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Khoa Kỹ thuật Điều khiển - Học viện KTQS;<br />
2<br />
Viện Tự động hóa - Viện Khoa học và Công nghệ QS;<br />
3<br />
Khoa Kỹ thuật Điều khiển - Học viện KTQS.<br />
*<br />
Email: banghvpkkq@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 60, 4 - 2019 31<br />