Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
<br />
Tổng quan về nghiên cứu định tính<br />
<br />
MARY DEBUS<br />
<br />
<br />
Tạp Chí Phương pháp học (Methodotogical Rewiew) của Viện phát triển<br />
giáo dục (AED - The Academy for Educational Development) của Mỹ ra số<br />
chuyên sâu về nghiên cứu phỏng vấn nhóm trập trung của tác gia Mary Debus<br />
biên soạn dựa theo các tài liệu giảng dạy của Porter/Novelli for<br />
HEALTHCOM năm 1986. Chúng tôi trích dịch phần đầu cuốn tạp chí này có<br />
tiêu đề “TỔNG QUAN VÀ NGIÊN CƯU ĐỊNH TÍNH” với một số khái<br />
niệm, đinh nghĩa đặc điểm riêng cơ bản của phương pháp nghiện cứu xã hội<br />
học định tính mà một trong hai phương pháp kỹ thuật cơ bản của nó là nghiên<br />
cứu phỏng vấn nhóm tập trung, một công cụ nghiên cứu thị trường đước sử<br />
dụng rộng rãi ở các nước Phuơng tây và ở các nước đang phát triển để ban<br />
tham khảo.<br />
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH LÀ GÌ?<br />
Nghiên cứu định tính là một dạng nghiên cứu được tạo thành mà từ đó các phương pháp kỹ thuật chuyên<br />
môn được sử dụng để tìm hiểu sâu về các phản ứng từ trong suy nghĩ và tình cảm của con người. Nó cho phép<br />
thực hiện chương trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu bên trong các thái độ, lòng tin, động cơ và cách ứng xử<br />
của các đối tượng. Để cuộc nghiên cứu được thực hiện hoàn hảo, các kỹ thuật nghiên cứu định tính thường được<br />
sử dụng cùng với các kỹ thuật nghiên cứu định lượng trong mối quan hệ tương hỗ và phụ trợ. Ví dụ, cách tiếp<br />
cận định tính cho phép hiểu sâu về các phản ứng của những người mua hàng, trong khi đó ngược lại, cách tiếp<br />
cận định lượng cho phép đo được các phản ứng của những người mua hàng đó. Về mặt bản chất, phương pháp<br />
đinh tính dùng để nghiên cứu những khía cạnh về tư tưởng, suy nghĩ của con người hơn là nghiên cứu để xác<br />
định thái độ hay cách ứng xử của con người đó: Nó thể hiện thêm những tình cảm, suy nghĩ và sắc thái vào các<br />
chỉ báo số lượng. Việc tiến hành nghiên cứu định tính nhằm trả lời câu hỏi "Tại sao? " , trong khi đó ngược lại<br />
nghiên cứu định lượng lại nhằm trả lời cho câu hỏi "Có bao nhiêu?" hoặc là "ít, nhiều như thế nào?". Nghiên<br />
cứu định tính là một quá trình khám phá, còn nghiên cứu định lượng là một quá trình tìm kiếm chứng cứ.<br />
Tuy nhiên bản chất của phương pháp nghiên cứu định tính không phải chỉ là việc áp dụng các phương pháp<br />
kỹ thuật để suy luận ra các phản ứng của con người mà còn phải áp dụng những đặc thù của việc phân tích định<br />
tính. Nghiên cứu định tính phải là một quá trình diễn giải hơn là một quá trình miêu tả. Nghiên cứu định tính<br />
được gắn với một nhóm ít các đối tượng nghiên cứu và các đối tượng nghiên cứu này thường không nằm trong<br />
cùng một tầng lớp cơ bản. Nghiên cứu định tính không ban giờ tìm cách để khẳng định một kết luận hay đưa ra<br />
một quy luật chung cụ thể nào cho một diện rộng dân cư.<br />
Hai phương pháp kỹ thuật chủ yếu trong nghiên cứu định tính là l). Phỏng vấn sâu cá nhân và 2). Thảo luận<br />
nhóm tận trung. Những Phương Pháp kỹ thuật này sẽ được đề cập đến kỹ hơn ở các chương sau mà trọng tâm sẽ<br />
là nghiên cứu về thảo luận nhóm tập trung.<br />
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH LÀ GÌ?<br />
Về mặt lịch sử, nghiên cứu định tính được phát triển từ các nguyên lý: phê bình văn học, lý thuyết khoa học<br />
xã hội và lý thuyết phân tích tâm lý học. Bản chất của nghiên cứu định tính được gắn với phê bình văn học và<br />
khoa học xã hội. Sự diễn giải và tổng hợp các ý tưởng và các khái niệm luôn luôn là một phần của phê bình văn<br />
học. Và phân tích định tính là một dạng truyền thống của xã hội học giúp nghiên cứu thấy được tư tưởng bên<br />
trong con người. Những kỹ thuật phỏng vấn của nghiên cứu định tính đã phát triển mạnh mẽ từ lý thuyết phân<br />
tích tâm lý học. Những nghiên cứu loại này đã được áp dụng lần đầu tiên trong thực tế để nghiên cứu thị trường<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
và khi đó được gọi là nghiên cứu nhằm biết động cơ, suy nghĩ của khách tới mua hàng, nghiên cứu này sử dụng<br />
những cuộc thảo luận tập trung, phỏng vấn sâu và phỏng vấn cá nhân, được hỗ trợ thêm bởi các cuộc trắc<br />
nghiệm tâm lý khác nữa. Những kỹ thuật này nhằm để tìm hiểu những động cơ tư tưởng và nguyên nhân đằng<br />
sau các phản ứng bên ngoài của các khách hàng, cuộc nghiên cứu loại này đòi hỏi phải có một trình độ chuyên<br />
môn rất cao cả trong khi thực hiện lẫn trong khi đánh giá kết luận.<br />
Nghiên cứu nhằm biết động cơ tư tưởng loại này đã được áp dụng ngay từ những năm 1930 và ngày nay nó<br />
không còn được sử dụng nữa. Song nghiên cứu định tính vẫn tiếp tục phát triển và đóng một vai trò rất quan<br />
trọng trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và các kỹ thuật nghiên cứu định tính ngày càng được nâng cao và<br />
phát triển. Mặc dù đã trải qua nhiều tiến triển, nhưng việc công nhận những cơ sở của nghiên cứu định tính là<br />
hết sức quan trọng nhằm hiểu rõ những tiền đề cơ bản mà từ đó nghiên cứu định tính được xây đựng. Một khi<br />
nhà nghiên cứu xã hội học không áp dụng những nguyên lý cơ bản này thì chẳng bao giờ có thể tiến hành đúng<br />
được một cuộc nghiên cứu định tính cả.<br />
VÌ SAO PHẢI SỬ DỤNG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH?<br />
Vì cả lý do lý thuyết lẫn lý do thực tế dẫn đến nhu cầu cần phải có nghiên cứu định tính. Trước hết, lý do lý<br />
thuyết dẫn đến nhu cầu phải có nghiên cứu đinh tính là nó giúp nghiên cứu sâu sắc hơn về phản ứng của con<br />
người và do đó có thể hiểu cặn kẽ hơn về các phản ứng của con người hơn là thông qua các kỹ thuật nghiên cứu<br />
định lượng. Hơn nữa, các kỹ thuật định tính , đặc biệt là kỹ thuật phỏng vấn "Một-với-một” có thể giúp nhà<br />
nghiên cứu xã hội học nghiên cứu, tập hợp được những thái độ khác nhau dẫn đến cùng một hành động hay một<br />
quyết định của một người nào đó. Ví dụ, một nhà quản lý kinh doanh muốn tìm hiểu kỹ về những suy nghĩ nào<br />
đã làm cho khách hàng quyết định mua một loại muối tinh tại nhà hàng. Trong cuộc nghiên cứu định tính này,<br />
ông ta có thể xác định rõ mối liên hệ từ tất cả những quyết định khác nhau của các cá nhân dẫn tới quyết đỉnh<br />
mua hàng, có được một hình ảnh rõ nét về quá trình dẫn tới việc chấp nhận mua loại hàng đó. Và như vậy, một<br />
cuộc nghiên cứu định tính sẽ cung cấp những tìm tòi về diễn tiến tâm lý trong quá trình dẫn đến quyết định mua<br />
loại hàng hóa đó hơn là những tìm kiếm thông tin về số lượng khách hàng đến cửa hàng cùng là giá cả mà khách<br />
hàng muốn trả, hay những hiểu biết của khách hàng đối với loại hàng hóa mà họ mua ,v.v..<br />
Một lý do nữa dẫn đến việc phải sử dụng đến các kỹ thuật định tính là tự trong bản chất của nghiên cứu xã<br />
hội học định tính và trong việc gắn nó với những gì diễn ra phía sau quá trình ra quyết định của các cá nhân. Có<br />
thể lập luận rằng trong một quá trình nghiên cứu xã hội học định tính lẫn trong một quá trình nghiên cứu xã hội<br />
học nói chung đều chứa đựng các yếu tố chủ quan và trực giác. Những bước tiếp cận đầu tiên của nghiên cứu xã<br />
hội học nói chung là phải xác định được những vấn đề và những thông tin cần thiết ban đầu, từ đó tạo dựng nên<br />
được các giả định và xác định được các biến số, như vậy tất cả đều xuất phát từ trực giác ban đầu và cùng là bản<br />
chất của nghiên cứu định tính. Ngoài các lý đo kể trên, còn có những lý do thực tiễn khác nữa dẫn đến nhu cầu<br />
phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học định tính:<br />
* Giá thành. Nói chung nghiên cứu định tính rẻ hơn nhiều so với nghiên cứu định lượng.<br />
* Thời gian. Một vài kỹ thuật nghiên cứu định tính, đặc biệt là kỹ thuật phỏng vấn nhóm tập trung, có thể<br />
được thực hiện và phân tích nhanh chóng mà không cần nhiều tới kỹ thuật sử lý , phân tích các số liệu như trong<br />
nghiên cứu định lượng .<br />
* Tính mềm dẻo. Một nghiên cứu định tính có thể dễ dàng thay đổi ngay cả khi nó đang được tiến hành.<br />
* Gắn trực tiếp với các mục tiêu cộng đồng. Các kỹ thuật nghiên cứu định tính giúp công tác quản lý dễ<br />
dàng biết được mục tiêu cộng đồng một cách trực tiếp.<br />
* Không cần phải sử dụng nhiều các phương tiện kỹ thuật. Nghiên cứu định tính có thể tiến hành ờ những<br />
nơi mà không cần phải có sự hỗ trợ của máy tính hay các phương tiện kỹ thuật khác.<br />
CÁC TỒN TẠI TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH.<br />
Một vấn đề lớn còn tồn tại trong nghiên cứu định tính là nó thường được áp dụng không đúng chỗ. Nói cách<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
khác, đôi khi nghiên cứu định tính lại được tiến hành vào chỗ đáng phải sử dụng phương pháp nghiên cứu định<br />
lượng. Hay một nghiên cứu định tính lại được phân tích như thể nó là một nghiên cứu định lượng, đưa ra những<br />
kết luận quá cứng nhắc và hấp tấp hoặc lại phán đoán các phản ứng của các đối tượng phỏng ván trong khi đáng<br />
lẽ cuộc nghiên cứu định tính phải tập trung vào phát triển các giả thuyết và phân tích các tâm tư bên trong các<br />
đối tượng phỏng vấn.<br />
Một vấn đề nữa liên quan tới nghiên cứu định tính là tính chất chủ quan của nó, nghĩa là từ khi nghiên cứu<br />
định tính tập trung vào nghiên cứu sâu về tư tưởng và diễn giải thì nó thường hay mắc phải phần định kiến chủ<br />
quan của các nhà nghiên cứu trong quá trình nghiên cứu và quan sát của mình. Bởi vì trong nghiên cứu định<br />
tính, các số liệu thu thập được thường đơn giản và không cần được phân tích, xử lý tỉ mỉ trên máy tính cũng như<br />
rất khó xác định xem việc phân tích các số liệu trong một cuộc nghiên cứu định tính như thế là đúng hay sai.<br />
Xuất phát từ đặc thù của các kỹ thuật nghiên cứu định tính, rất khó biết được xem một cuộc nghiên cứu định<br />
tính nào đó có được tiến hành hợp lý hay không. Do đó ngày nay có rất nhiều nhà nghiên cứu định tính lại chỉ<br />
có kiến thức về các chuyên môn khác như nghề y chẳng hạn. Cuối cùng vì bản chất mềm dẻo của nghiên cứu<br />
định tính cũng như nó không đòi hỏi phải chuẩn bị một bảng hỏi quy mô với trình độ nghiệp vụ cao nên rất<br />
nhiều nhà nghiên cứu hay các nhà quản lý có thể tiến hành nó mà không cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy tắc<br />
cũng như các kiến thức chuyên môn của xã hội học. Xung quanh nghiên cứu xã hội học định tính còn có rất<br />
nhiều vấn đề phải tranh cãi vì nhiều điều còn chưa rõ ràng. Chỉ mới bàn về làm sao đảm bảo tốt chất lượng cho<br />
một cuộc nghiên cứu định tính trong lỉnh vực thực địa thôi mà các nhà lý thuyết cũng như thực hành vẫn còn<br />
chưa thể thống nhất với nhau được về rất nhiều khía cạnh.<br />
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?<br />
Nghiên cứu định tính được sử dụng rộng rãi để thực hiện 4 nhiệm vụ: 1) như là một công cụ để phát triển<br />
các tư tưởng mới; 2) như là một bước để phát triển nghiên cứu định lượng; 3) giúp đánh giá và hiểu được một<br />
nghiên cứu định lượng; 4) đôi khi nó được sử dụng như là một phương pháp thu thập số liệu ban đầu cho một<br />
chủ đề nghiên cứu nào đó.<br />
1. Một công cụ để phát triển các tư tưởng mới.<br />
* Kích thích các tư tưởng mới từ các chương trình nghiên cứu xã hội học do các nhà nghiên cứu có nhiều<br />
kinh nghiệm trong các lĩnh vực quan sát và tập hợp các dư luận quần chúng đưa ra, kết hợp quan sát với nghiên<br />
cứu áp dụng các phương pháp kỹ thuật trong thực tiễn, thu thập các ý kiến quần chúng xung quanh các vấn đề<br />
đang được đặt ra. Các chương trình nghiên cứu này có thể sử dụng những phương pháp hoàn toàn khác với cách<br />
mà các nhà quản lý thường suy nghĩ và sử dụng.<br />
* Phát triển các tư tưởng mới cho chiến lược thông tin, sản xuất và quản lý.<br />
* Khám phá ra các ý tưởng mới mà theo đó các nhóm dân cư có thể dễ chấp nhận. Chẳng hạn xác định các<br />
hình dáng ngoài của các hàng hóa được ưa thích, các hình thức quảng cáo, tên hàng hóa, bao gói hàng hóa và<br />
cách vận chuyển hàng hóa để được mọi người chấp nhận. v.v.<br />
* Xác định những điều kiện cần thiết ban đầu mà các nhà nghiên cứu hiện còn chưa thể cung cấp rõ theo yêu<br />
cầu để có thể tiến hành một cuộc nghiên cứu định lượng.<br />
2. Bước ban dầu hố trợ phát triển một cuộc nghiên cứu định lượng<br />
* Phát triển những giả thuyết về các quá trình tạo nên các tư tưởng và các quyết định trong một bộ phận dân<br />
cư có liên quan tới cuộc nghiên cứu.<br />
* Xác định các yêu cầu cần thiết đối với một cuộc nghiên cứu định lượng xã hội học.<br />
- Ví dụ cho nhóm dân số nào là chủ yếu, cho nhóm dân số nào là thứ yếu có liên quan tới những người trong<br />
đối tượng đang phải nghiên cứu.<br />
* Giúp xây dựng các câu hỏi cần thiết cho các mục đích nghiên cứu trong bảng hỏi.<br />
* Giúp phát triển các giả thuyết mới nảy sinh trong quá trình thực hiện cuộc nghiên cứu<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
* Xắp xếp và chọn lọc, chuẩn bị các dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu định lượng khác.<br />
Ví dụ nghiên cứu định tính có thể áp dụng trong công tác quảng cáo để tìm hiểu cách thức quảng cáo nào dễ<br />
gây chú ý nhiều nhất hay cách thức quảng cáo nào không còn thực sự cần thiết nữa thông qua các cuộc kiểm<br />
nghiệm định lượng.<br />
3. Giúp hiểu các kết quả trong một cuộc nghiên cứu định lượng.<br />
* Giải thích, mở rộng, làm rõ các số liệu thu thập được trong nghiên cứu định lượng, ví dụ giúp để hiểu rõ<br />
nguyên nhân của một số liệu nào đó không phù hợp với giả thuyết ban đầu.<br />
* Giúp hiểu biết về các nguyên nhân dẫn đến những khuynh hướng nào đó, ví dụ để tìm hiểu tại sao các bà<br />
mẹ đã sử dụng một loại thuốc uống nào đó nay lại không sử dụng nữa.<br />
Miêu tả các nhân tố đã tác động tới sự thay đổi thái độ, ví dụ tìm hiểu rõ tại sao một loại hình quảng cáo hay<br />
thông tin nào đó lại có tác động và có tính thuyết phục nhiều hơn các loại hình khác trong cùng một tập hợp dân<br />
cư nào đó.<br />
4. Là phương pháp thu thập số liệu ban đầu<br />
Có nhiều khó khăn không cho phép thu thập và đánh giá những thông tin cần thiết chuẩn bị ban đầu cho một<br />
cuộc nghiên cứu xã hội học mà nghiên cứu định tính có thể được sử dụng nhằm thu thập các thông tin cần thiết<br />
ban đầu. Ví dụ, khi một ngân hàng muốn tìm hiểu mở rộng các chi nhánh trả lương hưu và các phụ cấp xã hội<br />
của nó đối với một bộ phận lớn hơn dân cư, các kỹ thuật nghiên cứu định lượng lúc này không còn phù hợp với<br />
một chủ đề quá nhỏ và quá chi tiết như thế. Cách tốt nhất lúc này là phải tiến hành hàng loạt những cuộc phỏng<br />
vấn "Một-với-một" với các giám đốc tài chính của khoảng 20 công ty trong vùng.<br />
BA NGUYÊN TẮC CHO VIỆC THỰC HIỆN THÀNH CÔNG MỘT CUỘC NGHIÊN CỨU ĐỊNH<br />
TÍNH<br />
Có ba nguyên tắc tối quan trọng để có thể tiến hành thành công một nghiên cứu định tính là 1. Nghệ thuật<br />
phát triển câu hỏi tại sao? 2. Nhà nghiên cứu phải học cách lắng nghe. 3. Cuộc nghiên cứu phải được tiến hành<br />
trong một quá trình nỗ lực sáng tạo.<br />
Nghệ thuật đặt các câu hỏi tại sao?<br />
Các nhà nghiên cứu định tính đã và đang phát triển nghệ thuật đặt các câu hỏi tại sao từ cách đây rất lâu.<br />
Năm 1934 ông Paul Lazarsteld đã đăng một bài báo chỉ rõ rằng nếu chỉ lắng nghe một cách đơn thuần những<br />
câu trả lời thì nhà nghiên cứu rất dễ bị lẫn lộn hoặc bị sa vào các ảnh hưởng, những động cơ khác nhau từ phía<br />
những người bị phỏng vấn. Ông lập luận rằng:<br />
* Các yếu tố để hỏi đưa ra phải được xắp sếp rõ ràng và chính xác.<br />
* Các câu hỏi phải được cân nhắc cho phù hợp với trình độ người trả lời.<br />
* Chúng ta nhìn nhận rằng các nhà nghiên cứu thường mắc sai lầm khi có các định kiến hay thành kiến chủ<br />
quan của mình trong khi tiến hành phỏng vấn, có nghĩa là chúng ta chỉ thường hay hỏi những cái gì mà chúng ta<br />
muốn biết.<br />
Để thực hiện 3 điểm chú ý này, Lazarsteld trích dẫn một câu truyện trinh thám của G.K.Chesterton như sau:<br />
"Đã bao giờ ngài chú ý rằng mọi người không bao giờ trả lời cái mà họ muốn trả lời, họ thường tìm cách trả<br />
lời cái mà ngài muốn nghe hay cái mà họ cho rằng ngài muốn nghe. Chẳng hạn một bà quý tộc hỏi bà kia tại<br />
một nhà nghỉ ở nông thôn rằng "Các bạn hiện có có sống cùng với ai không? Bà kia không bao giờ trả lời rằng<br />
"Chúng tôi đang ở cùng với 1 quản gia, 3 hầu phòng và 1 hầu gái” hoặc tương tự như vậy mặc dù khi đó người<br />
hầu gái có thể đang ở trong phòng, người quản gia đang làm việc bên bàn... mà bà ta sẽ trả lời rằng "Chúng tôi<br />
chẳng sống cùng với ai cả" với nghĩa rằng "Chúng tôi hiện đang chẳng sống cùng với ai theo cái nghĩa mà bà<br />
muốn hỏi cả". Nhưng cũng với bối cảnh như vậy nếu một bác sỹ vệ sinh dịch tễ đến hỏi “Có ai hiện đang sống<br />
trong nhà không?” thì bà kia lúc đó sẽ nhớ ngay tới người quản gia, người hầu gái và tất cả những người còn lại<br />
khác. Như vậy ngài dường như chẳng bao giờ có một câu hỏi được trả lời theo đúng ý nghĩa ngay cả khi câu hỏi<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
đó được trả lời hoàn toàn đúng".<br />
Khi hỏi ."tại sao", nhà nghiên cứu định tính có kinh nghiệm thường thận trọng để 1) hỏi với một tư cách vô<br />
tư nhất; 2) tránh dẫn dắt người trả theo các ý kiến chủ quan của mình; 3) chỉ hỏi từng câu hỏi một; 4) chú ý đến<br />
những manh mối đã được nói ra hay còn bị che dấu mà người trả lời còn chưa muốn thổ lộ. Do đó khi áp dụng<br />
trong thực tế, nghệ thuật đặt câu hỏi "tại sao” cũng giống như công việc của một nhà thám tử đang tìm cách<br />
khám phá ra thủ phạm gây ra tội ác. Chỉ đến câu hỏi cuối cùng, nhà thám tử mới có thể hỏi người bị tình nghi là<br />
tội phạm kia rằng vì sao anh đã giết nạn nhân. Một nhà thám tử giỏi cũng như là một nhà nghiên cứu xã hội học<br />
giỏi chỉ đặt ra những câu hỏi gián tiếp, sử dụng các kỹ thuật chuyên môn hữu hiệu cùng với sự quan sát, kiến<br />
thức và kinh nghiệm để tìm ra sự thật phía sau các hiện tượng quan sát được.<br />
Nghệ thuật lắng nghe<br />
Nghệ thuật lắng nghe phải được rèn luyện và phát triển theo năm tháng. Những nhà nghiên cứu xã hội học<br />
định tính cần phải ý thức sâu sắc rằng biết cách lắng nghe đúng là công việc cực kỳ khó khăn vì nhìn chung<br />
những người nghe thường hay mắc những sai lầm vô thức. Viêc lắng nghe một cách chủ động có sáng tạo đòi<br />
hỏi phải có sự nhậy cảm cao trong tư duy, kết hợp trực giác và cảm giác một cách chính xác. Một số điều cần<br />
phải ghi nhớ khi lắng nghe là:<br />
* Một sự lắng nghe có chủ động luôn đòi hỏi phải có sự đồng cảm với người nói, khả năng thấu hiểu được ý<br />
nghĩ và hành động của người khác.<br />
* Những điều được nói ra không chỉ đơn thuần chứa đựng nghĩa đen của những điều đã được nói ra mà còn<br />
thường chứa đựng trong đó nhiều ý nghĩa bóng của những điều mà người ta còn không muốn nói ra.<br />
* Một sự chú ý lăng nghe tốt là phải phân biệt được đâu là nội dung nghĩa đen của lời nói, đâu là ý nghĩa<br />
đằng sau lời nói đó, nghĩa là phải biết chắt lọc và tìm hiểu về những manh mối còn chứa được nói ra - những chỉ<br />
báo về những gì người nói còn băn khoăn, lo lắng và những gì mà người nói đã tin tưởng và khẳng định. Người<br />
phỏng vấn phải biết ý nghĩa của từng chi tiết mỗi khi người trả lời do dự, im lặng hay những cách khác nhau khi<br />
trả lời cùng một câu hỏi.<br />
Nghiên cứu định tính là một quá trình điều tra sáng tạo<br />
Như vậy nghiên cứu định tính rất giống với một quá trình điều tra được tiến hành bởi một nhà thám tử. Mặc<br />
dù vẫn phải theo một trình tự ấn định khi dùng những kỹ thuật phỏng vấn cũng như sử dụng những câu hỏi đã<br />
được tiêu chuẩn hóa trong phỏng vấn sâu, nhưng điều mấu chốt để có được các câu trả lời đúng, nhà xã hội học<br />
phải tuân theo và sáng tạo ra một quá trình phù hợp với các vấn đề được đặt ra cho cuộc nghiên cứu . Nói chung<br />
đây không phải là một quá trình lý thuyết cứng nhắc bởi vì không bao giờ có hai tên tội phạm giống hệt nhau<br />
cũng như không bao giờ có hai đề án nghiên cứu đinh tính giống hệt nhau cả. Muốn cho quá trình nghiên cứu<br />
định tính thực sự thành công thì mỗi một tình huống mới nảy sinh trong quá trình nghiên cứu phải xem xét với<br />
một trình độ tư duy sáng tạo cao.<br />
Bảng 1-1: Sụ khác nhau tương hỗ giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng<br />
ĐỊNH TÍNH ĐỊNH LƯỢNG<br />
Cung cấp hiểu biết sâu Đo mức độ phản ứng xảy ra<br />
Trả lời câu hỏi "Tại sao?" Trả lời câu hỏi "Có bao nhiêu?"<br />
và "Nhiều ít như thế nào?"<br />
Nghiên cứu động cơ tư tưởng Nghiên cứu hành động sự việc<br />
Mang tính chất chủ quan Mang tính chất khách quan<br />
Tìm klếm, khám phá Cung cấp chứng cứ<br />
Tính chất thăm dò Tính chất khẳng định<br />
Xác định tư tưởng phía sau các cách ứng xử và Đo mức do các hành động và các triển<br />
các triển vọng của nó v.v.. vọng của các hành động v.v<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Xã hội học, số 4 - 1992<br />
<br />
Quá trình diễn giải Quá trình miêu tả<br />
<br />
<br />
Một ví dụ về nghiên cứu định tính giúp làm sáng tỏ những số liệu<br />
trong nghiên cứu định lượng<br />
Một hãng sản xuất máy ảnh cỡ 35 mm tiến hành một chiến dịch quảng cáo về tính chất đơn giản, dễ sử dụng<br />
của sản phẩm. Đánh giá định lượng sau chiến dịch quảng cáo đã cho thấy rằng chiến dịch này đã thu được kết<br />
quả tốt và đã giúp khách hàng hiểu biết tìm thêm nhiều về những công dụng tiên tiến của loạt sản phẩm mới.<br />
Tuy nhiên vẫn còn có ý kiến của khách hàng chưa sử dụng loại máy ảnh 35 mm cho rằng loại máy mới này sử<br />
dụng quá phức tạp. Để làm sáng tỏ những lý do dẫn tới những ý kiến tiêu cực trên đây, nhà sản xuất có thể tổ<br />
chức một số cuộc thảo luận nhóm với những khách hàng đã từng nghe quảng cáo nhưng họ không tin là loại<br />
máy ảnh mới này dễ sử dụng. Những cuộc phỏng vấn nhóm tập trung này cho phép hãng sản xuất có cơ hội lắng<br />
nghe những lý do cụ thể làm cho khách hàng có những cảm nghĩ tiêu cực về loại sản phẩm mới này.<br />
<br />
<br />
Bảng 1-2 Nhưng áp dụng của nghiên cứu định tính<br />
1. Khám phát dự báo sớm về những tư tưởng hay kiến thức sẽ hình thành trong các nhóm dân cư<br />
2. Đinh hướng cho nghiên cứu định lượng, phát triển các khám phá mới và các già thuyết mới<br />
3. Giải thích! minh hoạ cho các số liệu về thái độ hay cách ứng xử thu thập dược từ cuộc nghiên cứu định lượng.<br />
4. Xác dinh nhu cầu về thông tin đối và các nhóm dân số trong tương lai.<br />
5. Tìm hiểu về các triển vọng trong quá trình thay đổi thái độ và cách ứng xử trong tương lai.<br />
6. Xác định và định nghĩa các vấn đề.<br />
7. Giúp phát triển các chiến lược truyền thông, phát triển các khái niệm và cách ứng cử mới.<br />
8. Tổng hợp các cách ứng xử khác nhau trên cơ sở từng cá nhân<br />
9. Tìm kiếm các thông tin từ một lượng mẫu rất ít chọn lọc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />