Nghiên cứu tổng quan về tình trạng trầm cảm ở sinh viên
lượt xem 4
download
Bài viết "Nghiên cứu tổng quan về tình trạng trầm cảm ở sinh viên" làm rõ những các vấn đề liên quan đến chủ đề trầm cảm ở sinh viên hiện nay nhằm ngăn chặn trầm cảm, lo âu nếu không được phát hiện, can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm năng suất lao động, học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu tổng quan về tình trạng trầm cảm ở sinh viên
- NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Nguyễn Thị Bích Hạnh, Bùi Đoan Khoa, Bùi Yến Khoa*, Võ Nhật Quế, Hồ Đăng Phương Vy Khoa Khoa học Xã hội và Quan hệ Công chúng, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Văn Sỹ TÓM TẮT Trầm cảm là một vấn đề đã được biết đến chú ý bởi mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe tâm thần và sinh hoạt của con người và xã hội. Nhiều nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy hậu quả nghiêm trọng của căn bệnh trầm cảm tâm trạng lúc nào cũng trong trạng thái buồn bã, tuyệt vọng, cảm thấy bản thân vô giá trị, có lỗi và bị đeo bám bởi ý tưởng về cái chết. Các bài nghiên cứu đã chỉ ra độ tuổi dễ mắc căn bệnh trầm cảm là từ 18 - 45 tuổi, thuộc nhóm tuổi sinh viên và nhân viên văn phòng. Vì vậy cần có những nghiên cứu sâu hơn về vấn đề trầm cảm ở sinh viên Việt Nam để nâng cao nhận thức và đưa ra các giải pháp phòng tránh trầm cảm. Từ khóa: Trầm cảm; Lo âu; Stress; Sinh viên; Rối loạn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm và lo âu là những vấn đề có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi hoặc đối tượng nào, đặt biệt là ở sinh viên, độ tuổi khá nhạy cảm vì thay đổi hoàn toàn nhận thức, hoàn cảnh sống và về mặt tâm sinh lý. Theo ước tính mới nhất của WHO, hiện có hơn 300 triệu người mọi lứa tuổi đang mắc trầm cảm, tăng hơn 18% trong giai đoạn 2005 – 2015. Số lượng sinh viên đại học gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần đã gia tăng ở nhiều nước trên toàn thế giới, trong đó chủ yếu là các chứng trầm cảm, lo âu. Theo nghiên cứu của Trần Quỳnh Anh và các cộng sự, thực hiện trên 2.099 sinh viên ở 8 Trường Đại học Y khoa lớn trên cả nước, cho thấy có 43,2% trong 2.099 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm. Theo tác giả Brice Pith, từ lứa tuổi thanh thiếu niên trầm cảm là chứng bệnh tâm thần phổ biến nhất. Theo nhiều tác giả, trầm cảm chiếm tỉ lệ 3 – 5% dân số. Theo Trần Kim Trang (2012) khi nghiên cứu đề tài “Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên y khoa”, thiết kế cắt ngang mô tả có phân tích trên 483 sinh viên năm thứ 2 khoa y và răng hàm mặt Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 6/2011. Sử dụng thang đánh giá DASS - 21 đã cho thấy kết quả rằng: tỉ lệ sinh viên bị stress, trầm cảm và lo âu lần lượt là 71,4%; 28,8%; 22,4%, đa số ở mức độ nhẹ và vừa. 52,8% sinh viên có cùng 3 dạng rối loạn trên. Theo số liệu công bố trong nước, Việt Nam có ít nhất ba triệu thanh thiếu niên bị rối loạn tâm thần, chỉ 20% trong số đó được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Không có sự khác biệt giữa các mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo nguồn cư trú và giới tính, ngoại trừ trầm cảm - nhất là ở mức độ nặng và rất nặng thì nam nhiều hơn nữ. Áp lực học tập, thi cử, gia đình gây rất nhiều căng thẳng cho sinh viên. Họ có quá nhiều mối lo ngại nếu không thể cân bằng mọi thứ thì cuộc sống sẽ loạn và họ không thể sắp xếp được bắt đầu từ đâu sẽ dẫn đến tình trạng bất lực và trầm cảm. Trầm cảm, lo âu nếu không được phát hiện, can thiệp phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả làm giảm năng suất lao động, học tập, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát… Để ngăn chặn tối thiểu hậu quả trên, chúng tôi xin làm rõ những các vấn đề liên quan đến chủ đề trầm cảm ở sinh viên trong bài nghiên cứu tổng quan này. 1906
- 2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VỀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Bệnh trầm cảm đã trở thành đề tài nghiên cứu phổ biến từ lâu, bởi mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe tâm thần của con người. Theo bác sĩ Tôn Thất Hưng (2014) với đề tài “Nghiên cứu tình hình và yếu tố tâm lý xã hội liên quan đến rối loạn trầm cảm tại phường Xuân Phú - TP. Huế” thời điểm khởi phát của bệnh trầm cảm hay gặp là từ 20 - 50 tuổi, trong đó tỷ lệ trầm cảm cao nhất ở độ tuổi 25 đến 44, thuộc nhóm tuổi sinh viên và trung niên. Mặc dù, sinh viên hiện nay có nhận thức khá tốt về căn bệnh trầm cảm theo nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm” của Nguyễn Thị Bình (2015). Nhưng tình trạng trầm cảm ở sinh viên vẫn có xu hướng gia tăng, theo kết quả nghiên cứu của Tôn Thất Minh Thông và các cộng sự (2021) với đề tài “Sức khỏe tâm thần của sinh viên Đại học Huế”, kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 57,09% sinh viên đang mắc trầm cảm. Đặc biệt, ở thời điểm dịch COVID-19 diễn ra, có đến 57,1% sinh viên được khảo sát có nguy cơ mắc trầm cảm. Gặp khó khăn với việc học trực tuyến và lo lắng khi dịch bệnh COVID-19 lây lan rộng, cùng với khả năng mắc bệnh hay lây bệnh cho người nhà là một trong số các yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên theo nghiên cứu “Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020 - 2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan” của Phan Nguyệt Hà và Trần Thơ Nhị (2022). Một nghiên cứu tương tự “Tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng của sinh viên Y trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong đợt dịch COVID-19 lần 4” của Phan Việt Hưng và các cộng sự đã cho thấy tần suất mắc trầm cảm, lo âu và căng thẳng của sinh viên lần lượt là 30,3%;46,2%;26,3% và đa số ở mức độ nhẹ và vừa. Kết quả nghiên cứu chỉ ra nhóm sinh viên không tham gia chống dịch tại các địa phương có tỷ lệ bị trầm cảm nhiều hơn nhóm sinh viên có tham gia chống dịch. Một số yếu tố được cho có liên quan đến mức độ trầm cảm thường được đưa ra trong các nghiên cứu là độ tuổi, giới tính, thói quen sinh hoạt, mối quan hệ với gia đình, mối quan hệ với bạn bè, gặp trở ngại khi tham gia các hoạt động xã hội, học lực, áp lực từ việc học, chương trình học theo nghiên cứu “Trầm cảm của sinh viên Y Khoa: Góc nhìn của sinh viên Y Khoa qua một nghiên cứu định tính” của Lê Hồng Hoài Linh và các cộng sự (2021). Theo nghiên cứu “Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 - 2019” của Bùi Mai Thi và các cộng sự (2020) cho thấy nhóm sinh viên nam, có gánh nặng tài chính, và có tiền sử mắc bệnh mạn tính, có liên quan chặt chẽ với tỷ lệ trầm cảm và tỷ lệ có ý tưởng hoặc hành vi tự sát ở sinh viên. Ngoài ra, nghiên cứu còn chỉ ra các sinh viên có nhiều hơn ba anh chị em ruột có tỷ lệ trầm cảm cao hơn. Yếu tố khác được tìm thấy liên quan đến mức độ trầm cảm ở sinh viên như sinh viên đã tốt nghiệp và sinh viên năm 3, sinh viên trong cộng đồng LGBT, sinh viên có học lực xuất sắc và trung bình có điểm trầm cảm cao hơn các sinh viên khác, theo nghiên cứu “Mức độ trầm cảm của sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay” của Đỗ Thị Oanh và Nguyễn Văn Tường (2021). Các yếu tố như việc không đi làm thêm, thường xuyên sử dụng internet, ít tập thể dục, chưa nhận được sự hỗ trợ tốt từ phía gia đình, người quan trọng và thầy cô, cán bộ trong trường cũng được xem là có liên quan đến tình trạng trầm cảm của sinh viên theo nghiên cứu “Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Công Đoàn năm 2021” của Đinh Thị Hoa (2021). Tuy ở Việt Nam nói riêng, và quốc tế nói chung đã có rất nhiều nghiên cứu về tình trạng trầm cảm ở sinh viên. Nhưng thực trạng trầm cảm ở sinh viên trong xã hội vẫn có xu hướng gia tăng, chúng tôi cho rằng việc chưa nhận thức đúng và đầy đủ về bản chất của bệnh trầm cảm cũng như việc khó xác định những dấu hiệu trầm cảm về mặt cơ thể với dấu hiệu mắc các bệnh lý khác khiến cho việc phát hiện trầm cảm và chữa trị trầm cảm bị chậm trễ. Cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về vấn đề trầm cảm ở sinh 1907
- viên tại Việt Nam để giảm thiểu tình trạng trầm cảm ở sinh viên và đưa ra các giải pháp nhận biết và phòng tránh bị trầm cảm ở sinh viên. 3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN Theo định nghĩa của WHO về bệnh trầm cảm: “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”. Và trong từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng và cộng sự (2008) định nghĩa: “Trầm cảm là trạng thái xúc cảm mạnh đặc trưng bởi bối cảnh cảm xúc âm tính, bởi những thay đổi của môi trường về những quan điểm của động cơ nhận thức và bởi tính thụ động của hành vi nói chung”. Ngoài ra còn trong sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ (DSM-5, 2013), trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc. Một định nghĩa khác của Nguyễn Văn Siêm đã định nghĩa về trầm cảm như sau: “Trầm cảm là trạng thái giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Trong các cơn điển hình có biểu hiện ức chế toàn bộ hoạt động tâm thần. Bệnh nhân có khí sắc buồn rầu, ủ rũ, giảm hứng thú và quan tâm, cảm thấy tương lai ảm đạm, tư duy chậm chạp, liên tưởng khó khăn, tự cho mình là hèn kém, giảm sút lòng tự tin, thường hoang tưởng bị tội, dẫn đến tự sát, giảm vận động, ít nói, thường nằm hoặc ngồi lâu ở một tư thế, kèm theo sự rối loạn các chức năng sinh học (mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi…). Trầm cảm còn được định nghĩa là một rối loạn khí sắc, được định nghĩa như tâm trạng buồn và đau khổ kèm theo sự suy giảm hoạt động tâm trí và vận động. Không nên lầm lẫn trầm cảm với nỗi buồn thoáng qua trong ngôn ngữ thông thường, một trạng thái mà mọi người trong chúng ta đều trải qua trong cuộc sống. Đó là nỗi buồn thoáng qua trong vài giờ, thậm chí vài ngày, nhưng rồi sẽ trôi qua và hầu như không kéo theo sự thay đổi hành vi nào. Còn trầm cảm là trạng thái tuyệt vọng trầm trọng lâu dài (Nguyễn Ngọc Diệp, 2016). Như vậy có thể hiểu trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc, người mắc trầm cảm sẽ không còn quan tâm thích thú, giảm năng lượng hoạt động. Người bệnh có trạng thái buồn rầu, ủ rũ, cảm thấy mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, thậm chí có ý định tự sát. Trầm cảm thường xảy ra trong thời gian dài và để lại những hệ quả nặng nề nếu không có biện pháp can thiệp hợp lý. Trầm cảm thường phải có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu hay gặp. Trong đó, có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ yếu là khí sắc giảm và mất hầu hết hứng thú/ sở thích, các giai đoạn trầm cảm phải kéo dài ít nhất 2 tuần. Biểu hiện của trầm cảm: ⚫ Về cơ thể: Cảm thấy đau nhức không rõ nguyên nhân, khó chịu than phiền về cơ thể (đau lưng, đau khớp, buồn nôn,…), thay đổi cảm giác ăn uống, giảm hoặc tăng cân không kiểm soát ( hơn 5% trọng lượng cơ thể trên một tháng). Giảm sinh lực, tình dục (là một triệu chứng phổ biến và đặc trưng của trầm cảm, nhưng khó đánh giá với người già hoặc người ít hoạt động tình dục). Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ quá mức có khoảng 80% bệnh nhân than phiền mình có một loại rối loạn nào đó của giấc ngủ loại thường gặp và gây khó chịu nhất là thức dậy sớm vào buổi sáng, thường khoảng 4 -5 giờ sáng và các triệu chứng trầm cảm ở thời điểm này là trầm trọng nhất. Ngược lại các bệnh nhân khó đi vào giấc ngủ thường kèm theo lo âu). Rối loạn tâm thần vận động trở nên chậm chạp và trì trệ, mất hứng thú, giảm hoạt động và mệt mỏi khó kiểm soát. ⚫ Về tâm lý- tâm thần: Cảm thấy buồn, chán nản, trống rỗng và mất hứng thú không còn tha thiết gì (khoảng 90% người mắc trầm cảm) mặc dù trước đó bệnh nhân rất thích như hoạt động tình dục, sở thích, hoặc các công việc hằng ngày và căng thẳng nội tâm. Lo âu (căng thẳng nội tâm, lo sợ, đánh 1908
- trống ngực, mạch nhanh, cồn cào bao tử). Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội, khuếch đại các lỗi lầm nhỏ nhặt của mình cảm thấy có lỗi hoặc thấy mình vô giá trị. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng hoặc thậm chí có cả ảo giác giảm khả năng tập trung. Loạn thần và dễ bị kích động và tự làm đau bản thân. Ám ảnh và cưỡng bức, sự ám ảnh xuất hiện liên tục và khiến bệnh nhân lặp đi lặp lại các hành động cưỡng chế. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm: Thường do người bệnh trải qua cảm giác mất mát người thân, sự thay đổi môi trường sống và sống ở những nơi không an toàn về thể lý sẽ tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất não bộ, gây suy nhược thần kinh dẫn, rối loạn tinh thần dẫn đến trầm cảm. Những khiếm khuyết cơ thể gây nên cảm giác tự ti, hoặc những căng thẳng, tiêu cực trong cuộc sống. Những vấn đề trở ngại trong tình yêu như bị bỏ rơi hoặc lạm dụng tình cảm. Do áp lực kỳ vọng về học tập và bạo lực học đường, bị những bạn học trêu chọc, tẩy chay, xa lánh, cô lập khiến họ tự thu mình lại, không muốn tiếp xúc, san sẻ, lâu dần sẽ bị trầm cảm. Nếu cha mẹ, anh chị em ruột bị trầm cảm thì có khả năng mắc trầm cảm rất cao vì trầm cảm di truyền. Các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến trầm cảm: Như nỗi nhớ khi mất người thân, khó khăn trong giao tiếp với cộng đồng, áp lực về kinh tế, áp lực về gia đình, thức ngủ không theo nhịp ngày đêm và ăn uống thất thường, ít vận động, lối sống buông thả, khó thích nghi với cuộc sống mới, áp lực học tập, không có sự quan tâm từ bố mẹ. Sử dụng thuốc kích thích, chẳng hạn như rượu hoặc amphetamine. Bị chấn thương đầu hoặc mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh tim mạch. Ảnh hưởng từ các căn bệnh trước đó, những người mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim… có nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Sống với nỗi đau hay sự dằn vặt nội tâm kéo dài. Giới tính cũng là yếu tố gây nên trầm cảm, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Phụ nữ thường phải gánh những công việc nhiều hơn nam giới như công việc, gia đình, áp lực dồn nén, con cái không có thời gian chia sẻ, cũng như thời gian chăm sóc bản thân do đó nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cũng cao hơn. Bên cạnh đó những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm, yếu tố giáo dục của bố mẹ ảnh hưởng đến trầm cảm, yếu tố stress trong gia đình. 4. KẾT LUẬN Trầm cảm là một trong bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất hiện nay. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người cũng phải phát triển theo kịp thời đại để thích nghi với những tiêu chuẩn ngày càng cao hơn trong công việc. Và vô hình chung đã gia tăng áp lực cho sinh viên, những người đã chuẩn bị hành trang để bước ra xã hội tìm việc làm. Bởi vậy, độ tuổi từ 18 - 45 tuổi được các bài nghiên cứu chỉ ra thường dễ mắc trầm cảm. Bài nghiên cứu này được thực hiện để chỉ ra tầm quan trọng nên có một nguyên cứu sâu rộng về những nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như giải pháp và phương pháp phòng tránh cho các sinh viên tại Việt Nam. Để giảm bớt số lượng và mức độ trầm cảm ở nhóm tuổi được xem là dễ mắc trầm cảm nhất, sinh viên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Nguyệt Hà, Trần Thơ Nhị. (2022). Trầm cảm ở sinh viên trường Đại học Y Hà Nội năm học 2020-2021 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và một số yếu tố liên quan. Vietnam Medical Journal 2. Lê Hồng Hoài Linh, Bùi Hồng Cẩm, Trương Trọng Hoàng, Tô Hoàng Linh. (2021). Trầm cảm của sinh viên Y khoa: Góc nhìn của sinh viên Y khoa qua một nghiên cứu định tính. Tạp chí nghiên cứu Y Học, 209 - 215 3. Bùi Mai Thi, Lê Đại Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Đặng Thị Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thanh Tùng, Kim Bảo Giang. (2020). Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 - 2019. Tạp chí nghiên cứu Y học, 162 - 173 1909
- 4. Nguyễn Thị Hường, Nguyễn Hữu Hiếu, Trần Thị Thanh Hương. (2014). Thực trạng hành vi sức khỏe và nguy cơ trầm cảm của sinh viên năm thứ hai Đại học Thương mại. Y học thực hành, 101 - 105 5. Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Bích Tuyền. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến stress, lo âu, trầm cảm của sinh viên năm cuối ngành Dược tại Đồng Nai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 10 - 13 6. Bùi Mai Thi, Lê Đại Minh, Nguyễn Tiến Đạt, Đặng Thị Diễm Quỳnh, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Thanh Tùng, Kim Bảo Giang. (2020). Dấu hiệu trầm cảm, ý tưởng hành vi tự sát của sinh viên Đại học Y Hà Nội và các yếu tố liên quan năm học 2018 - 2019. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 162 - 173 7. Phan Việt Hưng, Trần Đức Long, Võ Văn Thi, Trần Công Lý, Nguyễn Thị Mỹ Nhiên, Phan Thanh Hải. (2022). Tình trạng lo âu, trầm cảm và căng thẳng của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong đợt dịch COVID-19 lần 4. Tạp chí Y Dược Cần Thơ, 41 - 48 8. Đinh Thị Hoa. (2021). Stress, trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Công Đoàn năm 2021. Trường Đại học Thăng Long 9. Tôn Thất Minh Thông, Vũ Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Phượng, Trương Thị Tâm Anh, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Nguyễn Phước Cát Tường. (2021). Sức khỏe tâm thần của sinh viên Đại học Huế. Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm Huế, 163 - 173 10. Vũ Dũng. (2008). Từ điển tâm lý học. NXB Từ điển Bách khoa Hà Nội 11. Nguyễn Văn Siêm. (2007). Tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên. NXB Đại học quốc gia 12. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Văn Siêm. (1991). Rối loạn trầm cảm. Bách khoa thư bệnh học tập 1. NXB Giáo dục 13. Nguyễn Thị Minh Hằng, Trần Thành Nam, Nguyễn Bá Đạt, Nguyễn Ngọc Diệp. (2016). Giáo trình Tâm lý học lâm sàng. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 14. Trần Kim Trang. (2012). Stress, lo âu và trầm cảm ở sinh viên Y khoa. Y học thành phố Hồ Chí Minh. 15. Anh Trần Quynh, Michael P. Dunne, Hoat Luu Ngoc. (2014). Well-being, depression and suicidal ideation among medical students throughout Vietnam. Vietnam Journal of Medicine & Pharmacy. 23 - 30. 16. Đỗ Thị Oanh, Nguyễn Văn Tường. (2021). Mức độ trầm cảm của sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay. Dạy và Học ngày nay, tạp chí của Trung Ương hội Khuyến học Việt Nam. 50 - 53 1910
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu khoa học: Chương 1 - Tổng quan về phương pháp NCKH
40 p | 814 | 50
-
Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên
10 p | 558 | 37
-
Viết tổng quan về tình hình nghiên cứu trong xã hội học
13 p | 481 | 16
-
Tổng quan về nghiên cứu định tính
6 p | 132 | 14
-
Báo cáo tổng quan về tình hình di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài
101 p | 202 | 13
-
Sự quan tâm cha mẹ đến vị thành niên và quan hệ tình dục trước hôn nhân của vị thành niên
7 p | 110 | 13
-
Giáo trình Phương pháp nghiên cứu khoa học (Đào tạo sau đại học): Phần 1
150 p | 19 | 13
-
Nghiên cứu khoa học: Phê bình phân tâm học ở Việt Nam - Nhìn từ phương diện thực hành
7 p | 126 | 10
-
Tổng quan về vu hích và shaman giáo
6 p | 116 | 7
-
Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu
9 p | 83 | 6
-
Bạo lực học đường giữa học sinh: Một nghiên cứu tổng quan từ các công bố quốc tế
6 p | 105 | 5
-
Tổng quan về tình hình nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp ở phương Tây
6 p | 18 | 4
-
Nghiên cứu tổng quan về chứng lo buồn giới tính ở sinh viên
5 p | 4 | 3
-
Tiểu thuyết và hồi kí Tô Hoài sau 1945 dưới góc nhìn thể loại - tổng quan về tình hình nghiên cứu
11 p | 73 | 2
-
Nghiên cứu từ điển song ngữ ở Việt Nam
12 p | 44 | 2
-
Góc nhìn đa chiều về việc nghiên cứu tên người Trung Quốc
10 p | 11 | 1
-
Tổng quan nghiên cứu về phong cách giảng dạy của giảng viên và định hướng nghiên cứu cho giáo dục Việt Nam
14 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn