TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TỰ ĐỘNG HOÁ LƯỚI ĐIỆN<br />
PHÂN PHỐI ĐỂ NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY<br />
CUNG CẤP ĐIỆN<br />
STUDY ON AUTOMATIC DISTRIBUTION NETWORK FOR<br />
IMPROVEMENT OF POWER RELIABILITY<br />
<br />
HOÀNG DŨNG<br />
Đại học Đà Nẵng<br />
VÕ KHẮC HOÀNG<br />
Công ty Điện lực 3<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện nay, việc nâng cao độ tin cậy của lưới điện phân phối là một yêu cầu cấp<br />
thiết nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội.<br />
Có nhiều phương pháp nâng cao độ tin cậy của lưới điện phân phối, trong khuôn<br />
khổ bài báo này trình bày việc nghiên cứu ứng dụng các nguyên tắc phối hợp<br />
giữa các thiết bị tự đóng lại (recloser) và dao cắt có tải (LBS) [1] phân đoạn trên<br />
lưới phân phối nhằm nhanh chóng cô lập điểm sự cố, giảm thời gian tìm điểm sự<br />
cố, nhanh chóng cung cấp điện lại cho các phân đoạn không bị sự cố trong thời<br />
gian nhanh nhất, tăng độ tin cậy cung cấp điện.<br />
ABSTRACT<br />
Nowadays, improvement of power supply reliability for distribution network is<br />
therefore one of the urgent requirements aiming at eco-social development.<br />
There are methods for improving of power supply reliability for distribution<br />
network, This article studies the coordinated operation between sectionalizing<br />
reclosers and load break switch on distribution network for speedy fault isolation<br />
and fault location, re-energizing unfaulted sections in the shortest duration and<br />
enhancing power supply reliability.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
Hiện nay trên lưới điện phân phối, việc phân đoạn tìm điểm sự cố còn thực<br />
hiện thủ công. Khi có sự cố trên đường dây máy cắt đầu nguồn cắt, nhân viên quản<br />
lý vận hành bắt đầu đi cắt các thiết bị phân đoạn từ xa đến gần để xác định và cách<br />
ly phân đoạn bị sự cố. Đối với lưới mạch vòng, sau khi cách ly phân đoạn bị sự cố<br />
mới tiến hành xem xét đóng các thiết bị phân đoạn để cung cấp điện cho các phân<br />
đoạn không bị sự cố.<br />
Thời gian để xử lý cách ly sự cố theo quy trình này thường phụ thuộc rất<br />
nhiều vào trình độ xử lý sự cố của điều độ viên cũng như thời gian triển khai lực<br />
lượng đi thao tác tại các thiết bị phân đoạn, khoảng cách và địa hình giữa điểm<br />
trực thao tác và các thiết bị cần phân vùng sự cố.<br />
Việc phối phối hợp tự động các thiết bị phân đoạn trên lưới nhằm nhanh<br />
chóng cách ly phân đoạn bị sự cố và tự động cấp điện trở lại cho các phân đoạn<br />
không bị sự cố chưa được quan tâm đúng mức.<br />
<br />
<br />
30<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Trong bài báo này trình bày việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động<br />
hóa lưới điện phân phối nhằm mục đích thay thế cách xử lý truyền thống nêu trên,<br />
nhằm giảm thời gian mất điện khách hàng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.<br />
2. Phối hợp làm việc giữa các thiết bị tự đóng lại (recloser) và dao cắt có tải<br />
(LBS):<br />
Giai đoạn 1: Chưa có hệ thống SCADA<br />
Áp dụng các nguyên tắc phối hợp các recloser để tự động cô lập phân đoạn<br />
bị sự cố và tái lập trạng thái lưới điện sau sự cố nêu tại [2], và nguyên tắc phối hợp<br />
đếm dòng xung đóng cắt giữa recloser và dao cắt có tải cho lưới điện phân phối<br />
gồm 2 nguồn cung cấp từ các trạm biến áp 1, 2 như hình 1. Trình tự phối hợp giữa<br />
các recloser và dao cắt có tải tự động cô lập phân đoạn sự cố và tái cấu trúc lại lưới<br />
điện sau sự cố cụ thể như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ phối hợp phân đoạn sự cố giữa recloser và dao cắt có tải<br />
• Lưới điện đang làm việc bình thường, các recloser và dao cắt có tải phân<br />
đoạn trên tuyến ở trạng thái đóng, trừ recloser liên lạc TR ở trạng thái cắt.<br />
• Khi có sự cố giữa dao cắt có tải S1 và S2. Đầu tiên recloser FR cắt, các dao<br />
cắt có tải S1, S2, S3 đếm một xung đóng cắt.<br />
• Recloser FR đóng lại lần 1, nếu thành công hệ thống khôi phục tình trạng<br />
cấp điện như ban đầu.<br />
• Nếu không thành công, recloser FR cắt ra lần 2, các dao cắt có tải S1, S2,<br />
S3 đếm hai xung đóng cắt. Dao cắt có tải S3 mở ra sau khi đếm 2 xung<br />
đóng cắt.<br />
• Recloser FR đóng lại lần 2, nếu thành công chứng tỏ sự cố sau S3, giữa dao<br />
cắt có tải S3 và recloser MR. TBA 1 tiếp tục cấp điện cho các phân đoạn<br />
không bị sự cố.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
31<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
• Nếu không thành công, recloser FR cắt ra lần 3, các dao cắt có tải S1, S2<br />
đếm ba xung đóng cắt. Dao cắt có tải S2 mở ra sau khi đếm 3 xung đóng<br />
cắt.<br />
• Recloser FR đóng lại lần 3, nếu thành công chứng tỏ sự cố sau S2, giữa dao<br />
cắt có tải S2 và S3. TBA 1 tiếp tục cấp điện cho các phân đoạn không bị sự<br />
cố.<br />
• Nếu không thành công, recloser FR cắt ra lần 4, dao cắt có tải S1 đếm bốn<br />
xung đóng cắt và dao cắt có tải S1 mở ra sau khi đếm 4 xung đóng cắt.<br />
• Recloser FR đóng lại lần 4, nếu thành công chứng tỏ sự cố sau S1, giữa dao<br />
cắt có tải S1 và S2. TBA 1 tiếp tục cấp điện cho các phân đoạn không bị sự<br />
cố.<br />
• Recloser MR và TR chuyển nhóm bảo vệ để nhận điện từ TBA 2, sau đó<br />
recloser TR đóng lại một lần cấp điện cho các phân đoạn không bị sự cố.<br />
TBA 2 cấp điện đến đầu dao cắt có tải S3.<br />
• Nhân viên vận hành sẽ đóng lại dao cắt có tải S3 cấp điện cho phân đoạn<br />
S2 – S3 không bị sự cố.<br />
• Sau khi khắc phục xong sự cố, đóng lại dao cắt có tải S1 và S2, recloser TR<br />
sẽ cắt khi nhận thấy công suất qua nó giảm (khoảng 50%) hoặc hướng công<br />
suất qua nó ngược chiều. Recloser MR sẽ khôi phục lại nhóm bảo vệ ban<br />
đầu, hệ thống tái lập lại trạng thái làm việc bình thường của lưới điện.<br />
Nhận xét:<br />
− Khi sử dụng các dao cắt có tải tự động làm thiết bị phân đoạn phối hợp với<br />
các máy cắt hoặc recloser; khi sự cố trên phân đoạn nào, các thiết bị phân<br />
đoạn sẽ tự động đóng/cắt theo một chu trình định sẵn để cô lập phân đoạn<br />
bị sự cố.<br />
− Do máy cắt, recloser thường chỉ được thiết kế đóng lập lại tối đa 4 lần, do<br />
đó giữa 2 máy cắt, recloser chỉ nên lắp đặt tối đa 3 dao cắt có tải tự động<br />
được phối hợp làm việc theo nguyên tắc trên.<br />
− Khi bị mất điện, các hộ sử dụng điện báo cho đơn vị quản lý vận hành. Căn<br />
cứ vào khu vực mất điện do sự cố, đơn vị quản lý vận hành sẽ cử nhân viên<br />
đến kiểm tra, sửa chữa nhanh chóng khôi phục lại phương thức cấp điện<br />
bình thường của hệ thống.<br />
− Đối với lưới mạch vòng hoặc các phân đoạn được cấp điện từ nhiều nguồn,<br />
các phân đoạn không bị sự cố sau recloser sẽ được cấp điện từ các phân<br />
đoạn khác theo nguyên tắc phối hợp giữa các recloser phân đoạn.<br />
− Các phân đoạn nhỏ giữa 2 recloser phân đoạn bị sự cố, nhân viên sửa chữa<br />
của đơn vị quản lý vận hành căn cứ vào số lần đóng lại của recloser xác<br />
định chính xác phân đoạn bị sự cố và cô lập phân đoạn này, đề xuất phương<br />
thức cấp điện cho các phân đoạn không bị sự cố trong thời gian sớm nhất,<br />
trong khi chưa khắc phục được điểm sự cố. Như ví dụ trên đóng lại dao cắt<br />
<br />
<br />
<br />
32<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
có tải S3 để cấp điện lại cho phân đoạn S2-S3 trước khi khắc phục sự cố<br />
giữa phân đoạn S1-S2.<br />
− Khi sự cố gần máy cắt hoặc các recloser phân đoạn, máy cắt hoặc recloser<br />
phải đóng lập lại đến 4 lần mới cô lập được điểm sự cố, thời gian cô lập<br />
vùng bị sự cố lâu. Máy cắt hoặc recloser làm việc nặng nề (đóng lập lại<br />
nhiều lần), giá thành của máy cắt và recloser phụ thuộc vào số lần đóng cắt<br />
dòng ngắn mạch do đó có giá thành cao.<br />
Giai đoạn 2: Khi có hệ thống SCADA<br />
Xét hệ thống điện sử dụng recloser phối hợp với các dao cắt có tải phân<br />
đoạn tự động và có hệ thống giám sát và thu thập số liệu SCADA như hình 2.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Hệ thống điện sử dụng recloser phối hợp với LBS phân đoạn tự động<br />
và có hệ thống SCADA.<br />
Lúc đó trạng thái của các thiết bị phân đoạn (recloser, LBS), tình trạng vận<br />
hành của hệ thống điện được thể hiện rõ tại phòng điều hành của trung tâm điều<br />
hành hệ thống điện.<br />
Nhân viên điều hành lưới điện căn cứ vào tình trạng thiết bị điện trên hệ<br />
thống, tình trạng vận hành lưới điện để đưa ra phương thức vận hành lưới điện tối<br />
ưu về mặt kinh tế kỹ thuật.<br />
Ví dụ như có sự cố trên phân đoạn giữa LBS 1 và LBS 2 như hình 3, khi đó<br />
recloser và các LBS sẽ tự động phối hợp làm việc theo nguyên tắc đã trình bày ở<br />
trên nhằm cô lập phân đoạn bị sự cố, đồng thời báo tình trạng của các thiết bị đóng<br />
cắt, số lần đóng lập lại các recloser về trung tâm điều khiển qua hệ thống SCADA.<br />
Nhân viên điều hành lưới điện căn cứ vào các số liệu trên màn hình<br />
SCADA như tình trạng thiết bị điện trên hệ thống, số lần đóng cắt các recloser,<br />
phán đoán phân đoạn bị sự cố và đưa đưa ra phương thức vận hành lưới điện tối ưu<br />
<br />
<br />
33<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
về mặt kinh tế kỹ thuật. Ví dụ như cử nhân viên sửa chữa của đơn vị QLVH đến<br />
khắc phục sự cố trên phân đoạn LBS1 – LBS2 và đóng lại LBS 3 từ xa để cấp điện<br />
cho phân đoạn LBS 2 – LBS 3 không bị sự cố.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Sự cố giữa phân đoạn LBS 1 và LBS 2.<br />
Tóm lại: Tương tự như hệ thống phân đoạn bằng recloser phối hợp với dao<br />
cắt có tải tự động trong giai đoạn 1; ở giai đoạn 2 khi có hệ thống SCADA, khi có<br />
sự cố trên phân đoạn nào, thì các recloser và các dao cắt có tải sẽ phối hợp theo<br />
chương trình định sẵn và cô lập phân đoạn bị sự cố, sau đó các thiết bị (recloser,<br />
dao cắt có tải) phân đoạn sẽ gửi tín hiệu trạng thái về trung tâm điều hành. Căn cứ<br />
vào tín hiệu trạng thái của các thiết bị phân đoạn, số lần đóng cắt của recloser,<br />
nhân viên điều hành sẽ xác định phân đoạn bị sự cố, thông báo cho đơn vị quản lý<br />
vận hành lưới điện cử nhân viên đến kiểm tra, sửa chữa nhanh chóng khôi phục lại<br />
phương thức cấp điện bình thường của hệ thống điện. Đồng thời nhân viên điều<br />
hành có thể thông qua hệ thống SCADA điều hành đóng/cắt các thiết bị phân đoạn<br />
để chủ động cấp điện lại cho các phân đoạn không bị sự cố trong thời gian sớm<br />
nhất.<br />
Ngoài ra qua hệ thống SCADA, nhân viên điều hành hệ thống có thể chủ<br />
động đóng cắt các thiết bị phân đoạn để bố trí phương thức cấp điện hợp lý trong<br />
chế độ bình thường, công tác cũng như sau cố.<br />
3. Ảnh hưởng của thiết bị phân đoạn đến độ tin cậy cung cấp điện:<br />
Áp dụng các số liệu thống kê tính toán độ tin cậy [3] của lưới điện phân<br />
phối khu vực miền Trung cho lưới điện phân phối nêu trên như hình 4.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
34<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Các phương án tính toán:<br />
Phương án 1: Sử dụng máy cắt phối hợp với recloser, không có LBS 1, 2,<br />
3.<br />
Phương án 2: Sử dụng máy cắt phối hợp với recloser và các LBS 1, 2, 3.<br />
Các LBS này đóng cắt bằng tay. Thời gian thao tác các LBS 1 là 20 phút, LBS 2 là<br />
25 phút, LBS 3 là 35 phút.<br />
Phương án 3: Sử dụng máy cắt phối hợp với recloser và các LBS 1, 2, 3.<br />
Các LBS này đóng cắt tự động.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4 : Sơ đồ và kết quả tính toán độ tin cậy cung cấp điện phương án 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5 : Kết quả tính toán độ tin cậy phương án 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
35<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Kết quả tính toán các phương án bằng chương trình PSSE/Adept thể hiện<br />
trên các hình 4, 5, 6 và bảng sau:<br />
TT Chỉ số độ tin cậy Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3<br />
1 SAFI 0,41 0,42 0,29<br />
2 SADI 1,34 1,18 0,50<br />
2 CAFI 1,00 1,00 1,00<br />
4 CADI 3,28 2,83 1,72<br />
Từ kết quả tính toán trên ta nhận thấy khi tự động hoá lưới điện phân phối,<br />
các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện như: Tần suất mất điện trung bình của hệ thống<br />
(SAIFI), thời gian mất điện trung bình của hệ thống (SAIDI), thời gian mất điện<br />
trung bình của khách hàng (CAIDI), tần suất mất điện trung bình của khách hàng<br />
(CAIFI) là tốt nhất.<br />
4. Kết luận:<br />
• Với cách phối hợp các máy cắt, recloser và dao cắt có tải (LBS) như trên, ta sẽ<br />
nâng cao được độ tin cậy cung cấp điện nhờ việc hạn chế vùng chịu ảnh hưởng<br />
mất điện, bằng cách tự động cách ly điểm sự cố và tự động cấp điện lại cho các<br />
phân đoạn không sự cố. Do nhanh chóng cô lập điểm sự cố nên thời sửa chữa<br />
và khôi phục lại phân đoạn sự cố sẽ nhanh chóng hơn.<br />
• Với nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao và số lượng cũng như chất lượng và<br />
độ tin cậy cung cấp điện, việc tự động hoá lưới điện phân phối, phối hợp các<br />
recloser và dao cắt có tải phân đoạn trên tuyến nhằm tự động cô lập điểm sự cố<br />
và tái cấu trúc lưới điện sau sự cố, sẽ đem lại hiệu quả kinh tế do rút ngắn được<br />
thời gian mất điện, giảm tổn thất về doanh thu, giảm chi phí thời gian bảo<br />
dưỡng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] SIEMENS, Thiết bị đóng cắt trung áp, Nhà xuất bản khoa học và Kỹ thuật,<br />
Hà Nội - 2001.<br />
[2] Nguyễn Hoàng Việt (2007), Bảo vệ rơle & tự động hóa trong hệ thống điện,<br />
NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tp Hồ Chí Minh.<br />
[3] Công ty Điện lực 3 (2005), Báo cáo tình hình sự cố lưới điện phân phối và<br />
các giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp điện năm 2005, Đà Nẵng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36<br />