Nghiên cứu tổng quan về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ
lượt xem 4
download
Nghiên cứu về kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công việc cũng như kết quả công việc và chất lượng cuộc sống của những cá nhân liên quan. Những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp để giúp bác sĩ hạn chế hoặc tránh được tình trạng kiệt sức nghề nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tổng quan về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ
- NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Ở BÁC SĨ ThS. Phạm Văn Sỹ, SV. Nguyễn Khánh Ly Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) TÓM TẮT Kiệt sức nghề nghiệp là thang đo được phát triển bởi Maslasch và các cộng sự từ năm 1976. Thang đo được thiết kế dựa trên 3 thành tố của kiệt sức nghề nghiệp là cảm xúc kiệt quệ, mất nhân cách và suy giảm thành tích cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên nhiều quốc gia cho thấy bức tranh toàn cảnh về những hệ quả mà kiệt sức nghề nghiệp mang lại cho những người làm công việc thường xuyên có những tương tác người – người. Nghiên cứu về kiệt sức nghề nghiệp ở bác sĩ sẽ chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến công việc cũng như kết quả công việc và chất lượng cuộc sống của những cá nhân liên quan. Những nghiên cứu sâu hơn về chủ đề này ở Việt Nam là điều hết sức cần thiết nhằm đưa ra những giải pháp để giúp bác sĩ hạn chế hoặc tránh được tình trạng kiệt sức nghề nghiệp. Từ khóa: Kiệt sức nghề nghiệp bác sĩ thang đo kiệt sức nghề nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kiệt sức nghề nghiệp là khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam và chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng trong các nghiên cứu Tâm lý học. Đối với nghề bác sĩ sự kỳ vọng của bệnh nhân và người nhà cũng như đặc tính nghề nghiệp luôn khiến họ đề cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của mình khiến cho tình trạng căng thẳng mệt mỏi thường xuyên xuất hiện. Đối diện với m i trường làm việc bác sĩ lu n phải đối phó với rất nhiều áp lực từ cấp trên, gia đình bệnh nhân người bệnh dư luận xã hội… Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: khoảng 25 – 30% nhân viên y tế bị kiệt sức trong công việc là do áp lực đến từ các công việc mà họ phải thực hiện trong ngành nghề (Grassi & Magnani 2000). Đáng nói hơn nhiều nhân viên y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân còn có nguy cơ kiệt sức nghề nghiệp cao hơn nhiều lần so với các ngành nghề khác. Nghiên cứu của Linn LS, et al (1985) và Agius RM et al (1996) cho thấy có tới 25% bác sĩ lâm sàng bị stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức nghề nghiệp. Cũng theo trang The Daily Beast chỉ tính năm 2014 đã có khoảng 300 bác sĩ tự tử từ những hệ l y của tình trạng kiệt sức nghề nghiệp trong một thời gian dài. Tình trạng kiệt sức nghề nghiệp đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới nhắc tới tuy nhiên đây vẫn còn là chủ đề khá xa lạ và chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam. Những hậu quả đáng tiếc từ việc kiệt sức trong công việc là điều khó tránh khỏi nên nghiên cứu về vấn đề này không chỉ giúp đội ngũ y bác sĩ mà còn giúp những người đang làm việc thường xuyên có sự tương tác người – người có nhận thức đúng đắn hơn về vấn đề này; đồng thời có những giải pháp phù hợp để cải thiện nhằm giúp đời sống tinh thần ngày một tốt hơn. Khi tình trạng kiệt sức nghề nghiệp kéo dài, nó không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và sức khỏe của bác sĩ mà còn ảnh hướng đến chất lượng khám chữa bệnh đối với những bệnh nhân. Vậy, kiệt sức nghề nghiệp là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp? Có sự khác biệt nào về mức độ chịu ảnh hưởng và việc xử lý tình trạng kiệt sức nghề nghiệp giữa bác sĩ nam và bác sĩ nữ hay không? Có những cách thức nào trong việc can thiệp và phòng ngừa tình trạng kiệt sức 1238
- nghề nghiệp? Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu tổng quan này chúng t i ưu tiên làm rõ các vấn đề liên quan đến lý luận của chủ đề này. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Năm 1786 bác sĩ Tissot đã m tả những tác động xấu lên sức khỏe của sự đam mê c ng việc. Tiếp đó vào các năm 1936 1942 Selye vầ Canon đã cùng xác định cơ chế của tình trạng kiệt sức và căng thẳng. Đến năm 1959 bác sĩ tâm thần Calude Veil đã cho ra đời khái niệm kiệt sức nghề nghiệp. Trong những năm của thập niên 70, nhà phân tâm học Mỹ Herbert J. Freudenberger đã đặt ra c m từ ―burnout syndrome‖ để nói lên tình trạng kiệt sức ở các nhân viên y tế làm việc với các bệnh nhân nghiện. Năm 1980 một vài nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về kiệt sức nghề nghiệp được tiến hành một cách có hệ thống nhằm đánh giá rõ hơn về tình trạng này và đưa ra những giải pháp c thể. Đây cũng là quy m được sử d ng rộng rãi bởi Maslach Burnout Inventory (MBI) và được Maslach và Jackson phát triển (1981). Phiên bản MBI thứ 2 cũng được ra đời để đánh giá tình trạng kiệt sức nghề nghiệp ở giáo viên. Nghiên cứu về tình trạng kiệt sức trong công việc của bộ phận y bác sĩ đã được thực hiện trong nhiều năm qua (Edelwich & Brodsky, 1980, Marshall, 1980; Menzies, 1960), tuy nhiên, tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của những người làm việc trong lĩnh vực này không có dấu hiệu khuyên giảm. Cứ mỗi giờ đồng hồ tr i qua thì các bác sĩ lại có những ca bệnh gây căng thẳng và áp lực (Buchan năm 1995 Collins 2000; McAbee năm 1991; Santamaria, 1996). Áp lực từ công việc của các bác sĩ bao gồm các yếu tố như: lượng công việc quá mức cho phép hoặc vượt ngưỡng sức con người (Kelly & các năm 1985; Motowidlo Packard, Manning, 1986); lịch làm việc không ổn định và thời gian ngủ không có nhiều, mất ngủ nhiều ngày liên t c (Kandolin, 1993); sự mất hứng thú với công việc (Power & Sharp, 1988); việc thể hiện cảm xúc với bệnh nhân và người nhà của họ đối với các bệnh nhân có mối nguy hại đối với bản thân mình (Podrasky & Sexton, 1988). Các yếu tố như đội ngũ nhân viên ph c v , sự kh ng tin tưởng đến liệu pháp điều trị, mâu thuẫn và xung đột với cộng sự, sự giám sát chặt chẽ từ cấp trên, việc phải đối mặt với những ca bệnh quá khó và cái chết hay mối bận tâm đến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc… cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của đội ngũ y bác sĩ (Bailey, 1980; Benoliel, McCorkle, Georgiadou, Denton, & Spitzer, 1990; Blumenthal, Lavender, & Hewson, 1998; Bourbonnais, Comeau, Vezina, & Dion, 1998; Robinson, Clements, & Land, 2003). Một vài nghiên cứu khác chỉ ra rằng: tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của bác sĩ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, làm suy giảm chất lượng điều trị và có thể phát sinh nhiều chi phí trong quá trình điều trị chăm sóc sức khỏe người bệnh (Baguma, 2002; Bennett và cộng sự, 2001; Burnard và cộng sự, 2000; Callaghan và cộng sự 2000; Pongruengphant và Tyson năm 2000; Rout 2000 Wan 1996). Tình trạng này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn và xung đột với đồng nghiệp (Larson, 1987; MacNeil và Weisz, 1987), không còn niềm tin với công việc (Callghan và Field, 1991), hạ thấp giá trị của bản thân, dễ bực tức, nóng giận, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và kiệt sức. Tất cả đều gây nguy hiểm cho chất lượng dịch v mà họ đang thực hiện (Foxall và cộng sự, 1990). Ở Việt Nam, những nghiên cứu c thể về tình trạng kiệt sức nghề nghiệp của bác sĩ còn khá hạn chế. Nghiên cứu về ―Stress và các yếu tố liên quan ở nhân viên y tế Huyện Nhơn Trạch Tỉnh Đồng Nai năm 2008” do Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự cho thấy rằng: có nhiều yếu tố kết hợp gây nên tình trạng stress của nhân viên y tế và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nhóm tác giả Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân khi nghiên cứu về ―Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng” cho thấy tỉ lệ stress ở nhân viên y tế chuyên ngành tâm thần là khá cao (66.7%). Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số những stress này được kiểm soát và chỉ có khoảng 5% nhân viên y tế không kiểm soát được tình trạng stress của mình và cần được can thiệp. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu về tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp trên 1239
- đối tượng nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4% của tác giả Shams và El-Masry hay ở nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ là 53,1% của Lê Thành Tài và cộng sự. Nghiên cứu được thực hiện vào năm 2011 của tác giả Phạm Minh Khuê và Hoàng Thị Giang về “Sự căng thẳng nghề nghiệp ở nhân viên y tế của một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh tại Hải Phòng” chỉ ra rằng: tỉ lệ căng thẳng nghề nghiệp của nhân viên y tế bệnh viện Kiến An là tương đối thấp (6.39%); so với nữ giới thì tỉ lệ căng thẳng ở nam là cao hơn (nam 13.64% nữ 3.9%). Giữa độ tuổi, thâm niên công tác và nhóm công việc chuyên m n cũng có những tỉ lệ căng thẳng khác nhau (điều dưỡng 3.82% dược tá 13.3%, bác sĩ 14.86% kỹ thuật viên X-quang 40%). Phạm Thị Mỹ Linh (2005) trong nghiên cứu về ―Stress đối với nhân viên y tế tại bệnh viên đa khoa Sài Gòn cho thấy: 100% các đối tượng tham gia nghiên cứu đều thường xuyên bị kiệt sức do công việc. Hơn 50% nhân viên than phiền rằng công việc họ đang làm đã gây cho họ các tình trạng như: đau nhức, mỏi cột sống, dễ nổi nóng, lo lắng suy tư nhiều. Các yếu tố như tính chất công việc m i trường và không gian làm việc, mối tương quan tại nơi làm việc cũng là những tác nhân gây nên tình trạng kiệt sức trong công việc của nhân viên bệnh viện. Tình trạng kiệt sức nghề nghiệp khiến năng xuất làm việc không hiệu quả và có xu hướng giảm không ngừng (83.20%), mệt mỏi và mất ngủ (73.13%), ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân và thân nhân (65.20%), mất tập trung và hay quên (40.57%). Tuy đã có những nghiên cứu nhưng nhìn chung vấn đề kiệt sức nghề nghiệp của bác sĩ ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Việc cần có những nghiên cứu trên quy mô lớn được thực hiện một cách bài bản, hệ thống, khoa học là điều hết sức cần thiết nhằm giảm thiểu những rủi ro do kiệt sức nghề nghiệp mang lại và đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm tránh bị tình trạng kiệt sức trong nghề nghiệp. 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỆT SỨC NGHỀ NGHIỆP Theo Staker và Harvey, kiệt sức nghề nghiệp bao gồm ba khía cạnh: sự kiệt quệ về cảm xúc; cảm giác bị cạn kiệt quá mức và mệt mỏi; mất nhân cách thái độ tiêu cực, hoài nghi và giảm thành tích cá nhân hoặc liên quan đến việc đánh giá mình một cách tiêu cực. Awa, Plaumann và Walter lại cho rằng: kiệt sức nghề nghiệp là một tình trạng căng thẳng công việc liên quan đến công việc, thậm chí là sự tổn hại về sức khỏe tâm thần. Tình trạng kiệt sức (burnout) theo quan điểm của nhà tâm lý học người Đức Herbert Freudenberger là sự suy s p cả về tinh thần và thể chất do làm việc quá nhiều hoặc do các vấn đề liên quan. Tình trạng này phần lớn là do căng thẳng gây ra bởi các vấn đề tài chính, trách nhiệm nặng nề trong công việc hay do không thể đạt được những gì mình mong đợi. Như vậy có thể hiểu: kiệt sức nghề nghiệp là tình trạng kiệt quệ về cảm xúc, cảm giác, sự suy s p cả về thể chất lẫn tinh thần của những người gặp căng thẳng và mệt mỏi do làm việc quá nhiều hay gặp những căng thẳng về tài chính, trách nhiệm của bản thân… Người bị kiệt sức nghề nghiệp sẽ dẫn đến thái độ sống tiêu cực, hoài nghi về năng lực, khả năng làm việc và giá trị công việc của mình. Kiệt sức nghề nghiệp thường xảy ra trong thời gian dài và để lại hậu quả nặng nề nếu không có biện pháp can thiệp. Th ng thường, kiệt sức nghề nghiệp có một số biểu hiện sau: – Về mặt thể l : thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và kiệt quệ, sức đề kháng giảm và cảm thấy đau ốm thường xuyên; người kiệt sức nghề nghiệp thường nhức đầu đau lưng đau toàn thân hay đổi khẩu bị, trọng lượng hoặc cả hai thay đổi giờ ngủ. – Về mặt cảm xúc: mặc cảm thất vọng, nghi ngờ bản thân, cảm thấy vô d ng, thờ ơ với mọi thứ xung quanh, có cảm giác lạc lõng kh ng còn động cơ lu n hoài nghi về bản thân, nhìn mọi việc một 1240
- cách tiêu cực, dễ cáu kỉnh, mất hết hứng thú đối với công việc mình đã từng yêu thích và gắn bó lâu dài trong sự nghiệp. – Về mặt hành vi: trốn tránh trách nhiệm, tự cô lập mình, trì hoãn hoặc kéo dài thời gian làm việc, tìm hướng giải quyết bằng việc ăn uống, chểnh mảng với công việc đi trễ về sớm, xa lánh bạn bè, gia đình và những người thân. Nguyên nhân gây ra tình trạng kiệt sức nghề nghiệp thưởng được hiểu là kết quả của một khoảng thời gian dài nỗ lực quá nhiều trong công việc khi ít có sự ph c hồi. Bên cạnh đó những yếu tố như lối sống, đặc điểm nhân cách, cách nhìn nhận sự việc cũng là những yếu tố gây ra tình trạng kiệt sức nghề nghiệp. Hiện nay, rất nhiều người được phát hiện mắc hội chứng kiệt sức nghề nghiệp. Đối với bác sĩ những nguyên nhân có thể kể đến như: áp lực sau các cuộc phẫu thuật có tính chuyên môn cao, lo sợ trong cuộc phẫu thuật xảy ra sai sót, áp lực từ dư luận xã hội, áp luật từ phía người nhà bệnh nhân… Bên cạnh đó m i trường lao động của bác sĩ cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này. Cùng với đó khối lượng công việc nhiều, tình trạng quá tải bệnh nhân khiến các bác sĩ thường xuyên bận rộn với công việc, với bệnh nhân và xao nhãng về sức khỏe, thể trạng, cảm xúc của chính mình. Kiệt sức nghề nghiệp có sự liên hệ chặc chẽ với các yếu tố như hoàn cảnh (công việc, nghề nghiệp, tổ chức) và yếu tố cá nhân (đặc điểm nhân cách, tuổi tác, giới tính…). Những người mắc phải hội chứng này thường không dễ nhận ra khi các dấu hiệu chưa bộc lộ cách rõ ràng. Khi rơi vào tình trạng kiệt sức nghề nghiệp người lao động nói chung thường có những thay đổi về cảm xúc, cảm thấy thất vọng, nghi ngờ bản thân, thấy mình vô d ng, không muốn làm việc và muốn suy nghĩ vấn đề một cách tiêu cực. Cùng với đó người mắc hội chứng này thường trốn tránh công việc được giao, không muốn làm việc hoặc trì hoãn công việc. Việc bác sĩ rơi vào trạng thái kiệt quệ nếu không có biện pháp can thiệp sớm sẽ để lại những hệ l y tai hại trong công việc. 4. KẾT LUẬN Kiệt sức nghề nghiệp là hội chứng khá phổ biến ở những người làm về dịch v trực tiếp giúp đỡ con người như bác sĩ giáo viên tâm l gia nhân viên y tế xã hội… Khi chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện thì yêu cầu đối với chất lượng dịch v trong các lĩnh vực ngành nghề ngày càng tăng lên điều đó kéo theo những áp lực vô hình khiến nhiều lao động đặc biệt là đội ngũ y bác sĩ dễ mắc phải hội chứng kiệt sức nghề nghiệp. Việc nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này là điều hết sức cần thiết nhằm đưa ra những biện pháp can thiệp và phòng ngừa kịp thể để giảm thiểu những tổn hại do tình trạng kiệt sức nghề nghiệp mang lại trên chính đội ngũ y bác sĩ và với bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Burnout Research: Maslach Burnout Inventory – General Survey: Factorial validity and invariance among Romanian healthcare professionals (2014), 103-111 [2] Christina Maslach, Susan E. Jackson, Michael P. Leiter (1996), Maslach burnout inventory Third Edition, 193-195. [3] Maslach C.; Schaufeli W. B. & Leiter M. P. (2001) ―Job Burnout‖ Annual Reviwew Psychology 52: 397-422. [4] Jeroen H. M. Kleijweg và Marc J. P. M. Verbraak (2012), The Clinical Utility of the Maslach Burnout Inventory in a Clinical Population. 1241
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh giá chi phí hiệu quả của dapagliflozin trong điều trị bệnh thận mạn tính: Nghiên cứu tổng quan hệ thống
6 p | 9 | 4
-
Tổng quan về tình hình kháng kháng sinh của một số vi khuẩn thường gây bệnh trên lâm sàng tại Việt Nam từ 2017 – 2022
5 p | 20 | 4
-
Chi phí-hiệu quả của phối hợp tamsulosin và dutasteride trong điều trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt: Nghiên cứu tổng quan hệ thống
8 p | 23 | 3
-
Tổng quan về tình hình đề kháng kháng sinh của H. Pylori trên thế giới
5 p | 61 | 3
-
Tổng quan về thành phần hoá học và xu thế sử dụng hiện nay của tinh dầu từ lá của chi Bạch đàn (Eucalyptus sp.) ở Việt Nam và thế giới
10 p | 12 | 3
-
Tổng quan về viêm mũi xoang mạn tính ở người cao tuổi
5 p | 9 | 3
-
Tổng quan về vạt tĩnh mạch được động mạch hóa
5 p | 9 | 2
-
Tổng quan về thiếu cơ
8 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích gộp về độc tính của thuốc lá nung nóng so với thuốc lá thông thường
14 p | 6 | 2
-
Tổng quan về vô sinh nam theo y học cổ truyền và tình hình nghiên cứu điều trị vô sinh nam bằng y học cổ truyền tại Việt Nam
6 p | 9 | 2
-
Tổng quan hệ thống về hiệu lực, hiệu quả, an toàn và chi phí – hiệu quả của budesonide/glycopyrrolate/formoterol fumarate trong điều trị bệnh phổi tắc nghẹn mạn tính
10 p | 14 | 2
-
Tổng quan xu hướng mắc mới bệnh ung thư tuyến giáp trên thế giới và Việt Nam, giai đoạn 2009-2019
10 p | 31 | 2
-
Nghiên cứu tổng quan về mối liên quan giữa gen và các bệnh chuyển hóa trên cơ sở xét nghiệm gen CircleDNA
5 p | 30 | 2
-
Tổng quan về cây Muồng trâu (Senna alata (L.) Roxb.)
10 p | 16 | 2
-
Tổng quan hệ thống về hiệu quả của dienogest so với GnRH-a trong điều trị lạc nội mạc tử cung
6 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu tổng quan hiệu quả điều trị bổ trợ bằng cidofovir trong u nhú đường hô hấp tái phát
6 p | 4 | 1
-
Yếu tố liên quan đến tình trạng tiêu chân răng sau điều trị chỉnh nha: Tổng quan luận điểm
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn