Nghiên cứu trồng thử nghiệm nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày việc nghiên cứu trồng thử nghiệm nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi. Kết quả cho thấy nấm ra quả thể hoàn chỉnh trong thời gian 110 ngày, hiệu suất sinh học 25 %. Đây là công trình trồng nấm Hoàng bào đầu tiên trên thế giới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu trồng thử nghiệm nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi
- Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0142 NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM NẤM HOÀNG BÀO Inonotus rodwayi Cổ Đức Trọng Trung tâm Nghiên cứu Linh chi và Nấm dược liệu Email: ductrong886@yahoo.com.vn TÓM TẮT Nấm Hoàng bào là loài hiếm gặp và chưa có công trình nào trồng loài nấm này trên thế giới. Chúng tôi đã bước đầu trồng thành công loài nấm này với nguồn giống sưu tầm được từ môi trường tự nhiên của Việt Nam. Kết quả cho thấy nấm ra quả thể hoàn chỉnh trong thời gian 110 ngày, hiệu suất sinh học 25 %. Đây là công trình trồng nấm Hoàng bào đầu tiên trên thế giới. Từ khóa: Nấm Hoàng bào, nuôi trồng, Inonotus rodwayi. 1. GIỚI THIỆU Nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi là một loài nấm mới phát hiện tại Việt Nam [1]. Nấm sống ký sinh và hiếm gặp trên thế giới, trước đó chỉ gặp ở Úc, Trung Quốc (Đài Loan) [2]. Do nấm cùng chi với nấm dược liệu Chaga Inonotus obliquus nên việc khảo sát các đặc điểm sinh học của nấm và nghiên cứu trồng trọt là bước đầu tiên cần thiết để có nguồn nguyên liệu làm tiền đề cho những khảo sát thêm về sau này như hóa học, dược lý,… 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Nấm mọc hoang ký sinh trên thân cây được Cổ Đức Trọng thu thập tại Hà Nội năm 2018 được định danh và công bố [1, 3, 4, 5]. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Hình 1. Nấm ký sinh trên thân cây Hình 2. Mẫu nấm do Cổ Đức Trọng thu hái với bụi bào tử 135
- Cổ Đức Trọng Phân lập mẫu nấm và nuôi trong môi trường thạch, môi trường lúa nấu, môi trường cơ chất và trồng thu quả thể theo phương pháp của chúng tôi tại Trung tâm nghiên cứu Linh chi và nấm dược liệu. Các môi trường sử dụng đều được thanh trùng ở 121 ºC trong 1 giờ. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Môi trường ống nghiệm Phân lập nấm. Nấm được lau qua cồn 70 o, bẻ đôi mẫu nấm và dùng dao mổ tách 1 phần mô thịt nấm bên trong cho vào ống nghiệm thạch nghiêng chứa mội trường PDA cải tiến. Thao tác được làm bên cạnh lửa đèn cồn. Sau 5 ngày hệ sợi đã bung ra từ mẫu mô thịt và tăng trưởng dần. Sau 15 ngày hệ sợi tơ đã lan kín ống nghiệm và xuất hiện sắc tố màu vàng. 3.2. Môi trường lúa Mẫu thạch giống được cấy chuyền vào môi trường lúa nấu. Sau 5 ngày cấy vào môi trường lúa hệ sợi bắt đầu lan dần vào lúa. Sau 20 ngày hệ sợi đã lan hết môi trường lúa, xuất hiện sắc tố vàng và sẵn sàng để sử dụng cấy vào bịch cơ chất. 3.3. Môi trường cơ chất Nấm được nuôi cấy trong bịch cơ chất chứa mạt cưa cao su có bổ sung dinh dưỡng, mỗi bịch cơ chất nặng 1,2 kg. Hình 3. Hệ sợi nấm Hoàng bào Hình 4. Hệ sợi nấm Hoàng bào đã có sắc tố Hình 5. Chai giống lúa với sắc tố vàng Hình 6. Bào tử chụp ở vật kính dầu kích thước 6,5 µm x 5,3µm 136
- Nghiên cứu trồng thử nghiệm nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi Hình 7. Quả thể non ngày thứ 25 Hình 8. Quả thể sắp thu hoạch với bào tử ngày thứ 45 Hình 9. Nấm trưởng thành mặt trên màu đỏ, đen Hình 10. Nấm trưởng thành mặt dưới Hình 11. Thu hoạch I. rodwayi Hình 12. Nước nấm Hoàng bào Sau khi cấy giống vào cơ chất, 10 ngày sau hệ sợi nấm lan ra cổ bịch, sau khoảng 40 ngày hệ sợi đã lan kín bịch và chuyển dần sang màu vàng nghệ cho đến ngày thứ 60. Sau đó bịch được đưa ra nhà trồng để thu quả thể. Nấm hình thành quả thể khá chậm, sau 20 ngày mới bắt đầu hình thành mầm quả thể màu kem, sau đó lớn dần, có những vân đồng tâm màu đen. Nấm lớn chậm, màu sắc mũ nấm đa dạng, chuyển thành màu vàng và sau là màu đỏ rỉ sắt, màu đen,… phóng thích bào tử màu vàng nghệ rất nhiều, thời gian hình thành mầm và tăng trưởng đến thu hoạch khoảng 20 - 30 137
- Cổ Đức Trọng ngày. Nấm tươi mềm, khi khô có màu đen. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm Hoàng bào là 100 - 110 ngày. Bình quân nấm thu lần một nặng 100 g sấy khô còn 20 g. Hiệu suất sinh học 25 %. 4. KẾT LUẬN Nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi là một loài nấm hóa gỗ, hiếm gặp, là nguồn gen bản địa Việt Nam. Nấm nuôi cấy thuần khiết và trồng trên cơ chất mạt cưa cao su đã ra quả thể hoàn chỉnh. Đây là báo cáo trồng nấm Hoàng bào Inonotus rodwayi đầu tiên trên thế giới. Chu kỳ sinh trưởng của nấm từ 100 - 110 ngày. Kết quả thu hoạch ban đầu nấm tươi nặng 100 g, khi sấy khô nặng bình quân 20 g/bịch cơ chất là hoàn toàn có thể trồng thương mại được. Cần nghiên cứu thêm về kỹ thuật trồng loài nấm này để có thể nâng cao năng suất. Cần nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý,… của nấm nhằm xác định giá trị của nấm để có thể áp dụng vào y dược. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cổ Đức Trọng & Trịnh Tam Kiệt (2020). Phát hiện nấm Hoàng bào (Inonotus rodwayi) mọc hoang ở Việt Nam và nghiên cứu đặc điểm sinh học của nó. Tạp chí Di truyền học & Ứng dụng, 165-167. [2]. Yu-Cheng Dai & Sheng- Hua Wu, 2002. The finding Inonotus rodwayi in Taiwan. Fung. Sci. 17(1,2): 19-22. [3]. Trịnh Tam Kiệt (1981). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 1. NXB Khoa học và Kỹ thuật. [4]. Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 2. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. [5]. Trịnh Tam Kiệt (2012). Nấm lớn ở Việt Nam, tập 3. NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ. ABSTRACT RESEARCH FOR TRYING OF GOLDEN SPORE MUSHROOM Inonotus rodwayi Co Duc Trong Lingzhi and Medicinal mushrooms Research Center Email: ductrong886@yahoo.com.vn The golden spore mushroom Inonotus rodwayi is quite a rare species of mushroom with no reporting of any cultivation in the world. We have successfully made an initial cultivation, with an original source collected from Vietnam nature. The results show that it takes 110 days to develop a complete mushroom, with a biological efficiency reaching 25 %. This is the world's first growing report of Inonotus rodwayi. Keywords: Golden spore, cultivated, Inonotus rodwayi. 138
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mô hình trồng cây dó bầu
2 p | 211 | 40
-
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống đậu tương nhập nội và biện pháp kỹ thuật cho giống có triển vọng tại Thái Nguyên
167 p | 179 | 29
-
Nghiên cứu quy trình trồng thử nghiệm nấm chân dài trên cơ chất bã mía
6 p | 105 | 11
-
Kết quả nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ba kích thước dưới tán cây cao su
5 p | 66 | 9
-
Nghiên cứu khả năng kháng nấm mốc Aspergillus niger N3 gây bệnh trên hạt giống đậu xanh bằng dịch chiết vi khuẩn Pseudomonas putida
15 p | 116 | 6
-
Thực trạng sản xuất và hiệu quả mô hình trồng thử nghiệm một số giống lúa chất lượng cao tại huyện Phù Yên, Sơn La
9 p | 78 | 5
-
Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối qủa Chôm Chôm (Nephelium lappaceum l.) sau thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long
6 p | 62 | 4
-
Phân lập, tuyển chọn nấm men từ trái cây địa phương thử nghiệm lên men dịch xoài
8 p | 62 | 3
-
Nghiên cứu biện pháp nhân giống và nuôi trồng nấm vân chi (trametes elegans) hoang dại thu thập từ Núi Cấm An Giang
5 p | 24 | 3
-
Thử nghiệm trồng cây sa nhân tím dưới tán rừng tự nhiên ở huyện Con Cuông
6 p | 31 | 3
-
Kết quả trồng thử nghiệm cây độc hoạt tại Kon Tum
4 p | 31 | 3
-
Trồng thử nghiệm giống cam chanh Vũ Quang trên vùng gò đồi huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
3 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo cua đồng (Somanniathelphusa sisnensis, Bott 1970)
6 p | 91 | 3
-
Kết quả trồng thử nghiệm giống lê mới VH6 tại tỉnh Bắc Kạn
7 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển, năng suất và phẩm chất của giống ngô bao tử LVN23 trong điều kiện sinh thái vụ Xuân Hè tại xã Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
7 p | 32 | 2
-
Nghiên cứu trồng thử nghiệm một số giống rau cải tại thành phố Sơn La
11 p | 36 | 2
-
Kết quả sản xuất thử nghiệm hai giống tằm lai tứ nguyên GQ9312, GQ1235GQ9312, GQ1235
0 p | 31 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn